1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG - 03 MÔN: SINH HỌC

4 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 73 KB

Nội dung

NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG - 03 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút – 40 câu Hãy tô vào câu trả lời đúng nhất: (phiếu trả lời trắc nghiệm) Câu 1: Thể đột biến là: A. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình. B. Những biến đổi trong ADN hoặc nhiễm sắc thể. C. Những biến đổi trong cấu trúc của prôtêin. D. Những tế bào mang đột biến. Câu 2: Đột biến gen là những biến đổi về: A. Trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần các cặp nucleotít. B. Trình tự sắp xếp, số lượng, cấu trúc của nucleotít. C. Trình tự sắp xếp, thành phần, cấu trúc nu. D. Trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần nu. Câu 3 : Tính chất của đột biến gen là: A. Không đồng loạt, không định hướng và đột ngột B. Đồng loạt, không định hướng, đột ngột C. Đồng loạt, có định hướng, đột ngột D. Đồng loạt, có định hướng, không đột ngột Câu 4: Đột biến gen thuộc kiểu đột biến tiền phôi xảy ra khi: A. Tế bào sinh dưỡng bị đột biến rồi nguyên phân phát triển đột biến B. Tế bào hợp tử nguyên phân một số lần đầu tiên phát sinh ra đột biến đi vào tế bào phôi C. Giao tử đực tham gia thụ tinh D. Giao tử cái tham gia thụ tinh Câu 5: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen: A. Mất 1 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit. C. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X D. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit. Câu 6: Một gen có 9.10 5 đv.C. Do đột biến gen bị mất đi một bộ ba mã hoá. Vậy, chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen đột biến có số axit amin là: A. 499 axit amin B. 498 axitamin C. 497 axit amin D. 398 axitamin Câu 7: Loại đột biến làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng là: A Mất đoạn. B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 8: Cơ chế đột biến đảo đoạn là: A. Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật B. Làm thay đổi trật tự phân bố của gen trên một nhiễm sắc thể C. Đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược lại 180 0 và gắn vào NST D. Tạo ra sự sai khác giữa các nòi trong một loài Câu 9: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn. Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: A. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. B. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn. C. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. D. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ. NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập Câu 11: Dạng đột biến thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể là: A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 12: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là A. thể đa bội. B. thể tam nhiễm. C. thể đa nhiễm. D. thể tam bội. Câu 13: Bộ NST đột biến 2n-1, gọi như thế nào là không đúng A. Thể ba nhiễm B. Thể một nhiễm C. Hội chứng Tơcnơ ở người D. Thể dị bội Câu 14 : Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có chứa 47 NST, gọi là: A. thể dị bội B. Thể Claiphentơ C. Thể tam nhiễm X D. B và C đúng Câu 15: Cặp nhiễm sắc thể (NST) thứ 21 ở người bị mất đoạn đã gây ra 1 bệnh di truyền là A. máu khó đông. B. hội chứng Đao. C. ung thư máu. D. hồng cầu liềm. Câu 16: Vai trò của thường biến là: A. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường. C. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá. C. Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá. D. Làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. Câu 17: Tính trạng có mức phản ứng hẹp: A. Số lượng hạt trên bông lúa B. Sản lượng sữa . C. Tỉ lệ bơ trong sữa. D. Số trứng gà đẻ trong năm . Câu 18: Trong kĩ thuật ADN cấy gen, enzim cắt và nối được sử dụng để cắt và nối 2 phân tử ADN cho và nhận là: A. ADN polimerza và restrictaza B. ADN restrictaza và ligaza C. ADN helicaza và ligaza D. ADN tôpôizômeraza và Amilaza Câu 19 : Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật: A. Ưu thế lai B. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý C. Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý - hoá học Câu 20: Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp: A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng đảo đoạn B. Nghiên cứu phả hệ C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh D. Nghiên cứu tế bào Câu 21: Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện qua ít nhất là: A. 2 thế hệ B. 3 thế hệ C. 5 thế hệ D. 10 thế hệ Câu 22: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép: A. Phát hiện các trường hợp bệnh lí do đột biến gen và nhiễm sắc thể B. Xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính trạng, tính chất của cơ thể C. Xác định vai trò của sự di truyền trong sự phát triển các tính trạng D. B và C đúng Câu 23: Một số bệnh tật ở người do đột biến gen trội như: A. Mù màu, máu chảy khó đông, hói đầu. B. Bạch tạng,điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập C. Xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn D. Bạch tạng, máu khó đông, dính ngón tay 2 và 3. Câu 24: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. gen qui định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính. B. gen qui định các tính trạng giới tính nằm trên các NST thường. C. gen qui định các tính trạng thường nằm trên NST Y. D. gen qui định các tính trạng thường nằm trên NST X. Câu 25: Bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bố, mẹ, ông bà đều bình thường, bố bà ngoại mắc bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp bố mẹ này sinh con bị bệnh là: A. 5% B. 12,5% C. 25% D. 50% Câu 26: Ở người loại tế bào không chứa NST giới tính là: A. tế bào xôma. B. tế bào sinh tinh. C. tế bào sinh trứng. D. tế bào hồng cầu. Câu 27: Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen lặn nằm trên Y không có alen tương ứng trên X. Nếu một người đàn ông mang tật này thì: A. con trai và cháu nội gái cũng bị tật này B. con trai và cháu nội trai của ông cũng bị tật này. C. con gái và cháu ngoại trai cũng bị tật này. D. con gái và cháu ngoại gái cũng bị tật này. Câu 28: Tật có túm lông ở tai do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y. Một người nữ kết hôn với một người nam bị tật này. Xác suất để đứa con trai của cặp vợ chồng này có dúm lông ở tai là: A. 100% B. 50% C. 25% D. 75% Câu 29: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống: A. Prôtêin B. Axit nuclêic C. Prôtêin và axit nuclêic D. Prôtêin, carbon hydrat và axit nuclêic Câu 30: Tính đa dạng và đặc thù của các đại phân tử sinh học là do: A. Cấu tạo phức tạp. B. Có khối lượng lớn C. Cấu trúc đa phân. D. A, B và C đều đúng. Câu 31: Sự sống di cư từ dưới nước lên ở cạn vào: A. Kỉ Cambri B. Kỉ Xilua C. Kỉ Đêvôn D. Kỉ Than Đá Câu 32: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là: A. Bọ cạp tôm B. Nhện C. Cá chân khớp và da gai D. Tôm ba lá Câu 33: Sự phát triển của sâu bọ bay trong kỉ Giura tạo điều kiện cho: A. Cây hạt trần phát triển mạnh B. Xuất hiện bò sát bay ăn sâu bọ C. Sự xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim D. Sự chuyển từ lưỡng cư thành các bò sát đầu tiên Câu 34: Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ Thứ ba là: A. Khí hậu lạnh đột ngột là thức ăn khan hiếm B. Bị sát hại bởi thú ăn thịt C. Bị sát hại bởi tổ tiên loài người D. Cây hạt trần phát triển không cung cấp đủ thức ăn cho bò sát khổng lồ Câu 35: Để giải thích quá trình tiến hoá, Lamac đã dựa vào NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập A. Những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định của cơ thể sinh vật. B. Những biến dị cá thể theo hướng phù hợp với môi trường. C. Những biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản theo hướng ngẫu nhiên. D. Những đột biến và biến dị tổ hợp. Câu 36: Nguyên nhân tiến hóa theo Lamac là: A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật C. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi D. A và C đúng Câu 37: Theo quan niệm của Lamác, nguyên nhân chính làm cho loài biến đổi dần dần và liên tục là: A. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi B. Tác động của tập quán sống C. Yếu tố bên trong cơ thể bị thay đổi D. Do tác nhân đột biến Câu 38: Theo Đacuyn, nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của vật nuôi và cây trồng là A. Chọn lọc nhân tạo. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Biến dị di truyền. D. Nhu cầu của con người. Câu 39: Động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình tiến hoá của vật nuôi, cây trồng là : A.Tác động của ngoại cảnh B.Nhu cầu, thị hiếu của con người. C.Sự phát sinh các biến dị D.Tất cả các yếu tố trên Câu 40: Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. Hình thành giống mới. B. Hình thành nòi mới. C. Hình thành thứ mới. D. Hình thành loài mới. ĐÁP ÁN ĐỀ 03 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 4 15 16 17 18 19 20 A D A B D B B C C C A B A A C A C B D D Câu 21 22 23 2 4 25 26 27 28 29 30 31 32 33 3 4 35 36 37 38 39 40 B B C A B D B A C C B B B A A C A A B D . NguyễnThu Phương – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG - 03 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 60 phút – 40 câu Hãy tô vào câu trả lời. khi: A. Tế bào sinh dưỡng bị đột biến rồi nguyên phân phát triển đột biến B. Tế bào hợp tử nguyên phân một số lần đầu tiên phát sinh ra đột biến đi vào tế bào phôi C. Giao tử đực tham gia thụ. tử cái tham gia thụ tinh Câu 5: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen: A. Mất 1 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit. C. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X D. Đảo

Ngày đăng: 29/06/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w