Song co hoc nc

10 209 0
Song co hoc nc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 1 /10 SÓNG CƠ HỌC ****** Câu 1: Sóng âm chỉ truyền được trong các môi trường? A. Khí, bề mặt chất lỏng B. Khí và lỏng C. Rắn, lỏng và khí D. Rắn, lỏng, khí và chân không Câu 2: Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp, cùng pha . Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động với biên độ cực đại là A. λ B. λ/2 C. λ/4 D. 2λ Câu 3: Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì A. Bươc sóng thay đổi nhưng tần số không đổi B. Bước sóng và tần số đều thay đổi C. Bước sóng và tần số không đổi D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi Câu 4: Người nghe có thể phân biệt được hai âm do dây đàn và ống sáo phát ra là do? A. Tần số khác nhau B. Đồ thị dao động của hai hai âm khác nhau C. Độ cao và độ to khác nhau D. Biên độ của hai âm khác nhau Câu 5: Trên mặt nước có hai nguồn âm giống hệt nhau, cách nhau 8 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2 cm thì số đường cực đại đi qua đường thẳng nối hai nguồn là A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Câu 6: Nguồn âm điểm S phát ra sóng âm truyền trong môi trường đẳng hướng. Có hai điểm A, B nằm trên nửa đường thẳng xuất phát từ nguồn. Mức cường độ âm tại A là L A =40dB và tại B là L B =80dB. Bỏ qua sự sự hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại trung điểm C của AB là A. 36 dB B. 46 dB C. 56 dB D. 60 dB Câu 7: Nguồn âm S phát ra sống âm có công suất P=4π.10 -6 W không đổi truyền đẳng hướng về mọi phương. Cho cường độ âm chuẩn I0=10 -12 W/m 2 . Điểm A cách nguồn một đoạn 10 m có mức cường độ âm là? A. 30 dB B. 40 dB C. 50 dB D. 60 dB Câu 8: Ở bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp phát sóng S 1 và S 2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là: u 1 =5cos40πt(mm) và u 2 =5cos(40πt+π)(mm). Tốc độ truyền sóng trên chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động cực đại trên đoạn S 1 S 2 là? A. 8 B. 9 C. 10 D. 11 Câu 9: Khi có sóng dừng trên sợi dây AB có hai đầu cố định thì thấy trên dây có 7 nút. Biết tần số sóng âm là 42 Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên muốn trên dây có 5 nút thì tần số phải là? A. 28 Hz B. 30 Hz C. 63 Hz D. 46 Hz Câu 10: Nguồn âm S phát ra sóng âm trong môi trường đẳng hướng. Có hai điểm A và B nằm trên nửa đường thẳng xuất phát từ nguồn S. Mức cường độ âm tại A là 20 dB và tại trung điểm C của AB là 26 dB. Bỏ qua sự hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại B là A. 32 dB B. 40 dB C. 50 dB D. 72,5 dB Câu 11: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng A. Trên cùng môt phương truyền sóng mà dao động tại đó ngược pha B. Gần nhau nhất trên cung một phương truyền sóng mà dao động tại đó cùng pha C. Gần nhau nhất mà dao động tại đó cùng pha D. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại đó cùng pha Câu 12: Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng? A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Tăng sau đó giảm Câu 13: Dây đàn hồi AB hai đầu cố định đang có sóng dừng. Quan sát trên dây ta thấy ngoài A, B còn hai điểm nữa không dao động và khoảng cách giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,04 s. Vận tốc truyền sống trên dây là? A. 4 m/s B. 5 m/s C. 8 m/s D. 10 m/s Câu 14: Một sóng cơ lan truyền với vậ toocs120 cm/s. Biết tấn số sóng thay đổi trong khoảng từ 10 Hz đến 15 Hz. Hai điểm cách nhau 12,5 cm luôn dao động vuông pha nhau. Bước sóng của sóng đó là? A. 12 c m B. 10,5 cm C. 8 cm D. 10 cm Câu 15: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thì thấy nó nhô lên cao 5 lần trong 8 s và thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2 m. Vận tốc truyền sóng biển là? A. 1 m/s B. 2 m/s C. 4 m/s D. 8 m/s Câu 16: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha với tần số f=20 Hz; AB=8 cm.Biết tốc độ truyền sống trên mặt nước là 30 cm/s. Một đường tròn có tâm tại trung điểm AB, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa, bán kính 3,2 cm. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là? A. 14 B. 16 C. 9 D.18 Câu 17: Một sợi dây AB dài 80 cm đầu B cố định, đầu A mắc vào nhánh âm thoa đang dao động với tần số f=50 Hz. Khi âm thoa rung trên dây có sóng dừng với 4 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 10 m/s B. 15 m/s C. 20 m/s D. 25 m/s Câu 18: Một nguồn sóng trên mặt nước có tần số f=500 Hz. Người ta thấy hai điểm trên cung một phương truyền sóng gần nhau nhất, cách nhau 10 cm luôn dao động lệch pha π/2. Vận tốc truyền pha? A. 200 cm/s B. 100 cm/s C. 150 cm/s D. 250cm/s Câu 19: Hai nguồn sóng trên mặt nước là S 1 S 2 =7λ phát ra hai sóng có phương trình là u 1 =asinωt và u 2 =acosωt. Sóng không suy giảm. Điểm M trên đường trung trực S 1 S 2 , gần nhất có dao động cùng pha với nguồn S 1 cách S 1 một khoảng là? A. 31λ/8 B. 33λ/8 C. 41λ/8 D. 49λ/8 Câu 20: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sóng dừng? A. Hình ảnh sóng dừng lặp lại sau ¼ chu kỳ B. Các phần tử môi trường hai bên một nút dao đông ngược pha nhau C. Các điểm nằm giữa hai nút liên tiếp dao động cùng pha với nhau D. Hình ảnh sóng dừng lặp lại sau mỗi chu kỳ sóng Câu 21: Hai nguồn sóng A, B trên mặt nước các nhau AB=7λ phát ra dao động có phương trình lần lượt là u A =acosωt và u B =acos(ωt+π/2). Sóng không suy giảm. Số điểm cực đại trên AB là? A. 13 B. 14 C. 15 D. 16 Câu 22: Khi nói về sóng cơ học, điều nào su đây là sai? A. Sóng cơ học có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang B. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất C. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 2 /10 D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc Câu 23: Nguồn âm điểm S phát ra sóng âm truyền trong môi trường đẳng hướng. Có hai điểm A và B nằm trên đưởng thẳng xuất phát từ nguồn S. Mức cường độ âm tại A và B thỏa mãn L A -L B =10 dB. Bỏ qua sự hấp thụ âm. Tỉ số I A /I B là? A. 2 B. 5 C. 10 D. 100 Câu 24: Cho cường độ âm chuẩn là 10 -12 W/m 2 . Tại điểm có cường độ âm 10 -5 W/m 2 thì mức cường độ âm là bao nhiêu? A. 50 dB B. 60 dB C. 70 dB D. 80 dB Câu 25: Một sợi dây kim loại căng giữa hai điểm cố định cách nhau 2,4 m. Đặt một nam châm vĩnh cửu lại gần sợi dây. Khi cho dòng điện xoay chiều tần số 25 Hz đi qua sợi dây thì trên dây quan sát thấy sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây? A. 40 m/s B. 80 m/s C. 160 m/s D. 20 m/s Câu 26: Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào đặc tính vật lí nào của âm? A. Mức cường độ âm B. Biên độ âm C. Cường độ âm D. Đồ thị dao động âm Câu 27: Chọn câu đúng? Các điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha khi chúng cách nhau? A. Số nguyên lần bước sóng B. Số lẻ lần bước sóng C. Số nguyên lần nửa bước sóng D. Số lẻ lần nửa bước sóng Câu 28: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng cùng biên độ, cùng tần số f=25 Hz, cùng pha. Khoảng cách giữa hai nguồn là 5 cm. Vận tốc truyền sóng là 20 cm/s. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Có 13 vân cực đại và 12 vân cực tiểu B. Có 12 vân cực đại và 13 vân cực tiểu C. Có 12 vân cực đại và 12 vân cực tiểu D. Có 13 vân cực đại và 13 vân cực tiểu Câu 29: Cho sóng ngang truyền trên sợi dây có phương trình u=5cos(10t-0,02x)(cm;s). Tốc độ cực đại của phần tử vật chất có sóng truyền qua là A. 100 cm/s B. 5 m/s C. 500 m/s D. 50 cm/s Câu 30: Tốc độ truyền sóng cơ học trong môi trường phụ thuộc vào? A. Cường độ sóng B. Biên độ của nguồn sóng C. Bản chất môi trường truyền sóng D. Tần số sóng Câu 31: Tại nguồn O phương trình truyền sóng là u=Acos(10πt)(cm;s). Vận tốc truyền sóng trong môi trường là v=4 m/s. Tìm nhận xét sai khi nói về quá trình truyền sóng trong môi trường này? A. Li độ dao động tại điểm M ở thời điểm t và (t+0,2)s là như nhau B. Hai điểm cách nhau 0,4 m luôn dao ộng ngược pha C. Sóng trên mặt nước có bước sóng là λ=0,8 m D. Các phần tử nước không chuyển dời theo thời gian Câu 32: Sóng cơ học có tần số f=50 Hz, vận tốc t/m 3,5m/s < v < 4,5m/s. Hai điểm A và B trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 18 cm luôn dao động vuông pha với nhau. Giá trị của v là? A. 3,75 m/s B. 4,4 m/s C. 4 m/s D. 4,25 m/s Câu 33: Một nguồn âm được coi là một nguồn điểm phát âm ra mọi hướng. Bỏ qua sự hấp thụ âm. Khi tăng khoảng cách đến nguồn âm lên gấp hai lần thì? A. Mức cường độ âm giảm đi hai lần B. Mức cường độ âm giảm đi bốn lần C. Cường độ âm giảm đi hai lần D. Cường độ âm giảm đi bốn lần Câu 34: Giao thoa là hiện tượng? A. Tổng hợp các dao động cùng phương , cùng tần số của các sóng cùng truyền đến một điểm B. Hai sóng truyền đến cùng một điểm làm cho phần tử tại đó dao động với biên độ bằng tổng biên độ hai nguồn C. Cộng hưởng của dao dộng riêng của phần tử môi trường và dao đông cưỡng bức gây bởi nguồn D.Tổng hợp các dao động cùng phương cùng tần số và cùng pha của các sóng truyền đến cùng một điểm Câu 35: Khi hiện tượng dao thao thì tại một điểm: A. Biên độ sóng tại điểm đó biến thiên điều hòa theo thời gian B. Độ lệch pha của hai sóng tại điểm đó biến đổi theo thời gian C. Pha dao động tại ddiemr đó biens thiên điều hòa theo thời gian D. Điểm đó không dao động Câu 36: Sóng dừng hình thành trên dây có hai đầu cố định, bước sóng của nó bằng: A. Khoảng cách giữa hai bụng sóng, hai nút sóng liên tiếp B. Một nửa chiều dài của dây C. Cả chiều dài dây D. Hai lần khoảng cách giữa hai bụng hoặc hai nút liên tiếp Câu 37: Tai người bình thường nghe được âm có tần số và mức cường độ âm trong khoảng nào? A. 16 Hz ≤ f ≤ 20 kHz; 0 ≤ L ≤ 130 dB B.20 Hz ≤ f ≤50 kHz; 0 ≤ L ≤ 130 dB C. 0 Hz ≤ f ≤ 16kHz; 0 ≤ L ≤ 130 dB D. 16 Hz ≤ f ≤ 20 kHz; 130 ≤ L ≤ 200 dB Câu 38: Tiếng ồn ngoài phố có mức cường đọ âm là 80 dB. Tính cường độ âm ngoài phố, biết cường độ âm chuẩn là 10 -12 W/m 2 ? A. 10 -6 W/m 2 B. 10 -9 W/m 2 C. 10 -3 W/m 2 D. 10 -4 W/m 2 Câu 39: Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt nước cùng phương, cùng tần số f=20 Hz, cùng biên độ a= 2,5 mm và cùng pha ban đầu bằng không. Xem rằng biên độ không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Biết vận tốc truyền sóng v= 32 cm/s. Phương trình sóng tổng hợp tại điểm M trên mặt nước (M cách A và B những khoảng lầ lượt là 4,2 cm và 9 cm) gây ra bởi hai nguồn A và B là: A. u M =5cos(40πt+π/4)(mm) B. u M =2,5cos(40πt-π/4)(mm) C. u M =0 D. u M =5cos(40πt+3π/4)(mm) Câu 40: Một sợi dây mảnh AB=2,5 m được căng theo phương ngang, trong đó đầu B cố định, đầu A được rung bởi một dụng cụ để tạo sóng dừng trên dây. Tần số f có thể thay đổi được giá trị trong khoảng từ 93 Hz đến 100 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v= 24 m/s. Hỏi f phải nhận giá trị nào dưới đây để trên dây có sóng dừng? A. 98 Hz B. 96 Hz C. 100 Hz D. 93 Hz Câu 41: Chọn câu sai? Trong sự lan truyền sóng: A. Những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì luôn dao động ngược pha B. Tần số sóng không thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường kia C. Tốc độ truyền sóng là tốc độ truyền pha dao động D. Những điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha với nhau Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 3 /10 Câu 42: Một âm thoa có tần số f=440 Hz đặt sát miệng một bình hình trụ đựng nước có mức nước cách miệng bình sao cho âm phát ra là to nhất. Hỏi cần rót thêm vào bình một cột nước có độ cao tối thiểu bằng bao nhiêu thì âm thanh trở nên nhỏ nhất? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là v= 330 m/s. A. 37,5 cm B. 27,5 cm C. 17,85 cm D. 18,75 cm Câu 43: Hai nguồn sóng kết hợp A và B trên mặt nước thực hiện dao động điều hòa theo phương vuông ogcs với mặt nước với độ lệch pha là  . Xác định  ? Biết rằng trên đường nối hai nguồn ta thấy những điểm dao động với biên độ bằng 0 thì điểm M gần đường trung trực nhất cách đường trung trực một khoảng bằng λ/6 A. 2π/3 B. π/2 C. π/3 D. π/6 Câu 44: Trên một sợi dây dài 1,5 m hai đầu cố định có sóng dừng. Kể cả hai đầu dây thì trên dây có 6 nút. Biết tốc độ truyền sóng là v=60 m/s. Tần số dao động của dây là? A. 80 Hz B. 100 Hz C. 500 Hz D. 50 Hz Câu 45: Hai nguồn sóng A, B trên mặt nước có tọa độ là A(-4 m;0); B(4 m;0). Các điểm M và N trên mặt nước có tọa độ M(-4 m; 6m) và N(4 m; 3 m), sóng truyền từ hai nguồn có cùng bước sóng 1,25 m. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 46: Về sự lan truyền sóng cơ? A. Tại điểm phản xạ sóng, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới B. Tại điểm phản xạ, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới C. Khi truyền đi năng lượng sóng luôn giảm D. Mật độ hạt của môi trường ảnh hưởng tới sự lan truyền vật chất có sóng truyền qua Câu 47: Trên mặt nước có hai nguồn dao động, phương trình lần lượt là: u A =2cos(80πt+π/6)(cm;s); u B =6cos(80πt+π)(cm;s). Vận tốc truyền sóng là 2,4 m/s. Tại điểm M cách các nguồn A và B lần lượt là 2,5 cm và 4 cm biên độ sóng là? A. 5√13 cm B. 5√7 cm C. 2√13 cm D. 5√3 cm Câu 48: Hai sóng dạng sin có cùng bước sóng và biên độ sóng truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây với tốc độ 20 cm/s tạo ra một sóng dừng. Khoảng thời gian giữa hai lần gần nhất sợi dây duỗi thẳng là 0,6 s. Bước sóng của sóng này là? A. 12 cm B. 18 cm C. 24 cm D. 36 cm Câu 49: Sóng cơ học là? A. Sự lan truyền dao động theo thời gian B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian C. Sự lan tỏa vật chất trong không gian D. Sự lan truyền biên độ của các phần tử vật chất theo thời gian Câu 50: Bước sóng λ là? A. Quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ B. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng luôn dao động cùng pha C. Là quãng đường sóng truyền được trong một đơn vị thời gian D. Là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng cùng li độ với nhau. Câu 51: Trong một thí nghiệm về giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f= 32 Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách hai nguồn những khoảng 28 cm và 23,5 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực còn hai dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là? A. 34 cm/s B. 24 cm/s C. 44 cm/s D. 48 cm/s Câu 52: Một sợi dây đàn hồi có chiều dai l có sóng dừng. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là? A. l/2 B. l/4 C. l D. 2l Câu 53: Một nguồn âm coi là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Bỏ qua sự hấp thụ âm. Tại một điểm cách nguồn một khoảng 1m thì mức cường độ âm là 100 dB. Tại điểm cách nguồn âm một khoảng 10 m thì mức cường độ âm là? A. 120 dB B. 90 dB C. 80 dB D. 70 dB Câu 54: Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo đường thẳng với biên độ sóng không đổi. Ở thời điểm t=0, điểm O đi qua VTCB theo chiều dương, một điểm cách nguồn âm một khoảng ¼ bước sóng có li độ 5 cm ở thời điểm ½ chu kỳ. Biên độ của sóng là? A. 10 cm B. 5√3 cm C. 5√2 cm D. 5 cm Câu 55: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong một môi trường vật chất B. Sóng ngang là sóng có các phần tử môi trường lan truyền theo phương ngang C. Sóng dọc là sóng có các phần tử môi trường lan truyền trùng với phương truyền sóng D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ Câu 56: Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau 12 cm đang dao động theo phương vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. Gọi C là điểm trên mặt nước cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một đoạn 8 cm. Số điểm dao động ngược pha với hai nguồn trên đoạn CO là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 57: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt nước thấy nó nhô cao lên 5 lần trong 12 s. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 12 m. Vận tốc truyền âm trên mặt nước là? A. 3 m/s B. 4 m/s C. 5 m/s D. 6 m/s Câu 58: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Âm nghe được có tần số trong khoảng 16 Hz đến 20 kHz B. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm không có gì khác nhau, chúng đều là sóng cơ C. Sóng siêu âm là sóng duy nhất mà tai người không nghe được D. Sóng âm là sóng dọc truyền trong các môi trường vật chất rắn, lỏng và khí Câu 59: Sóng dừng xảy ra trên dây AB hai đầu cố định . Biết AB=1,6 m, Quan sát trên dây có tất cả 9 nút kể cả A,B. Tần số sóng là 90 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 24 m/s B. 32 m/s C. 36 m/s D. 40 m/s Câu 60: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào? A. Năng lượng sóng B. Tần số sóng C. Bước sóng D. Môi trường truyền sóng Câu 61: Phương trình dao động tại nguồn O có dạng u O =Acos(2πt/T)(cm;s). Sóng truyền trên dây có biên độ không đổi. Tại điểm M trên dây cách nguồn 7/6 bước sóng ở thời điểm t=1,5T có li độ dao động u=-3 cm. Biên độ sóng là? A. 3 cm B. 4 cm C. 5 cm D. 6 cm Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 4 /10 Câu 62: Trong sự giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn kết hợp ngược pha, phát ra các sóng có bước sóng λ. Những điểm có biên độ cực đại có hiệu khoảng cách tới hai nguồn t/m? A. d 2 -d 1 =kλ B. d 2 -d 1 =kλ/2 C. d 2 -d 1 =(k+1/2)λ D. d 2 -d 1 =2kλ (với k=0,±1,±2,…) Câu 63: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 32 cm có hai nguồn phát sóng có phương trình lần lượt là u A =5cos100πt(mm;s) và u B =5cos(100πt+π/2)(mm;s). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=2 m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB? A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 Câu 64: Một sợi dây đàn hồi AB=60 cm có đầu B lơ lửng, đầu A mắc vào nhánh âm thoa dao động với tần số f=50 Hz. Khi đó trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây? A. 24 m/s B. 30 m/s C. 40 m/s D. 48 m/s Câu 65: Một sợi dây dài 2l, được kéo căng, có hai đầu A, B được giữ cố định. Sợi dây được kích thích dao động sao cho trên dây có sóng dừng và ngoài hai điểm A và B thì chỉ có điểm chính giữa C của dây là nút sóng. M và N là hai điểm trên dây, nằm hai bên điểm C và cách C một đoạn x(x<l). Dao động tại các điểm M và N sẽ? A. Có biên độ như nhau và cùng pha B. Có biên độ như nhau và ngược pha C. Có biên độ khác nhau và dao động ngược pha D. Có biên độ khác nhau và dao động cùng pha Câu 66: Dây đàn dài 50 cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là 200 m/s. Dây đàn phát ra có tần số cơ bản là? A. 200 Hz B. 300 Hz C. 400 Hz D. 100 Hz Câu 67: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng biên độ a, cùng tấn số f=30 Hz, ngược pha nhau. Vận tốc truyền sóng v= 60 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi. Xét hai điểm M và N trên mặt nước cách nguồn những khoảng lầ lượt là: MA=15 cm, MB= 19 cm; NA=21 cm, NB=24 cm. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. M dao động với biên độ 2a, N đứng yên B. N dao động với biên độ 2a, M đứng yên C. Cả M và N dao động với biên độ bằng a D Cả M và N dao động với biên độ bằng 1,5a Câu 68: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 1 dB. Tỉ số cường độ âm giữa chúng? A. 1,18 B. 1,26 C. 1,85 D. 2,52 Câu 69: Không có sự truyền nặng lượng trong: A. Sóng cơ học B. Sóng ngang C. Sóng dọc D. Sóng dừng Câu 70: Một nguồn âm có công suất P=0,4 W, được coi là một nguồn điểm, phát sóng âm trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Cường độ âm chuẩn I 0 =10 -12 W/m 2 . Mức cường độ âm cách nguồn 20m là bao nhiêu? A. 79 dB B. 34,5 dB C. 86 dB D. 7,96 dB Câu 71: Chọn câu đúng? A. Biên độ tại một điểm trên phương truyền sóng sẽ có biên độ cực đại khi nó cùng pha với nguồn B. Biên độ tại một điểm là biên độ của phần tử vật chất tại điểm đó khi có sóng truyền qua C. Tần số sóng của các phần tử vật chất có sóng truyền qua sẽ giảm dần vì có ma sát với môt trường D. Sự truyền sóng là quá trình truyền pha dao động vì các phần tử vật chất có sóng truyền qua dao động cùng pha với nguồn Câu 72: Một sóng dừng trên dây có dạng u=2sin(πx/2)cos(20πt+π/2)(cm;s). Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 40 cm/s B. 80 cm/s C. 120 cm/s D. 160 cm/s Câu 73: Đầu A trên một sợi dây dao động theo phương vuông góc với dây có phương trình u A =4cos(100πt-π/2)(cm;s). Vận tốc truyền sóng trên dây v=100 m/s. N là điểm cách nguồn A một đoạn 50,5 m. Pha dao động tại N lúc t=1,2 s? A. 69π B. 68,5π C. -π D. –π/2 Câu 74: Một sợi dây dài l=120 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng với 8 múi sóng. Biên độ của điểm bụng là a=2 cm. Biên độ dao động của điểm trên dây cách đầu dai một đoạn 10 cm là? A. √3 cm B. 1cm C. √2 cm D. 2 cm Câu 75: Trên một sợi dây(hai đầu cố định) đang có sóng dừng với tần số 100 Hz. Người ta thấy có 4 điểm dao động với biên độ cực đại và tổng chiều dài của sợi dây chứa các phần tử dao động cùng pha cách nhau là 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên dây là? A. 50 m/s B. 100 m/s C.25 m/s D. 200 m/s Câu 76: Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Thấy hai điểm A và B trên mặt nước nằm trên cùng phương truyền sóng cách nhau 20 cm luôn dao động ngước pha. Tìm vận tốc truyền sóng, biết nó nằm trong khoảng từ 3 m/s đến 5 m/s? A. 4,2 m/s B. 3,2 m/s C. 3,5 m/s D. 5 m/s Câu 77: Trên một mặt nước rộng vô hạn, các nguồn sóng tại A và B được duy trì và biên độ sóng không đổi. Phương trình nguồn u A =u B =2cos(100πt+π/2)(cm;s). Vận tốc truyền sóng là 4,5 m/s. Tại điểm M trên mặt nước, cách hai nguồn lần lượt là 2 cm và 16 cm, pha ban đầu của sóng là? A. –π/2 B. -3π/2 C. -2π/3 D. π Câu 78: Khi có một sóng cơ truyền qua môi trường thì: A. Các phần tử môi trường dao động theo phương truyền sóng B. Các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng C. Các phần tử càng gần nguồn sóng dao động càng nhanh pha hơn D. Các phần tử truyền dao động ra chỉ nhờ vào lực liên kết môi trường Câu 79: Khi một sóng cơ được truyền đi không có sự lan truyền A. Pha dao động B. Vật chất C. Năng lượng D. Dao động Câu 80: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua không đồng thời đặc trưng cho sóng? A. Chu kỳ và tần số B. Biên độ C. Năng lượng D. Vận tốc Câu 81: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha. Khoảng cách AB=20 cm, bước sóng 5 cm. Nếu giữ nguyên vận tốc sóng và tăng tần số nguồn lên 2 lần thì số cực đại trên AB (không kể A, B)? A. Tăng đến 19 cực đại B. Tăng đến 21 cực đại C. Tăng thêm 9 cực đại D. Giảm đi 10 cực đại Câu 82: Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,5 m, hai đầu cố định. Ngoài hai đầu cố định người ta còn quan sát thấy 3 điểm điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian liên tiếp hai lần sợi dây duỗi thửng là 0,25 s. Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 2 m/s B. 1,5 m/s C. 3 m/s D. 6m/s Câu 83: Các giọt nước rơi đều đặn xuống mặt nước phẳng lặng với tốc độ 1600 giọt/phút tạo ra một sóng trên mặt hồ với vận tốc v=2,4 m/s. Khoảng cách giữa hai sóng tròn liên tiếp là? Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 5 /10 A. 9 cm B. 0,11 cm C. 3 cm D. 8 cm Câu 84: Hai nguồn sóng A và B dao đông cùng pha trên mặt nước. Tọa độ các nguồn là A(-20 cm,0); B(20 cm,0); điểm M trên mặt nước có tọa độ M(20 cm, 30 cm). Có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại trên AM? Biết bước sóng λ=9 cm. A. 7 B. 6 C. 8 D. 10 Câu 85: Một sóng ngang truyền trên mặt nước có phương trình u=2cosπ(0,2t-0,5x)(cm;s). Quãng đường sóng truyền được trong 15 s? A. 24 cm B.12 cm C. 6 cm D. 60 cm Câu 86: Căng ngang một sợi dây đàn hồi AB=60 cm, đầu B cố định , đầu A dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=5cos40πt(cm;s). Sóng truyền trên dây với vận tốc v=40 cm/s. Phương trình sóng phản xạ tại B là? A. 5cos(40πt+π/2)(cm;s) B. 5cos(40πt)(cm;s) C. 5cos(40πt-π/2)(cm;s) D. 5cos(40πt+π)(cm;s) Câu 87: Sóng dọc và sóng ngang A. Có bản chất vật lý khác nhau B. Có phương dao động song song hoặc vuông góc với phương truyền sóng C. Truyền trong môi trường rắn, lỏng khí D. Có bản chất vật lý giống nhau Câu 88: Phát biểu nào sau đây là sai? Sự giao thoa thoa sóng: A. Tạo ra các vân giao thoa di chuyển trong không gian B. Tạo ra các điểm dao động với biên độ cực đại C. Chỉ xảy ra khi các sóng kết hợp gặp nhau D. Tạo ra sóng dừng khi các sóng kết hợp truyền ngược chiều tới gặp nhau Câu 89: Một sóng ngang truyền dọc theo một sợi dây. Một điểm cách nguồn sóng một khoảng λ/3 có độ dời so với VTCB là √3 cm sau một nửa chu kỳ. Lúc t=0 sóng ở biên dương. Biên độ sóng? A. 3√2 cm B. 2 cm C. 2√3 cm D. 3 cm Câu 90: Khi có một sóng cơ lan truyền trong môi trường A. Các hạt vật chất môi trường lan truyền theo phương truyền sóng B. Những điểm cách nhau một số nguyên bước sóng dao đông cùng pha C. Các hạt môi trường dao dộng với cùng biên dộ D. Trạng thái dao động được truyền đi Câu 91: Một sợi dây đàn hồi chiều dài l, trên dây có sóng dừng. tăng chiều dài dây thêm 15 cm thì trên dây có 5 bụng sóng. Nếu giảm chiều dài dây 15 cm thì trên dây có 4 nút sóng không kể hai đầu. Biết vận tốc truyền sóng trên dây không đổi. Chiều dài l là? A. 30 cm B. 60 cm C.15 cm D. 45 cm Câu 92:Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra B. Tạp âm có tần số không xác định C. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm D. Âm sắc phụ thuộc vào đồ thị dao động âm Câu 93: Hai nguồn sóng kết hợp A và B có phương trình u A =u B =2cos50πt(cm;s), bước sóng là 10 cm. Sóng tại điểm M cách nguồn những khoảng 25 cm và 5 cm có biên độ là? A. 2 cm B. 4 cm C. 0 cm D. 5 cm Câu 94: Hai nguồn sóng kết hợp AB=20 cm dao động với phương trình u A =u B =4cos40πt(cm;s), vận tốc truyền sóng v=1,2 m/s. Số điểm không dao động trên đoạn AB là? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 95: Vận tốc âm trong môi trường nào là lớn nhất ? A. Không khí loãng B. Không khí C. Nước nguyên chất D. Chất rắn Câu 96: Một sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do có chiều dài l=68 cm. Trên dây có sóng dừng với khoảng cách giữa 3 bụng sóng liên tiếp là 16 cm. Số bụng và số nút lầ lượt trên dây là: A. 9 và 10 B. 9 và 9 C. 10 và 9 D. 8 và 8 Câu 97: Nguồn sóng trên mặt chất lỏng phát ra sóng có tần số f=10 Hz, gây ra sóng có biên độ 0,5 cm. Biết khoảng cách giữa 7 gợn sóng liên tiếp là 30 cm. Vận tốc truyền sóng là: A. 150 cm/s B. 25 cm/s C. 100 cm/s D. 50 cm/s Câu 98: Một thanh thép dao động với tần số f=16 Hz. Gắn một quả cầu nhỏ vào đầu thanh thép. Khi thanh thép dao động , tạo ra trên mặt nước sóng có tâm O. Trên nửa đường thẳng xuất phát tư O người ta thấy hai điểm M, N cách nhau 6 cm dao động cùng pha. Biết tốc độ lan truyền T/m 0,4 m/s ≤ v ≤ 0,6 m/s. Tốc độ truyền sóng: A. 60 cm/s B. 48 cm/s C. 56 cm/s D. 42 cm/s Câu 99: Một sóng cơ học biên độ A= 3 cm và bước sóng λ. Biết tốc độ truyền sóng bằng hai lần tốc độ dao động cực đại của các phần tử vật chất một trường. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha: A. 3π cm B. 6√2π cm C. 6π cm D. 3√2π cm Câu 100: Sóng dừng trên dây có chiều dài 32 cm với đầu B cố cố định. Tần số dao động của dây là 50 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là 4 m/s. Trên dây có? A. 9 nút và 8 bụng B. 5 nút và 4 bụng C. 8 nút và 8 bụng D. 4 nút và 4 bụng Câu 101: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cùng phương, cùng tần số f=10 Hz, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v=20 cm/s. Hai điểm M, N trên mặt nước có MA = 15 cm; MB = 20 cm; NA = 32 cm; NB = 24,5 cm. Số đường dao động cực đại giữa hai điểm M và N? A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 102: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng chu kỳ T= 0,05 s, biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v=30 cm/s, AB = 8 cm. Một đường tròn bán kính R=2,5 cm có tâm tại trung điểm O của AB, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa. Số điểm cực đại trên đường tròn là? A. 16 B. 18 C. 10 D. 14 Câu 103: Một sóng ngang truyền từ trái sang phải trên một sợi dây. Li độ của các điểm trên sợi dây tại một thời điểm t nào đó như hình vẽ. Tốc độ chuyển động của các điểm P và Q sau thời điểm t đó một khoảng thời gian rất nhỏ là A. Tăng lên; tăng lên B. Tăng lên; giảm đi C. Giảm đi; giảm đi D. Giảm đi; tăng lên Câu 104: Tính chất nào của sóng âm chịu ảnh hưởng khi nhiệt độ thay đổi? A. Biên độ B. Cường độ C. Bước sóng D. Tần số u x P Q O Hư ớng sóng truyền Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 6 /10 Câu 105: Sợi dây AB treo lơ lửng, đầu A được gắn vào bản rung với tàn số f=100 Hz, đầu B tự do, tốc độ truyền sóng trên dây là v=4 m/s. Chiều dài dây là 21 cm. Trên dây có sóng dừng với bao nhiêu điểm bụng? A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 106: Để phân biệt sóng ngang và sóng dọc, ta căn cứ vào: A. Phương truyền sóng và bước sóng B. Tốc độ truyền sóng và dao động C. Phương dao độn và tần số sóng D. Phương dao động vf phương truyền sóng Câu 107: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc tính sinh lí của sóng âm? A. Âm sắc B. Độ cao C. Mức cường độ âm D. Độ to Câu 108: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f=16 Hz và cùng pha. Tại điểm M trên mặt nước cách A, B những khoản lần lượt là : 29 cm và 21 cm sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB còn 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước? A. 42,67 cm/s B. 24 cm/s C.0,64 m/s D. 0,32 m/s Câu 109: Chọn câu sai khi nói về sóng cơ? A. Sóng lan truyền trên mặt nước là sóng ngang B. Sóng ngang lan truyền được trong môi trường lỏng khí C. Sóng cơ không lan truyền được trong chân không D. Sóng ngang lan truyền được trong chất rắn Câu 110: Chọn câu sai? Bản chất của quá trình truyền sóng: A. Lan truyền vật chất B. Truyền năng lượng C. Lan truyền dao động D. Truyền pha dao động Câu 111: Quan sát một sóng phát ra tại một nguồn điểm, người ta thấy xuất hiện các vòng tròn đồng tâm. Tại thời điểm t, người ta đô được hiệu khoảng cách giwua hai vòng tròn liên tiếp là 2 cm. Biết tần số f=10 Hz. Tốc độ lan truyền sóng trên mặt chất lỏng? A. 40 cm/s B. 20 cm/s C.10 cm/s D. 30 cm/s Câu 112: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, cho một đầu dây dao động theo phương vuông góc với phương dây; tần số dao động f=20 Hz. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên sợi dây dao động ngược pha nhau là 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên dây? A. 10 m/s B. 40 m/s C. 30 m/s D. 20 m/s Câu 113: Một sóng lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Gọi hai điểm M và N gần nhất trên dây lệch pha π/4, biết khoảng cách giữa hai điểm là 1,5 cm. Bước sóng trên dây? A. 6 cm B. 4 cm C. 12 cm D. 3 cm Câu 114: Sóng cơ không có tính chất nào sau đây? A. Sóng cơ không lan truyền được trong chân không B. Sóng cơ truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng D. Tốc độ truyền sóng trong môi trường phụ thuộc vào tần số sóng Câu 115: Hai nguồn sóng trên mặt nước có phương trình lần lượt là u 1 =2cos40πt(cm;s) và u 2 =2cos(40πt+π)(cm;s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v=0,6 m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Tại điểm M cách hai nguồn lần lượt là 19 cm và 19,5 cm có biên độ là? A. 4 cm B. 2 cm C. 0 D. 2√3 cm Câu 116: Trong không khí có nguồn âm được coi là nguồn điểm truyền âm đẳng hướng. Bỏ qua sự mất mát năng lượng. Biết mức cường độ âm tại điểm cách nguồn âm một đoạn 10 m là 60 dB. Tại điểm có mức cường độ âm là 40 dB cách nguồn một đoạn bằng bao nhiêu? A. 1 km B. 0,2 km C. 2 km D. 0,1 km Câu 117: Trong quá trình giao thoa sóng , dao động tổng hợp tại M chính là sự tổng hợp của các sóng thành phần. Gọi   là độ lệch pha của hai sóng tại M, d 1 , d 2 là khoảng cách tới hai nguồn(với k=0,±1,±2,…). Biên độ tại M cực đại khi: A.   =(2k+1)π/2 B.   =2kπ C.   =(2k+1)π D.   =kπ Câu 118: Một sóng cơ học lan truyền trong môi trường vật chất có phương trình u=4cos(πt/3-2πx/3)(cm;s). Vận tốc truyền sóng trong môi trường? A. 2 m/s B. 1 m/s C. 0,5 m/s D. 5 m/s Câu 119: Âm thanh do người hay nhạc cụ phát ra có đồ thị được biểu diễn theo thời gian có dạng: A. Đường cong bất kì B. Đường hình sin C. Dường đồ thị hàm cosin D. Biến thiên tuần hoàn Câu 120: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng giữa hai nguồn két hợp A và B ngược pha nhau, những điểm trên đường trung trực sẽ? A. Dao động với biên độ bé nhất B. Đứng yên không dao động C. Dao động với biên độ lớn nhất D. Dao động với biên độ có giá trị trung bình Câu 121: Một dây đàn hồi AB dài 90 cm có đầu B tự do. Tại đầu A dao động điều hòa phương ngang có tần số f=100 Hz, ta có sóng dừng trên dây có 4 múi sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây có giá trị bằng bao nhiêu? A. 40 m/s B. 60 m/s C. 30 m/s D. 20 m/s Câu 122: Trong thép vận tốc truyền sóng âm là 5000 m/s. Nếu tại hai điểm gần nhất có pha khác nhau π/2, cách nhau 1m thì tần số sóng bằng bao nhiêu? A. 2500 Hz B. 5000 Hz C. 1250 Hz D. 10000 Hz Câu 123: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động với phương trình u A =u B =2cosπt(cm;s); đặt cách nhau 150 cm. Vận tốc truyền sóng là v= 60 cm/s. Số điểm trên AB dao động với biên độ cực đại là A. 9 B. 5 C. 3 D. 7 Câu 124: Điều nào sau đây là sai khi nói về đồ thị sóng? A. Đường hình sin thời gian của một điểm là đồ thị dao động của điểm đó B. Đồ thị dao động của một điểm trên dây là một đường sin có cùng chu kỳ với nguồn C. Đường hình sin không gian vào một thời điểm biểu thị dạng của môi trường vào thời điểm đó D. Đương hình sin không gian cùng chu kỳ với nguồn Câu 125: Tạo sóng ngang trên một dây đàn hồi Ox. Một điểm M cách nguồn O một đoạn d=50 cm, phương trình dao động tại M có dạng u M =2cosπ/2(t- 1/20)(cm;s), vận tốc truyền sóng trên dây v= 10 m/s. Phương trình dao động sóng tại O là? A. u O =2cos(πt/2 - π/20)(cm;s) B. u O =2cos(πt/2)(cm;s) C. u O =2sin(πt/2 - π/20)(cm;s) D. u O =2sin(πt/2 + π/20)(cm;s) Câu 126: Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 16 cm đang cùng dao động với phương trình u=acos50πt(cm;s) . C là điểm trên mặt nước thuộc đường cực tiểu; giữa C và trung trực của AB có một đường cực đại. Biết AC=17,2 cm, BC =13,6 cm. Số đường cực đại trên cạnh AC là? A. 13 B. 5 C. 8 D. 9 Câu 127: Cùng một cường độ âm, tai nghe thính nhất với âm có tần số: A. Từ 5000Hz đến 10000Hz B. Từ 1000Hz đến 5000Hz C. Từ 10000Hz đến 20000Hz D. Từ 16 Hz đến 1000Hz Câu 128: Vận tốc truyền sóng cơ không phụ thuộc vào: Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 7 /10 A. Tần số và biên độ sóng B. Nhiệt độ môi trường và tần số sóng C. Bản chất của môi trường lan truyền sóng D. Biên độ sóng và bản chất môi trường Câu 129: Sóng dừng trên dây dài 1m có vật cản cố định, tần số f=80 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là v=40 m/s. Cho các điểm M 1 , M 2 , M 3 và M 4 trên dây và lần lượt cách dây những khoảng 20 cm, 30 cm, 70cm và 75 cm. Điều nào sau đây mô tả không đúng trạng thái dao động của các điểm? A. M 2 và M 3 dao động cùng pha B. M 4 không dao đọng C. M 3 và M 1 dao động cùng pha D. M 1 và M 2 không dao động Câu 130: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định, người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây là? A. 125 Hz B. 100 Hz C. 50 Hz D. 75 Hz Câu 131: Âm sắc là một đặc trưng của sóng âm phụ thuộc vào? A. Chỉ phụ thuộc vào tần số B. Chỉ phụ thuộc vào biên độ C. Phụ thuộc vào độ to của âm D. Mang đặc trưng của một dao động tổng hợp Câu 132: Hai nguồn sóng kết hợp, cùng pha A và B cách nhau 9λ. Số điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn nằm trên AB là: A. 10 B. 2 C. 8 D. 7 Câu 133: Hai nguồn kết hợp A và B. Tần số sóng f= 40Hz, vận tốc truyền sóng v=60 m/s. M và N là hai điểm nằm trên AB sao cho MA=NB<AB/2. Hãy tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên MN biết MN=5 cm A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 134: Trên dây AB=60 cm, cố định hai đầu thì tồn tại một sóng dừng gồm ba bụng sóng. Tần số sóng f=20 cm/s. Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 8 m/s B. 4 m/s C. 6 m/s D. 50 m/s Câu 135: Một sóng lan truyền theo phương Ox, phương trình sóng tại nguồn O là u=5cos(20πt+π/3)(cm;s). Li độ u của một điểm có tọa độ x= 3 cm tại thời điểm t= 1s là bao nhiêu? Biết tốc độ truyền sóng v=40 cm/s. A. -2,5 cm B. 2,5 cm C. -2,5√3 cm D. 2,5√3 cm Câu 136: Phương trình sóng tại một diểm cách nguồn một khoảng x(m) là: u=acos(10πt - 3 5 bx   )(cm;s), trong đó a, b là hằng số đã biết. Xác định vận tốc truyền sóng? A. 6 cm/s B. 6 m/s C. 2 m/s D. 2 cm/s Câu 137: Xét sóng chỉ truyền theo phương thẳng. Bỏ qua sự mất năng lượng. Biên độ sóng tại một điểm và khoảng cách d từ điểm đó tới nguồn quan hệ với nhau như thế nào? A. Giảm tỉ lệ với d B. Giảm tỉ lệ với d 2 C. Giảm tỉ lệ với √d D. Không đổi Câu 138: Khi thực hiện giao thoa với sóng cơ với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha. M là điểm thuộc vân bậc k có hiệu đường đi MB-MA=15 cm; N là điểm thuộc vân bậc (k+5) cùng loại với vân k có hiệu đường đi NB-NA= 65 cm. G là điểm có hiệu đường đi GB-GA=32 cm. Trong khoảng cách từ G tới đường trung trực của AB có bao nhiêu vân sáng cực đại? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu139: Khi thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 12 cm và có phương trình: u A =3cos(40πt+π/6)(cm;s) và u B =3cos(40πt- 5π/6)(cm;s). Vận tốc truyền sóng v=60 cm/s. Tìm số điểm dao động với biên độ a= 3cm trên đoạn AB? A. 8 B. 9 C. 16 D. 18 Câu 140: Khi đi ra xa nguồn âm 10 lần so với khoảng cách ban đầu thì mức cường độ âm giảm đi bao nhiêu? A. 10 dB B. 20 dB C. 100 dB D. 1 dB Câu 141: Thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha, trung điểm I của AB dao động cùng pha với hai nguồn. Khoảng cách AB bằng(k  Z)? A. kλ B. 2kλ C. kλ/2 D. AB bất kì Câu 142: Một nguồn sóng có phương trình u=10cos(4πt+π/3)(cm;s). Vận tốc truyền sóng v=12 cm/s. Tại thời điểm t=0,5s li độ sóng tại điểm M cách nguồn một khoảng d=8 cm là? A. 0 cm B. -5 cm C. 5 cm D. 5√3 cm Câu 143: Một sóng cơ học hình cos lan truyền thì khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm nằm trên phương truyền sóng có vận tốc bằng nhau là: A. 2λ B. λ C. λ/2 D. λ/4 Câu 144: Một sóng cơ học lan truyền theo phương trình y=4sin(πt/6)(mm;s). Tại thời điểm t 1 , li độ của điểm N là 2√3 mm và đang tăng thì sau đó 3s li độ N là? A. 2 mm B. 3 mm C. -2 mm D. ±2 mm Câu 145: Độ to của âm gắn liền với: A. Cường độ âm B. Biên độ âm C. Tần số D. Mức cường độ âm Câu 146: Sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền với vận tốc v = 360 m/s trong không khí. Giữa hai điểm cách nhau 1,6 m trên phương truyền thì chúng dao động: A. Cùng pha B. Ngược pha C. Lệch pha π/2 D. Lệch pha π Câu 147: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai điểm A và B đặt các nguồn dao động cùng pha và có tần số f=30 Hz. Trên đoạn thẳng AB, hai điểm dao động có biên độ cực đại cách nhau gần nhất bằng 1,8 cm. Khi đó tốc độ truyền sóng là? A. 54 cm/s B. 16,67 cm/s C. 10,8 cm D. 108 cm/s Câu 148: Diều này sau đây là không đúng khi nói về sóng âm? A. Sóng âm là sóng dọc cơ học lan truyền được trong tất cả môi trường vật chất kể cả chân không B. Sóng âm nằm trong khoảng 16Hz đến 20000Hz thì tai người có thể nghe thấy được C. Sóng âm truyền được trong môi trường rắ, lỏng và khí D.Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ Câu 149: Một sợi dây đàn hồi dài vô hạn có đầu A dao động với tần số trong khoảng từ 22Hz đến 26Hz và theo phương vuông góc với sợi dây và cách A một đoạn 28 cm, người ta dao động lêch pha với A một góc   =(2k+1)π/2 với k=0,±1,±2,… Bước sóng của sóng này trên dây là? A. 11,5 cm B. 13,64 cm C. 0,124 cm D. 0,131 cm Câu 150: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao đông cùng pha với tần số f=15Hz. Vận tốc truyền sóng v=30 cm/s. Gọi d 1 và d 2 là khoảng cách từ điểm đang xét tới hai nguồn. Tại điểm nào sau đây dao động sẽ có biên độ cực đại A. d 1 =25cm; d 2 =20cm B. d 1 =24cm; d 2 =21cm C. d 1 =25cm; d 2 =21cm D. d 1 =26cm; d 2 =27cm Câu 151: Một nguồn âm coi là một nguồn điểm phát ra âm có công suất P không đổi truyền đẳng hướng theo mọi phương. Tại điểm M cách nguồn một đoạn 1m có mức cường độ âm là 70 dB. Giả sử môt trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm cách nguồn một đoạn 10 m là? A. 30dB B. 40dB C. 50dB D. 60dB Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 8 /10 Câu 152: Đầu A của một sợi dây đàn hồi căng thẳng, được kích thích dao động điều hòa với tần số 50Hz. Coi rằng sợi dây rất dài. Vận tốc truyền sóng bằng 10 m/s. Những điểm dao động cùng pha, ngược pha với A, cách A những khoảng d 1 , d 2 lần lượt bằng A. d 1 =10k(cm) và d 2 =20k(cm) B. d 1 =20k(cm) và d 2 =(2k+1)10(cm) C. d 1 =10k(cm) và d 2 =(k-1/2)10(cm) D. d 1 =20k(cm) và d 2 =(k+1/2)(cm) Câu 153: Một sợi dây dài 1,5 m được căng ngang. Kích thích cho dây dao động theo phương thẳng đứng với tần số 40 Hz; trên dây thấy có sóng dừng với 5 bụng sóng và hai đầu dây là hai nút. Tốc độ truyền sóng? A. 20 m/s B. 24 m/s C. 40 m/s D. 48 m/s Câu 154: Sóng siêu âm là sóng có: A. Tốc độ lớn hơn 340 m/s B. Tần số trên 20kHz C. Tốc độ nhỏ hơn 340 m/s D. Tần số nhỏ hơn 16 Hz Câu 155: Một sợi dây đàn hồi dài 100cm, một đầu được gắn với một nhánh của âm thoa dao động với tần số f= 200Hz, đầu kia được giữ cố định. Trên dây có sóng dừng. Biết vận tốc truyền sóng v=50 m/s. Số bụng sóng trên dây là?(coi đầu nhánh âm thoa là một điểm cố định) A. 8 B. 10 C. 9 D. 6 Câu 156: Một sóng lan truyền trong môi trường trong môi trường vật chất, kết luận nào sau đây là sai? A. Vận tốc dao động của các phần tử môi trường vật chất bằng vận tốc truyền sóng B. Trong không khí, các phần tử khí dao động theo phương truyền sóng C. Trên mặt nước các phần tử dao động theo phương vuông góc với mặt nước D. Các phần tử môi trường dao động khi có sóng truyền qua Câu 157: Một nguồn âm được coi là một nguồn điểm phát âm đẳng hướng có công suất P=1W(π=3,14). Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường. Tại điểm cách nguồn âm 1m có cường độ âm là? A. 0,8W/m 2 B. 0,08W/m 2 C. 0,04W/m 2 D. 0,4W/m 2 Câu 158: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B phát sóng cách nhau 18 cm có phương trình lần lượt là u A =acos(40πt+π/6)(cm;s); u B =acos(40πt+π/2)(cm;s). Vận tốc truyền sóng v=120 cm/s. Gọi C, D là hai điểm trên mặt nước sao cho CDAB là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên CD là? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 159: Tại một điểm M cách nguồn một khoảng d, sóng có phương trình: u M =acos(ωt+2πd/λ)(cm;s). Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Phương trình sóng tại nguồn là? A. u O =acosωt(cm;s) B. u O =acos(ωt+4πd/λ)(cm;s) C. u O =acos(ωt-2πd/λ)(cm;s) D. u O =acos(ωt+d/λ)(cm;s) Câu 160: Một ống sáo có một đầu kín một đầu hở. Âm phát ra từ ống này trầm nhất có tần số f=680Hz. Vận tốc truyền âm trong không khí v=340m/s. Chiều dài ống? A. 12,5 cm B. 25 cm C. 100 cm D. 200 cm Câu 161: Thực hiện giao thoa với hai nguồn A, B cùng pha. Khoảng cách AB=10 cm. Tần số f=150 Hz. Vận tốc truyền sóng v=3 m/s. Tìm số điểm dao động cực tiểu trên AB? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 162: Từ một nguồn phát sóng trên mặt nước phát ra sóng theo mọi hướng như nhau. Tại điểm M sóng có biên độ A. Tại điểm N cách cách xa nguồn sóng 4 lần so với khoảng cách từ M đến nguồn thì biên độ của nó là? A. A/√2 B. A/4 C. A/2 D. A Câu 163: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp cùng pha cách nhau 14 cm, tạo sóng có tần số f=40Hz, truyền đi với tốc độ v=2 m/s. Số đường dao động với biên độ cực đại là? A. 6 B. 7 C. 5 D. 4 Câu 164: Tai người có thể nghe được âm có cường độ âm nhỏ nhất bằng 10 -12 W/m 2 ứng với âm chuẩn có tần số 1000Hz và âm có cường độ âm lớn nhất bằng 10W/m 2 . Mức cường độ âm lớn nhất mà tai người có thể nghe được là? A. 130dB B. 13dB C. 13B D. 1,3B Câu 165: Xét hai nguồn dao động trên mặt nước với biên độ a=1cm, cùng tần số f=20 Hz và cùng phương dao động. Vận tốc truyền sóng là v=2m/s. Xem rằng biên độ sóng không giảm trong quá trình truyền sóng. Tại vị trí cách nguồn những khoảng bằng d 1 =15 cm và d 2 =20 cm có biên độ dao động là? A. 2 cm B. 0 cm C. 1 cm D. √2 cm Câu 166: Xét hiện tượng sóng dừng trên dây chiều dài l=2 m có hai đầu cố định. Tốc dộ truyền sóng trên dây là v=10 m/s. Tần số nhỏ nhất của nguồn dao động gây ra sóng dừng là? A. 2,5Hz B. 10Hz C. 5Hz D. 15Hz Câu 167: Sóng cơ học ngang truyền được trong môi trường: A. Chân không B. Chỉ môi trường rắn C. Rắn và lỏng D. Rắn, lỏng và khí Câu 168: Một người nghe thấy âm do nhạc cụ phát ra có tần số f và tại vị trí người đó cường độ âm là I. Nếu tần số và cường độ âm là f’=10f và I’=10I thì người ấy nghe thấy âm? A. Độ cao tăng 10 lần B. Độ to tăng 10 lần C. Độ to tăng thêm 10dB D. Độ cao tăng lên Câu 169: Hai nguồn sóng giống hệt nhau cách nhau một khoảng d trên đường kính của một vòng tròn bán kính R(d<<R) và đối xứng qua tâm vòng tròn. Nguồn phát sóng có bước sóng λ với d=5,2λ. Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn? A. 20 B. 18 C. 22 D. 24 Câu 170: Một dây đàn hồi có chiều dài l=0,5m. Khi dây đàn được gẩy lên, nó phát ra âm thanh mà họa âm bậc 2 có tần số là f 2 =400Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 100m/s B. 200m/s C. 50m/s D. 400m/s Câu 171: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cùng pha dao động với tần số f=13 Hz. Tại điểm M cách nguồn A một khoảng d A =19cm, cách nguồn b một khoảng d B =21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa điểm M và đường trung trực của AB còn 3 vân cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên dây là? A. 13 cm/s B. 6,5 cm/s C. 6,5 m/s D. 13 m/s Câu 172: Một sợi dây có đầu A buộc cố định, đầu O dao động nhỏ tạo thành một sóng có bước song bằng 3m chạy về phía A. Với n là số nguyên dương bất kì. Trên dây sẽ có sóng dừng khi dây có chiều dài l bằng bao nhiêu mét? A. 3n+0,75 B. 1,5n+3/8 C. 1,5n+0,75 D. 1,5n Câu 173: Trong công thức tính mức cường độ âm L(dB)=10lgI/I 0 , I là cường độ âm, còn I 0 là? A. Là cường độ âm chuẩn có giá trị tỉ lệ thuận với tần số âm B. Là cường dộ âm nhỏ nhất tại tần số 1000Hz mà tai người còn có thể nghe được C. Là cường độ âm có giá trị như nhau tại mọi điểm D. Là cường độ nhỏ nhất của âm gây ra cảm giác đau tai Câu 174: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt chất lỏng có phương trình u=cos(-4x+t)(m;s). Hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau khoảng 0,785m có hiệu số pha là? Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 9 /10 A. 2π rad B. π rad C. 3π /4rad D. 2π/3 rad Câu 175: Cường độ âm được xác định? A. Cơ năng mà sóng âm truyền qua một đơn vị thể tích tại điểm mà sóng đi qua B. Năng lượng mà sóng truyền trong một đơn vị thời gian gửi qua một đơn vị thể tích đặt vuông góc với phương truyền C. Áp suất của điểm môi trường có sóng truyền qua D. Bình phương biên độ dao động của phần tử môi trường có sóng truyền qua Câu 176:(Trích đề ĐH 2010) Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=2cos40πt(mm;s) và uB=2cos(40πt+π)(mm;s). Biết tốc độ truyền sóngtrên mặt nước là v=30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là A. 19 B. 18 C. 20 D. 17 Câu 177: (Trích đề ĐH 2010) Một sợi dây dài AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh âm thoa dao động với tần số f= 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi như một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có? A. 3 nút, 2 bụng B. 7 nút, 6 bụng C. 9 nút 8 bụng D. 5 nút 4 bụng Câu 178: (Trích đề ĐH 2010)Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm c của AB là? A. 26dB B. 17dB C. 34dB D. 40dB Câu 179: (Trích đề ĐH 2010)Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thao được với nhau là hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động: A. Cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian B. Cùng tần số, cùng phương C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ D. Cùng tần số , cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian Câu 180: (Trích đề ĐH 2010)Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120Hz, tạo ra sóng ổn định tren mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi trên phương truyền sóng, về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ 5 là 0,5m. Tốc độ truyền sóng là? A. 12 m/s B.15m/s C. 30m/s D. 25m/s Câu 181: (Trích đề ĐH 2011) Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là A. 85 cm/s. B. 100 cm/s. C. 90 cm/s. D. 80 cm/s. Câu 182: (Trích đề ĐH 2011) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ? A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. B. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc. C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. D. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang. Câu 183: (Trích đề ĐH 2011) Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là u A = u B = acos50πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là A. 10 cm. B. 2 cm. C. 2√10 cm D. 2√2. Câu 184: (Trích đề ĐH 2011) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 2 m/s. B. 1 m/s. C. 0,25 m/s. D. 0,5 m/s. Câu 185: (Trích đề ĐH 2011)Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r 1 và r 2 . Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số 21rr bằng A. 2. B. 1.4 C. 1.2 D. 4. Câu 186: (Trích đề CĐ 2011) Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động. A. Cùng pha. B. Ngược pha. C. lệch pha 2  D. lệch pha 4  Câu 187: (Trích đề CĐ 2011) Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng, Biết phương trình sóng tại N là u N = 0,08 cos 2  (t -4) (m) thì phương trình sóng tại M là: A. u M = 0,08 cos 2  (t + 4) (m) B. u M = 0,08 cos 2  (t + 1 2 ) (m) C. u M = 0,08 cos 2  (t - 1) (m) D. u M = 0,08 cos 2  (t - 2) (m) Câu 188: (Trích đề CĐ 2011) Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng? A. 18 Hz. B. 25 Hz. C. 23 Hz. D. 20Hz. Câu 189: (Trích đề CĐ 2011) Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng A. Một nửa bước sóng. B. Hai bước sóng. C. Một phần tư bước sóng. D. Một bước sóng. Vật lý 12 Phần bài tập củng cố Biên soạn: gv Nguyễn Mạnh Huy Mọi thắc mắc xin liên hệ sđt 01688989499 Trang 10 /10 Câu 190: (Trích đề CĐ 2011) Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là 2 os50 A B u u c t    (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là A. 9 và 8 B. 7 và 8 C. 7 và 6 D. 9 và 10 H******===Hết===******H [...]... topographical features of the Earth Active zones where intense deformation occurs are confined to the narrow, interconnecting boundaries of contact of the plates There are three main types of zones of contact: spreading contacts where plates move apart, converging contacts where plates move towards each other, and transform contacts where plates slide past each other New oceanic crust is formed along one... carrying continents collide, the continental blocks, too light to be drawn down, continue to float and therefore buckle to form a mountain chain along the length of the margin of the plates 22 The word "comprises" in line 1 is closest in meaning to (A) adapts to (B) benefits from 23 (C) consists of (D) focuses on 23 According to the passage, on approximately what percent of the Earth's surface is the continental... during silent films (C) specifically composed for certain movie theaters (D) recorded during film exhibitions 12 What can be inferred that the passage about the majority of films made after 1927? (A) They were truly "silent" (B) They were accompanied by symphonic orchestras (C) They incorporated the sound of the actors' voices (D) They corresponded to specific musical compositions 13 The word "solemn"... between the first and second paragraphs? (A) The first paragraph describes a place which the second paragraph describes a field of study (B) The first paragraph defines the terms that are used in the second paragraph (C) The second paragraph describes a specific instance of the general topic discussed in the first paragraph 15 (D) The second paragraph presents information that contrasts with the information... instructed to "explore the Missouri River, and such principal streams of it as, by its course and communication with the waters of the Pacific Ocean may offer the most direct and practicable water communication across the continent, for the purposes of commerce." Captain William Clark, the younger brother of famed George Rogers Clark, was invited to share the command of the exploring party Amid rumors that... in meaning to (A) ignorance (B) recognition (C) tolerance (D) forgiveness 34 Why does the author compare rain forests and coral reefs (lines 4-7)? (A) They are approximately the same size (B) They share many similar species 25 (C) Most of the their inhabitants require water (D) Both have many different forms of life 35 The word "bias" in line 9 is closest in meaning to (A) concern (B) disadvantage (C)... the theory may have to be revised or rejected Science involves imagination and creative thinking as well as collecting information and performing experiments Facts by themselves are not science As the mathematician Jules Henri Poincare said: "Science is built with facts just as a house is built with bricks, But a collection of facts cannot be called science any more than a pile of bricks can be called... purpose and direction When hypotheses are confirmed, they are incorporated into theories 1 The word "related" in line 1 is closest in meaning to (A) connected (B) described (C) completed (D) identified 2 The word "this" in line 3 refers to (A) a good example (B) an imaginary model (C) the kinetic molecular theory (D) an observed event 3 According to the second paragraph, a useful theory is one that... adjoining apartments to accommodate dozens, even hundreds, of families The largest, later named Pueblo Bonito (Pretty Town) by the Spanish, rose in five terraced stories, contained more than 800 rooms, and could have housed a population of 1,000 or more Besides living quarters, each pueblo included one or more kivas-circular underground chambers faced with stone They functioned as sanctuaries where the elders... describe how oceans are formed? (A) Lines 3-4 (B) Lines 6-8 (C) Lines 16-18 (D) Lines 19-21 24 Questions 32-40 Coincident with concerns about the accelerating loss of species and habitats has been a growing appreciation of the importance of biological diversity, the number of species in a particular ecosystem, to the health of the Earth and human well-being Much has been written about the diversity of terrestrial . phương trình uA=5cos40πt(cm;s). Sóng truyền trên dây với vận tốc v=40 cm/s. Phương trình sóng phản xạ tại B là? A. 5cos(40πt+π/2)(cm;s) B. 5cos(40πt)(cm;s) C. 5cos(40πt-π/2)(cm;s) D. 5cos(40πt+π)(cm;s). trình: u M =acos(ωt+2πd/λ)(cm;s). Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Phương trình sóng tại nguồn là? A. u O =acosωt(cm;s) B. u O =acos(ωt+4πd/λ)(cm;s) C. u O =acos(ωt-2πd/λ)(cm;s). lượt là 4,2 cm và 9 cm) gây ra bởi hai nguồn A và B là: A. u M =5cos(40πt+π/4)(mm) B. u M =2,5cos(40πt-π/4)(mm) C. u M =0 D. u M =5cos(40πt+3π/4)(mm) Câu 40: Một sợi dây mảnh AB=2,5 m được căng

Ngày đăng: 19/10/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan