1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TUYỂN TẬP LƯU HƯƠNG KÝ-Hồ Xuân Hương.

11 560 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 190,61 KB

Nội dung

Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm TUYỂN TẬP LƢU HƢƠNG KÝ - BÀ CHÚA THƠ NÔM Tập thơ Lưu Hương Ký chú dẫn: Hoan Trung Cổ Nguyệt Đường Xuân Hương nữ sĩ sử tập Lưu Hương Ký viết xong năm Giáp Tuất (1814) mãi đến năm 1964 được phát hiện (?). Tên di cảo có nghĩa là ghi mùi hương thơm của ngọc lưu, chữ Lưu này nhắc nơi Xuân Hương sinh ở huyện Quỳnh Lưu. Trong tập thơ có 30 đầu đề ; 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm, phần xướng họa có lẫn thơ của văn nhân thời bấy giờ để lại số đề tài khúc chiết, nồng nàn yêu đương mong đợi. Ở Cổ Nguyệt Đường do Xuân Hương dựng lên ở phường Khán Xuân gần Hồ Tây khu vực vườn Bách Thảo, trường Bưởi đường Cổ Ngư làng Yên Phụ. Tình yêu, tình bạn của Xuân Hương rất nhiều bài gợi cảm, lãng mạn với những văn nhân thi sĩ như: Nguyễn Du bài: Cảm cựu Kiêm Trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu (11): Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung Mượn ai tới đấy gửi cho cùng Chữ tình chốc đã ba năm vẹn Giấc mộng rồi ra nửa khắc không ? Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập Phấn son càng tủi phận long đong Biết còn mảy chút sưong đeo mái Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng treo Tốn Phong: Ngụ ý đến Tốn Phong Thi (bài 2): Đường hoa dìu dặt bước đông phong Nghĩ kẻ tìm thơm cũng có công Lạ mặt dám quen, cùng gió nước Nặng lòng nên nhẹ đến non sông Da trời nắng nhuộm tươi màu biếc Phòng gấm trăng in dải thức hồng Ai nhớ lấy cho lòng ấy nhỉ ! Trước trăm năm hẳn nợ chi không ? Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Hiệp trấn Sơn Nam Thượng họ Trần Ngọc Quán: Vác cắm đàn tao một ngọn cờ Ấy người thân đấy, phải hay chưa ? Lắc đầy phong nguyệt lưng bầu rượu Giắt lỏng giang hồ nửa túi thơ Đình nguyệt góp người chung đỉnh lại Trời Hoan mỏ mặt nước non xưa Bấy nay tài tử bao nhiêu tá ? Thèo đảnh khen ai khéo đạt cho! Mai Sơn Phủ: Họa thơ Mai Sơn Phủ: Này đoạn chung tình biết với nhau Tiễn đưa ba bước cũng nên câu Trên tay khép mở tanh chiều nhạn, Trước mặt đi về gấp bóng câu Nước mắt trên hoa là lối cũ, Mùi hương trong nệm cả đêm thâu Vắng nhau mới biết tình nhau lắm Này bạn chung tình biết với nhau… Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ: chùm xướng họa: (12) Cặp xướng họa I Hồ Xuân Hƣơng xƣớng: Anh đồ tỉnh, anh đồ say Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày Này này chị bảo cho mà biết Chốn ấy hang hùm chớ mó tay! Chiêu Hổ họa: Này ông tỉnh, này ông say Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày Hang hùm ví bẵng không ai mó Sao có hùm con bỗng trốc tay? Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Cặp xướng họa II Hồ Xuân Hƣơng xƣớng: Sao nói rằng năm lại có ba Trách người quân tử hẹn sai ra Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt Nhớ hái cho xin nắm lá đa Chiêu Hổ họa: Rằng gián thì năm quý thì ba Bởi người thục nữ tính không ra Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt Cho cả cành đa lẫn củ đa! Cặp xướng họa III Hồ Xuân Hƣơng xƣớng: Những bấy lâu nay luống nhắn nhe Nhắn nhe toan những sự gùn ghè Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám Chưa dám cho nên phải rụt rè Chiêu Hổ họa: Hỡi hỡi cô bay tố hão nhe Hão nhe không được, gậy ông ghè Ông ghè không được, ông ghè mãi Ghè mãi rồi lâu cũng phải rè. Sau khi viết xong tập Lưu Hương Ký (1814), bảy năm sau (1822) Xuân Hương mất, nhưng mộ bà được táng ở đâu? ngày nay vẫn chưa tìm được tung tích, chắc chắn cũng ở quanh Hà Nội ? năm 1842 Tùng Thiện Vƣơng (13) ra thăm cảnh Hồ Tây có làm bài thơ viếng mộ Xuân Hương, “Long Biên trúc chi từ”, bản dịch ra Việt ngữ của học giả Hoàng Xuân Hãn: Đây hồ rực rỡ hoa sen Sai người xuống hái để lên cúng đàn Chớ trèo qua mộ Xuân Hương Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng Sen tàn, phấn rữa mồ hoang Xuân Hương đã khuất bên làn cỏ xanh U hồn say tít làm thinh Gió xuân mấy độ thế tình không hay ! Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Tác phẩm của Hồ Xuân Hƣơng: Gồm có ba phần: 1/ Thơ chữ Nôm và chữ Hán trong Lưu Hương ký; 2/ Năm bài thơ đề Vịnh Hạ Long; 3/ Thơ Nôm lưu truyền. l/ Thơ trong Lưu Hương ký: NGỤ Ý TỐN PHONG KÍNH THỦ (*) I Dồn bước may đâu khéo hẹn hò Duyên chi hay bởi nợ chi ru? Sương treo áo lục nhồi hơi xạ, Gió lọt cành lê lướt mặt hồ. Muốn chắp chi đào thêu trướng gấm, Mà đem lá thắm thả sông Tô Trong trần mấy kẻ tinh con mắt Bến ngọc mà trao mới kể cho. II Đường hoa dìu dặt bước đông phong Nghĩ kẻ tìm thơm cũng có công Lạ mặt dám quen cùng gió nước Nặng lòng nên nhẹ đến non sông. Da trời nắng nhuộm tươi màu biếc Phòng gấm trăng in dãi thức hồng Ai nhớ lấy cho lòng ấy nhỉ Trước năm trăm hẳn nợ chi không? (*) Hai bài ngụ ý gửi Tốn Phong thị. (1) Chưa rõ Tốn Phong thị là ai? Theo bài tựa, ông họ Phan. Còn tên, có lẽ là Huân nghĩa là "Nam Phong" (gió Nam) cũng gọi là Tốn Phong, Nham giác là tên hiệu Nham Giác phu là "anh chàng ẩn ở núi nhưng hiểu sự đời" TỐN PHONG ĐẮC MỘNG CHÍ DỮ NGÃ KHAN NHÂN THUẬT NGÂM TỊNH KÝ Nhớ ai mà biết nói cùng ai Rằng chữ đồng ta quyết một hai Hóa liễu vui đâu mình dễ khéo, Non sông đành giả nợ còn dài. Chén tinh dầu nhẫn lâu mà nhạt. Giải ước nguyền âu thắm chẳng phai Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Đày đọa duyên trần thôi đã định, Xương giang duyềnh để ngắm tương lai. (Tốn Phong thị nằm mộng ghi lại mang cho xem, nhân đó ghi, thuật lại bằng thơ) HỌA TỐN PHONG NGUYÊN VẬN Kiếp này chẳng gặp nữa thì liều, Những chắc trăm năm há bấy nhiêu. Nghĩ lại huống đau cho phận bạc Nói ra thêm nhẹ với thân bèo Chén thề thuở nọ nay còn dính Món tóc thời xa cánh vẫn đeo Được lửa tài tình cho xứng đáng Nghìn non muôn trước cũng tìm theo. (Họa nguyên vần Tống Phong thị) TẶNG TỐN PHONG TỬ (Họa vận tại hậu) Bướm ong mừng đã mấy phen nay, Hồng nhạn xin đưa ba chữ lại. Dám đâu mưa gió trở bàn tay, Những sự ba đào xeo tấc lưỡi Nam Bắc xa xa mấy dặm đây, Hải sơn ước để ngàn năm mãi, Bức tranh khôn vẽ tấm lòng ngay. Tơ nguyệt rày se ba mối lại, Hỏi khách đa tình nhỏ có hay. Năm canh hồn bướm thêm bơ bải. (Tặng chàng Tốn Phong, - Họa thơ ở phần sau. Tuy đầu đề ghi vậy, nhưng không thấy bài thơ họa. Bài thơ như còn dang dở. Thể thơ ít gặp. Có thể là một điệu ca từ nào đó? Hai chữ bơ bải chỉ là phiên âm tạm). Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm BẠCH ĐẰNG GIANG TẶNG BIỆT Khấp khểnh đường mây bước lại dừng, Là duyên là nợ phải hay chăng. Vin hoa khéo kẻo lay cành gấm, Vục nước xem mà động bóng giăng. Lòng nọ chớ rằng mây nhạt nhạt Lời kia này đã núi giăng giăng, Với nhau tình nghĩa sao là trọn, Chớ thói lưng vơi cỡ nước Đằng (x) (Tặng bạn khi chia biệt ở sông Bạch Đằng). (x) Lưng vơi cỡ nước Đằng là một nước nhỏ ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, bị ép giữa hai nước lớn là Tề, Sở nên luôn phải gữ gìn. Đây chỉ là sự lúng túng của người đa thê. LƢU BIỆT THỜI TẠI AN QUẢNG, AN HƢNG NGỰ THỬ Người về người ở khéo buồn sao, Tức tối mình thay biết lẽ nào. Tơ tóc lời kia còn nữa hết, Đá vàng lòng nọ xiết là bao. Nổi cơn riêng giạn ngày giời ngắn, Mỏi mắt chờ xem bóng nguyệt cao, Sớm biết lẽ giời lí có hợp, Thì mời năm trước bạn chi nao. (Ghi lại lúc chia tay tại An Quảng, An Hưng). CẢM CỰU KIÊM TRÌNH CẦN CHÁNH HỌC SĨ NGUYỄN HẦU (Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân) Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung Mượn ai tới đấy gửi cho cùng Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn son càng tủi phận long đong Biết còn mây chút sương siu (x) mấy Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong. Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm (Nhớ người cũ, viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, (Hầu người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân) - tức Nguyễn Du (1765- 1820) tác giả Truyện Kiều). (x) Sương siu: bịn rịn. THU NGUYỆT HỮU ỨC MAI SƠN PHỦ KÍ Lá ngọc chiều thu giận hẳn du Tuần trăng sẽ nhớ bữa đêm thu. Bên am Nhất Trụ trông còn đấy, Ngọc nước Tam Kỳ chảy lại đâu (x), Son phấn trộm mừng duyên để lại, Bèo mây thêm tủi phận về sau. Trăm năm biết có duyên thừa nữa, Cũng đỏ tay sơ cũng trắng đầu. (Đêm thu, nhớ Mai Sơn Phủ, gởi bài này). (x) Nguyên chú:"ĐÃ giải kết đưa tình". Giải kết, theo Đào Duy Anh, là:"Gởi mối tình kết buộc với nhau (dénoeur). Còn giải kết đưa tình là gì? chưa rõ lắm HỌA SƠN PHỦ CHI TÁC Này đoạn chung tình biết mấy nhau, Tiễn đưa ba bước cũng nên câu. Trên tay khép mở tanh chiều nhạn, Trước mặt đi về gấp bóng câu. Nước mắt trên hoa là lối cũ. Mùi hương trong nệm cả đêm thâu. Vắng nhau mới biết tình nhau lắm, Này đoạn chung tình biết mấy nhau. (Họa thơ Mai Sơn Phủ. Chưa rõ Mai Sơn Phủ là ai). NGUYỆT DẠ CA I Lộ như châu hề nguyệt sai, Thúc vãng lai hề chiếu dư hoài Uyển cố nhân hề thiên nhai Ai bất kiến hề tâm bồi hồi Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Đài hoang Thần Nữ miếu Vân tán Sở Vương đài Minh nguyệt quang như thử, Ngã tư chi nhân hề, yên tại tai. Dịch nghĩa: BÀI CA ĐÊM TRĂNG I Sương như hạt châu chừ, trăng như ngọc Vụt qua là chừ, soi chiếu lòng ta Người xưa dịu dàng chừ phương trời Yêu nhưng không gặp chừ lòng bồi hồi Rêu hoang miếu Thần Nữ (x) Mây tan đài Sở Vương Ánh trăng sáng như vậy Người mà ta nhớ chừng, ở nơi đâu? (x) Thần nữ miếu: Ở phía đông Vu Sơn, tỉnh Tây Xuyên. Con gái của Xích Đế là Giao cơ chết, chôn ở bắc Vu Sơn. Sở Hoài Vương đi chơi ở Vu Sơn, tới Dương Đài nằm mở giao hoan cùng nữ thần, bèn lập miếu thờ. Phiên âm: NGUYỆT DẠ CA II Hoan kì tự hề ba kì thi Hà vi thường hề vân vì y Diệc kí cấu chí hề ngã tâm tắc di Ngữ hạt kí hề thê trì Sàu lưu Tương Thủy thính Muộn áp thục sơn đê Nhật nguyệt hề có căn hề Tình chi sở chung Bất tri kì kì. Dịch nghĩa: BÀI CA ĐÊM TRĂNG II Hoa là chừ chừ, nhụy là thơ Dáng làm xiêm chừ, mây làm áo. Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Cũng là gặp nhau chừ. lòng ta thảnh thơi Lời ta đã chừ chậm trễ Nghe sầu trôi trên sông Tương Nén nỗi buồn dưới núi Thục (x) Tháng ngày không gốc rễ chừ Nơi tình hội tụ Biết hẹn khi nào. (x) Sông Tương (Tương thủy): còn gọi là Tương Giang, bắt nguồn từ núi Duyên huyện Hưng Yên, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Núi Thục (Thục sơn) ở phía đông nam huyện Tuyên Hưng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. THỆ VIẾT HỮU CẢM Mười mấy năm trời một chữ tình Duyên tơ này đã sẵn đâu đành Mái mây cắt nửa nguyền phu phát Giọt máu đầy hai chén tử sinh Một kiếp đã thề cùng dạ thắm Trăm thân đừng phụ với đầu xanh Mai sau lòng chẳng như lời nữa Đao búa nguyền xin lụy đến mình. (Lời thề) TỰ THÁN I Con bóng đi về chốc bấy nay Chữ duyên nào đã chắc trong tay. Nghĩ cùng thế sự lòng như đốt, Trong suốt nhân tình dạ muốn say, Muôn kiếp biết là duyên trọn vẹn, Một đời riêng mấy kiếp chua cay. Nỗi mình nỗi bạn dường bao nả, Dám hỏi ban đâu những cớ này. Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm TỰ THÁN II Lẩn thẩn đi về mấy độ nay Vì đâu đeo đẳng với nơi vầy Ấm trà tiêu khát còn nghe giọng Chén rượu mừng xuân dạ thấy say Điếm lữ trông chừng mấy đạm nhạt Dòng thu xem cỡ nước vơi đầy. Thương ai hẳn lại thương lòng lắm Này nọ này duyên những thế này . 2/ Năm bài thơ đề Vịnh Hạ Long: Năm 1962, ông Trần Văn Giáp (14) đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn (15) đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Dưới dây là bài số 1: Độ hoa phong: I. ĐỘ HOA PHONG Phiếm phàm vô cấp độ Hoa Phong Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyến. Sơn hình tà kháo thủy môn thông Ngư long tạp xứ thu yên bạc, Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng Ngọc động vân phòng tam bách lục, Bất tri thùy nhị Thủy Tinh cung. Dịch thơ Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong ĐÁ dựng bờ sơn mọc giữa dòng Dáng nước lần theo chân núi chuyển Mình lên nghiêng để lối duyền thông Có rồng lẩn nấp hơi thu nhạt, Âu lộ cùng bay bóng xế hồng Băm sáu phòng máy cùng động ngọc Đâu nào là cái Thủy Tinh cung? . Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm TUYỂN TẬP LƢU HƢƠNG KÝ - BÀ CHÚA THƠ NÔM Tập thơ Lưu Hương Ký chú dẫn: Hoan Trung Cổ Nguyệt Đường Xuân Hương nữ sĩ sử tập Lưu Hương Ký. được phát hiện (?). Tên di cảo có nghĩa là ghi mùi hương thơm của ngọc lưu, chữ Lưu này nhắc nơi Xuân Hương sinh ở huyện Quỳnh Lưu. Trong tập thơ có 30 đầu đề ; 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài. phấn rữa mồ hoang Xuân Hương đã khuất bên làn cỏ xanh U hồn say tít làm thinh Gió xuân mấy độ thế tình không hay ! Tuyển Tập Lƣu Hƣơng Ký - Bà chúa Thơ Nôm Tác phẩm của Hồ Xuân Hƣơng: Gồm

Ngày đăng: 19/10/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w