TONG CUC THONG KE
VỤ XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGIHÊN CÚU KIIOA HỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ TIÊU THONG KE AN TOAN XA HỘI TRONG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU IINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Đơn vị chủ trì: VỤ XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG Chủ nhiệm đẻ tài: NGUYỄN PHONG
Thư ký: VÕ THANH SƠN
Trang 2MUC LUC MO DAU
PHAN ‘THU NHAT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ AN TOÀN XÃ HỘI
1 Khái niệm về an toàn xã hội
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội
PHAN THU HAI
THUC TRANG CUA THONG KE AN TOÀN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY SUCAN THIET CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
THONG KE AN TOAN XA HOI
L Thuc trang thống kẻ an toàn xã hội ở nước ta hiện nay
2 Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội
PUAN THU BA
DE XUAT HE THONG CHi TIEU THONG KE AN TOAN XÃ HỘI
TRONG HỆ THỐNG CHÍ TIÊU THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
A NGUYEN TAC XÂY DỤNG:
B_ HỆ THONG CHi TIEU THONG KE AN TOAN XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THONG KE NHÀ NƯỚC 1 Tỷ lệ người phạm tội 2 Tỷ lệ về loại tội phạm 3 Tỷ lệ phạm tội do cố ý, vô ý 4 Tỷ lệ đồng phạm 5 "Tỷ lệ tái phạm 6 Số vụ phạm pháp hình sự
7 Tỷ lệ số vụ phạm tội đã được giải quyết
8 Thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm
9 'Thống kê thi hành án dân sự 10 Tỷ lệ mại dâm
li Tỷ lệ nghiện ma tuý 12 “Tiếng ôn
13 Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch
14 Thiét hại về người do lụt bão
15 Thiet hai vé tai san do lut bao
l6 Chay nd
Trang 3MỞ ĐẦU
Thống kê an toàn xã hội là một bộ phận thông tin quan trọng
trong hệ thống thông tin thống kê kinh tế xã hội, có nhiệm vụ phản ánh bằng số liệu về tình hình an toàn xã hội qua từng thời kỳ, từng khu vực và góp phần phản ánh toàn diện các mặt khác nhau của đời sống xã hội ở nước ta
Thông tin thống kê về an toàn xã hội cần thiết cho các ngành
chức năng trong việc theo dõi, quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ đối với những hoạt động của từng lĩnh vực riêng biệt, cần thiết cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước để phục vụ cho việc xây dựng những
chính sách quản lý kinh kế, quản lý xã hội ở tầm vĩ mơ Số liệu về an tồn xã hội còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của việc thực hiện những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, có tác dụng trong việc nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với
con đường phát triển xã hội ở nước ta như dã được vạch ra trong các
Nghị quyết của Đảng Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng đa đạng, nhu cầu sử dụng các thông tin thống kê về trật tự,
an toàn xã hội trong so sánh quốc tế và trong việc đánh giá an ninh khu vực cũng ngày càng tăng lên
Số liệu về trật tự an toàn xã hội phản ánh các mặt khác nhau của
tình hình trật tự an toàn xã hội, như phòng chống tội phạm, an tồn
giao thơng, phịng chống thiên tai, hoả hoạn, bảo vệ môi trường, vv
Những số liệu này không chỉ phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu
Trang 4quan chức năng trong việc bảo vệ trật tự an toàn xã hội, cũng như
cảnh báo về những vấn để cần phải giải quyết, đảm bảo cho sự ổn định của xã hội, của chính quyền đân chủ nhân dân và của đời sống các tầng lớp dân cư
Ở nước ta hiện nay, công tác thống kê an toàn xã hội tuy đã được tiến hành nhưng chưa mang tính thống nhất Nhiều chỉ tiêu thống kê chưa được xác định rõ ràng về khái niệm, nội dung và
phương pháp tính Có sự chồng chéo trong việc tính toán các chỉ tiêu giữa các ngành có liên quan, như Công an, Toà án, Kiểm sát Hệ
thống thống kê nhà nước chưa tham gia một cách đầy đủ vào công tác thống kê an toàn xã hội Hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội,
một nội dung quan trọng, làm cơ sở cho việc tiến hành thống kê an
toàn xã hội một cách đồng bộ và hiệu quả, chưa được xác định rõ
ràng
Xuất phát từ lý do trên, đề tài khoa học này đặt vấn đề xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội trong hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà nước, nhằm tạo cơ sở để tiến hành xây dựng trong thực tiễn hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội, vốn đang bị thiếu vắng trong các báo cáo của ngành thống kê trình Chính phủ, cũng như để cung cấp thông tỉn về an toàn xã hội cho những đối tượng ding tin khác trong và ngoài nước
Trang 52 Thực trạng của thống kê an toàn xã hội ở nước ta hiện nay Su cần thiết của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn
xã hội
3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội Cơ sở pháp lý của việc hình thành cơ chế cung cấp và sử dụng thông tin thống kê an toàn xã hội
4 Hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội, nội dung và phương
Trang 6PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ AN TOÀN XÃ HỘI
1/ Khái niêm về an tồn xã hơi
Đối với bất kỳ một xã hội nào, việc thực hiện các biện pháp
nhằm đảm bảo cho sự an nính, an toàn xã hội là một việc làm cần thiết; nó đảm bảo cho sự phát triển bình thường của xã hội, cho sự an toàn của từng thành viên và cho cả cộng đồng Tăng cường an toàn xã hội cũng chính là góp phần dảm bảo cho sự ổn định của cả thể chế
chính trị Bằng việc xây dựng hệ thống luật pháp và các cơ quan hành
pháp tương ứng, các nhà nước đều mong muốn giữ gìn một sự ổn định xã hội phù hợp với quyền lợi giai cấp của mình, chống lại những thế lực thù địch với những am mưu chống phá chế độ, gây rối và làm mất
trật tự an toàn xã hội
Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Bác Hồ và Chính phủ đã chú trọng các biện pháp
giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Trong sắc lệnh số 23
ngày 21 tháng 2 năm 1946 thành lập Việt nam công an vụ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiệm vụ của công an nước ta như sau:
“Tim kiém va tap trung các tin túc tài liệu liên quan đến sự an
toàn của quốc gia hoặc bể trong hoặc bề ngoài Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hành động có thể làm gây rối việc
trị an và mất trật tự ở trong nước ”
Trang 7của nó đã được chú trọng nêu lên và thực hiện ngay từ những ngày
đầu tiên của Nhà nước ta, thể hiện qua sắc lệnh trên
An toàn xã hội là một vấn đề mới chỉ được đặt vấn đề nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và dầy đủ trong thời gian gần đây, khi mà thực tiễn cuộc sống của thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đã và đang làm nảy sinh những vấn đề xã hội cấp thiết phải giải quyết, như
các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng, đời sống giữa các tầng lớp dân
cư có sự phân hoá, sự ảnh hưởng của những luồng văn hoá độc hại,
ngoại lai, môi trường thiên nhiên bị xâm hại, vv, Do nội dung quan
trọng của an toàn xã hội là những vấn đề liên quan đến trật tự, an ninh
xã hội, nên những công trình nghiên cứu về an toàn xã hội chủ yếu
mới chỉ do những tác giả làm việc trong ngành công an thực hiện Tuy nhiên, do đặt vấn đề nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về an ninh, an toàn xã hội, những vấn đề chủ yếu liên quan đến trật tự an toàn xã hội trong những công trình trên đã dược dé cập một cách đầy đủ
Trong các công trình trên, các tác giả đã nêu lên khái niệm về an ninh, coi đó là “sự an toàn, ổn định chung của một chế độ, một xã
hội” (Nguyễn Xuân Yêm, trang 12)
Tiếp thco, các tác giả phân biệt hai mặt của an ninh nói chung,
đó là an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
An ninh quốc gia “thể hiện quan hệ chính trị giữa các giai cấp, khẳng định vị trí của giai cấp cầm quyền đối với các nhà nước khác
trên thế giới” (Nguyễn Xuân Yêm, trang 12) Còn trật tự an toàn xã
Trang 8chính trị, quy phạm dạo dức, thuần phong mỹ Lục trong đời sống cộng
đồng của một dân tộc, một nhà nước, là tình trạng xã hội ổn định, ở
đó mọi công dân sống và lao dộng có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được đảm bảo, không bị xâm hại” (Lê Thế Tiệm, trang
18-19)
Theo nội dung trên, an toàn xã hội là một khái niệm rộng, bao
hàm những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Những khía cạnh này, nếu bị vĩ phạm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xã hội và ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của những thành
viên trong đó
Các tác giá của để tài cho rằng khái niệm do tác giả Lê Thế Tiệm đưa ra đã phản ánh được nội dung cơ bản của an toàn xã hội, và thống nhất sử dụng khái niệm này trong đề tài của mình
Một khía cạnh khác của an toàn xã hội là khả năng phục hồi lại
trạng thái cân bằng của xã hội, của đời sống dân cư sau khi có những
hiện tượng bất thường xảy ra, như hoá hoạn, lụt bão, v.v Khả năng này phụ thuộc vào mức độ dự phòng của xã hội, mức độ kịp thời của việc xử lý khi có những hiện tượng bất thường xảy ra
Trang 9- Chống ô nhiễm môi trường
Ngoài ra, để thể hiện tính toàn vẹn của việc bảo vệ an toàn xã
hội, cũng nên bao gồm một số vấn đề khác, như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống lụt bão, thiên tai
Giữa an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ biện chứng, nhân quả lẫn nhau Việc bảo vệ an ninh nói chung phải là những hoạt động tiến hành đồng bộ trên cả hai mặt đối nội và đối
ngoại, điễn ra trên phạm vi toàn xã hội, giữa mọi tầng lớp nhân dân va
có liên quan mật thiết đến những chính sách kinh tế xã hội khác của nhà nước cầm quyền
2/ Cơ sở lý luân và thực tiễn của việc xây dưng hê thống chỉ tiệu thống kê an toàn xã hôi
Các chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội là một bộ phận của hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội nói chung Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở nước ta, cần phải tiến hành hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về an toàn xã hội Hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội sẽ góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về sự
phát triển của xã hội nước ta xét trên nhiều phương diện Bên cạnh đó,
cũng như hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội khác, có tác dụng làm cơ sở để dự báo sự tăng trưởng kinh tế cũng như chiều hướng phát
triển của xã hội, hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội sé có tác
dụng cảnh báo những chiều hướng gia tăng của những yếu tố làm ảnh
Trang 10An toàn xã hội là một vấn dễ có tính giai cấp Tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn xã hội chính là tăng cường bảo vệ những quyền lợi của những giai cấp thống trị trong xã hội Ở nước ta, bảo vệ
an toàn xã hội chính là bảo vệ những quyền lợi chính đáng và hợp
pháp của mọi công dân An toàn xã hội là một vấn đề có tính xã hội hố Mọi cơng dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo về trật tự an toàn xã hội Thống kê an toàn xã hội cũng phải đảm bảo tính dân chủ Những số liệu về an toàn xã hội cần phải được công bố và ai cũng có thể tham gia theo dõi, sử dụng
Như đã trình bày, an toàn xã hội là một vấn dé có mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại với những quá trình phát triển kinh tế, xả hội khác Tăng cường bảo vệ trật tự an toàn xã hội, do đó không chỉ là
những biện pháp nhằm giữ gìn an toàn xã hội, mà sâu xa hơn, bao gồm cả những biện pháp nhằm không để xảy ra hiện tượng làm ảnh
hưởng đến an toàn xã hội, như các chương trình tạo việc làm, tăng thu
nhập, để tránh phá rừng Thống kê an toàn xã hội phải đảm bảo cho phép phân tích dé thay dược những hậu quả xã hội của những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như ở
từng địa phương
Trên giác độ thực tiễn, thống kê an toàn xã hội là một yếu tố cần
thiết cho công việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội Những
số liệu về an toàn xã hội cho phép các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước có một cách nhìn tổng thể về tình hình phát triển kinh tế xã hội
adi chung, về an toàn xã hội nói riêng Những số liệu về tai nạn giao
Trang 11mũ bảo hiểm khi sử dụng xe gắn máy trên những tuyến đường nguy hiểm của Chính phủ Những số liệu về những vụ hoả hoạn, cháy rừng cho thấy có những yếu tố đang ảnh hưởng đến sự an toàn của đời sống xã hội, cần phải có những biện pháp đẻ phòng, đối phó Tỷ lệ tái nghiện cao của những người đã qua trại cai nghiện đã dẫn đến quyết
định mang tính sáng tạo là tiếp tục dạy nghề và tạo việc làm cho
những người đã qua cai nghiện ở Thành phố Hồ Chí Minh
An toàn xã hội là một vấn dể lớn, bao hàm nhiều nội dung Những yếu tố cụ thể của an toàn xã hội như phòng chống tội phạm,
bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn giao thông, vv trong thực tiễn do những ngành chức năng khác nhau phụ trách Những ngành này
tuy thực hiện những chức năng quản lý nhà nước trên những lĩnh vực
khác nhau, nhưng đều có tính thống nhất trong việc tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Thống kê an toàn xã hội, đo đó, cần có sự tham gia của những cơ quan chức năng này; trong việc cung cấp thông tin
va sử dụng thông tin Như vậy, tham gia hình thành và thực hiện hệ thống các chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội là quyền và nghĩa vụ của những cơ quan chức năng về an toàn xã hội Nó đảm bảo yêu cầu
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi công việc xã hội của chế độ ta
Trong việc xây dựng và thực hiện công tác thống kê an toàn xã
hội, cơ quan thống kê nhà nước đóng vai trò rất quan trọng Thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, cơ quan thống kê nhà nước sẽ đảm bảo cho việc thống kê an toàn xã hội được tiến hành đầy đủ, liên tục,
Trang 12những cơ quan chức năng Vai trò của ngành thống kê sẽ là tham gia
xác định những đối tượng sử dụng thông tin thống kê an toàn xã hội, trong đó quan trọng nhất là Quốc hội, các cơ quan Đảng và Chính
phủ, các Bộ ngành và cơ quan chính quyền địa phương, xác định nhu
cầu thông tin cụ thể của những đối tượng này, cả về khối lượng và thời gian, tham gia xây dựng các chỉ tiêu thống kê, hình thành các khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, cơ chế cung cấp
thông tín, vv Ngoài ra, ngành thống kê cũng sẽ chính là cơ quan có
trách nhiệm đưa ra ý kiến về việc tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ
thống kê trong các ngành chức năng, vốn xưa nay không được chú ý
kiện toàn, không được bối dưỡng kiến thức chuyên môn, không được trang bị các phương tiện làm việc hiệu quả
Hiện nay, xuất phát từ tính cần thiết trong việc thống nhất công tác thống kê tội phạm giữa các ngành có liên quan, là Kiểm sát, Công an, Toà án và Quân đội, những ngành này đang tiến hành xây dựng chung một chế độ báo cáo thống kê hình sự - thống kê tội phạm, do Cục Thống kê thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì Tuy
nhiên, do tính không đồng nhất trong công việc giữa những ngành này, việc xây dựng chế độ báo cáo đang gặp những khó khăn trong
việc thống nhất những ý kiến về những chỉ tiêu thống kê tội phạm được dé xuất, Điều này càng cho thấy vai trò cần thiết của cơ quan thống kê nhà nước trong việc tham gia phát triển công tác thống kê trong những đơn vị ngoài ngành
Cơ sở pháp lý của việc cơ quan thống kê nhà nước tham gia xây
dự hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội là Luật thống kê đo Quốc
Trang 13nam 2003 ban hành, quy định tại Điều 35: “Cơ quan thống kê trung
ương giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung
quản lý nhà nước về thống kê theo quy dịnh của Chính phủ” và tại Điều 34 quy định về những nội dung quản lý nhà nước về thống kê,
trong đó nêu rõ: “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chương trình điều tra thống kê quốc gia”
Để các hoạt động thu thập, tổng hợp, cung cấp và sử dụng thông tin thống kê an toàn xã hội được diễn ra ổn định, việc hình thành một
cơ chế cho việc cung cấp và sử dụng thông tin là cần thiết Cơ chế này
giúp cho việc hình thành nguồn thông tin được ổn định và liên tục, những đối tượng dùng tin cơ bản được xác định và do đó, nhu cầu về nội dung thông tin của họ được đáp ứng Cơ chế cung cấp và sử dụng thông tin cũng xác định trách nhiệm và quyền hạn của những cấp,
ngành, những đối tượng có liên quan trong việc đảm bảo tính công khai của công tác thống kê an toàn xã hội, nhưng cũng đảm bảo tính bảo mật của những thông tin về trật tự an toàn xã hội, vốn là những thông tin dễ bị khai thác để sử dụng vào những mục đích tuyên
truyền, chống phá chế độ, hoặc có những thông tin thuộc phạm vi bí
mật quốc gia
Cơ chế cung cấp và sử dụng thông tin thống kê an toàn xã hội
được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là tính tập trung dân chủ trong
công việc quản lý của nhà nước ta Nguyên tắc “dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” được quán triệt và thực hiện xuyên suốt trong
Trang 14đảm bảo cho việc xây dựng những văn bản pháp quy quy định việc thực hiện quá trình thống kê an toàn xã hội của các cơ quan chức
năng và của co quan thống kê nhà nước Ngoài ra, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng đa dạng của nước ta đặt ra yêu cầu phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu thống kê kinh tế, xã hội nói chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội nói riêng đảm bảo đánh giá sự phát triển của từng quốc gia theo những tiêu chuẩn chung, đồng thời đảm bảo tính so sánh quốc tế giữa các mặt phát triển khác nhau của các quốc gia
Tóm lại, việc đặt vấn đề hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê
an toàn xã hội là một điều cần thiết và nên được thực hiện càng sớm
càng tốt Phát triển hệ thống chỉ tiêu này là một vấn để gặp nhiều khó khăn, do sự phức tạp của vấn đề an toàn xã hội, do việc khó tiếp cận với vấn đề phòng chống tội phạm, hình sự trên giác độ thống kê ở
nước ta hiện nay Tuy nhiên, khi đã có những cơ sở pháp lý rõ ràng,
khi nhu cầu của thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, việc tiến hành xây dựng
Trang 15PHAN THU HAI
THUC TRANG CUA THONG KE AN TOAN XA HOI Ở NƯỚC TA
HIEN NAY VA SU CAN THIET CUA VIEC XAY DUNG HE THONG
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ AN TOÀN XÃ HỘI
1: Thực trang thống kê an tồn xã hơi ở nước ta hiên nay
Thống kê an toàn xã hội ở nước ta thời gian qua đã được tiến hành với mục dích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu quản lý, điều hành của các cơ quan chuyên môn, nhằm cung cấp số liệu cho các kỳ họp
Quốc hội và cho những nhu cầu đột xuất của các cơ quan Đảng và
Nhà nước Những số liệu về an toàn xã hội đã có những tác dụng nhất định, phục vụ cho việc nắm bắt và theo dõi những diễn biến về tình hình trật tự an toàn xã hội ở nước ta qua từng thời kỳ, giúp cho các cơ quan Đảng va Nhà nước để ra những quyết định quản lý nhằm đấu tranh báo vệ trật tự an toàn xã hội
Tuy nhiên, thống kê an toàn xã hội ở nước ta hiện đang có những hạn chế cần được khắc phục để có thể phát triển tốt hơn nữa
Thứ nhất: Thống kê an toàn xã hội chưa được thực hiện như một
chỉnh thể, với lý do chủ yếu là từ trước đến nay, bản thân khái niệm về an toàn xã hội chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh, mà mới chỉ được nêu lên trong thời gian gần đây An toàn xã hội nói chung vẫn được hiểu như một khái niệm gắn liền với những hoạt dộng của những ngành thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp, trong khi có nhiều lĩnh vực khác liên quan chặt chế đến an toàn xã hội, như phòng cháy
chữa cháy, phòng chống lụt bão, v.v Tuy trong từng lĩnh vực, vẫn có hoạt động thu thập và xử lý thông tin thống kê, nhưng chưa được hệ
Trang 16hội, được thực hiện không mang tính chồng chéo, mâu thuẫn và đảm bảo phản ánh một cách toàn diện về tình hình an toần xã hội của nước
ta
Thứ hai: trong lĩnh vực phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự an tồn xã hội, cơng tác thống kê giữa những ngành liên quan được tiến
hành một cách độc lập; đó là những ngành Công an, Toà án, Kiểm sát
và Tư pháp Điều này dẫn đến tính chồng chéo trong việc tính toán các chỉ tiêu thống kê Một hành động tội phạm khi bị phát giác sẽ liên quan đến hành vi xử lý một cách lần lượt của cả bốn ngành Nếu hồ sơ tội phạm được chuyển qua lại nhiều lần giữa các ngành sẽ dẫn tới việc tính toán trùng lắp của các chỉ tiêu
Việc xác định nội dung của nhiều chí tiêu thống kê an toàn xã hội chưa được thống nhất, hoặc chưa rõ ràng Ví dụ: trong trường hợp một bị can bị khởi tố với nhiều tội danh, hoặc một vụ án có nhiều bị can, việc xác định vụ án theo số người hay theo tội đanh, nếu không thống nhất, sẽ gây khó khăn cho việc tổng hợp, xử lý và sử dụng
thông tín; việc đánh giá mức độ thiệt hại do bão lụt gây ra chưa được
xác định với một tiêu chuẩn thống nhất, chỉ tiêu mức độ thiệt hại trong thống kê phòng cháy chữa cháy chưa có quy định thống nhất, nên số liệu thường phải xác minh lại
Một khó khăn khác trong việc thu thập, tổng hợp thông tin là có những giai đoạn ngành Tồ án khơng quản lý theo ngành dọc (trước
Trang 17tổng hợp thông tin về xét xử trong phạm ví cả nước, trong việc quản
lý thu thập thông tin ở các toà án dia phương
Thời gian thu thập và tổng hợp thông tin thống kê giữa các ngành Cơng an, Tồ án, Kiểm sát và Tư pháp không thống nhất
Trong khi các ngành khác tổng hợp theo năm dương lịch, ngành Toà
án tổng hợp theo 12 tháng, tính từ quý 4 năm nay đến hết quý 3 năm sau, Điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp chung và sọ sánh giữa
chỉ tiêu thống kê giữa các ngành vốn có liên quan lẫn nhau trong việc
xử lý những hành động tội phạm Thêm vào nữa, một trong những mục tiêu tiến hành thống kê của những ngành trên là phục vụ cho
những kỳ họp Quốc hội, vốn không phải là cố định Điều này làm cho
công tác thống kê của những ngành trên dễ rơi vào thế bị động
Một đặc điểm khác nữa của thống kê an toàn xã hội nước ta mà chủ yếu là thống kê trong các ngành kể trên là có tính bảo mật cao, không công bố rộng rãi, đối tượng dùng tin hạn hẹp Số liệu về hoạt
động của ngành nội chính nói chung không được công bố rộng rãi
Cuối cùng, hệ thống thống kê nhà nước chưa tham gia vào việc
tiến hành các hoạt động thống kê an toàn xã hội Các hoạt động này chủ yếu vẫn là do các ngành chức năng tự tiến hành, kể từ việc thiết kế biểu mẫu, xác định các chỉ tiêu, phương pháp tính, phương pháp
tổng hợp, sử dụng thông tin v.v Do những ngành trên có những người
làm công tác thống kê với trình độ nghiệp vụ chuyên môn không cao, chưa được trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết (xem thêm các
Trang 18án, Kiểm sát và Tư pháp), nên dã dẫn tới những hạn chế của công tác
thống kê trong các ngành kể trên
Một trong những lý do dẫn đến sự tham gia hạn chế của hệ thống thống kê nhà nước vào hoạt động thống kê an toàn xã hội là do phạm vi điều chính hạn chế của Pháp lệnh kế toán thống kê Bên cạnh đó, hệ thống thống kê nhà nước đặt nhiệm vụ chủ yếu của mình vào việc phản ánh các vấn đê kinh tế, xã hội khác, chưa chú ý nhiều đến
việc nghiên cứu về thống kê an toàn xã hội
Sau đây là một số đặc điểm khác về hoạt động thống kê an toàn xã hội của một số ngành
- Ngành thống kê nhà nước:
Như đã trình bày, hiện nay hệ thống thống kê nhà nước chưa tham gia nhiều vào các quá trình thống kê an toàn xã hội Nằm trong
hệ thống báo cáo thống kê định kỳ, hiện nay cơ quan thống kê nhà nước chỉ mới đang theo dõi một số lĩnh vực như sau:
Tình hình tai nạn giao thông (qua Uỷ ban an toàn giao thông
quốc gia), bao gồm: số các vụ tai nạn giao thông, thiệt hại về người (số người chết, số người bị thương) Những số liệu này chỉ có cho cả
nước, không phân theo địa phương và vùng lãnh thổ Ngoài ra, những thiệt hại về tài sản qua các vụ tại nạn giao thông chưa theo dõi được
Tình hình ngộ độc thực phẩm (qua báo cáo của Bộ Y tế), bao
gồm: số vụ và số người bị ngộ độc thực phẩm
Tình hình lụt bão, thiên tại (qua các báo cáo nhanh của các Cục
Trang 19thiệt hại bằng tiền Tuy nhiên, cơ sở để tính toán các chỉ tiêu trong báo cáo này giữa các Cục thống kê địa phương chưa mang tính thống
nhất m
Ngồi ra, thơng qua các cuộc điều tra thống kê, một số chỉ tiêu về thống kê trật tự xã hội được đề cập Điều tra mức sống hộ gia đình, trong phiếu phỏng vấn cộng đồng, có các câu hỏi về các tệ nạn nổi cộm ở địa phương, số người nghiện hút, số gái mại dâm có ở địa phương Tuy nhiên, đó chỉ là những câu hỏi trong phiếu phỏng vấn
cộng đồng tại các địa bàn có điều tra hộ gia đình, không thể mang tính đại diện cho vùng, cho địa phương
Như vậy, còn rất nhiều lĩnh vực khác nhau của thống kê an toàn xã hội cơ quan thống kê nhà nước chưa tham gia thực hiện Đây là những nội dung cần bổ sung
- Ngành Công an:
Ngành Công an có nhiệm vụ đấu tranh chống mọi âm muu va
hoạt động của các loại tình báo, gián điệp, phản động và tội phạm
khác, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội nhằm bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, báo vệ tài sản của Nhà nước và của
nhân dân, bảo vệ nhân dân Hoạt động thống kê hình sự- thống kê tội
phạm trong ngành Công an được thực hiện nhằm theo dõi và phản ánh tình hình đầu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng công an nhân
Trang 20công an nhân đân, tính kịp thời chưa cao, công tác thống kê chưa
được tập trung vào một đầu mối
-_ Ngành Toà án:
Các chỉ tiêu về an toàn xã hội dưới góc độ ngành Toà án bao gồm: tình hình tội phạm, tình hình tranh chấp dan sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính và kinh tế, yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp và thí hành án hình sự Để thống kê các vụ án theo
những nội dung trên, ngành Toà án căn cứ vào kết quả xét xử sơ thẩm các loại vụ án này Bên cạnh đó, để đánh giá chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án này của các Toà án các cấp, còn thống kê công tác xét xử phúc thấm, giám đốc thẩm các loại vụ án này Các biểu mẫu thống kê của từng loại án được chia ra theo các loại: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm Các loại biểu mẫu này được đánh giá là chưa được đổi mới, bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi của các quy định pháp luật và các yêu cầu khai thác số liệu, giá trị
thông tin thu thập do đó được đánh giá là chưa cao
- Ngành Kiểm sát:
Các Viện kiểm sát nhân dân, với cơ quan cao nhất là Viện Kiếm
sát nhân dân tối cao, có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm
sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm báo cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất Công tác thống kê trong ngành kiểm sát nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất Các chỉ tiêu thống kê hình sự trong ngành Kiểm sát phản ánh
Trang 21thẩm, giám đốc thẩm, thi hành án) Hạn chế hiện nay của hệ thống
thống kê hình sự ngành kiểm sát là chưa phản ánh tính chất, mức độ
nghiêm trọng của tội phạm, mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra Bên
cạnh đó, do tính chất phức tạp của các hành vì phạm pháp và tội phạm, các biểu mầu thống kê hình sự phải rất chỉ tiết để có thể phục
vụ cho việc tổng hợp theo các tiêu thức khác nhau, phục vụ cho nhu
cầu nắm bắt thông tin khác nhau qua thời gian của các cấp lãnh đạo, nhưng điều này sẽ dẫn đến tính phức tạp, chỉ tiết của các biểu mẫu thống kê, nhất là các biểu mẫu thống kê ban đầu Mặt khác nữa là hồ sơ của một vụ án trong quá trình giải quyết được lần lượt chuyển qua các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau để giải quyết theo thẩm quyên, nhiều khi không chỉ một lần, mà có thể chuyển đi chuyển lại nhiều lần, dẫn đến tính trùng lặp trong việc tính toán các chỉ tiêu thống kê
- Ngành Tư pháp:
Lĩnh vực Tư pháp nói chung bao gồm các hoạt động liên quan
đến quyền tư pháp: phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm giữ gìn bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và quyền lợi hợp pháp của các cá nhân Như vậy, hệ thống các cơ quan Tư pháp ở nước ta bao gồm Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an và Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp quản lý các tổ chức hỗ trợ tư pháp như: tổ chức luật sư, cơ quan công chứng nhà nước, các tổ
chức giám định tư pháp Một trong những chức năng của Bộ Tư pháp,
như đã được quy định tại Nghị định số 62/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyển han và cơ cấu tổ chức
Trang 22quan lý nhà nước về giáo dục pháp luật và thi hành án dan sự Những
chỉ tiêu về hai nội dung trên góp phần đánh giá về an toàn xã hội, trong đó các chỉ tiêu về thi hành án dân sự còn có tác dụng đánh giá về chất lượng và tính thực tiễn của các bản án dân sự đã được tuyên
-_ Ngành phòng chống lụt bão và thiên tai:
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương là đơn vị cung cấp những thông tin về lụt bão và thiên tai Một trong những chỉ tiêu về
thiên tai đang gặp khó khăn trong việc các định một cách chính xác
và thống nhất là mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, mặc dù việc xác - định giá trị của tài sản bị thiệt hại nhiều khi không liên quan đến việc chủ nhân của những tài sản này nhận được ủng hộ, hỗ trợ là bao nhiêu Hiện nay, Ban chỉ đạo đang tiến hành một nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp chuẩn về đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và sẽ xây dựng một mẫu đánh giá thống nhất áp dụng cho tất cả các địa phương trong cả nước
- Ngành phòng cháy chữa cháy:
Trang 23Tóm lại, thống kê an toàn xã hội ở nước ta từ trước đến nay chưa dược thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, chưa được sử dụng một cách thống nhất trong các cơ quan chức năng, cũng như chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn xã hội như những thống kê kinh tế xã hội khác Tác dụng của thống kê an toàn xã hội đối với việc nghiên cứu các hiện tượng an toàn xã hội, do đó, chưa được phát huy đầy đủ Từ đây đặt ra vấn đề phải tiến hành hồn thiện cơng tác thống kê an
toàn xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như của đông đảo những người có
nhu cầu sử dụng thông tin nhằm theo dõi, đánh giá về an toàn xã hội Ở nước ta
Hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội không chỉ có tác dụng phản ánh tình hình an toàn xã hội qua từng thời kỳ, mà còn phải có tác dụng phản ánh những xu hướng nảy sinh và phát triển của những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến an toàn xã hội Ví dụ: sự gia tăng của các phương tiện giao thông không đồng bộ với sự phát triển của
hệ thống đường xá có khả năng cảnh báo về sự gia tăng của tai nạn giao thông, những quảng cáo hoặc về những tiện nghi hiện đại, hoặc
không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nhân dân ta có thể chứa dựng những yếu tố kích thích sự phát triển của tội phạm, của những tệ
nạn xã hội
2- Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê an
toàn xã bội
Trang 24khác nhau của đời sống kinh tế xã hội Vì lý do trên, thống kê an toàn xã hội được xác định là một bộ phận của thống kê kinh tế xã hội nói
chung, có chức năng phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của những hoạt động an toàn xã hội Thống kê an toàn xã hội gắn kết với thống kê các lĩnh vực khác để góp phần tạo ra một cái nhìn tổng hợp, nhân quả về sự phát triển của xã hội, về động lực của _ sự phát triển ấy Đồng thời cũng là để cho thấy những nguy cơ tiểm ẩn, ảnh hưởng đến bản thân xã hội của chính sự phát triển ấy Một ví
dụ: Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, do các cơ hội lợi nhuận và việc làm không thể có đều cho các thành viên trong xã
hội hoặc giữa các vùng, miền, thêm vào nữa là sự truyền bá rộng rãi những tiện nghi của đời sống hiện dại, đã chứa dựng khả năng phát triển những tệ nạn xã hội, nảy sinh do sự gia tăng của mức độ nghèo | khổ tương đối
Để tiến hành quản lý xã hội một cách có hiệu quả, mọi quyết định quản lý đều phải được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn Một trong những nguôn thông tin quan trọng góp phần nhận thức xã hội là thông qua những số liệu thống kê Thống kê an toàn xã hội, với vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu mức độ an toàn xã hội, do vậy cần được thực hiện một cách thường xuyên và đầy đủ
Với những lý do trên, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội và đưa vào sử dụng trong hệ thống thống kê nhà
nước ở nước ta, vốn hiện nay được đánh giá là chưa được thực hiện
một cách dồng bộ và hiệu quả, là một vấn đề cần thiết Nó không chỉ sẽ phục vụ cho nhu cầu nhận thức về sự phát triển của xã hội ở nước
Trang 25động quản lý, điều hành của các ngành chuyên môn về an toàn xã hội
Trang 26PHAN THU BA
ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CHỈ TIỂU THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
A NGUYEN TAC XAY DUNG:
An toàn xã hội là một khái niệm rộng lớn, bao gồm toàn bộ
những yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính an toàn của xã hội và của các thành viên trong cộng đồng Để phản ánh đầy đủ các mặt khác nhau của an toàn xã hội, phải có một hệ thống bao gồm rất nhiều các chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu này không chỉ đảm bảo phản ánh thực trạng của trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ
nghiên cứu, mà còn phải cho phép nhận xét, dự báo những hiện tượng
có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến an toàn xã hội trong tương lai
Việc rất nhiều các ngư đân thuộc các tỉnh ven biển miền Trung hiện đang sử dụng cá nóc làm nước mắm (tin đưa trong chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, 19 giờ ngày 16/6/2004), nếu không có những đảm bảo về sự huỷ diệt của các độc tố, đã chứa dựng khả năng gây ra những vụ ngộ độc cho người tiêu dùng Trong khi đó, chỉ tiêu Sản lượng cá khai thác hàng năm của Tổng cục Thống kê không tính chi tiết theo sản lượng các loại cá không có độc tố và sản lượng các loại cá có độc tố Như vậy, tuy chỉ tiêu Sản lượng cá khai thác là thuộc về thống kê kinh tế Thuỷ sản, nhưng
cũng có thể sử dụng để đánh giá về vệ sinh an toàn thực phẩm, vốn
là một mặt của an ninh xã hội
Trang 27- Hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội trong hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà nước phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung khác nhau của trật tự an toàn xã hội Những thông tin thu thập với những chỉ tiêu này làm cơ sở để xây dựng những báo cáo chính thức của Ngành Thống kê về trật tự an toàn xã hội trình Chính phủ, đồng thời để cung cấp cho các đối tượng khác rộng rãi trong xã hội
- Giữa các chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội trong hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà nước và các chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội của các ngành chức năng có sự khác nhau về số lượng các chỉ tiêu và sự phân tổ chỉ tiết trong các chỉ tiêu Với chức năng chỉ đạo tác nghiệp va
quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên môn, thông tin về những nội
dung an toàn xã hội có liên quan đành cho các ngành chức năng đòi hỏi phải chỉ tiết, đầy đủ Trong khi đó, những thông tin về an toàn xã hội trong các báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ có thể trên giác độ chung, tương tự như thông tin về các lĩnh vực kinh tế xã hội khác
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê an toàn xã hội có thể được bổ sung,
điều chỉnh qua thời gian Điều này xuất phát từ việc có những vấn dé về an toàn xã hội nảy sinh theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mà ngay từ đầu không có cơ sở để dự kiến, hình thành Ví
dụ: cùng với sự gia tăng các phương tiện giao thông mới như ô tô, đã
nảy sinh các vấn đề về tiếng ồn, ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông, về sự không đồng bộ của hệ thống đường, dẫn tới tai nạn giao thông
-_ Vĩ an toàn xã hội là một vấn đề liên quan đến tính ổn định và
an toàn của một xã hội, một quốc gia, những thông tin về tội phạm, về
Trang 28đối chế độ, do vậy, tính bảo mật của những thông tin về an toàn xã
hội cần phải được chú ý, Với lý do trên, hệ thống chỉ tiêu thống kê an
toàn xã hội trong hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà nước sẽ chỉ nên bao gồm những thông tin đánh giá về trật tự an tồn xã hội khơng quá chỉ tiết, đồng thời sẽ không bao gồm những thông tin nằm trong phạm vi
bí mật theo quy định của Nhà nước Mặt khác, có những thông tin
được phổ biến dưới hình thức những số tương đối, không nêu số lượng cụ thể của các chỉ tiêu
B HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Để tài đưa ra Hệ thống chỉ tiêu thống kê trật tự an toàn xã hội
trong hệ thống chỉ tiêu thống kê Nhà nước bao gồm các nhóm chỉ tiêu
sau:
Nhóm chỉ tiêu về thống kê tội phạm; Nhóm chỉ tiêu về thống kê tệ nạn xã hội;
t
1 Nhóm chỉ tiêu về thống kê môi trường sinh hoạt và thiên tai;
1 Nhóm chỉ tiêu về thống kê tai nạn giao thông
Nhóm chỉ tiêu thống kê tội phạm
Mật số định nghĩa liên quan:
* Khái niệm về Tội phạm: Theo Điều 8 của Bộ luật Hình sự
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thì Tội phạm được khái Tiệm như sau:
- 1, Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
Trang 29vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
2 Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
3 Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba
năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình
* Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1 Người phạm tội nhận thức rõ hành ví của mình là nguy hiểm cho xã
Trang 302 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
* Vô ý phạm lội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1 Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được;
2 Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu quả đó
* Một số khái niệm khác
.1.Trọng án: là loại án có tính chất nghiêm trọng bao gồm: giết người, cướp, cưỡng đoạt tài sản riêng của công dân, bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ, hiếp dâm, cố ý gây thương tích nghiêm trọng, chống người thi
hành công vụ (gây hậu quả nghiêm trọng)
2.Số vụ phạm tội kinh tế: chỉ thống kê các vụ tham nhũng, buôn lậu, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, lừa đảo về kinh tế
3.Số vụ tham những: là số liệu tổng hợp của 4 loại án (tham ô, cố ý
làm trái, lạm dụng tín nhiệm, hối lộ)
4.Số vụ buôn lậu: là những vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng
Trang 315.án trọng diểm: còn gọi là các vụ án mà các ngành nội chính đã thống nhất chọn để tập chung chỉ dạo đấu tranh trong từng thời gian
Tiêu chuẩn để xác định án ưrọng điểm theo Thông tư số 01 ngày
15/10/1994 của Liên ngành Nội vụ- Viện kiểm sát nhân dân tối cao-
Tòa án nhân dân tối cao
6 Đối tượng bắt: đưa vào thống kê là những đối tượng đã bắt theo những trường hợp trong luật định (bắt quả tang, bắt khẩn cấp, bắt tạm
giam)
# Một số định nghĩa của Trung tâm phòng chống Tội phạm quốc
tế:
1.Tội cố ý giết người được hiểu là cái chết mà một người có chủ ý gây ra cho người khác, kể cả tội giết trẻ sơ sinh
2.Tội vô ý giết người được hiểu là cái chết mà một người không có chủ ý gây ra cho người khác Trường hợp này bao gồm tội ngộ sát, nhưng không bao gồm các tai nạn giao thông mà hậu quả dẫn đến cái
chết
3.Tội hành hung dược hiểu là hành động tấn công vào thân thể của
người khác, kể cả tội bạo hành Không kể trường hợp tấn công do kích thích tình dục “Tội cưỡng dám” được hiểu là quan hệ tình dục trái với ý muốn của người khác
4.Tội trộm cướp dược hiểu là hành vi lấy cấp tài sản của người khác, dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực để đàn áp mọi hành động kháng cự
5.Tội trộm cấp được hiểu là hành động đi đời tài sản của người khác
Trang 32gồm hành vi ăn trộm, lẻn vào nhà người khác giữa ban ngày để an trộm cũng như lấy cấp phương tiện xe máy
.6.Tội gian lận được hiểu là có được tài sản của người khác nhờ mánh khóc gian lận
7.Tội tham ô được hiểu là hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tài sản của người khác hiện đang thuộc quyền sở hữu của người đó
8.Các loại tội phạm liên quan đến ma túy được hiểu là các hành động
có chủ ý như sản xuất, chế biến, chiết xuất, gia công, cung cấp để
bán, phân phối, thu mua, bán, phân phát dưới bất kỳ hình thức nào
như môi giới, vận chuyển, vận chuyển quá cảnh, xuất nhập khẩu và sở hữu các chất ma túy được quốc tế kiểm soát
9,Tội hối lộ, mưa chuộc được hiểu là việc yêu cầu hoặc nhận các lợi
ích cá nhân hoặc lợi ích vật chất hoặc hứa hẹn về điều đó, có liên quan đến việc lạm dụng chức vụ để có những hành động có thể hoặc
không thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật hoặc hứa hẹn cũng
như cung cấp các lợi ích cá nhân hoặc lợi ích vật chất cho cán bộ nhà nước để đổi lấy lời đề nghị che chở
* NIột số chỉ tiêu tính tỷ lệ phạm tội trên 100.000 dân 1- Tỷ lệ người phạm tội
1.1 Dinh nghia:
Đối tượng được coi là phạm tội khi thực hiện hành vị mà đã được
cảnh sát xác nhận hay có yếu tố cấu thành hành vi vi phạm theo Bộ luật hình sự của nước ta, không thống kê những đối tượng đã bị kết
Trang 33Nếu một đối tượng vì phạm nhiều loại tội phạm khác nhau thi chi
thống kê đối tượng ở một loại tội phạm nghiêm trọng nhất
Số đối tượng là phụ nữ thì thống kê theo cả đối tượng là phụ nữ hay trẻ em gái trong tổng số đối tượng phạm tội
Thống kê các đối tượng vị thành niên gồm cả nam và nữ, giới hạn độ tuổi (từ đủ I4tuổi đến dưới 18 tuổi)
Tỷ lệ số người phạm tội là số người phạm tội so với 100 000 dân trên
14 tuổi trong cùng năm xác dịnh 1.2.Phương pháp tính:
Tỷ lệ người Số người phạm tội
phạm tội FE eeeeeeexersemesrrreerer=raereermr=erree x 100000
Số dân số trên 14 tuổi cùng năm
'Tỷ lệ người Số người phạm tội thuộc 1 dân tộc
phạm tội phân =_ -~ -=~======¬~-~ x 100000
theo dan toc Số dân số trên 14 tuổi cùng đân tộc, cùng năm,
"Tỷ lệ nam giới Số người phạm tội là nam
phạm lội Z ererrerrerrrrrerrsrrrrerrrsrrrrrsrrxrmrrer x 100 000 (%0)
Số dân số trên 14 tuổi là nam cùng năm
Tỷ lệ nữ giới Số người phạm tội là nữ
phạm tội = Treerererrrrrrrrerrrrrrrrrrrrreerrrre=em x 100 000 (%0ono)
Số dân số trên 14 tuổi là nữ cùng năm Tỷ lệ người Số người phạm tội trên 14 tuổi và đưới 18 tuổi
phạm tội Vị = ~-~~ e-e-r=ee~==~~z==r=>=errrerreserrrerererr=rre=ecee x 100 000 (%0000)
Trang 34* “Tỷ lệ người phạm tội phân theo loại tội phạm
"Tỷ lệ người Số hành vỉ phạm tội của mỗi loại tội phạm
phạm tội theo =— + -2 -2 - rene erence rence nn ee ene ncennne x 100.000 (90w)
tội phạm Số dân số trên l4 tuổi cùng năm
1.3 Phản tổ:
Tỉnh, thành phố, loại tội phạm, chương tội phạm, theo từng tội phạm
cụ thể, theo dân tộc, theo giới tính 1.4 Nguồn số liệt
- Bộ Công An: Báo cáo định kỳ
- Viện Kiểm sát nhân dân: Báo cáo định kỳ 1.5 Kỳ thu thập số liệu:
Hàng năm: Báo cáo định kỳ
2- Tỷ lệ về loại tội phạm 2.1 Định nghĩa:
Theo điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 tội phạm được phân thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Tỷ lệ phạm tội ít nghiêm trọng được tính bằng số phần trăm số tội
phạm được xác định là ít nghiêm trọng so với tổng số tội phạm
Tỷ lệ phạm tội nghiêm trọng được tính bằng số phần trăm số tội phạm
được xác định là nghiêm trọng so với tổng số tội phạm
Tỷ lệ phạm tội rất nghiêm trọng được tính bằng số phần trăm số tội
Trang 35Tỷ lệ phạm tội dặc biệt nghiêm trọng dược tính bằng số phần trăm số tội phạm được xác định là đặc biệt nghiêm trọng so với tổng số tội phạm
2.2 Phương pháp tính:
Tỷ lệ phạm tội Téng số tội phạm được xác định là ít nghiêm trọng
Ít nghiêm trong =_ -~ -~ ~ = rz =-=se-~-nrerrsmr=~er~>e=z~====rr=~em x 100 (%) Tổng số tội phạm cùng năm Tỷ lệ phạm tội Tổng số tội phạm được xác định là nghiêm trọng nghiêm trọng = -~ ->==-r=~e===~ex===>=rsr=n=r=s==r=rx===r=m x 100 (%) "Tổng số tội phạm cùng năm Tỷ lệ phạm tội Tổng số tội phạm được xác định là rất nghiêm trọng rất nghiêm = -~ -= = ~-=~-=~== rre==>e~=====rr=r=x~r A 100 (%) trọng Tổng số tội phạm cùng năm Tỷ lệ phạm tội “Tổng số tội phạm được xác định là đặc biệt nghiêm trọng đặc biệt — x 100 (%) nghiêm trọng Tổng số tội phạm cùng năm 2.3 Phân tổ: Tỉnh/ thành phố, huyện/quận, dân tộc, người đã thành niên và chưa thành niên 244 Nguồn số liệu
- Bộ Công An: Báo cáo định kỳ
- Viện Kiểm sát nhân dân: Báo cáo định kỳ 2.5 Kỳ thu thập số liện:
Trang 363- Tỷ lệ phạm tội do cố ý, vô ý 3.1 Định nghĩa:
Tỷ lệ phạm tội do cố ý được tính bảng số phần trăm số tội phạm được xác định phạm tội do cố ý so với tổng số tội phạm
Tỷ lệ phạm tội do vô ý được tính bằng số phần trăm số tội phạm
được xác định phạm tội do vô ý so với tổng số tội phạm 3.2 Phương pháp tính: Tỷ lệ phạm tội Tổng số tội phạm được xác định là phạm tội do cố ý đo cố ý 2 HrHrerserrrrreerrrrerrrererererreerrerrrrrerreemeem x 100 (%) "Tổng số tội phạm cùng năm Tỷ lệ phạm tội Tổng số tội phạm được xác định là phạm tội do vô ý dO VOY =_ -s e~ -ee-~ =-re-r~-=erree~e=rer=e>->=e~m=-e~ar x 100.(%) Tổng số tội phạm cùng năm 3.3 Phân tổ: Tỉnh/ thành phố, huyện/quận, dân tộc, giới tính 3.4 Nguồn số liệu
- Bộ Công An: Báo cáo định kỳ
Trang 37Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm
Người xúi giục là người kích động, dụ đỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tỉnh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm
* Ty lệ đồng phạm được tính bằng số phần trăm số hành vi phạm tội có đồng phạm so với tổng số hành vi phạm tội 4.2 Phương pháp tính: Ty le Tổng số hành vi phạm tội có đồng phạm đồng phạm = — -e ~-=e=====>~=====m x 100 (%) “Tổng số hành vị phạm tội 4.3 Phân tổ: Tỉnh/ thành phố, huyện/quận, dân tộc, giới tính 4.4 Nguồn số liệu
- Bộ Công An: Báo cáo định kỳ
Trang 384.5 Kỳ tìm thập số liệu:
Hàng năm: Báo cáo định kỳ
5- Tỷ lệ tái phạm
3.1, Định nghĩa:
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý , Ty lé tdi pham 1A sé phan tram số người tái phạm so với tổng số người phạm tội 53.2 Phương pháp tính: 'Tỷ lệ Số người tái phạm tái phạm 7 HHreeieerrrerrnarermreerream x 100 (%) "Tổng số hành vi phạm tội 5.3 Phân tổ: Tỉnh/ thành phố, huyện/quận, dân tộc, giới tính 3.4 Nguồn số liệu
- Bộ Công An: Báo cáo định kỳ
- Viện Kiểm sát nhân dân: Báo cáo định kỳ
3.5 Kỳ th thập số hiện:
Hàng năm: Báo cáo định kỳ
* Một số chỉ tiêu thống kê về số vụ phạm tội 6- Số vụ phạm pháp hình sự
Trang 39Số vụ phạm pháp hình su là số vụ xâm phạm tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân và số vụ xâm phạm tính mạng công dân mà
tội danh đã qui định trong Bộ luật hình sự - Số vụ do cảnh sát thụ lý: là số vụ án hình sự hiện tại do cảnh sát biết theo số năm yêu cầu 6.2 Phương pháp tính - Tỷ lệ số vụ phạm tội trên 100 000 dân Tỷ lệ Số vụ phạm tội số vụ phạm Z Treeerensrrrrrrrrsmrreserr=r=ree x 100 000 (%00%)
tội Số dân trên 14 tuổi cùng năm
- Tỷ lệ số vụ cố ý phạm tội: là tỷ lệ phần trăm so với tổng số vụ việc Tỷ lệ Số vụ cố ý phạm tội SỐ VỤ CỐ ý Terinrrrrrerrrrrrrrrr x 100 (%) phạm tội "Tổng số vụ phạm tội 6.3 Phân tổ: Tỉnh/ thành phố, loại tội phạm, giới tính 6.4 Nguồn số liệu - Bộ Công An: Báo cáo định kỳ 6.5 Kỳ thu thập số liện:
Hàng năm: Báo cáo dịnh kỳ
7- Ty lé sé vu phạm tội đã được giải quyết
Trang 40Tỷ lệ số vụ phạm tội đã được giải quyết là tỷ lệ phần trăm so với tổng - số vụ việc, số vụ được giải quyết phải được tính trong năm yêu cầu, sẽ _ không tính nếu vụ việc chỉ là những vụ được thông báo cho cảnh sát
trong cùng năm đó hoặc những năm trước 7.2 Phương pháp tính: Tỷ lê số Số vụ phạm tội đã được giải quyết vụ đã ƯỢC # — -n-nee-e-rerzr ee==mmn-=mm=nmm=emrm x 100 (%) giải quyết "Tổng số vụ phạm tội 7.3 Phân tổ: Tỉnh/ thành phố, loại tội phạm, giới tính 7.4 Nguồn số liệu ie - Bộ Công An: Báo cáo định kỳ 7.5 Kỳ thu thập số liệu:
Hàng năm: Báo cáo định kỳ
8-_ Thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm 8.1 Định nghĩa:
Thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm là cơ sở ban đầu, là xuất phát điểm của hoạt động thống kê tội phạm- thống kê
hình sự
Thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm bao gồm thống kê các tin báo, tố giác tội phạm đã được tiếp nhận, xử lý
Tại điều 84 của Bộ luật Tố tụng hình sự qui định: “ Công dân có thể