SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ THI OLYMPIC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Năm học 2008 - 2009 Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm) Câu 1.1: Xét 2 ti thể có cùng kích thước, một ti thể của tế bào gan và một ti thể của tế bào cơ tim. Hãy cho biết ti thể ở loại tế bào nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn hơn? Tại sao? Câu 1.2: Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin. Câu 1.3: Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường đã cung cấp 42 NST thường; và trong tất cả các TB con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định số NST 2n của loài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Câu 2: SINH HỌC VI SINH VẬT (2điểm) Câu 2.1: Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục? Câu 2.2: Thuốc kháng sinh tác động đến các vi khuẩn như thế nào? Câu 3: SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (2 điểm) Câu 3.1: Ở chim, các túi khí trước và sau có chức năng gì? Khi chim thở ra các túi khí thay đổi như thế nào? Câu 3.2: Đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi nồng độ của 2 loại hoocmôn (A và B) có ảnh hưởng đến sự biến thái ở sâu bướm: Câu hỏi: a. Nêu tên gọi của hoocmôn A và B? b. Nêu chức năng A và B trong sự lột xác của sâu bướm? Câu 4: SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (2 điểm) Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật. Kí hiệu: - Bào quan I: - Bào quan II: - A, B, C, D: giai đoạn/ pha - 1, 2, 3: các chất tạo ra Nồng độ Tuổi A B Đề thi đề nghị 2 3 1 A B ATP C D + E ATP Câu hỏi: a. Tên gọi của bào quan I và II là gì? b. Tên gọi của A, B, C, D ? c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3? d. Trình bày diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ ? Câu 5: DI TRUYỀN HỌC (6 điểm) Câu 5.1: Để xác định vi trí tương đối của gen trên NST, ngươi ta thường dựa vào tần số trao đổi chéo giữa các gen. Nếu chỉ xét 1 gen duy nhất (gen này có 2 alen: A và a; các alen quan hệ trội lặn không hoàn tòan) thì làm thế nào ta có thể xác định vị trí tương đối của gen trên NST? Cho ví dụ minh họa. Câu 5.2: Ở một loài thực vật có hoa, màu sắc của hoa được hình thành theo con đường chuyển hóa sau: alen B gen A enzim B Chất màu đỏ - Chất không màu 1 enzim A chất không màu 2 enzim b Chất màu vàng alen b - Alen a không thể tạo ra enzim chuyển hóa chất không màu 1 thành chất không màu 2 - Hai gen A và B nằm trên 2 NST thường khác nhau; các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. Câu hỏi: a. Màu hoa của loài thực vật trên được hình thành như thế nào? b. Xác định kiểu gen có thể có của cây có kiểu hình hoa đỏ? c. Trong 1 phép lai giữa 2 cây chưa biết kiểu gen, thế hệ con lai F1 thu được: 75% hoa màu đỏ; 25% hoa màu vàng. Hãy xác định kiểu gen của 2 cây đem lai và viết 1 sơ đồ lai tự chọn? Câu 5.3: Lấy nhân TB tuyến vú của cừu A chuyển vào TB trứng đã loại nhân của cừu B. Tiếp tục nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi rồi cấy vào cừu C, sinh ra cừu con D. Nhận xét nào sau đây là đúng? Giải thích. A. Cừu D có kiểu hình giống cừu C B. Cừu D có kiểu hình hoàn toàn giống cừu A C. Cừu D có kiểu hình hoàn toàn giống cừu B D. Cừu D có mang đặc điểm của A lẫn B Câu 5.4: (1,5 điểm) Xét 1 gen có 2 alen (A và a). Một quần thể sinh sản hữu tính, sau 5 thế hệ, người ta thấy tần số alen và tần số kiểu gen trong quần thể không thay đổi. Ta có thể khẳng định quần thể trên là quần thể ngẫu phối được không? Giải thích. Câu 6: TIẾN HÓA (2điểm) Thế nào là biến tính và hồi tính của ADN? Có 3 phân tử ADN thuộc 3 loài sinh vật A, B, C , Hãy dựa vào sự biến tính và hồi tính của ADN hãy trình bày phương pháp xác định mức độ thân thuộc của A và B so với C. Câu 7: SINH THÁI HỌC (2điểm) Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau : Loài Nhiệt độ ( o C) Độ ẩm (%) Giới hạn trên Giới hạn dưới Giới hạn dưới Giới hạn trên A 42 26 60 80 B 28 10 30 50 C 32 15 45 75 Câu hỏi: a. Vẽ đồ thị biểu diễn ổ sinh thái của 3 loài A, B, C? b. Có các nhận xét sau đây về mức độ cạnh tranh giữa 3 loài: A. Loài A và B không cạnh tranh nhau B. Loài B và C có cạnh tranh nhau C. Loài A và C có cạnh tranh nhau D. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại nhau. Chọn và giải thích câu không đúng? c. Tại nơi có nhiệt độ dao động từ 26 o C 32 o C và độ ẩm dao động từ 60% 75% ta sẽ thấy sự có mặt của loài nào nhiều nhất? Giải thích. (Biết rằng mức độ tiến hóa giảm dần từ A B C) . TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ THI OLYMPIC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Năm học 2008 - 2009 Môn : SINH HỌC. Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật. Kí hiệu: - Bào quan I: - Bào quan II: - A, B, C, D: giai đoạn/ pha -. ra. Câu 2: SINH HỌC VI SINH VẬT (2điểm) Câu 2.1: Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục? Câu 2.2: Thuốc kháng sinh tác động đến các vi khuẩn như thế nào? Câu 3: SINH HỌC CƠ THỂ