Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
512 KB
Nội dung
RƯỢU THUỐC GIÚP QUÍ ÔNG YÊU VỢ Trong y học cổ truyền, rượu thuốc cũng có rất nhiều công dụng giúp các “đấng mày râu” có thêm một vũ khí để phòng và chống các trục trặc không mong muốn trong đời sống tình dục được nhiều người quan tâm hơn cả. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu rượu thuốc ôn thận tráng dương để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Khi nghĩ ra cách chế rượu thuốc, người xưa đều nhằm vào đối tượng là nam giới, vì thế có rất nhiều loại rượu có thể giúp các quý ông bồi bổ sinh lực, tăng khả năng sinh lý. Xin được tặng các quý ông công thức của 7 loại rượu chẳng kém gì Minh Mạng thang. Bài 1: Tắc kè 50g; ba kích, hà thủ ô, hoàng tinh hoặc thục địa mỗi vị 100g; đại hồi 10g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 300ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15- 20ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Bài 2: Dâm dương hoắc 100g, nhục thung dung 50g, rượu trắng 1.000ml, cả hai thứ thái vụn rồi đem ngâm với rượu, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Công dụng: Bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt, khu phong trừ thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, muộn con, đau lưng, viêm khớp Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20ml. Bài 3: Chim bìm bịp 2 con làm thịt, để tươi; tắc kè 1 con, làm thịt, phơi khô; củ sâm cau 100g phơi khô. Tất cả ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 30ml. Rượu nhung hươu bổ dương. Bài 4: Nhung hươu 30g, kỷ tử 30g, rượu trắng 1.000ml. Nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Công dụng: Tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục. Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10-20ml. Bài 5: Nhân sâm 24g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, dâm dương hoắc 9g, viễn chí 9g, đinh hương 9g, trầm hương 3g, bạch tật lê 9g, lệ chi nhục 7g, rượu trắng 1.000ml. Các vị thuốc thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được. Công dụng: Bổ thận tráng dương, sinh tinh dưỡng huyết, ích khí định thần, làm đen râu tóc và kéo dài tuổi thọ. Cách dùng: Uống mỗi ngày 1 chén nhỏ, uống nhấp môi từ từ từng ít một, nói như cổ nhân là phải uống nghìn lần mới hết một chén rượu (thiên khẩu nhất bôi). Bài 6: Mật cá chép và gan gà trống mỗi thứ 1 cái, nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5-7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Bài 7: Sơn thù 15g, cẩu tích 15g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, thỏ ty tử 15g, nhân sâm 15g, mạch môn 30g, tắc kè 1 đôi, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong bình kín, sau 3 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. BS. Nghiêm Huệ GIÚP QUÍ ÔNG SUNG MÃN Yếu sinh lý luôn là nỗi ám ảnh của đàn ông. Hầu hết nam giới thường ngần ngại bày tỏ sự khó nói ấy với vợ. Họ không biết được các bà vợ chính là những vị cứu tinh. Ngoài việc giúp chồng tới các bác sĩ tâm lý, thì “bài thuốc truyền miệng” của các chị thường là trổ tài bằng những món ăn bài thuốc hữu ích giúp chồng thêm “sung sức”: Cật lợn hầm đỗ trọng: cật lợn 50g, đỗ trọng 20g, bột đậu đen 10g, dầu ăn, giấm, gừng, tỏi, tiêu, muối, rượu trắng đủ dùng. Nấu đỗ trọng với 1lít nước, cô đặc, bỏ cái. Cật lợn rửa sạch, cắt đôi, bỏ màng trắng, thái miếng mỏng, xào sơ với dầu ăn, hành, vài lát gừng. Lấy nước đỗ trọng hòa với bột đậu, dầu ăn, rượu và các loại gia vị, trộn đều. Trộn hỗn hợp đỗ trọng và cật lợn cho đều, để trên bếp xào nóng vài phút. Dùng một lần trong ngày. Ăn liên tục 10 - 15 ngày. Cá mè hoa hấp: cá mè tươi 500g, thịt nạc thăn 100g ngũ vị tử, long cốt, con hàu, muối, mì chính đủ dùng. Cá mè rửa sạch, đánh vảy, bỏ mang, ruột rồi đem hấp chín. Thịt thăn lợn băm nhỏ trộn với các vị trên, đem xào, sau đó dội lên cá mè đã hấp chín. Ăn ngày một lần, với liệu trình một tháng. Hải mã. Canh hải mã, đương quy, đuôi bò: Công dụng của món canh này là bổ thận tráng dương, cường tráng thân thể, khứ phong tán hàn, tăng cường sức đề kháng. Thích hợp với chứng dương hư mà gây ra liệt dương, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, chân tay không ấm, tiểu đêm nhiều, lưng gối đau mỏi: hải mã 30g, đương quy 15g, táo đỏ 10 quả, sinh khương 4 miếng, đuôi bò 1 cái (khoảng 1.000g), một ít muối. Đuôi bò lột bỏ da, cắt khúc cho vào nồi nước sôi nấu 10 phút vớt ra, rửa sạch. Rửa sạch hải mã, đương quy (thái miếng), táo đỏ (bỏ hạt), sinh khương. Cho lượng vừa nước vào nồi đất, sau khi dùng lửa to nấu sôi, cho toàn bộ nguyên liệu vào, chuyển sang lửa nhỏ nấu 4 giờ θnêm muối gia vị là được. BS. Xuân Huệ Món ăn dành riêng cho quý ông Di tinh là hiện tượng xuất tinh ngoài ý thức kiểm soát của người đàn ông, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thận khí hư tổn; do thần kinh không thư thái, can khí uất kết, can hỏa thiên thịnh sinh ra chứng di tinh Ngoài việc dùng thuốc y học cổ truyền còn có một phương pháp trị liệu độc đáo bằng các món ăn. Xin giới thiệu tới bạn đọc món ăn bài thuốc có tác dng chữa trị chứng bệnh trên để tham khảo và áp dụng khi cần. Do thận khí hư tổn dẫn đến di tinh Biểu hiện: Đau lưng mỏi gối, người mệt nhọc, chân tay lạnh, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngủ hay mơ, di tinh, tim hồi hộp. Dùng các món ăn sau: Cháo thịt thăn, khởi tử: thịt lợn thăn 200g, khởi tử 20g, đỗ trọng 10g, bạch truật 16g, gia vị vừa đủ. Thịt thăn băm nhỏ nêm gia vị, xào chín, khởi tử, đỗ trọng, bạch truật cho vào túi vải buộc miệng. Cho túi thuốc vào nồi đổ nước nấu sôi 30 phút rồi lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Cho gạo vào nước đó nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho thịt thăn vào trộn đều nấu thêm ít phút, cho gia vị, ăn nóng. Món ăn có tác dụng bổ thận, cố tinh. Cháo chim bồ câu, cẩu tích: Chim bồ câu 1con, gạo tẻ 100g, cẩu tích 20g, ngũ gia bì 20g, sơn thù 20g, gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt bỏ nội tạng, băm nhỏ, tra gia vị, xào chín kỹ. Cẩu tích, ngũ gia bì, sơn thù cho vào túi vải buộc miệng lại rồi cho vào nồi nấu sôi 30-40 phút. Sau đó lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Dùng nước thuốc đó cùng gạo nấu thành cháo, cháo chín kỹ thì cho thịt chim vào trộn đều, nêm gia vị ăn nóng. Chim bồ câu: bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Cẩu tích, ngũ gia bì, sơn thù: bổ thận, bế tinh, cầm cố cửa tinh rất tốt. Do thần kinh không thư thái, can khí uất kết, can hỏa thiên thịnh sinh ra chứng di tinh Biểu hiện: Đau tức hạ sườn phải, tiểu đỏ, tiểu ít, váng đầu, ít ngủ, miệng đắng, hoa mắt, tinh thần thiếu tập trung, ngủ hay mơ, di tinh, cơ thể mỏi mệt, ăn kém. Nên dùng những món ăn sau đây: Thịt vịt hầm - bì chi tử: Thịt vịt 400g, đan bì 16g, chi tử 16g, đan sâm 20g, gia vị vừa đủ, nước đủ dùng. Thịt vịt chặt miếng, ướp gia vị. Đan bì, chi tử, đan sâm cho vào túi vải buộc kín miệng thả vào nồi đổ nước nấu sôi 40-50 phút. Lúc này lượng nước trong nồi chỉ còn vừa đủ, lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Cho thịt vịt vào cùng gia vị hầm nhỏ lửa cho thịt chín mềm, nêm tiếp gia vị mắm muối là được, ăn cùng với cơm trong ngày. Cháo cật lợn tốt cho đàn ông di tinh. Cháo cật lợn, bạch thược, sài hồ: Cật lợn 1đôi, bạch thược 20g, sài hồ 16g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cật lợn thái mỏng, ướp gia vị. Bạch thược, sài hồ cho vào túi vải buộc kín miệng thả vào nồi đổ nước nấu sôi 40-50 phút, lấy túi thuốc bỏ ra ngoài, cho gạo vào nấu thành cháo. Phi hành mỡ cho thơm rồi cho cật lơn vào xào kỹ rồi cho vào nồi cháo trộn đều, nêm gia vị. Rau thơm, chanh ớt, mì chính ăn nóng. Một tuần có thể ăn 3-4 lần. Trong bài bạch thược, sài hồ: thư can giải uất, cận lợn: bổ âm. Hợp lại có tác dụng bình can tả hỏa. Người bệnh hết đau đầu, hết choáng váng, tạo được giấc ngủ sâu. Bệnh nhân mộng tinh do can hỏa thái quá dùng món này rất phù hợp. Lương y Trịnh Văn Sỹ Rượu thuốc bổ dương cường tinh Ngoài Anh hùng tửu đã giới thiệu trên số 111, trong dược học cổ truyền, các loại rượu thuốc có công dụng bổ dương cường tinh, giúp cho các đấng "mày râu" tăng cường khả năng trước khi "động phòng" là hết sức phong phú và độc đáo, xin được giới thiệu thêm 3 loại dược tửu sau đây để bạn đọc tham khảo. Nhung hươu tửu Thành phần: nhung hươu 30g, kỷ tử 30g, rượu trắng 1.000ml. Cách chế: nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7 - 10 ngày là có thể dùng được. Công dụng: tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục. Cách dùng: uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml, trước khi sinh hoạt uống 20 ml. Theo quan niệm của y học cổ truyền, phần lớn các rối loạn sinh lý nêu trên đều thuộc thể loại dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tinh dịch lạnh lẽo, lưng đau gối mỏi, hay vã mồ hôi lạnh khi sinh hoạt tình dục Nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm nóng, có công năng đại bổ nguyên dương, sinh tinh cường cân nên có đủ khả năng giải quyết các chứng trạng này. Kỷ tử vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can ích thận, dùng phối hợp nhằm mục đích tăng cường công năng bổ dưỡng và điều hoà bớt tính nhiệt táo của nhung hươu, khiến cho loại rượu này vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng. Tiên mao tửu Thành phần: tiên mao 100g, rượu trắng 2.000 ml. Cách chế: tiên mao thái vụn, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Nếu chế tiên mao theo cách cửu chưng cửu sái (chín lần đồ và phơi) thì tốt nhất. Công dụng: ôn bổ tỳ thận, cường gân cốt, trừ hàn thấp, dùng cho người bị liệt dương, tinh lạnh, tiểu đêm nhiều lần, lưng đau, gối mỏi, suy giảm khả năng tình dục. Cách dùng: uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml, trước khi sinh hoạt uống 20 ml. Đây là loại bổ dương dược tửu được ghi trong y thư cổ Bản thảo cương mục. Theo dược học cổ truyền, tiên mao vị cay hơi đắng, tính ấm, có công dụng ôn thận dương, cường gân cốt, chuyên dùng để trị chứng dương nuy tinh lãnh (liệt dương, tinh dịch lạnh lẽo). Ví như, sách Bản thảo cương mục viết: "Tiên mao, tính nhiệt. Bổ tam tiêu, mệnh môn chi dược dã. Trị dương nhược tinh hàn" (tiên mao tính lạnh là thuốc bổ tam tiêu và mệnh môn, trị liệt dương tinh lạnh); sách Bản thảo cầu chân viết: "Tiên mao, cứ thư giai tải công chuyên bổ hỏa, trợ dương noãn tinh, phàm hạ nguyên hư lãnh, dương suy tinh lãnh phục chi hữu hiệu" (tiên mao theo sách vở thì chuyên dùng bổ hỏa, trợ dương, làm ấm tinh; phàm các chứng hư lạnh phần dưới, liệt dương tinh lạnh uống đều có hiệu quả). Bởi vậy, Tiên mao tửu là một loại rượu thuốc rất đơn giản nhưng hiệu quả trợ dương lại rất đáng kể. Dâm dương hoắc nhục dung tửu Thành phần: dâm dương hoắc 100g, nhục dung 50g, rượu trắng 1.000ml. Cách chế: hai thứ thái vụn rồi đem ngâm với rượu, sau chừng 7 - 10 ngày là có thể dùng được. Công dụng: bổ thận tráng dương, cường gân kiện cốt, khu phong trừ thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, muộn con, đau lưng, viêm khớp Cách dùng: uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 - 20ml, trước khi sinh hoạt uống 20ml. Kinh nghiệm dùng rượu dâm dương hoắc hay còn gọi là rượu tiên linh tỳ để bổ dương cường tinh đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Loại rượu này cũng đã được ghi trong y thư cổ Thọ thế bảo nguyên và Nhật hoa tử bản thảo. Theo dược học cổ truyền, cả hai vị dâm dương hoắc và nhục dung đều có tác dụng bổ thận tráng dương. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài công năng cải thiện hệ thống miễn dịch, có lợi cho tim mạch và chống lão hoá, cả hai vị này đều có khả năng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục và nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, công hiệu rõ ràng nên được nhiều người ưa dùng. Điều cần lưu ý các loại rượu này khi sử dụng phải tuân thủ triệt để nguyên tắc "tam nhân chế nghi" của y học cổ truyền, nghĩa là phải tùy lúc, tùy nơi và tùy người mà sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất và dự phòng được những tác dụng không mong muốn. ThS. Hoàng Khánh Toàn Rượu thuốc bổ thận ích tinh Nhiều người vẫn ưa dùng rượu bổ. Theo các chuyên gia về y học cổ truyền: Rượu bổ cần có được hai yếu tố: vừa bổ và vừa chữa được bệnh. Bởi vậy mỗi người mỗi đối tượng nên chọn cho mình một loại rượu bổ phù hợp. Có thế hiệu quả của việc dùng rượu bổ mới được nâng cao. Dưới đây xin được giới thiệu một số bài rượu bổ, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần. Bài 1: Ngũ gia bì 20g, thiên niên kiện (sao) 20g, ngưu tất 20g, tế tân 10g, thổ linh 20g, xuyên khung 20g, đương quy 20g, thục địa 20g, thủ ô 20g, huyết đằng 20g, quế 20g, cam thảo 20g, tục đoạn 20g. Thái nhỏ các vị rồi cho vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu. Ngâm 20 ngày là dùng được. Liều dùng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: Trừ phong thấp, giảm đau nhức, thông kinh hoạt lạc. Bài này phù hợp với những người thường bị đau nhức xương khớp, mỏi gân cốt, tê bì, run tay chân, đau khớp kéo dài, hạn chế vận động. Bài 2: Cát cánh 20g, mạch môn 20g, sâm đại hành 20g, tang bạch bì 20g, bối mẫu 20g, bán hạ 20g, bạch linh 20g, xa tiền 20g, trần bì (sao) 20g, gừng khô 20g, chích thảo 20g, sa sâm 24g. Thái nhỏ các vị rồi bỏ vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu trắng. Ngâm 20 ngày và bắt đầu dùng được. Khi dùng trộn thêm vào 400ml mật ong. Liều lượng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Công dụng: Bổ phế trừ ho, tiêu đờm, tuyên thông phế đạo, bài này phù hợp với những người phế hư, đờm suyễn dâng lên, thường bị ho hen khó thở, người yếu mệt, khả năng lao động giảm sút. Bài 3: Phòng sâm 20g, bạch linh 20g, bạch truật 20g, cam thảo 20g, bán hạ 20g, hậu phác 20g, trạch tả 20g, sinh khương 15g, cao lương khương 20g, trần bì 20g, củ đinh lăng 20g, hoài sơn 20g, táo tàu 20g, hoàng kỳ (sao mật) 20g. Các vị thái nhỏ cho vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu. Ngâm được một tháng rồi chắt hết rượu ra, trộn thêm vào 300ml mật ong. Đóng chai để dùng dần. Liều lượng và cách dùng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: Bổ tỳ ích vị, trừ đàm thấp. Bài này phù hợp cho những người có tỳ vị hư hàn, ăn uống kém, thường bị đau bụng sôi bụng, phân sống, đại tiện nhiều lần, chân tay lạnh. Bài 4: Đỗ trọng (sao muối) 20g, cẩu tích 20g, nhục thung dung 15g, khởi tử 20g, phá cố chỉ 20g, thỏ ty tử 20g, ngũ gia bì 20g, liên nhục 20g, ba kích 20g, phòng sâm 20g, bạch linh 20g, bạch truật 20g, cam thảo 20g, trần bì 20g, hắc táo nhân 20g. Các vị thái nhỏ rồi cho vào bình sành, cộng thêm rượu 4 lít. Ngâm được 20 ngày là bắt đầu dùng được. Đây là mẫu, bạn có thể sửa lại ảnh, màu nền, kích cỡ của bảng tùy theo nhu cầu. Cách dùng và liều lượng: Ngày uống 50-60ml, chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Công dụng: Bổ thận sinh tinh, tăng cường sức bền bỉ dẻo dai. Tỉnh tai, sáng mắt, thúc đẩy và phục hồi khả năng sinh lý. Bài này phù hợp cho những người hay bị đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh khả năng tình dục giảm sút. Rất tốt cho những trường hợp bị liệt dương, xuất tinh sớm Lương y Trịnh Văn Sỹ Rượu ôn thận tráng dương Trong y học cổ truyền, rượu thuốc cũng có rất nhiều công dụng giúp các “đấng mày râu” có thêm một vũ khí để phòng và chống các trục trặc không mong muốn trong đời sống tình dục được nhiều người quan tâm hơn cả. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu rượu thuốc ôn thận tráng dương để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Thành phần và cách chế Nhân sâm 20g, hoàng kỳ 40g, long nhãn 9 quả, dâm dương hoắc 50g, nhục thung dung 30g, phục linh 40g, kỷ tử 50g, mã tiền chế 5g, cam thảo 20g, rượu trắng 2.500 ml, đường phèn 200g, mật ong 100g. Các vị thuốc rửa sạch, thái vụn, tất cả cho vào bình ngâm với rượu cùng mật ong và đường phèn, đậy thật kín, để chỗ râm mát, mỗi ngày lắc nhẹ một lần, sau chừng 15 ngày là dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml trước khi ăn hoặc trước khi ngủ tối. Chú ý: mã tiền là vị thuốc rất độc nên cần chế biến thật cẩn thận: ngâm nước gạo 1 ngày, 1 đêm, sau đó cạo bỏ vỏ, bỏ mầm, thái mỏng, tẩm dầu vừng 1 ngày rồi sao cho vàng đậm. Tốt nhất là nên mua mã tiền đã chế tại các cơ sở đông dược chính danh. Công dụng: Ôn thận tráng dương, dùng làm rượu thuốc bồi bổ rất tốt cho những người bị suy giảm ham muốn tình dục do nhiều nguyên nhân khác nhau thuộc thể Mệnh môn hoả suy biểu hiện bằng các triệu chứng mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm phong hàn, sắc mặt nhợt, lưng đau gối mỏi, dễ vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, suy giảm ham muốn tình dục, khi giao hợp hay vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, miệng nhạt chất lưỡi nhợt Trong phương, nhân sâm tính ấm, vị ngọt, có công dụng đại bổ nguyên khí, ích thận, tráng dương, bổ tỳ, ích phế, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa chứng thận dương hư, mệnh môn hoả suy, trong thành phần hoá học có chứa ginsenosid có tác dụng làm hưng phấn vỏ thượng thận, thúc đẩy công năng các tuyến sinh dục, làm tăng tiết các hormon sinh dục. Hoàng kỳ, dâm dương hoắc và nhục thung dung cũng là những vị thuốc có công dụng bổ dương ích khí, ôn thận tráng dương, ôn kinh tán hàn, làm tăng tác dụng của nhân sâm. Long nhãn, phục linh, kỷ tử có tác dụng làm dịu bớt tính cay nóng dễ làm hao âm tổn dịch của các vị thuốc tráng dương, mặt khác còn có công dụng bồi bổ thận âm, kiện kỳ an thần, giúp thận dương không mất nguồn để sinh hoá. Mã tiền vị đắng, tính hàn, có độc, có công dụng thông lạc chỉ thống, khi đã chế biến sẽ làm giảm độ độc, giúp cho hai kinh Can và Thận được ôn ấm và thông thoáng. Trong thành phần hoá học, mã tiền có chứa strychnin là chất có tác dụng làm hưng phấn thần kinh trung ương, trung tâm cảm giác của vỏ đại não và tuỷ sống, do đó cũng làm hưng phấn trung tâm hoạt động tình dục. Rượu trắng để dẫn thuốc, thông lạc bổ dương. Cam thảo, đường phèn và mật ong để điều hoà các vị thuốc, trợ giúp tỳ vị, dưỡng âm sinh tân và tạo nguồn sinh hoá. Long nhãn. Chú ý: Loại rượu này nên uống từ ít đến nhiều, tuyệt đối không được uống quá mức. Khi dùng, cần phối hợp với các biện pháp trị liệu khác về tâm lý tinh thần để làm tăng hiệu quả. Khi đã đạt được hiệu quả thì nên giảm dần lượng rượu, không nên uống lâu ngày. Nên ăn giảm chất cay, ăn nhiều hoa quả và thịt. ThS. Khánh Hiển 5 món ăn khắc phục chứng tinh loãng Vợ chồng nào cũng mong chờ tình yêu của mình “đơm hoa, kết trái” nhưng nhiều cặp đôi hiếm muộn do chất lượng tinh trùng của ông xã. Sau đây xin giới thiệu vài món ăn khắc phục chứng loãng tinh. Tắc kè khô hầm thịt chó, hồ đào nhục: Hồ đào nhục 30g, tắc kè khô 1 đôi, thịt chó 150g, gừng tươi 20g, hồi hương 8 cánh 10g. Tắc kè bỏ đầu và móng, thịt chó bỏ mỡ, hai thứ rửa sạch bằng nước gừng rồi chặt miếng, các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa trong 2,5-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Nhung hươu hầm thuốc bắc: Đông trùng hạ thảo 10g, nhân sâm 8g, hoài sơn 30g, nhung hươu 150g, đại táo 15g. Nhung hươu rửa sạch, thái mỏng, nhân sâm thái phiến. Các vị thuốc khác rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm bằng lửa nhỏ chừng 2,5-3 giờ là được, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Đuôi lợn hầm thục địa, đỗ trọng: Thục địa 30g, toả dương 20g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn 150g, gừng tươi 15g, đại táo 8 quả. Đuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn, gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Gà ác hầm nhung hươu, tắc kè: Gà ác 1 con, nhung hươu 10g, tắc kè 1 đôi, bạch truật 15g, ba kích 15g, dâm dương hoắc 15g, sơn thù du 15g. Gà ác làm sạch, bỏ nội tạng, nhung hươu, tắc kè ngâm nước. Các vị thuốc khác rửa sạch, cho vào túi vải buộc chặt. Cho tất cả các thứ trên vào nồi, đổ nước hầm khoảng 40 phút tới khi gà chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Tim lợn hầm nhục thung dung, nhung hươu: Tim lợn 200g, nhục thung dung 20g, nhung hươu 15g, rượu, gia vị, gừng đủ dùng. Tim lợn rửa sạch, thái miếng, trần qua nước sôi. Hai vị thuốc trên cho vào túi vải buộc kín. Cho tất cả các thứ trên vào nồi, đổ nước, hầm trong vòng 40 phút, sau đó nêm gia vị vào là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 lần. 7 món ăn từ tôm, tép bổ thận tráng dương Người xưa thường nói: Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã ý nói ăn tôm sẽ giữ mãi được tuổi thanh xuân. Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid và vitamin B12, magie, photpho, iôt, đồng… và cung cấp nhiều calo. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ tôm để bạn đọc tham khảo. Tôm xào hẹ bổ thận tráng dương. Canh tôm nõn trứng gà. 1. Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt lợn xay 30g, tinh bột, gia vị vừa đủ. Tôm băm nhỏ, trộn với thịt lợn xay, lòng trắng trứng, tinh bột, gia vị, gừng tỏi làm thành viên nhồi vào nấm hương chưng chín. Đây là món “Trường thọ như ý”. 2. Tôm xào tam thất: tôm bóc vỏ 100g, rau hẹ 300g, trứng gà 1 quả, bột tam thất 5g, bột ướt, gia vị . Bột tam thất bỏ vào bát với bột ướt, muối, trứng gà rồi trộn đều, xào với dầu rồi cho rau hẹ xào chín, nêm gia vị là được. Bài này dùng tốt cho nam giới yếu sinh lý và nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh. 3. Tôm càng xanh 150g, sài hồ 10g, quế chi 10g, đậu xị 15g, gừng hành tỏi vừa đủ. Các vị thuốc cho vào túi, đổ nước vừa đủ rồi nấu với tôm chừng 20 phút, vớt tôm ra. Các vị kia xào thơm rồi cho tôm vào xào lại, thêm nước tinh bột vào thành nước sền sệt để ăn. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 1 tháng. 4. Tôm nõn 250g, rau hẹ 100g. Cho tôm đã rửa sạch vào rán, sau đó cho hẹ vào xào chín để ăn. Món này thích hợp với bệnh nhân vô sinh do ít tinh trùng. 5. Đảng sâm 10g, đương quy 9g, tôm 200g, trứng gà 1 quả, cải non 200g, bún tàu 50g, bột năng 30g, xì dầu 10g, tiêu, muối vừa đủ, canh gà 500ml, sâm quy sấy khô tán bột. Tôm giã nhuyễn, cải thái khúc. Trộn tôm, đảng sâm, đương quy, xì dầu, muối với trứng đánh đều vo thành viên. Bỏ canh gà vào nồi, cho bún tàu vào đun sôi rồi cho viên tôm vào nấu chín. Ngày ăn 1 lần, ăn thịt tôm, uống canh. Món này có tác dụng ôn dương bổ thận. 6. Thịt dê 200g thái miếng 200g, rau hẹ 100g, tép moi 50g ngâm vào nước ấm 10 phút sau đó cho rượu gạo, muối trộn đều để khử mùi tanh. Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào nóng đổ thịt dê vào xào, sau đó cho tép moi vào, thêm một ít nước hầm âm ỉ. Sau khi thịt dê chín nhừ thì cho hẹ, mì chính, muối vừa ăn. Nên chọn thịt dê có da là tốt nhất vì hầm lâu, nước canh sau khi hầm có nhiều chất béo, đậm đà ăn rất ngon. Món này có tác dụng bổ hư nhược, ích tinh khí, cường lưng thận. [...]... bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được... sạch, thái miếng Các vị thuốc trên rửa sạch Cho xương lợn và thịt rùa vào nồi, đổ nước hầm gần chín nhừ thì cho các vị thuốc trên vào hầm tới khi thịt rùa chín nhừ, nêm gia vị là dùng được Món ăn có công hiệu bổ thận, điều tinh, sáng mắt Những người bị sa sút về sức khoẻ, cơ thể gầy yếu, hay bị ù tai, ra mồ hôi trộm, không còn ham muốn tình dục dùng rất phù hợp Thịt gà nấu hạt dẻ, nhục thung dung: thịt... khi thấy mệt mỏi, đuối sức, không còn “thích vợ nữa thì mới tả hoả tam tinh tìm tới bác sĩ Đông y có những bài thuốc món ăn rất hữu ích để tăng cường sức khoẻ cho nam giới, mời bạn tham khảo Ba kích nấu với bóng cá, ích nhân: bóng cá 15g, ích trí, ba kích thiên 15g, gừng, táo đỏ đủ dùng Bóng cá ngâm nở, thái thành sợi Các vị thuốc trên rửa sạch Cho tất cả vào nồi đổ nước đun sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong... Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương) Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông: Lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói Bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy Cách... mắt chóng mặt, mệt mỏi, vô lực, di hoạt tinh, mất ngủ Để áp dụng trong trị liệu bệnh chứng từ chim câu, dưới đây xin giới thiệu những phương tiêu biểu Người cao tuổi suy nhược: Dùng món bồ câu hầm kỷ tử, hoàng tinh gồm bồ câu 1 con, câu kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g Làm sạch bồ câu, bỏ ruột cho vào nồi cùng câu kỷ tử và hoàng tinh, đổ đủ nước hầm nhỏ lửa đến nhừ, nêm đủ gia vị mang ra ăn ngày 1 thang Hoặc... trên rửa sạch Xào qua thịt gà với hành mỡ, sau đó đổ các vị thuốc trên vào, đổ nước xâm xấp đun tới khi thịt gà chín, hạt dẻ mềm là dùng được Món ăn có tác dụng bổ tinh, dưỡng huyết Thích hợp với những người liệt dương, di tinh, mộng tinh, ăn uống kém BS Nguyễn Nghiêm Huệ Những chất tăng cường sinh lực cho nam giới Vitamin và các loai khoáng chất rất quan trọng đối với sức khoẻ Tuy nhiên, do có những... chăm sóc sức khoẻ cũng không hoàn toàn giống nhau Để luôn khoẻ mạnh, các quý ông cần tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất sau đây 1 Vitamin tổng hợp Vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ con người nói chung và nam giới nói riêng Đặc biệt vitamin tổng hợp đóng vai trò trọng yếu trong việc giúp cho cơ bắp săn chắc, tăng cường sinh lực Để bổ sung lượng vitamin đầy đủ cho cơ thể, các quý ông có... được nguy cơ bị gãy xương, xốp xương khi về già Tuy nhiên, đi đôi với việc bổ sung canxi thì bạn phải bổ sung vitamin D, vì cơ thể chỉ có thể hấp thụ được canxi khi có sẵn một hàm lượng vitamin D nhất định Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể là việc hình thành thói quen phơi nắng vào buổi sáng 5.Dầu cá Cá là một trong những nguồn có nhiều a xít béo omega - 3 nhất, chất... coi là một chất kháng viêm tự nhiên, đặc biệt có tác dụng với những vết thương do chơi thể thao, … Hãy chọn những loại dầu cá có chứa cả EPA và DPA, hai chất béo rất tốt có trong cá 6 Vitmin C Loại vitamin này giúp ngăn ngừa ung thư, giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não ở độ tuổi trung niên, tăng cường hồng cầu trong máu, bảo vệ răng, lợi, phòng cảm mạo và nhanh làm lành miệng vết thương Đối với... địa 15g, sơn thù du 12g, kim anh 12g Tất cả sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống trong ngày TTƯT DSCK II Đỗ Huy Bích Chim câu, món ăn tăng cường sinh lực Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ Chim câu còn gọi là chim cu, chim câu, bồ câu nhà, thuộc họ bồ câu (columbidae) Được . hồ cho vào túi vải buộc kín miệng thả vào nồi đổ nước nấu sôi 40-50 phút, lấy túi thuốc bỏ ra ngoài, cho gạo vào nấu thành cháo. Phi hành mỡ cho thơm rồi cho cật lơn vào xào kỹ rồi cho vào nồi. sơn thù cho vào túi vải buộc miệng lại rồi cho vào nồi nấu sôi 30-40 phút. Sau đó lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Dùng nước thuốc đó cùng gạo nấu thành cháo, cháo chín kỹ thì cho thịt chim vào trộn. truật cho vào túi vải buộc miệng. Cho túi thuốc vào nồi đổ nước nấu sôi 30 phút rồi lấy túi thuốc bỏ ra ngoài. Cho gạo vào nước đó nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho thịt thăn vào trộn đều