thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị cho nha xưởng xí nghiệp may công nghiệp

66 649 0
thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị cho nha xưởng xí nghiệp may công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ MẶT BẰNG XNCN ` 1.1. Một số khái niệm 1.2. Xác định địa điểm 1.2.1. Tìm hiểu qui hoạch 1.2.2. Tìm hiểu diện tích khu đất 1.2.3. Tìm hiểu hệ thống cung cấp và xử lý nước 1.2.4. Tìm hiểu hệ thống cung cấp năng lượng 1.2.5. Tìm hiểu vị trí và hệ thống giao thông sẵn có 1.2.6. Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc 1.3. Chuẩn bị tài liệu 1.3.1. Tài liệu dây chuyền công nghệ 1.3.2. Tài liệu chỉ dẫn xây dựng 1.4. Yếu tố tự nhiên 1.4.1. Địa hình, địa mạo 1.4.2. Địa chất 1.4.3. Khí hậu 1.5. Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội 1.5.1. Chỉ số về con người 1.5.2. Phong thủy trong xây dựng 1.5.3. Chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật 1.5.4. Thủ tục hoàn tất trong xây dựng CHƯƠNG 2: QUI HOẠCH TỔNG THỂ XNCN 2.1. Yêu cầu nhiệm vụ và nội dung thiết kế 2.2. Qui hoạch san nền và hoàn thiện mặt bằng 2.3. Hợp khối và nâng cao mật độ xây dựng 2.3.1. Mục đích của hợp khối 2.3.2. Nguyên tắc hợp khối 2.3.3. Hạn chế của hợp khối 2.3.4. Biện pháp nâng cao mật độ xây dựng 2.4. Tổ chức mạng lưới giao thông 2.4.1. Nguyên tắc bố trí 2.4.2. Phân bố luồng giao thông 2.5. Thống nhất, điển hình, tiêu chuẩn hóa 2.5.1. Khái niệm 2.5.2. Qui định thống nhất hóa trong xây dựng 2.6. Qui hoạch không gian tổng thể 2.6.1. Qui hoạch dạng phân khu 2.6.2. Qui hoạch dạng sắp xếp khối. 2.6.3. Qui hoạch theo hướng dây chuyền 2.6.4. Qui hoạch theo chi tiết 2.6.5. Qui hoạch theo phân khu chức năng của nhà 2.7. Mở rộng XNCN ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 2 2.8. Cổng ra vào và các bộ phận trước XN: 2.9. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU XÂY DỰNG 3.1. Đá thiên nhiên 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Đá thiên nhiên 3.1.3. Đặc điểm chung của đá thiên nhiên 3.2. Gốm xây dựng 3.21. Khái niệm 3.2.2. Nguyên liệu 3.2.3. Các dạng gốm xây dựng 3.3. Chất kết dính vô cơ 3.3.1. Khái niệm 3.3.2. Một số chất kết dính vô cơ 3.4. Bê tông xi măng - vữa 3.4.1. Bê tông xi măng 3.4.2. Vữa xây dựng 3.5. Vật liệu kim loại 3.5.1. Khái niệm 3.5.2. Hợp chất sắt - carbon 3.5.3. Hợp kim nhôm 3.6. Vật liệu gỗ 3.6.1. Khái niệm 3.6.2. Bảo quản gỗ 3.6.3. Phân loại gỗ 3.7. Chất kết dính hữu cơ 3.7.1. Khái niệm 3.7.2. Bitum dầu mỏ 3.7.3. Nhũ tương xây dựng 3.8. Vật liệu dẻo 3.8.1. Khái niệm 3.8.2. Vật liệu dẻo trong xây dựng 3.9. Vật liệu sơn 3.9.1. Khái niệm 3.9.2. Sơn xây dựng 3.9.3. Vecni. 3.9.4. Các vật liệu khác CHƯƠNG 4: NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP 4.1. Nhà công nghiệp 4.1.1. Khái niệm. 4.1.2. Những ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế nhà 4.1.3. Kết cấu nhà công nghiệp một tầng 4.1.4. Nhà công nghiệp nhiều tầng 4.2. Nhà phục vụ sản xuất ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 3 4.2.1. Nhà hành chính 4.2.2. Văn phòng xưởng 4.2.3. Nhà kho 4.2.4. Nhà để xe 4.2.5. Nhà ăn, căng tin 4.2.6. Nhà vệ sinh 4.2.7. Phòng y tế 4.2.8. Nhà trẻ 4.2.9. Phòng hút thuốc 4.2.10. Phòng bảo vệ 4.2.11. Nhà văn hóa, phòng trưng bày, forum… 4.3. Công trình công nghiệp 4.3.1. Trạm biến áp 4.3.2. Cây xanh. 4.3.3. Công trình giá đỡ, phục vụ kỹ thuật CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP AN TOÀN TRONG NHÀ XƯỞNG CN 5.1. An toàn với vi khí hậu 5.1.1. Khái niệm vi khí hậu. 5.1.2. Phân loại vi khí hậu 5.1.3. Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu 5.1.4. Thành phần và qui định của vi khí hậu 5.1.5. Biện pháp hạn chế tác động của vi khí hậu xấu 5.2. An toàn với tiếng ồn, rung động 5.2.1. Tiếng ồn 5.2.2. Rung động. 5.3. An toàn khói bụi 5.3.1. Khái niệm 5.3.2. Phân loại bụi 5.3.3. Tác hại của bụi 5.3.4. Biện pháp hạn chế tác hại của bụi. 5.4. An toàn cháy nổ 5.4.1. Khái niệm 5.4.2. Biện pháp phòng cháy chữa cháy 5.5. An toàn điện 5.5.1. Khái niệm 5.5.2. Biện pháp an toàn điện 5.6. An toàn hóa chất 5.6.1. Khái niệm 5.6.2. Tác hại của hóa chất độc 5.6.3. Biện pháp hạn chế tác động của hóa chất độc 5.7. An toàn điện từ trường 5.8. An toàn phóng xạ CHƯƠNG 6: THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG CÔNG NGHIỆP 6.1. Thông gió công nghiệp ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 4 6.1.1. Khái niệm. 6.1.2. Mục đích của thông gió. 6.1.3. Phân loại thông gió 6.1.4. Kỹ thuật thông gió tự nhiên 6.1.4. Biện pháp thông gió tự nhiên 6.1.5. Kỹ thuật thông gió cưỡng bức 6.1.6. Phương tiện thông gió cưỡng bức 6.2. Chiếu sáng công nghiệp 6.2.2. Giải pháp chiếu sáng tự nhiên 6.2.1. Khái niệm 6.2.3. Giải pháp chiếu sáng nhân tạo 6.2.4. Thiết bị chiếu sáng nhân tạo CHƯƠNG 7: LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ NGÀNH MCN 7.1. Tổng quan về thiết bị ngành may 7.1.1. Lịch sử phát triển thiết bị ngành may. 7.1.2. Phân loại thiết bị ngành may 7.1.3. Thực trạng thiết bị ngành may Việt Nam 7.2. Lắp đặt và vận hành thiết bị ngành may 7.2.1. Nguyên tắc lắp đặt thiết bị ngành may 7.2.2. Nguyên tắc vận hành thiết bị ngành may 7.2.3. An toàn khi vận hành thiết bị. 7.2.4. Thao tác lắp đặt vận hành máy may (theo Juki). CHƯƠNG 8: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG XN MAY CN 8.1. Ảnh hưởng của nhà xưởng đến SX MCN 8.1.1. Tình hình nhà xưởng của xí nghiệp may tại VN. 8.1.2. Ảnh hưởng của nhà xưởng đến SX MCN 8.2. Giải pháp thiết kế nhà xưởng xí nghiệp may 8.2.1. Giai đoạn chuẩn bị 8.2.2. Thiết kế các phân xưởng ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm. 1.1.1. Kiến trúc công nghiệp. - Xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng (nhà, công trình xây dựng…). Hoạt động xây dựng bao gồm quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. - Kiến trúc xây dựng là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc gồm hai lĩnh vực kiến trúc dân dụng (nghệ thuật xây dựng nhà và công trình phát sinh từ nhu cầu con người, phục vụ trực tiếp con người), kiến trúc công nghiệp (nghệ thuật xây dựng nhà cà công trình công nghiệp phục vụ sản xuất và con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ xã hội). - Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. - Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành, bảo trì công trình. + Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị này bao gồm thiết bị công trình (được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng), thiết bị công nghệ (nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ). + Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. + Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước, các công trình khác. ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 6 - Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất: + Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. + Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. - Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. - Chủ đầu tư xây dựng là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. + Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. + Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. + Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng. + Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật. - Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 7 - Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. - Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế. - Sự cố công trình xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế. - Báo cáo đầu tư xây dựng là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. 1.1.2. Sản xuất công nghiệp. - Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm lĩnh vực khai thác (khoáng sản, than, đá và dầu khí), chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ), sản xuất và phân phối (điện, khí đốt và nước), may mặc, đồ dụng gia đình, chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết. * Nghĩa phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa ngày, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v - Khu công nghiệp còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp được c hính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. - Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một ban quản lý khu chế xuất điều hành. - Khu công nghệ cao là mô hình tổ chức quản lý kinh tế trình độ cao nhằm tiếp nhận vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ cao từ nước ngoài, phát huy nguồn trí lực, tài nguyên trong nước. - Cụm công nghiệp là dạng khu công nghiệp có quy mô nhỏ. - Xí nghiệp hay xí nghiệp công nghiệp là cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối lớn như xí nghiệp chế biến thực phẩm, xí nghiệp đóng giày da, xí nghiệp dược phẩm… ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 8 + Nhà máy là một dạng xí nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất của nền đại công nghiệp, thường sử dụng máy móc tương đối hiện đại với quy mô lớn ví dụ nhà máy cơ khí, nhà máy điện… + Công ty là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, theo luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có các loại hình công ty sau: > Công ty trách nhiệm hữu hạn số thành viên ít nhất là 2 người và nhiều nhất là 50 người, không được quyền phát hành cổ phần. > Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu, không được quyền phát hành cổ phần. > Công ty cổ phần số thành viên ít nhất là 3, nhiều nhất không giới hạn, được quyền phát hành cổ phần. > Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên, buộc phải là cá nhân, không được quyền phát hành cổ phần. > Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. > Nhóm công ty là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức công ty mẹ - công ty con hoặc tập đoàn kinh tế. 1.2. Cơ sở ban đầu thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp công nghiệp. 1.2.1. Xác định địa điểm xây dựng phù hợp. Xác định địa điểm xây dựng là công việc lựa chọn mảnh đất để xây dựng nhà và công trình công nghiệp trên đó. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, điều kiện tài chính, ý thức chủ quan của mỗi người… Nói chung để xác định đúng địa điểm xây dựng một xí nghiệp công nghiệp cần thực hiện các bước (có thể bỏ qua nếu không cần thiết): - Tìm hiểu dự án qui hoạch của khu đất như có nằm trong qui hoạch đất công nghiệp, nông nghiệp hay khu dân cư, thời gian cũng như tiến độ triển khai của các dự án, tác động của các dự án đến xí nghiệp công nghiệp dự định xây dựng trong tương lai - Xác định diện tích khu đất xây dựng như diện tích tối thiểu để xin cấp phép xây dựng, diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sử dụng, diện tích đất không sử dụng, diện tích đất có thể cơi nới, mật độ xây dựng theo qui mô xí nghiệp dự kiến… Mục đích của việc xác định diện tích đó là chọn loại hình và công nghệ sản xuất phù hợp, tận dụng tài nguyên đất sẵn có và định hướng dự trù mở rộng, qui hoạch chi tiết và chính xác nhà xưởng xí nghiệp công nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Tìm hiểu hệ thống cung cấp và xử lý nước sản xuất, nước sinh hoạt và nước thải nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của xí nghiệp công nghiệp thường xuyên và ổn định, hạn chế tối đa những tác hại gây ô nhiễm do nguồn nước thải sinh ra trong sản xuất đối với môi trường và khu vực xung quanh, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh công nghiệp, giảm bớt các chi phí do việc đầu tư hệ thống cung cấp và xử lý nước thải ban đầu. - Tìm hiểu hệ thống cung cấp năng lượng (điện, khí đốt ) nhằm đảm bảo nguồn điện, khí đốt, xăng dầu… được cung cấp liên tục và ổn định trong suốt quá trình sản xuất, giảm thất thoát năng lượng do truyền tải hoặc do thiết kế, đảm bảo an toàn năng lượng cho ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 9 sản xuất và người lao động, giảm chi phí đầu tư ban đầu trong nâng hạ tải điện năng hoặc đường dẫn năng lượng. - Tìm hiểu vị trí và hệ thống đường giao thông hiện hữu nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hóa, tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận chuyển, giảm thời gian và đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng hàng hóa. - Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, internet) nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được kịp thời đặc biệt là với các đối tác, khách hàng hoặc nhà cung cấp, khai thác tốt nguồn thông tin trên điện thoại hay mạng đảm bảo nhanh, liên tục và chính xác, tiết kiệm chi phí, thời gian và các khoản đầu tư khác. 1.2.2. Chuẩn bị một số tài liệu ban đầu làm cơ sở cho việc thiết kế mặt bằng tổng thể. - Chuẩn bị tài liệu dây chuyền công nghệ đối với lĩnh vực dự định sản xuất. Tài liệu về dây chuyền công nghệ đóng vai trò quyết định đối với giải pháp bố trí mặt bằng tổng thể của xí nghiệp công nghiệp, thể hiện đặc trưng loại hàng hóa sản xuất, biểu hiện tính liên tục và mối quan hệ giữa các phân xưởng, công trình công nghiệp, giữa máy móc thiết bị, giữa các công đoạn sản xuất. Tài liệu dây chuyền công nghệ bao gồm: + Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn xí nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa các xưởng, công trình, bộ phận. + Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong từng phân xưởng thể hiện mối quan hệ bên trong xưởng giữa các vị trí và thiết bị làm việc. + Sơ đồ vận chuyển thể hiện việc đi lại, phương tiện, hướng đi của thành phẩm, bán thành phẩm, hệ thống vận chuyển năng lượng… - Khảo sát các tài liệu chỉ dẫn xây dựng làm cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư, thiết kế xây dựng, thi công, giám sát và quản lý công trình đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Các tài liệu này bao gồm: + Tài liệu kỹ thuật về các loại nhà, chỉ dẫn việc chọn và xây dựng nhà phù hợp với điều kiện cụ thể. + Tài liệu hướng dẫn lập thầu, đấu thầu xây dựng (nhà thầu, tư vấn thầu, giá thầu, chi phí phát sinh ) + Bảng biểu khảo sát giá vật liệu và đơn giá xây dựng. + Các tài liệu hướng dẫn tổ chức và giám sát thi công hoặc văn bản ủy quyền giám sát thi công. + Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ cấp phép xây dựng như việc lập dự án đầu tư xây dựng hay báo cáo kinh tế - kỹ thuật, xem xét và đánh giá tính khả thi của công trình, thủ tục xin cấp phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê đất, thủ tục xin cấp phép xây dựng mới hoặc xin phép cải tạo công trình cũ. 1.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến giải pháp thiết kế tổng thể. a. Ảnh hưởng của địa hình, địa mạo đến công trình. - Địa hình thể hiện mức độ gồ ghề, độ dốc và hình dạng của khu đất, địa hình ảnh hưởng lớn đến chi phí san phẳng và gia cố nền, giải pháp bố trí các hạng mục công trình, độ bền công trình. - Yêu cầu địa hình nói chung khi chọn khu đất đó là: + Mảnh đất có kích thước và hình dạng phù hợp cho việc xây dựng trước mắt cũng như mở rộng sau này. ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 10 + Mảnh đất cao ráo, tránh ngập úng trong mùa mưa lũ, có mực nước ngầm phù hợp và thoát nước dễ dàng. + Khu đất bằng phẳng, dốc 0.5-1% để giảm chi phí san nền. + Hình dạng khu đất vuông vắn, không quá hẹp để dễ bố trí và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. b. Ảnh hưởng của yếu tố địa chất đến công trình. - Địa chất thể hiện đặc trưng các lớp đất đá dưới công trình làm cơ sở cho việc tính toán nền móng công trình, chọn loại công trình và giải pháp thi công phù hợp, xác định độ bền của công trình theo thời gian. Khảo sát thành phần đất phù sa, đất cát, đất màu, đất mùn, đất đen, hoàng thổ, đất thịt, đất sét, đá (granite, nham thạch), đá vụn (đá cuội, sỏi), đất nửa đá (đá macma, silicat, sét thạch cao…), đất đồi, đất kiềm thổ, đất mặt đê, đá vôi, đất cao lanh, đá bọt, đá ong… để phân thành ba cấp đất xây dựng (theo độ cứng). - Yêu cầu địa chất đối với công trình công nghiệp đó là công trình không nằm trên những vùng có địa chất không ổn định như mỏ khoáng sản, hay động đất, xói mòn, cát chảy, lở đất , đất có cường độ chịu lực từ 1.5-2.5kG/cm 2 nhằm giảm chi phí gia cố nền móng công trình (tốt nhất là nền đất sét, sét pha cát, đất đá ong, đất đồi…) , có biện pháp thích hợp với các mức độ xâm thực, dao động của mực nước ngầm. c. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến độ bền công trình. - Với đặc điểm khí hậu Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của bán cầu Bắc giới hạn vĩ độ 8 o 22’B-23 o 22’B, kinh tuyến 102 o 10’-109 o 21’, nhiệt độ chênh lệch (Đông Bắc 13-14 o C, Tây Bắc và Bắc Trung bộ 9-10 o C), bức xạ mặt trời cao (miền Bắc 95- 100Kcal/cm 2 , miền Nam 130-135Kcal/cm 2 ), độ ẩm cao (Bắc 75-90%, Nam 80-85%), lượng mưa trung bình (Bắc 1703mm, Trung 2890mm, Nam 1979mm), tháng mưa nhiều (Bắc 5-9, Trung 9-12, Nam 5-10), chịu ảnh hưởng của các hướng gió mát (hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam) , gió nóng (gió Lào - Tây Nam ở miền Trung), gió lạnh (Đông Bắc và Tây Bắc), tốc độ gió trung bình cả nước 2-3.6m/s, nằm trên hành lang dịch chuyển Đông Tây của các hướng bão từ Thái Bình Dương, Nam Trung Quốc. - Dựa vào hoa gió (biểu đồ ghi tần suất của địa phương trong một khoảng thời gian nào đó) để thiết kế mặt bằng, hướng nhà và hướng cửa của các bộ phận hợp lý, hạn chế tác động xấu của khí hậu đối với nhà xưởng. ThS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang [...]... khu cụm công nghiệp ThS Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 17 + Phân bố hợp lý giữa các phân xưởng và công trình trong xí nghiệp + Đánh giá được các chỉ tiêu sinh thái và hiệu quả kinh tế của phương án thiết kế 2.1 Yêu cầu nhiệm vụ và nội dung thiết kế nhà xưởng công nghiệp - Phải thiết lập được mối quan hệ hợp lý giữa xí nghiệp công nghiệp với cụm công nghiệp. .. Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 31 CHƯƠNG 4 NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP 4.1 Nhà công nghiệp 4.1.1 Khái niệm - Là công trình xây dựng có mái và tường bao che dạng kín hay bán lộ thiên trong CN - Phân loại nhà CN: + Theo chức năng: nhà SX chính, nhà phụ trợ SX, nhà hành chính, nhà phục vụ sinh hoạt, nhà kho + Theo đặc điểm xây dựng: nhà một mục đích, nhà linh hoạt, nhà tháo... Ngoại lực do cấu kiện, thiết bị, tải trọng đi lại của con người đặt lên công trình - Yêu cầu về an toàn, vệ sinh công nghiệp, khói, rung - Điều kiện gia công: kích thước thiết bị, vùng thao tác ThS Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 32 4.1.3 Kết cấu nhà công nghiệp một tầng a Đặc điểm - Áp dụng rộng rãi, nhà có không gian lớn, thuận lợi cho phát triển các ngành... công nghiệp hay khu công nghiệp - Thiết kế nhà xưởng phải phù hợp cao nhất với dây chuyền sản xuất chung, thiết lập được mối quan hệ giữa các xưởng, công trình công nghiệp, giải pháp giao thông người và hàng hóa, mạng lưới cung cấp kỹ thuật… - Tổ hợp kiến trúc không gian khi thiết kế phải đẹp, có sức biểu cảm cao, hài hòa với kiến trúc xí nghiệp công nghiệp và đô thị - Nhà xưởng thiết kế phải thỏa mãn... được, nhà bán lộ thiên + Theo số tầng: Nhà một tầng, nhà nhiều tầng + Theo nhịp nhà: Nhà một nhịp, nhà nhiều nhịp + Theo thiết bị vận chuyển: Nhà có cầu trục, nhà không cầu trục + Theo kết cấu chịu lực: Nhà tường chịu lực, nhà khung chịu lực, nhà không gian chịu lực + Theo chế độ tỏa nhiệt: Nhà không tỏa nhiệt thừa, nhà tỏa nhiệt thừa nhiều, nhà có chế độ vi khí hậu đặc biệt + Theo chất lượng nhà: > Nhà. .. kết cột giữ ổn định hình dáng nhà + Khung chống gió: liên kết ngàm với móng, khớp với mái để chống gió - Kết cấu khung cứng bằng bê tông cốt thép: dạng khung có liên kết khớp hoặc cứng với cột - Kết cấu vòm bằng bê tông cốt thép: dạng thanh dầm uốn cong cho nhà có nhịp lớn ThS Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 36 - Kết cấu khung phẳng bằng thép: sử dụng cho. .. Cấm kỵ trong phong thủy khi xây dựng nhà đó là hai nhà có cửa chính xung đối nhau, nhà có đường đâm thẳng vào nhà, nhà có dốc cao chạy thẳng vào nhà, nhà có cửa chính thông với cửa hậu Người ta thường dùng gương bát quái, chuông gió, tượng quan nghê, quan công, tượng phật bà, chó đá… để khắc chế ThS Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 14 - Một số điểm thường được... xong nhà) , lễ động sàng (dọn vào nhà mới), lễ an cư (báo đã ổn định trong nhà mới) ThS Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 16 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUI HOẠCH TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 2.1 Khái niệm qui hoạch 2.1 Qui hoạch khu công nghiệp - Quy hoạch trong xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ... lượng sản phẩm, khả năng mở rộng xí nghiệp trong tương lai… ThS Nguyễn Tuấn Anh Khoa CN May và Thời trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 15 - Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh để quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh, đảm bảo tình hình sản xuất, sự ổn định doanh nghiệp để từ đó có kế hoạch tiết giảm chi phí, tiếp thị và mở rộng thị trường, vốn đầu tư cho nhà xưởng - Cần tìm hiểu định hướng... trang Thiết kế nhà xưởng & LĐTB may Trang 35 + Dầm móng: kết cấu gối lên móng để đỡ tường và truyền tải trọng lên móng + Dầm đỡ cầu trục: kết cấu đặt lên vai đỡ đường ray để cầu trục di chuyển đồng thời để giằng khung nhà + Dầm giằng: kết cấu tựa lên vai cột liên kết khung + Dầm mái: kết cấu đỡ mái nhà + Giàn mái: thay dầm mái dưới dạng khung sẵn + Dầm đỡ giàn hay dầm mái: dùng cho nhà nhiều nhịp + . thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị này bao gồm thiết bị công trình (được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng), thiết bị công nghệ (nằm trong dây chuyền công. vụ và nội dung thiết kế nhà xưởng công nghiệp. - Phải thiết lập được mối quan hệ hợp lý giữa xí nghiệp công nghiệp với cụm công nghiệp hay khu công nghiệp. - Thiết kế nhà xưởng phải phù hợp. CHƯƠNG 4: NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP 4.1. Nhà công nghiệp 4.1.1. Khái niệm. 4.1.2. Những ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế nhà 4.1.3. Kết cấu nhà công nghiệp một tầng 4.1.4. Nhà công nghiệp

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan