1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vòng Quanh Việt Nam

14 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương [8] , ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. 2 Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Khu di tích Cổ Loa cách trung - tâm Hà Nội 17km thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, có diện tích bảo tồn gần 500ha được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước. Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc ta từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam. Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Hồ Chủ Tịch đã có lời dạy: “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Kể đến những di tích lịch sử cổ nhất của Việt Nam từ thời kì dựng nước và giữ nước đến nay, không thể không nhắc đến Loa Thành. Đây là tòa thành cổ bậc nhất Việt Nam. Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến những câu chuyện và nhân vật lịch sử đã được huyền thoại hóa và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Đó là truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần có nẫy làm từ móng rùa thần và mối tình bi thương Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu đi sau dưới cái nhìn khoa học còn khám phá ra được những giá trị về văn hóa xã hội cũng như quân sự mang ý nghĩa khảo cổ to lớn của Cổ Loa. Khu di tích cổ Loa cách trung Tâm Hà Nội 17 km có diện tích bảo tồn gần 500ha được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của Thủ đô và cả nước. Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc ta từ sơ khai qua các thời kì đồ đồng, đồ đá và đổ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền “văn minh sông Hồng” thời kì tiền sử của dân tộc Việt Nam. Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỉ X) mà thành Cổ Loa là một chứng tích còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ” Sở dĩ thành được gọi là Cổ Loa là do kiến trúc xây của thành. Theo tương truyền thành gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Đến khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sông ngòi, gò đống. Khu vực Thành nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, Khu Đình Ngự Triều Di Quy, Am Thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Đôi rồng đá trước cửa đền An Dương Vương Đền thờ An Dương vương còn gọi là đền Thượng đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Ngay trước đền thờ là một hồ hình bán nguyệt, giữa có cái Giếng Ngọc. Truyền thuyết cho rằng đó chính là cái giếng mà Trọng Thủy đã tự tự. Nước này khi đem rửa ngọc trai (vốn được coi là nước mắt của Mỵ Châu) thì ngọc trai sáng đẹp lạ thường. Màu nước trong Giếng Ngọc quan sát từ xa thấy màu hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ. Quanh hồ có rất nhiều ghế đá ngồi nghỉ chân dưới các tán cây lớn để tận hưởng không gian mát mẻ trong lành. Ngay cửa đền có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Bên trong cảnh vật im ắng, cây cối vườn phía sau xanh tốt. Nhà bia nhỏ với vòm mái cong cong, ẩn dưới những tán đa. Ở đây có ba bia đá cổ khắc năm 1606. Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ hoàng hậu và thờ Mẫu. Dinh Ngự Triều Di Quy được xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong. Tại đây có trưng bày nhiều di tích khảo cổ có giá trị quan trọng. Đến Cổ Loa, có một nơi mà du khách không thể bỏ qua đó là Am thờ Mỵ Châu. Đó chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cánh đây hàng ngàn năm. Trong căn phòng trong cùng có tượng bà chúa Mỵ Châu. Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu cũng áo gấm khăn hoa mà linh hồn oan khuất, gợi lên trong lòng những thương cảm. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Ngay trước cửa am gắn một bia đá nhỏ khắc mấy câu thơ: “Đường ốc quanh quanh tới Cổ Thành/Cây đa thiên cổ dáng còn thanh/Hồng hồng mũ ngọc. Người đâu vắng/Lạnh lạnh gươm thần. Đá vẫn xanh/Kẻ Việt người Tần khôn vẹn nghĩa/Khối tình chữ hiếu khó toàn danh/Ôi ! Hồn ngọc tỉnh giờ lai láng/Làm khách đang yêu bước chẳng đành”. Từ Am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong còn có chùa Bảo Sơn với nhiều tượng phật hết sức sinh động với các tư thế, vẻ mặt khác nhau. Tượng Phật trong chùa Bảo Sơn Khu di tích cổ Loa là bằng chứng lịch sử quan trọng cho thấy kĩ thuật xây thành của người Việt từ buổi sơ khai dựng nước và chiến thuật quân sự trong việc đánh giắc ngoại xâm giữ nước. Có thể thấy khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến. Bên cạnh đó, thành Cổ Loa còn có giá trị to lớn về văn hóa. Loa Thành là di sản văn hóa, là bằng chứng về sự sáng tạo và trình độ của người Việt lúc bấy giờ. Đối với người dân nơi đây, ngày nay Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng thể để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương. Ông Lại Duy Vinh – người được nhân dân tín nhiệm bầu ra để trông coi đền Thượng cho biết “Nhân dân nơi đây tự hào về mảnh đất này, một miền đất thịnh vì đã được hai đời vua đóng đô”. Hướng tới năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Cổ Loa đang từng bước được tôn tạo, tu bổ để xứng đáng với Thủ đô ngàn năm văn hiến 3Làng Đường Lâm còn là đất của hai vua: Phùng Hưng, sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm). Nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa giành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương! Một người con ưu tú khác là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân thù với chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) với kiến trúc đường làng đặc trưng hình xương cá cùng những vòm cổng, những bức tường đá ong già nua, vàng khé lên trong các buổi chiều vừa trở thành di tích quốc gia - làng cổ duy nhất trong cả nước. 4 Núi Nùng ở xế Cửa Bắc ngày nay, kề bên sông Tô Lịch cũ (nay là phố Phan Đình Phùng), vốn chỉ là một cái gò cao trên doi đất bồi nổi ven sông. Núi Nùng được đồng nhất với rồng, thành ra Long Đỗ - Rốn Rồng. Đền Núi Nùng trở thành đền thờ thần Long Đỗ, mang cả dáng dấp thần núi lẫn thần sông. Núi Nùng - Sông Tô làm nên "Nùng sơn chính khí" - "Tô Lịch giang thần", là chỗ dựa phong thuỷ của Thăng Long, là khí chất thiêng liêng, là kết tinh của thần thoại lịch sử và văn hóa. Theo truyền thuyết cũ, khi Lý Công Uẩn dời đô từ động Hoa Lư đến đồng bằng sông Hồng đã chọn núi Nùng để xây cung điện. Nhiều nhà sử học đã đưa ra lập luận, núi Nùng nhất định là nơi cao ráo so với cả vùng đất có nhiều ao hồ như địa hình lúc ấy của Thăng Long, chứ không thể là núi cao chót vót. Tương truyền còn cho rằng núi Nùng là cái rốn của rồng nên còn có tên là Long Đỗ. Xưa kia núi Nùng là một thắng cảnh ở sát Hồ Tây. Sau này, vào đời nhà Lê, nhà vua cho san phẳng núi Nùng xây điện Kính Thiên nay là Viện Bảo tàng quân đội. Đền Long Đỗ trước cũng ở đây, sau dời ra phía bờ sông Hồng. Núi Nùng (núi Sưa) Núi Nùng, sông Nhị là những núi sông tiêu biểu của Hà Nội - Thăng Long xưa. Ca dao Hà Nội xưa có câu: Dạo xem phong cảnh Long Thành Đủ mùi đường phố, đủ vành núi sông Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này Nùng sơn, Long đỗ đây đây Tam sơn núi đất cao tầy khán sơn (Dạo xem phong cảnh Long Thành) Vậy núi Nùng ở ngay trong thành cổ Hà Nội. Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn, tập II, trong mục Núi, sông, có chép: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ. Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính thiên, bản triều (Nguyễn) đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thiệu Trị thứ ba, đổi gọi là điện Long Thiên, điện Đình ở núi Nùng, có xây bệ cao chín bậc, tả hữu có hai con rồng, dài hơn một trượng, chế từ đời Lý. Tương truyền, đời Lê Thống Nguyên, nhà Mạc cướp quyền, khi Mạc Đăng Dung theo từng bậc bước lên bệ, bị con rồng cắn xé áo long cổn, Dung tức giận, sai người lấy búa bổ vào rồng, nay vết sứt vẫn còn! (trang 170) Điện Kính thiên là nơi coi chầu của đời Lê, cũng chính là điện Càn Nguyên của đời Lý. Hai con rồng đá hiện nay vẫn còn. Như vậy, thì núi Nùng cũng không cao. Xét toàn bộ đất Hà Nội - Thăng Long, thì núi ở mạn Tây Bắc, ngay trong hoàng thành, bởi đó là một nơi địa linh phong thủy tốt, nên mới được dựng làm ngôi điện chính của hoàng thành. Theo các nhà phong thủy (thầy địa lý) thì một ngôi dương cơ, bằng 10 ngôi âm phần; điện đặt ở chỗ này, trên núi Nùng, chính là chọn được ngôi dương cơ tốt, cho nên mới trở thành kinh thành của mấy triều đại Lý Trần Lê (kể cả nhà Hồ và nhạc Mạc sau này) Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lại được chọn làm Thủ đô và bây giờ trở thành thành phố hòa bình, đáng được xếp vào loại một trong những cố đô lâu đời nhất Cái lạ của núi Nùng, còn mang ý nghĩa triết học nữa, đó là có mà như không không mà có Đi trên nền điện Kính Thiên, tức là đặt chân lên núi Nùng, một danh sơn của Hà Nội mà ta không biết là có núi. Và rõ ràng là đã đứng ngay trên núi mà chỉ thấy nền điện, hoàng thành Đất thiêng, núi thiêng mà khiêm nhường đến thế! Thiết nghĩ, sao kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, mà Hà Nội không dựng lại một điện Kính thiên, theo đúng mẫu của điện Càn Nguyên đời Lý nhỉ! Từ nay đến ngày kỷ niệm, xem ra vẫn chưa muộn! Làm được tòa điện ấy, hẳn sẽ làm nức lòng dân chúng Thủ đô và trong cả nước Và nếu như được âm phù, dương trợ, (mà khi có tâm, hẳn sẽ được như thế) thì vượng khí những năm sau này hẳn dồi dào hơn nữa. Vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã là nhà chiến lược tài ba, lại chọn nơi làm hoàng thành, chọn núi Nùng để dựng điện Càn Nguyên, đều là những quyết định lớn, rất quan trọng Những thành quả của những năm dựng nước của nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, đều khởi nguồn từ thành này, điện này Bởi đây là nơi địa linh. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên tập I chép: “Tháng sáu, năm Kỷ Tỵ 1029 rồng hiện ở nền cũ điện Càn Nguyên. Vua Lý Thái Tông bảo các quan hầu rằng: “Trẫm phá điện ấy, san phẳng nền rồi, mà rồng thần còn hiện, hay là chỗ ấy là đất tốt đức lớn dấy nghiệp ở chính giữa trời đất chăng?” Bèn sai quan theo quy mô rộng hơn, nhắm hai phương hướng, làm lại mà đổi tên là điện Thiên An ” (trang 207). Vậy điện Càn Nguyên, còn có tên là điện Thiên An, được mở rộng hơn, hướng điện được khảo cứu kỹ lưỡng hơn, sau này trở thành điện Kính Thiên do nhà Lê đổi tên tọa lạc trên núi Nùng 5 (2) Tháp Báo Thiên (đại khí thứ hai): Tháp nầy cũng có tên là tháp Đại Thắng Báo Thiên, được xây dựng lên vào năm 1057 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Tháp được xây tại chùa Sùng Khánh Báo Thiên của làng Tiên Thị, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long (nay thuộc về khu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tháp Báo Thiên cao 20 trượng (khoảng 70 mét) gồm 12 tầng. các tầng dưới được xây bằng đá, nhưng tầng trên và chóp thì đúc toàn bằng đồng. Tương truyền do thiền sư Không Lộ vẽ kiểu, dựa theo mô hình của Linh Thứu Tự và trông coi việc đúc tháp. Ngôi tháp nổi tiếng nầy đã bị quân nhà Minh, theo lệnh của Vương Thông phá hủy, lấy đồng để đúc súng đạn (vào năm 1427). (3) Chuông Quy Điền (đại khí thứ ba): Chùa Một Cột còn có tên là chùa Diên Hựu xây ngay ở trung tâm của kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ. Tương truyền rằng: vào năm 1049, vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu. Năm 1105 Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa nầy, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp. Ba năm sau đó, Ỷ Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả chuông rất to, tương truyền là nặng đến một vạn hai nghìn cân. Chuông nầy có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời. Chuông nầy được liệt vào một trong Tứ đại khí trong thời bấy giờ. Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa. Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa nầy tu bổ đã cho xây 2 ngọn tháp chỏm trắng. Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang hướng lên phía trên có 8 cột chống. Chùa cất theo bố cục hình vuông; các góc đều được trang trí khá tinh vi. Mái được lợp ngói uyên ương (âm dương) ở phần chánh điện và ngói ngang ở phần sau. Từ bờ hồ đi vào có xây một bậc thang dùng làm lối đi chính vào chùa. Cho đến thế kỷ XV, quân Minh đem quân sang xâm lăng nước ta, chiếm được thành Đông Quan (tức là Hà Nội sau nầy). Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn ra chống lại quân thù, bao vây thành lũy của chúng rất gấp. Vì thiếu vũ khí đạn dược, cho nên tướng Minh là Vương Thông đã sai quân lính đem phá hủy chuông nầy để lấy đồng đúc khí giới. Lê Lợi thắng giặc đem lại thịnh trị cho đất nước, nhưng chuông Quy Điền thì đã không còn lại nữa. 6 Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13). Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà bia Trường Giám đã lưu lại về sau rất nhiều những công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Từ cuối năm 2002, việc phát lộ Khu di tích Hoàng thành Thăng Long ở trung tâm “Thành cổ Hà Nội” (thuộc quận Ba Đình) đã gây chấn động lớn, với ý nghĩa khoa học là: đã tìm thấy hệ thống chứng tích vật thể đích xác cho diễn trình lịch sử hơn nghìn năm tại chính huyệt đạo của Kinh kỳ - Thủ đô nước Việt, và với ý nghĩa tâm linh là: tổ tiên đang hiện về cùng con cháu đúng vào dịp kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi. Tầng văn hóa khảo cổ học ở đây dầy tới 3-4m, và có thể phân bố rộng đến hàng trăm hecta dưới lòng đất. Đó là một di sản vô cùng quí giá, nhưng có thể chưa phải là tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất, so với nhiều khu di tích khảo cổ học khác. Tuy nhiên, dựa vào 6 tiêu chí đánh số từ I đến VI mà tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc nêu ra, như là điều kiện để có thể được công nhận là di sản văn hóa (vật thể) của nhân loại, thì khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – theo hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO - đáp ứng được các tiêu chí sau đây : - Tiêu chí II: Là nơi diễn ra sự giao thoa các giá trị văn hóa của phương Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch Đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng. - Tiêu chí III: Là trung tâm chính trị văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài, từ đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. - Tiêu chí VI: Có liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa, nghệ thuật, của một quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập trong gần một thiên niên kỷ. Câu hỏi 8: Ngày 10 - 10 - 1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào? a. Ô Quan Chưởng. b. Ô Cầu Giấy. c. Ô Cầu Dền. d. Ô Chợ Dừa. Luận bàn câu 8: [...]... Mã , Hàng Đẫy (là tên cũ của phố Nguyễn Thái Học) Cửa Nam vào trung tâm thành phố c.Ô Cầu Dền Vị trí cửa ô này nay ở chỗ phố Huế nối với phố Bạch Mai Ngày 10-10-1954 cánh quân phía Nam (bộ binh) tiến vào giải phóng thủ đô của ta xuất phát từ địa điểm tập kết Việt Nam học xá” (nay là Phường Bách Khoa) tiến qua Bạch Mai, sang phố Huế, qua Hồ Gươm, vòng lại tiếp quản khu “ Đồn Thủy” (các bệnh viện 108... thần thánh chống thực dân Pháp (1946-1954) Ngôn ngữ thế giới đồng thuận với tiếng nói Việt Nam, trong khi gọi những chiến công vĩ đại trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước do nhân dân ta lập được vào mùa xuân năm 1968 là “chiến dịch Tết” (Mậu Thân), gọi những chiến công lập được vào năm 1973 là “ phá sản cuộc Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ”, lập được vào năm 1975 là “Đại thắng mùa Xuân”, thì cũng... năm 1789, sau khi hạ đồn Đống Đa của quân Thanh, đã tiến qua để kích bật đại quân của bại tướng Tôn Sĩ Nghị ra khỏi kinh đô nước Việt Luận bàn câu 11: Xứng đáng với truyền thống “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng”, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý Từ xa xưa đã có câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người... của danh hiệu cao quý “Thủ đô Anh hùng” mà Hà Nội đã vinh dự được nhận rồi Luận bàn câu 9: Quảng trường Ba Đình Là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2-9-1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quảng trường 1-5 Là nơi diễn ra cuộc biểu tình lịch sử ngày 1-5-1938, làm rung động chế độ nô dịch của thực dân đô hộ Pháp Quảng trường Cách mạng tháng 8 Là nơi diễn ra các sự kiện... tịch Hồ Chí Minh, nhân sắp tới ngày 20-7(ngày đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, thống nhất đất nước) Cuộc mít tinh bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng, nhưng từ 6 giờ sáng thì Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã cho phát sóng lời kêu gọi của Bác, trong đó có câu nói bất hủ: “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”, thể hiện quyết tâm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn thể dân tộc, và khẳng định chân lý... lãnh đạo đọc và góp ý kiến Sau đó, Bác cho thu thanh lời đọc của mình ở một buồng nhỏ trong tòa nhà chính của Phủ Chủ tịch Băng ghi âm lời phát biểu của Bác sau đó được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam, để cuộc mít tinh ngày 17-7-1966 của tuổi trẻ Thủ đô tại quảng trường trước Nhà Hát Lớn (sau này mang tên “Quảng trường Cách Mạng tháng Tám”) hưởng ứng Câu hỏi 10: Trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên... mình là người Hà Nội”, và gọi Hà Nội là “Thủ đô của lương tri loài người”… a Thành phố của những giá trị nhân loại Danh hiệu này có phổ rộng và tầm cao hơn nhiều so với danh hiệu một thời Hà Nội và Việt Nam “Vì ba ngàn triệu người trên đời” mà kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Có thể đây là ước vọng cho một tương lai tốt đẹp chăng? b Thành phố xanh-sạch-đẹp Danh hiệu này dường như sẽ thuộc về một . nước nhà Việt Nam . Kể đến những di tích lịch sử cổ nhất của Việt Nam từ thời kì dựng nước và giữ nước đến nay, không thể không nhắc đến Loa Thành. Đây là tòa thành cổ bậc nhất Việt Nam. Nhắc. các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm. minh sông Hồng” thời kì tiền sử của dân tộc Việt Nam. Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỉ X) mà thành

Ngày đăng: 18/10/2014, 11:00

Xem thêm: Vòng Quanh Việt Nam

w