Dạy đại trà hè lớp 8 môn văn

18 570 0
Dạy đại trà hè lớp 8 môn văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 5/7/2011 Ngày day: 7/2011 PHẦN I TẬP LÀM VĂN A. VĂN BẢN THƠ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙ I. Hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù 1. Hoàn cảnh - Tháng 2/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, lúc này tình hình trong nước và thế giới đã có những biến động dữ dội, hết sức khẩn trương, Nhật đã đi vào Đông Dương, phát xít Đức và Nhật đang làm mưa làm gió, trên thế giới, Liên Xô và các nước đồng minh đang có nhiều khó khăn - Trong chuỗi ngày tù đầy gian khổ đó, HCM đã viết tập thơ « Nhật kí trong tù » bằng chữ Hán bao gồm 133 bài, đa số theo thể thơ tứ tuyệt. 2. Lý do : Trang mở đầu của tập thơ, Người đã nói rõ lý do sáng tác tập thơ : « Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do » - Suốt thời gian bị cầm tù, Bác bị cách biệt với thế giới bên ngoài, không thể làm chính trị được trong khi công việc cách mạng đang khẩn trương bề bộn. Bác đành phải làm thơ để tiêu thì giờ và vơi nỗi buồn, nỗi đau khổ của người tù cách mạng đang mong đợi tự do cháy ruột. - Tuy nhiên cần phải hiểu Bác là người rất yêu thơ và văn chương nghệ thuật nói chung. Bác là người có tâm hồn nghệ sĩ và năng khiếu thơ ca bẩm sinh. Nếu không yêu thích thơ thì vì sao để giải trí « cho khuây » trong những ngày tù đày, Bác lại làm thơ ? - Song nhờ có năng khiếu làm thơ và tâm hồn thơ, Bác đã sáng tác rất nhiều và có nhiều bài hay, có ý nghĩa sâu sắc. ============================ 3. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua những bài thơ trong « NKTT » đã học * Lòng yêu nước cháy bỏng, đêm ngày khắc khoải, trằn trọc băn khoăn lo cho vận mệnh đất nước (Không ngủ được), Ốm nặng) * Chất thép phi thường của người chiến sĩ vĩ đại HCM, phong thái ung dung, tự chủ, luôn làm chủ hoàn cảnh với tinh thần lạc quan chiến thắng (Ngắm trăng, đi đường, đáp thuyền đi Ung Ninh) * Tâm hồn nghệ sĩ luôn nhạy cảm với vẻ đẹp bình dị mà thi vị củ thiên nhiên (ngẳm trăng, đáp thuyền ) Việt đoạn văn dùng phép nối và phép thế : « Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ». Một lần, vị cha già dân tộc lâm bệnh nặng trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, phần vì thời tiết Trung hoa nóng lạnh thất thường, phần chính vẫn là nỗi đau đất nước « nội thương đất việt cảnh lầm than ». Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta còn là một tấm gương về nghị lực và bản lĩnh cách mạng phi thường. Chẳng những người tù cách mạng ấy đã dũng cảm chịu đựng hoàn cảnh sống khác loài người « vô vàn cực khổ » trong nhà tù tàn bạo mà còn vượt hẳn lên hoàn cảnh ấy với một thái độ ung dung tàn bạo mà còn vượt hẳn lên hoàn cảnh ấy với một thái độ ung dung tự chủ, thể hiện một tinh thần lạc quan chiến thắng. Chẳng thế mà trong cuộc giải lao trên đường núi đầy gian lao, nhọc nhằn trắc trở : « núi cao rồi lại núi cao trập trùng », Bác hiện lên như một chiến sĩ cách mạng trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông, với nét tiên 1 cốt xuất thần của một con người đã ung dung chiếm lĩnh được những « đỉnh cao của cuộc sống ». Đó là cái « được » tuyệt vời của người chiến sĩ trên con đường CM gian nan mà không phải ai cũng có được. « Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non » là tầm vóc, ý chí, bản lĩnh, trí tuệ lớn của người anh hùng CM trong chốn tù đầy gian khổ. Một lần, bị giải đi bằng thuyền hồn thi sĩ luôn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời. Chẳng thế mà ngay trong chốn ngục tù, người tù thi sĩ vẫn ung dung ngắm trăng qua song sắt nhà tù, giao cảm mênh mông với vầng trăng bè bạn len lỏi tìm đến thăm Người. - Phép thế : HCM- Bác Hồ- Bác- Người chiến sĩ cách mạng ấy- Vị cha già dân tộc- ============================= BÀI 1 : NGẮM TRĂNG Phân tích tác phẩm Bác Hồ là người rất mực yêu thiên nhiên, khát khao hoà hợp với thiên nhiên, trong đó trăng chiếm một địa vị xứng đáng trong tâm hồn Bác và thơ Bác. Có cả một chuỗi ngọc thơ trăng Hồ Chí Minh mà bài nào cũng long lanh sáng đẹp : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đ trăng Trong lòng thi nhân luôn toả sáng một vầng trăng rực rỡ, một nàng thơ trăng tri âm tri kỉ : Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Tin thắng trận) - Gió khuya ngon giấc, bên song trăng nhòm (Đối trăng) - Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền (Rằm tháng giêng) Chính vì thế, không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Bác là người tự do đang chèo lái con thuyền ả khi bị giam cầm đầy đoạ cực khổ trong nhà tù, trăng vẫn lấp lánh toả sáng trong những vần thơ của Bác, như ánh sáng chiếu rọi từ tâm hồn lớn của người tù cách mạng. Trong nhiều bài thơ như thế, « Ngắm trăng » được xem như là một bài thơ hay nói về cuộc ngắm trăng thật đặc biệt của Bác- ngắm trăng trong nhà tù. Vọng nguyệt Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia 1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu - Vọng nguyệt (nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị. Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên ( Nguyễn Du – TK) Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén (Nguyễn Trãi) Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Ở đây, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt : trong nhà tù ! Người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh ngục tù. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đầy đoạ vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống « khác loài người ». Cuộc sống đó làm sao phù hợp với 2 việc « thưởng nguyêt", lấy đâu ra rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng câu thơ không mang ý nghĩa phê phán chế độ nhà tù mà chủ yếu để nói về tâm trạng của Bác. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy cảnh trăng đẹp. Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hoàn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời. 2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình : Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm chấn chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< nguyệt tòng ; minh nguyệt>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã. Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau 3 thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người : Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, để tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ, hướng tới cái đẹp, khát khao tự do. Bài thơ là sự minh hoạ sinh động cho hình tượng HCM- người khách tiên trong ngục, là một minh chứng sinh động cho câu thơ Bác viết ở ngoài bìa tập NNKTTT: Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao. *Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có đủ bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. « vọng nguyệt », ở thi liệu « rượu, hoa, trăng », cấu trúc đăng đối trong hai câu thơ sau ; đặc biệt nhất là hình ảnh của chủ thể trữ tình ung dung giao cảm đặc biệt với thiên nhiên) vừa mang hồn của thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía cuộc sống, vừa mang tinh thần thép vừa giản dị, hồn nhiên, vừa hàm súc. =================== Viết đoạn : Nhận xét về ánh trăng trong thơ Bác Hồ Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. Trăng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau, từ những bài thơ viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, trăng đã luôn là bạn, người bạn tri âm tri kỉ của Bác : « Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ » Ở những bài thơ viết trong nước, ánh trăng càng thân thiết, gắn bó với Bác. Trăng thân mật với Người « trăng vào cửa sổ đòi thơ. Việc quân đang bận xin chờ hôm sau » (Tin thắng trận). Trăng ôm trùm cảnh vật khiến cảnh rừng trở nên lung linh, huyền ảo, ấm áp, hoà hợp, quấn quýt : « Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa » (Cảnh khuya). Thuyền đi, trăng cũng như đi cùng : « Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo ». Trăng đầy ắp khoang thuyền theo Bác trở về sau khi đã bàn bạc việc quân : Rằm xuân lồng lộng trăng soi trăng ngân đầy thuyền (Rằm tháng giêng) Trăng đã là cuộc sống, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của thêm thâm trầm, trong sáng. Có thể nói trong thơ Bác, ánh trăng luôn được trìu mến và trăng cũng góp phần làm nên vẻ đẹp của thơ Người. Bài 2 : TỨC CẢNH PÁC BÓ 1. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt : tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong những điều kiện hết sức gian khổ ở hang Pắc Bó Cao Bằng sát biên giới Việt Trung. 4 Nhưng với một tinh thần lạc quan cách mạng, một nụ cười hóm hỉnh, tươi vui, Bác đã làm thơ về những ngày gian khổ đó. 2. Cảm nhận chung về bài thơ Bài thơ với bốn câu, có giọng đùa vui hóm hỉnh, đã toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái. Đằng sau niềm vui đó là vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ 3. Phân tích bài thơ Theo cấu trúc, có thể thấy bài tứ tuyệt này gồm hai phần : - Ba câu đầu là phần tả cảnh và kể sự việc ở Pắc Bó - Câu cuối nói lên cảm nghĩ về cuộc sống ở Pắc Bó đồng thời cũng là quan niệm sống của người chiến sĩ cách mạng trong những ngày đầu hết sức gian khổ ? -Thực ra, ở ba câu đầu, qua phần kể và tả cũng đã phần nào bộc lộ quan niệm sông của tác giả, để nhà thơ có thể tổng kết lại như một lời khẳng định đầy tự hào : Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tình thần của bài thơ, khí chất của người viết, dấu ấn của tác giả được cô đúc và toả sáng trong câu thơ này. a. Thú lâm tuyền : - Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên ta có cảm tưởng như Bác Hồ sống thật ung dung, hoà hợp nhịp nhàng với điệu sống của núi rừng : Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Câu thơ ngắt nhịp ở giữa tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác nhip nhàng, nề nếp : sáng ra, tối vào - Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người sống ở suối, ở hang ấy thật đầy đủ, đầy đủ đến dư thừa : Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Có người hiểu là : dù chỉ có cháo bẹ rau măng nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. Cách của cả bài thơ. Có lẽ nên hiểu là : Thức ăn ( cháo bẹ, rau măng) thì lúc nào cũng có sẵn. - Câu thơ thứ nhất nói về ở,câu thơ thứ hai nói về ăn, câu thơ thứ ba nói về làm việc, cả 3 câu đều là thuật tả sinh hoạt vật chất, chỉ đến câu kết mới phát biểu cảm xúc, ý nghĩ. Hiểu như vậy, sx phù hợp với mạch thơ, với kết cấu chặt chẽ của bài thơ hơn. Hai câu thơ này còn làm tới sảng khoái trong cảnh sống của Người ở núi rừng : Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thường chén thịt rừng quay Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say Với Bác Hồ, ở Việt Bắc, « non xanh nước biết » , « rượu ngọt chè tươi » cũng « vẫn sẵn sàng » muồn gì có nấy, cứ « tha hồ », « mặc sức » hưởng thụ, giống như « cháo bẹ rau măng » ở Pắc Bó vậy. - Nhưng sự thực, những câu thơ trên đây kể về cảnh sống của Bác Hồ ở PBó là hoàn toàn nói đúng sự thật, cái sự thật đầy gian khổ, song lại trở thành cái thực giàu có, sang trọng. Như vậy, câu thơ như một nụ cười hồn nhiên vượt lên trên gian khổ khó khăn. Mà không phải ai kín : được hoà mình với thiên nhiên phóng khoáng trong một phong thái ung dung, nhàn nhã, hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu gì với vòng danh lợi », như Bác đã tự bộc lộ và khẳng định trong nhiều bài thơ khác của Người. 5 Sự hoà hợp gần gũi với thiên nhiên trong một cuộc sống giản dị, thanh đạm là một nét đặc thù làm nên từ xa xưa. Những bậc hiền nhân quân tử, khi gặp cuộc đời nhiễu nhương lầm bụi đã từ bỏ công danh, tìm về cuộc sống ẩn dật chốn núi rừng, bạn với cây cỏ chim muông, với quạt gió đèn trăng : Nghêu ngao vui thú yên hà Mai là bạn cũ, hạc là người quen Vui thú lâm tuyền cũng là vui với cái nghèo. Cảm hứng vui với cái nghèo cũng để lại cả một mạch sáng tác trong văn thơ truyền thống : Nguyễn Bỉnh Khiêm viết : Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Cuộc sống của Bác chẳng khác gì với cuộc sống đạm bạc mà thanh cao giữa thiên nhiên cùa người xưa đó. Nguyễn Trãi viết trong « Côn Sơn ca » : Nửa đời vùi mãi trong lâm đục Muôn chung chín vạc để làm gì ? Nước lã cơm rau hãy tri túc Nghèo mà lại cảm thấy là « hào », là « phong lưu rất mực », là « tri túc ». Vì chính cái vị đạm bạc của cảnh nghèo ấy lại là biểu hiện cúa giàu sang về đạo lý, về tinh thần, là một thái độ sống thanh cao. Do đó mà có cảm giác rất thoả mãn, tự hào với cái nghèo, cảm thấy « nghèo mà sang ». Và cái bàn đá thiên tạo của Bác gợi nhớ đến phiến đá Côn Sơn của Nguyễn Trãi : Côn Sơn có đá rêu phong Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Nhưng giống mà lại khác các bậc tiền nhân xưa thì đó mới là Bác Hồ. Giống ở phong thái ung dung, ở tư cacsh tiên phong đạo cốt, ở niềm vui thú sống hòa hợp giữa thiên nhiên, ở sự vượt lên coi thường gian khổ. Khác ở chỗ người xưa lui về chốn lâm tuyền là để xa lánh cõi mạng, cho đất nước, cho nhân dân. Cho nên giữa chốn non xanh nước biếc ấy, người lại dịch sử Đảng, dịch cuốn «Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô » làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam. Đây là câu thơ nói rõ sự khác nhau cơ bản giữa nhà cách mạng HCM với người xưa : « Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng » Cứ ngỡ cái bàn đá thiên tạo bên bờ suối ấy phải là nơi các tao nhân mặc khách ngồi đánh cờ, uống rượu làm tho nhưng ở đây nhà thơ hiền triết HCM lại ngồi dịch sử Đảng, bởi nhà hiền triết ấy là một chiến sĩ cách mạng đang lo toan, nhen nhóm cho phong trào cách mạng bùng lên từ cái hang trứng nước thì cụm từ « dịch sử Đảng » rắn đúc lại đã làm cho cái bàn đá kia không còn chông chênh nữa. Con người đã vượt lên hoàn cảnh, thể hiện bản lĩnh tự chủ, tin tưởng vào mình. Đó không phải là một ẩn sĩ. Và ba chữ « dịch sử Đảng » đã ngời sáng một hồn thơ chiến sĩ của người cộng sản HCM gợi nhớ đến 3 chữ « đàm quân sự » trong câu « yên ba thâm sứ đàm quân sự » Người viết 7 năm sau trong một đêm « nguyên tiêu » trăng sáng đầy trời giữa nơi khói súng. b. Cuộc đời cách mạng thật là sang Câu kết như một lời tổng kết hóm hỉnh, đồng thời lại là một lời khẳng định đầy tự hào về cuộc sống cách mạng của mình. Thật là kì diệu bởi nó đem đến một quan niệm sống thật mới mẻ và cao đẹp của người cộng sản HM. Người ta có thể nói cuộc đời cách mạng thật là vẻ vang, khổ thiếu thốn vô ngần, nhưng khi con người đã sống vì một lý tưởng cao đẹp thì cuộc đời ấy vẫn mang một phong vị đặc biệt, một cái thú riêng, một giá trị mà những cuộc đời khác không thể có được : Thật là Sang ! Từ Sang vừa có nghĩa là sang trọng, giàu có, lại diễn tả một phong thái vượt lên trên vật chất tầm thường vươn tới một đời sống tinh thần cao cả, đậm phong vị truyền thống. Tự nhận như vậy là phải yêu cuộc sống ấy lắm, phải đánh giá rất cao cuộc sống ấy, phải tự hào mãnh liệt về cuộc sống ấy. 6 Điều này không phải ai cũng cảm nhận và ý thức được như Bác. Viết ra được một câu thơ như vậy phải là của một cách nhìn mới mẻ, một tầm tư tưởng cao, một nhân cách đáng trọng. Nhưng cái sâu sắc, lớn lao của câu thơ lại được viết ra một cách vui tươi, hóm hỉnh thì đó mới là BHồ của chúng ta. Câu thơ như một tiếng cười vui hồn nhiên của người chiến sĩ trước cuộc sống gian truân, vất vả mà không cần phải suy nghĩ gì cả. Bởi đó chính là bản chất con người Bác, máu thịt và tâm hồn Bác mà hoá thành thơ. Câu thơ đã nâng bài thơ dậy, từng câu trên đã đẹp, đến câu cuối này thì bài thơ toả sáng. VÀ chữ SANG kết thúc bài thơ như của Bác. Bởi lẽ, Bác là người hơn ai hết hiểu gian khổ, thiếu thốn, nghèo nàn là hiện tại, còn sang giầu là tương lai ; hay nói đúng hơn, nghèo là điều kiện vật chất hôm nay, còn sang chính là xu thế tất thắng của cách mạng ngày mai. * Thơ Bác Hồ vừa rất mực giản dị, song lại rất hàm súc, gợi lên bao ý nghĩa sâu xa ; vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại. Bài « tức cảnh Pắc Bó » là điển hình của hồn thơ, phong cách thơ đó. ========================== Bài 3 TẬP VIẾT LỜI BÌNH CHO CÂU THƠ CUỐI CỦA BÀI THƠ : « KHÔNG NGỦ ĐƯỢC » Nhớ nước mà không ngủ được cũng là điều thường thấy ở các bậc vĩ nhân trong lịch sử. Trần Hưng Đạo cũng đã từng « tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa » ( Hịch tướng sĩ), còn Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì : Những trằn trọc trong cơn mộng mị Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi (Bình Ngô đại cáo) Tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, Bác Hồ cũng có nhiều đêm không ngủ như thế. Nhưng có phải những đêm không ngủ của nhà cách mạng HM vẫn có những nét mới, những điểm toả mơ » để có một hình ảnh lung linh rực rỡ khép lại bài thơ trong một giấc mơ kì diệu của người tù- thi sĩ - chiến sĩ « Cánh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh » Giấc mơ là mộng nhưng cũng là thực của nỗi lòng Bác lúc bấy giờ. Bởi theo tâm lý những hình ảnh hiện lên trong giấc mơ của con người bao giờ cũng là những điều mà họ quan tâm, chú ý nhất, những điều ám ảnh nhất đối với họ trong lúc tỉnh. Cái gì đã hiện lên trong giấc mơ ở chốn ngục tù của Bác ? Đó là « sao vàng năm cánh », biểu tượng cho lá cớ tổ quốc và cách cuộc đời cách mạng gian truân, vất vả của Người, dù là ở bão tuyết Luân Đôn hay tù ngục phương Đông. Có phải vì thế mà Chế Lan Viên đã thấu hiểu nỗi niềm thiết tha, đau đớn nhớ Nước của Bác trong những ngày « Người đi tìm hình của nước » : Đêm mơ nước ngày thấy hình của Nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà An một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ Quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa Và ta hiểu ý thơ này của ông đã được khơi nguồn từ hình ảnh « sao vàng năm cánh mộng hồn quanh » trong bài « không ngủ được » của Bác, cũng như Hoàng Trung Thông khi đọc thơ Bác đã cảm nhận lòng yêu nước cao đẹp, tuyệt vời của lãnh tụ : Thân ở trong tù hồn ở nước 7 Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao Bởi đấy không chỉ là nỗi nhớ nước da diết và thường trực của người con yêu nước số một của dân tộc mà còn là « nối nhớ nước trong một niềm tin phơi phới » của người chiến sĩ cách mạng lão thành đã nhìn thấy tương lai tươi sáng của nước nhà ngay trong bóng tối của chốn ngục tù. Cho nên hình ảnh Tổ Quốc hiện lên trong giấc mơ mới thật lung linh, rực rỡ : « Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ». Niềm tin ấy phải mạnh mẽ đến thế nào thì mới có một giấc mộng về Tổ quốc đẹp đến thế, mới sáng tạo ra một hình ảnh đầy chất thơ như vậy. Đó là một cuộc đối thoại nội tâm sâu lắng vận động qua các cung bậc cảm xúc, từ dồn nén, tích tục, nặng nề ở trạng thái thao thức trong hai câu đầu, đến sự chuyển đổi có gì như đột ngột ở trang thái « vừa chợp mắt » trong câu thứ ba, để rồi bột phát và toả sáng mạnh mẽ ở trạng thái mộng trong câu cuối. Câu thơ nâng cả bài thơ dậy trong một vầng sáng rực rỡ như một niềm tin mãnh liệt, một chí khí lạc quan bay bổng khi hồn thi nhân vượt khỏi nhà tù bay về quê hương, lượn quanh ánh sao vàng, biểu tượng cho lá cờ Tổ Quốc và cách mạng. Nỗi nhớ nước canh cánh trong một niềm tin phơi phới ở chốn ngục tù đã bộc lộ nét vĩ đại của một tâm hồn lớn. ======================== THƠ TỐ HỮU BÀI 1 : TỪ ẤY I- Giới thiệu Đời CM và đời thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng bài thơ « Từ ấy » viết vào tháng 7 năm 1938,Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cách mạng và bước vào đời thơ cách mạng. Đó là cái thời điểm nhà thơ tiếp nhận một lý tưởng sống, một quan niệm sống, cái lí tưởng đã thay đổi toàn bộ cuộc đời của nhà thơ, để có lời tâm nguyện chân thành sống theo lí tưởng mới- lí tưởng cách mạng. - Bài thơ là niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản và lời tâm niệm chân thành của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng cộng sản nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ. - Bài thơ tiêu biểu cho bút pháp thơ giầu chất lãng mạn thuở ban đầu của Tố Hữu. II- Phân tích 1. Khổ 1 : Niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản - Trong đời mỗi người đều có thể có những phút giây bừng sáng, những sự đổi thay kì diệu để lại dấu ấn suốt đời. Đó là phút giây tình yêu chợt đến, là lúc chân lí khoa học loé sáng, là thời điểm giác ngộ một lí tưởng nhân sinh, một lẽ sống. Đó là lúc người ta đổi thay toàn bộ cách cảm nhận về cuộc đời. Với Tố Hữu, đó là lúc ông tiếp nhận lí tưởng cộng sản và lí tưởng ấy đã bừng sáng trong ông, rọi sáng cho ông suốt đời : Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Đọc bốn câu thơ mà tưởng như tâm hồn Tố Hữu đang bừng sáng lên mạnh mẽ trong cái giây phút của chân lí cách mạng đối với một con người, một đời người. Sự bừng sáng ấy vừa đột ngột vừa chói chang, lại tươi vui, đằm thắm và dạt dào sức sống. Nó được biểu thị bằng hai hình ảnh « mặt trời chân lí », « vườn hoa lá » hài hoà thống nhất với nhau và kết tụ lại trong bốn từ làm bừng sáng cả khổ thơ : « bừng », « chói », « đậm », « rộn ». Có « mặt trời chân lí » chói chang nhưng lại có « vườn hoa lá » xanh mát ; có « bừng », « chói » của ánh sáng lí tưởng thì lại có « đậm » mùi hương và « rộn » tiếng chim của cuộc sống cách mạng. Lí tưởng đã hoà vào cuộc sống, đã thành cuộc sống cách mạng trong tâm hồn thi sĩ. 8 Câu thơ hay nhất, bừng sáng nhất là : Mặt trời chân lí chói qua tim Nhà thơ đã dùng cách nói mới du nhập từ phương tây : «Mặt trời chân lí » là một ẩn dụ có cấu tạo mới khiến cho lí tưởng cách mạng giống như mặt trời toả sáng rực rỡ. Dùng hình ảnh mặt trời để biểu trưng cho cách mạng thật không gì đúng và đẹp bằng. Chính Bác Hồ đã nói : « những sai xuyên qua tim làm tâm hồn nhà thơ bừng sáng. Nếu hai câu thơ trên chói chang rực rỡ ánh sáng của lí tưởng thì hai câu dưới lại xanh mát tươi vui hương sắc của cuộc sống. Hoa lá, hương thơm, tiếng chim là trạng thái đầy sinh khí của thiên nhiên trong một khu vườn, nó thể hiện tâm trạng say sưa, náo nức, rộn ràng của một tâm hồn đang vui sướng tràn ngập khi bắt gặp lí tưởng cách mạng : Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Nhà thơ đã cảm nhận lí tưởng với trái tim ngây ngất của tình yêu, đây cũng là một đặc điểm của hồn thơ Tố Hữu, đặc biệt trong thuở ban đầu với bút pháp thơ giàu chất lãng mạn. 2. Hai khổ cuối : Lời tâm nguyện chân thành của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng. Lí tưởng như ngọn lửa thắp sáng tâm hồn nhà thơ, khiến tâm hồn ông thêm rộng mở. Tố Hữu tự nguyện đến với cuộc sống cách mạng, với quần chúng lao khổ như một lẽ tự nhiên : Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Nhà thơ đến với « mọi người », với « trăm nơi », « với bao hồn khổ », tạo thành một khối đời liên kết với nhau mạnh mẽ. Ông không còn cảm thấy cô đơn, riêng lẻ, yếu đuối nữa. Đó là điểm khác biệt với các quần chúng cách mạng, hồn nhà thơ đã nằm trong hồn những người lao khổ để « gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ». Câu thơ giống như lời nói thường ngày, mộc mạc biết bao, mà cũng đằm thắm tính giai cấp biết mấy. Khi đã « buộc lòng tôi với mọi người » thì cũng là lúc nhà thơ đã thực sự gắn bó với quần chúng lao khổ. Và ông đã tự hào nói lên điều đó với tình cảm thiết tha của mình : Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. Vẫn là gắn bó với gia đình nhân loại rộng lớn : « vạn nhà », « vạn kiếp », « vạn đầu em nhỏ » nhưng nhà thơ nghiêng về những kiếp người bất hạnh : những « kiếp phôi pha », những trẻ em « không áo cơm cù bất cù bơ ». Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ vào trong gia đình bao la của mình. « Tôi đã là » nghĩa là dứt khoát rồi, đã thực sự hoà mình vào quần chúng rồi, đã trở thành ruoot thịt của họ rồi. Nhưng nếu để ý thì sẽ thấy trong khổ thơ 4 câu này, nhà thơ đã dành hai câu cho các em nhỏ ( các đối tượng khác chỉ 1 câu). Phải thơ cuối gợi nhiều liên tưởng về những em bé bất hạnh đó, khi nhà thơ đã mở rộng cánh tay thương yêu đón các em vào lòng mình. - Nghệ thuật : Hai khổ thơ có 8 câu thơ, nhưng chỉ có hai kiểu câu và tập trung nói thiết tha một ý chính. Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu, một loạt từ ngữ như vậy đã có một hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm thiết tha, sự khẳng định dứt khoát, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía những người khốn khổ », tha thiết được trở thành thành viên ruột thịt của cái đại gia đình to lớn ấy. Chưa thể nói ở hai khổ thơ này, ngòi bút thơ của Tố Hữu đã đạt tới độ tinh luyện. Lời thơ còn dàn trải, có những từ ngữ còn sách vở, khuôn sáo (hồn khổ, khối đời, kiếp phôi pha) ; 9 song với cảm xúc chân thành, giọng thơ sôi nổi, thiết tha, liền mạch, những câu thơ ấy vẫn đầy sức truyền cảm. « Từ ấy » có thể xem như một cột mốc trong đời thơ và đời cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ « không chỉ » là kỉ niệm về một thời điểm mở đầu, là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ, mà còn là khởi đầu của thế giới thơ Tố Hữu. Ở đây đã xuất hiện những hình ảnh thơ quen thuộc những hình ảnh đầy sức sống này, cùng với ngọn lửa lí tưởng cháy sáng tỏng tim, đã làm nên chất lãng mạn say người của bài thơ : đó là lãng mạn cách mạng trong thơ Tố Hữu. ============================== BÀI 2 : KHI CON TU HÚ I- Giới thiệu Bài thơ « khi con tu hú » được Tố Hữu sáng tác tháng 7/1939, sau bài thơ «Từ ấy » vừa đúng một năm. Khoảng cách thời gian giữa hai bài thơ chưa dài, nhưng hoàn cảnh sáng tác thì đã đổi khác. « Từ ấy » được viết khi Tố Hữu còn tự do, sống giữa cuộc sống cách mạng, say mê với lí tưởng Đảng ; còn « khi con tu hú » lại được viết ra khi nhà thơ đã bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) giữa bốn bức tường ngột ngạt của nhà tù đế quốc. Cảm hứng của thi nhân là niềm khao khát tự do cùng với khát vọng hành động, tháo cũi, sổ lồng. Nhưng tất cả đều được bắt đầu từ một tiếng chim tu hú vọng vào nhà lao như nhan đề bài thơ đã ghi : « Khi con tu hú ». Người đọc hiểu đây là khi con tu hú kêu và tiếng kêu ấy đã gọi dậy trong cánh, khi là tiếng guốc đi về dưới đường xa hay tiếng rao đêm lảnh lót Những âm thanh đó chinh là cuộc sống bên ngoài đã ùa vào thơ Tố Hữu trong những ngày bị xiềng xích. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của thế giới tự do. Và ở bài thơ này là tiếng chim tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Cả bài thơ được xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Tiếng chim tu hú là điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nó chính là « cái tứ » của bài thơ trong tù của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. II- Phân tích : 1. Cảnh thiên nhiên tươi vui, rộn ràng đầy quyến rũ đối với người chiến sĩ trong tù Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè : Khi con tu hú gọi bầy Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ? Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế : Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngô vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hoà với nhau trong một không gian cao rộng mà êm ả của làng quê. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trong thơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy 10 [...]... kêu Tu hú kêu báo hiệu mùa hè đã đến Nhưng mùa hè đến đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ những đièu gì khi ông đang đối diện với cảnh sống ngột ngạt ấy ? Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! Tố Hữu thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới trong thơ, bởi một mình giữa bốn bức tường ngột ngạt, ông còn biết tâm sự với ai ? Thì thầm với mùa hè cũng như thì thầm với chính... thơ cách mạng trong nhà tù đế quốc Mùa hè, như nhà thơ đã hồi tưởng ở đoạn trên là mùa của tự do, của nồng nàn, của đam mê, của sự sống Nhưng trong nhà tù thì làm gì có được mùa hè ấy ? Câu thơ thể hiện khát vọng hành động tháo cũi, xổ lồng của người chiến sĩ « Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! » Cùng với ý nghĩ thật táo tợn, dữ dội là cách ngắt nhịp ở hai câu 8, 9 (nhịp 6/2 và nhịp 3/3, gợi cảm giác... phòng trọ nơi phố nghèo a.Điều gì đã gắn kết Xiu và Giôn xi lại với nhau ? + Cùng sở thích về món rau diếp xoăn trộn dầu dấm và kiểu ống tay rộng + Cùng lựa chọn nghề hội hoạ : « hàng ngày làm việc lát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh hoạ cho những truyện ngắn của các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết để lát con đường của họ dẫn tới văn học » + Cùng cảnh nghèo Họ vẽ tranh để kiếm... chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng loại Nghèo thường đi đôi với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu đuối trong niềm tin, trong bản lĩnh Trong 14 cuộc sống tựa vai vào người khác như vậy, Giôn xi tự cảm thấy mình là gánh nặng cho người... NHÂN VẬT LÃO HẠC I - Mở bài - Nam Cao là nhà văn nhân đạo Ông đã để lại những trang viết tâm huyết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám - Cũng như bao cố nông cùng khổ khác, Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ bất hạnh nhưng lại một con người có trái tim nhân hậu, lương thiện và có một tâm hồn, nhân cách cao cả II-Thân bài 1 Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh - Vợ mất sớm, một thân một... cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Mĩ O.Hen ri là một chiếc lá đặc biệt, là chi tiết cảm động, là biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Chiếc lá ấy đã trở thành một niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người (học sinh tham khảo phần II - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật) ======================== 18 ... cao quý - Người đọc xót xa trước cái chết của lão Hạc bao nhiêu thì càng trân trọng và vững tin ở nhân cách bấy nhiêu ====================== Bài 4 : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG» I Tác giả : O Hen ri là nhà văn Mĩ ( 186 2 -1910), tên thật của ông là Po-tơ Cha ông là thầy rồi một chuyện không đâu, anh bị cầm tù với mức án 5 năm Nhưng mới chỉ thụ án 3 năm 3 tháng, anh đã được tự do Ra tù, anh lấy bút danh là Ô.hen... thế giới của những nghệ sĩ nghèo Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa sinh tơn không phải vì cái vẻ cổ kính, kì quặc, cũng được gọi là quảng trường thì nó vẫn bị chia nhỏ thành những quảng trường « chằng chịt » khiến cho phạm vi không gian bị thu hẹp lại Sự « chật hẹp » hiện ra như « mọc rêu » khiến cho khu nhà càng thêm vẻ cô quạnh, hoang tàn Cái không gian nghèo nàn ngay từ vẻ bên ngoài... bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao... cách giải quyết đột biến bất ngờ khi kết thúc truyện Theo dõi phần thứ nhất của văn bản cho biết : bệnh tật của Giôn Xi có gì đặc biệt ? - Giôn xi bị viêm phổi, nằm liệt giường Bác sĩ nói : « Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hy vọng được một thôi » - Bản thân Giôn xi là một cô gái ốm yếu và thiếu máu - Nghèo , không có tiền - Chưa từng thành công trong sự nghiệp => Giôn xi không có . mùa hè đã đến. Nhưng mùa hè đến đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ những đièu gì khi ông đang đối diện với cảnh sống ngột ngạt ấy ? Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. sắc. Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng loại. Nghèo thường đi đôi với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu đuối trong niềm tin, trong bản. 7/2011 PHẦN I TẬP LÀM VĂN A. VĂN BẢN THƠ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙ I. Hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù 1. Hoàn cảnh - Tháng 2/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng

Ngày đăng: 18/10/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan