Tiếng ồn

Một phần của tài liệu thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị cho nha xưởng xí nghiệp may công nghiệp (Trang 47)

a. Khái niệm.

- Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu, quấy rối sự làm việc, nghỉ ngơi của con người.

- Âm thanh là những dao động sóng đàn hồi do vật thể va đập lan truyền trong không gian (trường âm).

- Tai nghe được (ngưỡng nghe) tần số 16-20.000Hz tuy nhiên còn tùy thuộc lứa tuổi, sức khỏe, thính giác. Hạ âm có tần số <16Hz, siêu âm có tần số >20.000Hz.

b. Phân loại tiếng ồn.

+ Theo nguồn gốc tiếng ồn:

> Tiếng ồn giao thông: xe nổ, còi, xả, phanh, ma sát. > Tiếng ồn xây dựng: máy trộn, ủi, khoan, búa, đập… > Tiếng ồn sản xuất: cưa, gò, dệt, máy chạy, dệt… > Tiếng ồn sinh hoạt: radio, chợ, tiếng rao, đám tiệc…

+ Theo tính chất tiếng ồn.

> Tiếng ồn ổn định: máy bơm, máy phát điện, quạt... > Tiếng ồn biến đổi: giao thông, chợ, đám tiệc..

> Tiếng ồn ngắt quãng: thang máy, tủ lạnh, tiếng máy bay, tiếng máy may… > Tiếng ồn xung: dạng va đập mạnh, búa nện…

> Tiếng ồn thống kê: tổ hợp hỗn loạn những âm thanh nghe được trong ngưỡng nghe. > Tiếng ồn âm sắc: âm đặc trưng chó sủa, mèo kêu.

+ Phân loại theo dải tần:

> Tiếng ồn tần số cao: f>1.000Hz.

> Tiếng ồn tần số trung bình: f=300-1.000Hz. > Tiếng ồn tần số thấp: f<300Hz.

c. Ảnh hưởng của tiếng ồn.

+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thính giác và nhiều cơ quan khác. > Bệnh về tai giảm độ nhạy, ngưỡng nghe, khả năng phục hồi, điếc, lãng tai.

> Bệnh khác: rối loạn vận mạch, đau dạ dày, cao huyết áp, mất ngủ…

+ Gây khó chịu như ảnh hưởng đối thoại, căng thẳng, làm sai lệch thông tin, mất tập trung, giảm năng suất..

+ Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc mức ồn, thời gian, cường độ, khả năng của con người, + Tiếng ồn liên tục khó chịu hơn tiếng ồn gián đoạn.

+ Qui định tiếng ồn nơi cần làm việc tập trung không quá 55dB, văn phòng tối đa 70dB, trên 90dB cần phải có biện pháp bảo vệ.

d. Hạn chế tác động của tiếng ồn.

+ Hạn chế lan truyền tiếng ồn xung quanh bằng cách: > Trồng cây xanh ngăn cách.

> Tạo tường bao che chắn tiếng ồn.

> Thiết lập khoảng cách an toàn với nguồn ồn. > Biệt lập (di chuyển) nguồn ồn.

+ Hoàn thiện công nghệ, thiết bị giảm tiếng ồn, cải tiến, hợp lý các công đoạn sản xuất. + Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.

+ Tự động hóa một số công đoạn gây ồn lớn.

+ Cách âm bằng biện pháp che chắn, sử dụng vật liệu cách âm làm tường, sử dụng thảm hút âm, sơn mạ thiết bị, giảm kích thước cửa…

+ Giãn ca, nghỉ ngơi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, không dùng lao động kém sức khỏe… + Áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân.

Một phần của tài liệu thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị cho nha xưởng xí nghiệp may công nghiệp (Trang 47)