Layer là hình thức thể hiện phần dữ liệu không gian của một table trong MapInfo. Như vậy, một table có thể có nhiều nhất là một layer (nếu table chỉ có phần dữ liệu thuộc tính thì nó không có layer tương ứng). Trên một layer có thể có cùng lúc các đối tượng không gian điểm, đường, vùng và chữ. Tuy nhiên, để tiện việc xây dựng bản đồ, người ta phải chú ý việc thiết kế tổ chức dữ liệu trong từng layer (table) sao cho hợp lý. Trong MapInfo, bản đồ được tạo ra từ các lớp (layer). Các layer thể hiện một cách độc lập với nhau và tạo thành bản đồ. Sự phối hợp khác nhau giữa các layer tạo ra các bản đồ khác nhau. Một layer có thể có mặt đồng thời ở nhiều bộ bản đồ khác nhau
Trang 1BẢN ĐỒ MÁY TÍNH VÀ CÁC LỚP THÔNG TIN
I HỘP THOẠI ĐIỀU KHIỂN CÁC LỚP THÔNG TIN
II CÁC LỚP THÔNG TIN ĐẶC BIỆT
III CÁC THAO TÁC XEM BẢN ĐỒ
Trang 2Ý niệm chung
Layer là hình thức thể hiện phần dữ liệu không gian của một table trong MapInfo Như vậy, một table có thể có nhiều nhất là một layer (nếu table chỉ có phần dữ liệu thuộc tính thì nó không có layer tương ứng)
Trên một layer có thể có cùng lúc các đối tượng không gian điểm, đường, vùng và chữ Tuy nhiên, để tiện việc xây dựng bản đồ, người
ta phải chú ý việc thiết kế tổ chức dữ liệu trong từng layer (table) sao cho hợp lý
Trong MapInfo, bản đồ được tạo ra từ các lớp (layer) Các layer thể hiện một cách độc lập với nhau và tạo thành bản đồ Sự phối hợp khác nhau giữa các layer tạo ra các bản đồ khác nhau Một layer có thể có mặt đồng thời ở nhiều bộ bản đồ khác nhau
Trang 3I HỘP THOẠI ĐIỀU KHIỂN CÁC LỚP THÔNG TIN
Chúng ta có thể truy cập hộ điều khiển lớp thông tin bằng hai cách:
* Từ thực đơn Map
* Từ biểu tượng công cụ điề khiển lớp trong hộp công cụ chính
Trong hộp thoại này sẻ hiện ra toàn bộ các lớp thông tin trong bản đồ hiện thời và các tham
sồ điều khiển các lớp như sau:
Thêm và bớt lớp Sắp xếp vị trí các lớp
Trang 4Tham số điều khiển ẩn/hiện (Visible): tính chất cho nhìn thấy được của layer Nếu
thuộc tính này là không có thì tuy layer có mặt trong bộ bản đồ nhưng nó sẽ không được nhìn thấy
Trang 5Tham số điều khiển biên tập (Editable): khi chọn thuộc tính này là có thì người
sử dụng mới có thể thay đổi, thêm bớt các đối tượng trên layer được Khi layer có thuộc tính cho phép sửa thì nó đương nhiên có thuộc tính cho phép chọn
Trang 6Tham số điều khiển chọn (Selectable) : khi chọn thuộc tính này là có thì ta mới
có thể chọn (select) các đối tượng nằm trong layer được Ngược lại, tuy nhìn thấy đối tượng nhưng ta không thể chọn để từ đó có tác động lện đối tượng được
Ta bỏ chế độ có thể chọn trong lớp LandCover (click vào checkbox bỏ dấu v), xong OK.
Khi ta chọn vào đối tượng của lớp Landcover thì không thể thực hiện được
Trang 7Xác định nhãn cho các đối tượng (Label)
Để xác định nhãn cho các đối tượng ta có nhiều cách khác nhau, có thể xác định tổng thể các nhãn của tất cả các đối tượng của tất cả các lớp hay của từng lớp, hay ta có thể xác định nhãn của từng đối tượng
Ví dụ như ta muốn xác định của tất cả các nhãn của lớp Landcover ta thực hiện các bước như sau:
Ví dụ như muốn xác định của từng đối tượng ta thực hiện các bước sau:
Trang 8Trong hộp điều khiển thuộc tính thể hiện thông tin các lớp (Display)
Gồm có các phần sau:
I Thay đổi hình thức hiển thị
II Thay đổi kích thước hiển thị
III Cho xuất hiện node, centriot, line direction
3 PICTURES
Trang 9Chúng ta có thể dùng hình thức này để lựa chọn các thuộc tính thể hiện khác nhau của
từng lớp thông tin trên bản đồ (symbol style, line style, region style) như đã được trình bài
ở bài học trước
Khi dùng chức năng này, các đối tượng chỉ có hình thức hiển thị mới trong layer của bộ bản đồ cụ thể nhưng không thực sự thay đổi thuộc tính của nó trong Table
I Thay đổi hình thức hiển thị
- Nếu muốn trả về trạng thái hiển thị
thật của đối tượng, ta thực hiện:
- Click ô Display -> xuất hiện
khung <tên layer> _Display Options
- Click để xoá dấu ở ô Style
Override , roi OK
Trang 10Ngoài ra trong hộp điều khiển hiển thị ta còn có tham số điều khiển độ phóng đại của lớp thông tin trong một phạm vi hay một kích thước vật lý nhất định
· Cho hiển thị layer chỉ trong một phạm vi xác định về tỉ lệ
- Click ô Display… -> xuất hiện khung <tên layer> _Display Options
- Click vào ô Display with Zoom Range
- Gõ vào phạm vi mà ta muốn giới hạn sự xuất hiện của layer (tính bằng độ rộng của layer trên khung cửa sổ)
- Click OK
Khi độ rộng vùng nhìn thấy nhỏ hơn Min hoặc lớn hơn Max thì layer sẽ được tắt đi (không nhìn thấy)
Để xóa tính năng này, ta click chuột một lần nữa để xóa dấu trong ô Display with Zoom Range
II Thay đổi kích thước hiển thị
Trang 12· Cho xuất hiện node (các điểm thành phần của đường), centroid (tâm của đối tượng vùng), line direction (hướng của đường)
Trong một số trường hợp, khi cần thao tác với đối tượng mà cần thấy hướng, điểm thành phần của đường hay tâm của đối tượng vùng, ta sẽ thực hiện:
III Cho xuất hiện node, centriot, line direction
SHOW LINE DIRECTION, SHOW NODES
Trang 13Show Centoids
Trang 14Định dạng nhãn cho đối tượng:
Trong trường hợp ta muốn dán nhãn cho đối tượng mà những thông tin này đã có sẳn hoặc có thể tính toán từ các trường dữ liệu trong bảng thuộc tính thì ta dùng chức năng này
Dán nhãn tự động:
Tại hộp thoại Layer Control, ta click chọn Label ( hiện lên hộp thoại <tên lớp>- Label
Options:
Trang 15Thêm và bớt lớp (ADD/REMOVE)
* Khi muốn đưa thêm một layer vào bộ bản đồ (với điều kiện là table của layer
đã được mở), trong hộp thoại Layer Control, ta cần:
1 Tại khung Layers, chọn vào ô Add -> Xuất hiện khung Add Layer, liệt kê tên các
layer của các table đang được mở (nằm trong bộ nhớ RAM)
2 Click chuột để chọn layer muốn đưa vào, rồi chọn vào ô Add
3 Bấm OK
* Khi muốn rút bớt ra một layer trong bộ bản đồ, ta cần:
1 Click chuột vào layer muốn rút ra -> vệt xanh xuất hiện tại layer đó
2 Tại khung Layers, chọn vào ô Remove
3 Chọn OK
Khi rút một layer ra khỏi bản đồ, layer (table) đó vẫn còn ở trạng thái mở dù không còn được nhìn thấy trong bộ bản đồ (tức ở chế độ No view)
Trang 17Xem và sắp xếp lại vị trí các layer Nhìn vào khung Control Layer, ta thấy rõ vị trí của từng layer trong bộ bản đồ Muốn thay đổi vị trí của
layer nào ta sẽ:
- Click chuột vào layer đó -> sẽ có vệt xanh xuất hiện
- Tại khung Reorder, chọn vào ô Up hay Down để layer đưa lên hay xuống theo ý muốn
- Chọn OK
Chúng ta nên nhớ rằng: các lớp vùng luôn ở bên dưới cùng sau đó mới tới các lớp đường hay các lớp điểm
Trang 18II CÁC LỚP THÔNG TIN ĐẶC BIỆT
1 Cosmetic layer
2 Lớp chuyên đề (Thematic)
Trang 191 Cosmetic layer
Cosmetic là layer đặc biệt, luôn luôn tồn tại một cách tự động trong bộ bản đồ Lớp cosmetic có vai trò như một bản nháp, lớp dữ liệu trung gian, được sử dụng khá tiện lợi trong thao tác với bản
đồ Lớp Cosmetic có các đặc điểm sau:
- Luôn nằm trên cùng của bộ bản đồ Ta không thể loại bỏ lớp Cosmetic ra
khỏi cửa sổ bản đồ cũng như đưa lớp này xuống dưới
- Không thể tắt thuộc tính nhìn thấy được (luôn luôn được hiển thị) Chỉ có thể bật tắt thuộc tính được chọn và được chỉnh sửa
- Tự động mất đi khi ta đóng chương trình mà không hề có câu báo nhắc lưu
Trang 20Lưu lớp cosmetic Ví dụ: Ta sẻ tạo một lớp cosmetic và sau đó sẻ save lại.
Vì nội dung lớp cosmetic tự động mất đi khi đóng chương trình nên nếu muốn lưu lại nội dung này ta
phải dùng lệnh: Map -> Save Cosmetic Objects… Ta có thể:
- Chuyển nội dung lên một lớp có sẵn (chọn tên layer rồi click Save)
- Chuyển nội dung lên thành một lớp mới (chọn New rồi gõ tên mới)
Trang 21Xóa nội dung trong lớp cosmetic
Ta có thể xóa toàn bộ nội dung của lớp cosmetic bằng lệnh:
Map -> Clear Cosmetics Layer
Trang 232 Lớp chuyên đề (Thematic)
Thành lập lớp (bản đồ ) chuyên đề là một cách hiệu quả nhất để thể hiện và hiển thị dữ liệu trong GIS Thành lập một lớp chuyên đề thông qua tô vẽ các đối tượng bản đồ theo một chuyên
đề cụ thể
Trang 24Trong Mapinfo có 7 lọai thể hiện chuyên đề khác nhau Mỗi lọai bản đồ chuyên đề có thể ứng dụng cho các mục đích khác nhau.
Các bản đồ chuyê đề không được lưu giữ trong Save Table mà được lưu giữ trong Save WorkSpace
Trang 27Tuy MapInfo chỉ cho phép thao tác dữ liệu không gian có cấu trúc vector nhưng nó vẫn cho phép người sử dụng mở một dữ liệu có cấu trúc raster (ảnh bitmap)
Khi mở lớp dữ liệu ảnh raster, lớp này sẽ là một lớp đặc biệt, chỉ cho phép nhìn thấy mà không có các thuộc tính cho phép chọn hay cho phép sửa
3 Lớp ảnh Raster
Trang 281 Mở Bản đồ (mở workspace HTsdd.wor) gồm nhiều layer – Ghi lại:
- Bản đồ gồm các layer nào
- Mỗi layer có những đối tượng nào – loại gì
2 Mở bản đồ với nhiều lớp
- Thay đổi vị trí -> cho nhận xét
- Thêm và bớt layer – Sự khác biệt với open và close layer
- Tìm hiểu tính visible – Sự khác biệt với remove và add
- Tìm hiểu tính selectable và editable của layer
- Display: Đổi màu đường, đổi màu tô của các đối tượng trong layer
- Có thể xem centroid, line direction, nodes trong các lớp nào
3 Tạo 1 lớp Thematic trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào trường mô tả
đất sử dụng theo phươnng pháp Individua lọai thể hiện là Region IndVulue Default
4 Tạo 1 lớp Comectic với yêu cầu là dựa theo các địa danh có trên bản đồ ta thêm một
Ngôi sao màu đỏ kế bên địa danh đó và save lại với tên diadanh_sao