a. Phân xưởng cắt.
- Nhu cầu nhân lực:
+ Dựa vào số bàn cắt hoặc số sơ đồ cắt.
+ Dựa vào số công đoạn trải và cắt, đánh số, vận chuyển trong xưởng.
- Nhu cầu thiết bị: xưởng cắt có thể trang bị các loại máy trải vải tự động, máy cắt tay, thùng hàng lớn, xe đẩy, thước các loại…
- Nhu cầu diện tích: dựa vào qui mô sản xuất, chiều dài sơ đồ, chiều dài bàn cắt, số bàn cắt.
- Nhu cầu về sáng: dựa vào diện tích, hệ số phản xạ ánh sáng để tính số đèn cần thiết cho xưởng cắt.
- Nhu cầu về thông gió: do ít tỏa nhiệt nên tận dụng thông gió tự nhiên thay vì quạt các loại.
b. Phân xưởng may.
- Dựa vào một mã hàng cụ thể để thiết kế xưởng may.
- Tính nhịp sản xuất (NSX): thời gian chuẩn để người công nhân tham gia hoàn tất một sản phẩm.
+ Theo khả năng sản xuất dựa vào thời gian thực tế của ca TC(s), số ngày làm việc trong năm TN(s) và sản lượng của năm P(cái) như sau: NSX(s) = (KD.TN.TC)/P
KD: hệ số sự cố hư hỏng (KD≈ 0.9). TC là tổng thời gian ca TS (s) trừ đi thời gian nghỉ ngơi TR(s) và thơi gian chuẩn bị sản xuất TP(s): TC=TS-TR-TP.
VD: TS=8h=28.800s, TR=30”=180s, TP=7%TS.
+ Dựa vào thời gian hoàn thành sản phẩm T(s) và số lao động N(người) tham gia chuyền: NSX(s) = T/N
- Xác định nhu cầu thiết bị.
+ Dựa vào tổng thời gian chạy của từng loại thiết bị: NMi = TMi/NSX (chiếc)
+ Số máy theo nguyên tắc làm tròn thành số nguyên.
+ Vị trí không dùng máy (như bàn cắt gọt) cũng được xem là thiết bị để tính vị trí làm việc.
- Xác định nhu cầu nhân lực được ước lượng tổng quát như sau: N = T/NSX, Tuy nhiên, thực tế nhân lực được tính theo nhu cầu thiết bị.
- Xác định nhu cầu diện tích: dựa vào kích thước thiết bị, bàn, vị trí làm việc, lối đi, khu vực tập kết hàng hóa, cách bố trí chuyền (chuyền dọc, ngang, cụm, chữ U, chữ E, treo, bó) …
+ Chuyền dọc: sắp đặt máy không theo chủng loại, công nhân phải mở bó trước khi may.
+ Chuyền ngang: kiểu bố trí tương tự chuyền dọc nhưng theo hướng ngang. Thích hợp mặt bằng phân xưởng ngắn.
+ Chuyền cụm: thích hợp mặt bằng rộng, mã hàng phức tạp. - Thiết kế chiếu sáng:
+ Xác định chỉ số phòng i = S/(Hc[a+b]) với S: diện tích chiếu sáng, H: chiều cao treo đèn, a và b: chiều dài và rộng của xưởng.
+ Tra bảng tìm hệ số phản xạ η (ánh sáng trực tiếp).
+ Xác định lượng quang thông Φ=E.S.K.Z/η với E: độ rọi, K=1.3-2: Hệ số an toàn, Z=1-1.5: Tỷ số độ rọi.
+ Xác định số đèn cần thiết: Nd=Φ/Φd với Φd: Quang thông một đèn (Φd=ρ.W với W: Công suất đèn, ρ: Hiệu suất phát quang).
- Xác định thông gió nhân tạo.
+ Xác định lượng nhiệt thừa: Qth=Qt-Qm với Qt: nhiệt lượng tỏa ra, Qm: nhiệt lượng mất. + Xác định hệ số kết cấu bao che: K=1/(1/αN+Σ(δi/λi)+1/αT) (Kcal/m2hoC)
αN, αT: Hệ số trao đổi nhiệt ngoài và trong kết cấu, λi: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu i, δi: Chiều dày lớp i.
+ Nhiệt lượng mất: Qm=K.F(tT-tN) với F=R.Sxq: Diện tích kết cấu bao che (R: hệ số che phủ, Sxq: Diện tích xung quanh, tT và tT: Nhiệt độ trong và ngoài nhà.
+ Nhiệt lượng do con người tỏa ra Qng (khoảng 175Kcal/người).
+ Nhiệt lượng do đèn tỏa ra Qbd (chuyển từ W sang Kcal nhân với 0.86). + Nhiệt lượng do bàn ủi sinh ra Qbu (như bóng đèn).
+ Nhiệt do động cơ tỏa ra: Qdc=M1.M2.M3.M4.860.N
M1: hệ số sử dụng, M2: hệ số phụ tải, M3: hệ số hoạt động đồng thời, M4: hệ số chuyển biến nhiệt, N=m.Ndc (KW): tổng công suất tất cả động cơ (m: số động cơ).
+ Nhiệt do bức xạ: Qbx=(K.F.s.qbx)/αN với s: hệ số hấp phụ bức xạ mặt trời, qbx
(Kcal/m2.h.oC): cường độ bức xạ trung bình trong ngày (ở VN qbx=218) + Tổng nhiệt tỏa: Qt=Qng+Qbd+Qbu+Qdc+Qbx
+ Lưu lượng thông gió khử nhiệt: L=Qth/(C.γ.[tR-tV).
C=0.2Kcal/kg.oC: Tỷ nhiệt không khí, tR và tV: nhiệt độ không khí ra vào, γ=1.2kg/m3: trọng lượng không khí.
+ Sức cản thủy lực của quạt: PR=v2.γ/2g với v(m/s): vận tốc gió.
+ Công suất quạt: Pq(KW)=L.PR/(367.200.η1η2) với η1: hệ số hiệu dụng, η2: hệ số truyền động.
+ Số quạt: NQ=Pq/Pqtb (Pqtb: công suất trung bình).
c. Phân xưởng hoàn tất, kho thành phẩm.
- Nhu cầu chiếu sáng, thông gió cũng tính toán như đối với xưởng may. Tuy nhiên, cần chú ý đến điều kiện từng phòng để xác định các nhu cầu này.