Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
159 KB
Nội dung
Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất MỤC LỤC Nội dung………………………………………………… Trang Phần I: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài………………………………………………1 II. Nhiệm vụ của đề tài………………………… 1 III. Phương pháp nghiên cứu………………………………………1 IV. Đối tượng…………………………………………………… 2 Phần 2: Nội dung đề tài…………………………………………… 2 I –Thực tiển trước khi sử dụng đề tài……………………………… 2 II. Thực tiển khi áp dụng đề tài …………………………………… 3bb A. Dùng dụng cụ trực quan dể tìm nhanh giờ khu vực………… 3 1.Tài liệu và phương tiện…………………………………… 3 2. Cách làm………………………………………………… . 3 3.Cách sử dụng………………………………………………. .3 B.Áp dụng công thức để tính……………………………… . 4 1. Tính giờ tương ứng các khu vực cùng nằm ở bán cầu Đông 4 2. Tính giờ tương ứng các khu vực cùng nằm ở bán cầu Tây 5 3. Biết giờ các khu vực ở nữa cầu Đông, tìm giờ tương ứng các khu vực nằm ở nữa cầu Tây…………………………………………… ……….5 4. Biết giờ các khu vực ở nữa cầu Tây, tìm giờ tương ứng các khu vực nằm ở nữa cầu Đông……………………………………………… 6 C.Phạm vi áp dụng………………………………………………… 6 D. Kết quả áp dụng………………………………………………… 7 E- Nhận định………………………………………………………… 8 Phần 3: kết luận chung…………………………………………… 8 I. Bài học kinh nghiệm………………………………………… 8 II. Lợi ích và khả năng vận dụng………………………………… 9 III. Đề xuất và kiến nghị………………………………………… 9 Phụ bảng……………………………………………………………. 10 Tài liệu tham khảo………………………………………………… 11 Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 1 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIỜ Ở CÁC KHU VỰC TRÊN TRÁI ĐẤT Phần 1: MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây ở các môn học đã dấy lên phong trào cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh như phải lựa chọn câu hỏi đàm thoại như thế nào, rèn luyện các kỹ năng khai thác các kênh hình ,vận dụng kỹ năng tính toán, thực hành ra sao để học sinh khai thác, tiếp thu kiến thức trong mổi bài lên lớp. Qua thực tế giảng dạy địa lý lớp 6 ở bài VÂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT- Phần hướng dẫn học sinh tính giờ các khu vực, qua dự giờ đồng nghiệp, qua kiểm tra giáo án của giáo viên các trường, qua trao đổi của đồng nghiệp. Tôi nhận thấy rằng ở mục này tuy chưa phải là nội dung chính của bài nhưng nó là một trong những nội dung quan trọng của chương trình học, do vậy nếu giáo viên chỉ lướt qua, hoặc hướng dẫn chung chung theo cách tính đơn giản thì học sinh rất khó tiếp thu và vận dụng kĩ năng tính toán để tính giờ các khu vực, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập địa lý ở các lớp trên. theo tinh thần đó tôi đã chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp học sinh tìm giờ các khu vực’’ để đồng nghiệp tham khảo. II- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Qua đề tài, tôi hy vọng sẽ giúp cho một số đồng nghiệp có được một số phương án để hướng dẫn học sinh tốt hơn trong kỹ năng tìm giờ khu vực trên Trái Đất ở bài “SỰ VÂN ĐỘNG QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ’’. - Giúp cho giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc những giáo viên tuy dạy lâu năm nhưng chưa có dịp tham khảo tài liệu, hoặc chỉ nghỉ mục này không quan trọng để có hướng khắc phục. - Đề tài này còn có khả năng giúp giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý bậc THCS, kể cả lớp 10 ở bậc THPT và những người yêu thích môn địa lý - Đặc biệt là cung cấp cho học sinh các phương pháp tính giờ ở các khu vực, một cách nhanh chóng và chính xác, là hành trang của môn học Địa lý, chấm dứt thời kỳ phải dò dẫm. III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -Từ năm học 2005-2006 , tôi bắt đầu có ý tưởng với đề tài này tại trường THCS Ân tường Đông. Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 2 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất - Sưu tầm tài liệu có liên quan về tính giờ khu vực, dùng mô hình để tìm nhanh. - Tìm nhiều ví dụ, nhiều cách để tính, chọn lọc những cách tính dể hiểu và phù hợp với các đối tượng để hướng dẫn trong tiết dạy. - Tự thiết lập công thức chung để áp dụng tính toán Năm học 2009-2010, năm học 2010-2011, qua 2 năm trải nghiệm tại trường THCS Ân Đức đã đạt được kết quả khá tốt IV- ĐỐI TƯỢNG: - Học sinh lớp 6 trường THCS Ân Tường Đông qua các năm học: 2005- 2006 đến năm học 2008-2009 và học sinh giỏi môn Địa cấp huyện. - Học sinh giỏi môn địa cấp huyện , học sinh lớp 6 trường THCS Ân Đức từ năm học 2009-2010 đến học kỳ I – năm học 2010-2011. Phần 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I- THỰC TIỄN TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI - MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM * Một số cách hướng dẫn cho học sinh tính giờ các khu vực theo cách truyền thống Từ dự giờ các đồng nghiệp, qua kiểm tra giáo án án và qua sự tranh cải của giáo viên về một đáp án thiếu sự thuyết phục và không có khả năng áp dụng cho nhiều trường hợp chung quanh vấn đề tính giờ các khu vực như: a- Tính giờ khu vực trong cùng một nữa cầu Đông - Ví dụ: Biết khu vực số 7 là 12 giờ hỏi lúc đó khu vực số 1 là mấy giờ? Giáo viên kẻ lên bảng một đoạn từ khu vực số 1 đến khu vực số 7 sau đó hướng dẫn học sinh tính lùi dần từ số 7 là 12 giờ, số 6 là 11 giờ, số 5 là 10 đến số 6 là 6 giờ - Hoặc biết khu vực giờ gốc là 1 giờ hỏi khu vực số 8 là mấy giờ ? Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cũng tính lần lược là khu vực số 1 là 1 giờ, số 2 là 2 giờ, số 3 là 3 giờ đến khu vực số 8 là 8 giờ b- Tính giờ khu vực trong cùng một nữa cầu Tây - Tương tự giáo viên cũng hướng dẫn học sinh cách làm như trên c- Biết giờ các khu vực phía nữa cầu Đông, tính giờ các khu vực phía nữa cầu Tây Ví dụ: Biết khu vực số 9 lúc đó là 2 giờ ngày ngày 16 tháng 2 hỏi lúc đó tại khu vực số 22 là mấy giờ ngày mấy, tháng mấy? - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tính lùi từng khu vực như: Khu vực số 9 là 2 giờ, số 8 là 1 giờ, số 7 là 24 giờ, só 6 là 23 giờ đến khu vực số 22 là 15 giờ, ngày 15 tháng 2 (vì đã lùi lại, nên sau một ngày) Hoặc biết giờ ở khu vực phía Tây, tìm khu vực giờ tương ứng ở phía Đông, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh cách làm tương tự như trên, chỉ khác là tính tới Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 3 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất * Cách hướng dẫn của giáo viên như trên là cách làm không phải sai, nhưng là cách làm không có khoa học, nói cách khác là cách làm thủ công, cách làm này có một số nhược điểm là : - Thụ động, không thoát khỏi sách giáo khoa (đẻ xem bảng các khu vực giờ) - Mất thời gian để tra bảng các khu vực giờ - Không đánh giá được tư duy của học sinh - Thiếu khoa học, không thể tính toán trong những trường hợp phức tạp - Chưa đưa ra được cách tính chung nhất mà đối tượng nào cũng có thể áp dụng được - Chưa rèn luyện được kỹ năng đại trà cho mọi đối tượng học sinh Từ một số hạn chế trên, nhiều năm tôi đã trăn trở và quyết định tìm hướng đi mới và nêu lên đây nhằm giúp gíao viên có được một số phương án giúp học sinh làm tốt phần này. Mong đồng nghiệp tham khảo và góp ý II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHO ĐỀ TÀI A- DÙNG DỤNG CỤ TRỰC QUAN ĐỂ TÌM NHANH GIỜ CÁC KHU VỰC 1-Tài liệu và phương tiện a- Sách giáo khoa địa lý lớp 6 bài 7 trang 22 b- Phương tiện: Toll kẽm không rỉ, giấy đề can 2- Cách làm: - Cắt toll kẽm thành 2 hình tròn, hình tròn lớn khoảng 20cm, hình tròn nhỏ khoảng 17,5cm, vạch trên hình tròn lớn cùng tâm một vòng tròn có bán kính 9cm, đặt hình tròn nhỏ lên hình tròn lớn cùng tâm, kẻ lên hình tròn nhỏ một vòng tròn có bán kính 7cm. từ tâm vòng tròn vạch các đường thẳng để chia đều 2 hình tròn ra 24 ô, trên các ô ở hình tròn lớn ghi số từ 0 đến 23 ( tương ứng cho 24 khu vực giờ), trên vòng tròn nhỏ ghi trên các ô từ 1 đến 24( tương ứng cho 24 giờ) * Chú Ý: - Dùng giấy đecan dán vạch, số lên miếng toll kẽm, phân biệt màu sắc giữa 2 vòng tròn sao cho thẩm mỹ và để phân biệt - Dùng ốc hoặc dụng cụ gì để xuyên qua tâm 2 hình tròn làm thế nào để hình tròn nhỏ xoay được quanh hình tròn lớn. 3- Cách sử dụng: - Xoay hình tròn nhỏ sao cho ô 12 giờ trùng với ô khu vực số o của hình tròn lớn - Muốn tìm giờ khu vực tương ứng ta chỉ việc xoay hình tròn nhỏ cùng chiều, hoặc ngược chiêu kim đồng hồ ta sẽ có được giờ tương ứng cần tìm Ví dụ: Biết ở khu vực số 7 là 12 giờ hỏi lúc đó ở khu vực số 22 là mấy giờ - Xoay hình tròn nhỏ ở ô 12 giờ đến khu vực số 7 thì lúc đó ở ô khu vực số 22 là 3 giờ - Muốn tìm giờ các khu vực tương ứng khác ta cũng làm tương tự như trên Đây là dụng cụ trực quan tìm giờ đơn giản nhất, nhanh chóng nhất giúp cho cả lớp đồng loạt tìm được để dàng và hiệu quả * Qua kinh nghiệm nếu chỉ làm 1 cái lớn để trên bàn giáo viên rồi cho học sinh lên thực hiện thì 1 phút chỉ được 1 học sinh, nhưng nếu làm số lượng lớn, mỗi Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 4 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất học sinh được 1 cái ( cho lớp đông nhất) thì trong 1 phút cả lớp đều có thể làm được một câu và mọi đối tượng giỏi, khá trung bình, yếu đều có thể làm được, làm xong lớp này giáo viên thu lại và dùng cho các lớp tiếp theo. Giáo viên bộ môn tham mưu vời nhà trường để xin kinh phí làm đồ dùng dạy học, dụng cụ này sử dụng lâu dài. * Sử dụng bảng tinh giờ như trên có một số hạn chế là: - Không thực hiện được khi cần - Không mang được vào phòng thi ( thi học sinh giỏi) B- ÁP DỤNG CÔNG THỨC ĐỂ TÍNH 1- Tính giờ tương ứng ở các khu vực giờ cùng nằm ở bán cầu Đông a- Biết giờ ở khu vực phía trái tìm giờ khu vực tương ứng ở phía phải CÔNG THỨC: KC 2 KV = KV CT - KV ĐC G CT = G ĐC + KC 2 KV * Chú thích: KC 2 KV : Khoảng cách 2 khu vực KV CT : Khu vực cần tìm KV ĐC : Khu vực đã cho G CT : Giờ cần tìm G ĐC : Giờ đã cho Ví dụ: Biết khu vực số 2 là 7 giờ. Hỏi lúc đó ở khu vực 12 là mấy giờ Áp dụng công thức: KC 2 KV = KV CT - KV ĐC = 12 - 2 =10 G CT = G ĐC + KC 2 KV = 7 +10 = 17 giờ * Lưu ý: Nếu kết quả giờ cần tìm mà lớn hơn 24 thì phải trừ cho 24 để được giờ đúng ( Vì một ngày, đêm chỉ có 24 giờ) Ví dụ: Biết khu vực giờ gốc là 23 giờ. hỏi lúc đó ở khu vực 12 là mấy giờ - Tìm khỏang cách giữa 2 khu vực: KC 2KV = KV CT - KV ĐC = 12- 0 = 12 Giờ cần tìm: G CT = G ĐC + KC 2 KV = 23 + 12= 35 Giờ cần tìm : 35 – 24 = 11 giờ b- Biết giờ phía tay phải. tìm giờ tương ứng phía tay trái CÔNG THỨC: KC 2kv = KV ĐC - KV CT Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 5 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất G CT = G ĐC - KC 2 KV Ví dụ: Biết khu vực số 10 là 21 giờ. Hỏi lúc đó khu vực số 1 là mấy giờ Áp dụng công thức: KC 2KV = KV ĐC - KV CT = 10 - 9 = 1 G CT = G ĐC - KC 2 KV = 21- 9 = 12 * Lưu ý: giờ của khu vực đã cho nhỏ hơn không trừ được cho khoảng cách 2 khu vực, thì qui đổi giờ sáng thành giờ chiều để trừ. Ví dụ: 1giờ = 13giờ, 2giờ = 14giờ , sau khi trừ thì lấy kết quả đổi ngược lại, ví dụ: 3giờ = 15giờ, 4giờ = 16 giờ Ví dụ: Biết giờ khu vực số 10 là 1giờ. hỏi lúc đó ở khu vực sơ 1 là mấy giờ? Áp dụng công thức: KC 2kv = KV ĐC - KV CT = 10 - 1 = 9 G CT = G ĐC - KC 2 KV = 1 - 9 = Đổi 1giờ = 13giờ, thay vào = 13 - 9 = 4, đổi 4giờ = 16 giờ Vậy giờ cần tìm là: 16 giờ 2- Tính giờ tương ứng ở các khu vực cùng nằm ở nữa cầu tây a- Biết giờ các khu vực nằm bên trái, tìm khu vực giờ tương ứng nằm ở phía tay phải -Ví dụ 1: Biết khu vực 13 là 20 giờ. Hỏi lúc đó ở khu vực 21 là mấy giờ? * Công thức tính cũng giống như các khu vực cùng nằm ở cầu đông Áp dụng công thức: KC 2KV = KV CT - KV ĐC = 21- 13 = 8 G CT = G ĐC + KC 2KV = 20 + 8 = 28 28 - 24 = 4 ( vì một, ngày đêm có 24 ) Vậy giờ cần tìm là: 4giờ b- Biết khu vực giờ phía tay phải, tìm khu vực giờ tương ứng bên tay trái. -Ví dụ: Biết khu vực 23 là 1h, hỏi lúc đó ở khu vực 15 là mấy giờ? Áp dụng công thức: KC 2KV = KV ĐC - KV CT = 23 - 15 = 8 G CT = G ĐC - KC 2KV = 1giờ - 8 - Đổi 1giờ = 13 giờ G CT = 13 - 8 = 5 ( đổi 5 = 17giờ ) Vậy giờ cần tìm là: 17giờ 3- Biết các khu vực giờ phía nữa cầu Đông, tìm các khu vực giờ tương ứng nằm ở nữa câu Tây. CÔNG THỨC: KC 2KV = ( 24 - KV CT ) + KV ĐC Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 6 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất G CT = G ĐC - KC 2 KV ( Số 24 nghĩa là trên Trái Đất có 24 khu vực giờ ) Ví dụ: Biết khu vực số 7 là 16 giờ ngày 16 tháng 2. hỏi lúc đó ở khu vực 16 là mấy giờ, ngày mấy, tháng mấy? Áp dụng công thức: KC 2KV = ( 24 - KV CT ) + KV ĐC = ( 24 - 16) + 7 = 15 G CT = G ĐC - KC 2 KV = 16 - 15 = 1giờ, ngày 16/2 * Lưu ý: trường hợp giờ đã cho nhỏ hơn khoảng cách 2 khu vực, thì qui đổi giờ đã cho ( sáng thành chiều) để trừ cho KC 2 KV , sau đó lấy kết quả qui đổi ngược lại sẽ được giờ cần tìm. Ví dụ: Biết khu vực số 6 là 12 giờ. Hỏi khu vực 17 lúc đó là mấy giờ Áp dụng công thức: KC 2 KV = ( 24 - KV CT ) + KV ĐC = ( 24- 17) + 6 = 13 G CT = G ĐC - KC 2 KV = 12 - 13 Qui đổi giờ đã cho để trừ cho khoảng cách 2 khu vực 24 -13 = 11 Lấy kết quả qui đổi (trưa thành đêm) sẽ ra kết quả: 11 = 23 Vậy kết quả cần tìm là 23 giờ 4- Biết các khu vực giờ ở nữa cầu Tây, tìm các khu vực giờ tương ứng ở nữa cầu Đông. CÔNG THỨC: KC 2 KV = ( 24 - KV ĐC ) + KV CT G CT = G ĐC + KC 2 KV Ví dụ: Biết khu vực 14 là 22 giờ. Hỏi lúc đó ở khu vực số 9 là mấy giờ? Áp dụng công thức: KC 2 KV = ( 24 - KV ĐC ) + KV CT = (24 - 14) + 9 = 19 G CT = G ĐC + KC 2 KV = 22 + 14 = 41 Lấy 41 - 24 = 17 ( Vì ngày, đêm có 24 giờ) Vậy giờ cần tìm là: 17 giờ *(Trong quá trình tính toán, tôi đã thiết lập nên công thức này, chưa phổ biến nên chưa có phản hồi, mong giám khảo và góp ý chân tình) C- PHẠM VI ÁP DỤNG: - Toàn bộ đề tài nêu trên được áp dụng cho chương trình địa lý lớp 6 ( có thể cho chương trình địa lý lơp 10 bậc PTTH), ở bài 7 - Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, phần các khu vực giờ trên Trái Đất, Tuy nó là phần nhỏ trong nội dung bài dạy nhưng là nội dung vô cùng quan trọng đi suốt trong quá trình dạy - học môn địa lý, bởi vì khi nói dạy và học môn địa lý mà không nắm vũng phần Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 7 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất này thì không phải là người dạy và người học Địa lý vì nó là một trong những kỹ năng quan trọng của môn học. Như trình bày ở trên, ở phần dùng dụng cụ trực quan rất để áp dụng và áp dụng đại trà cho các đối tượng trong lớp học, rất dể làm, dể hiểu, gây húng thú trong giờ học nhưng không có tư duy, không áp dụng cho mọi lúc, mọi nơi. Ở việc áp dụng công thức để tính giờ nêu trên là phần nâng cao, thường được dùng cho giáo viên để nâng cao nghiệp vụ, giáo viên dự thi GVDG, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, Học sinh giỏi môn Địa lý, học sinh khá, giỏi trong lớp, học sinh yếu, trung bình cũng làm được tuy nhiên chậm hơn. . D- KẾT QUẢ ÁP DỤNG: Đề tài này tôi đã viết xong từ cuối năm học 2008-2009, đã đem áp dụng vào năm học: 2009-2010 và 2010-2011 tại trường THCS Ân Đức tại khối lớp 6. Kết quả như sau: a- Trước khi áp dụng đề tài -( tại trường THCS Ân Tường Đông năm học 2008-2009) lớp Sĩ số Số HS phát biểu đáp án đúng/ số phát biểu Tổng thời gian/số câu hỏi 6a1 34 18/34 9/18 8phút/2 câu 6a2 36 8/36 3/8 7/2 6a3 35 9/35 4/9 7/2 6a4 35 7/35 3/7 9/2 b- Khi sử dụng dụng cụ trực quan( Bảng tìm giờ), và áp dụng công thức * Năm học 2008-2009 tôi chỉ làm một cái bảng vòng tròn tính giờ khu vực to và để trên bàn giáo viên, sau khi hướng dẫn, HS lên bảng xoay bảng tìm giờ, kết quả được ghi nhận như sau: - Nhóm dùng bảng tìm giờ: lớp Sĩ số HS tham gia Đáp án đúng/số HS lên bảng Thời gian/số câu 6a1 40 20 6/6 6phút/4câu 6a2 34 17 6/5 6/4 6a3 32 16 6/5 6/4 6a4 33 16 6/6 6/4 - Nhóm áp dụng công thức: lớp Sĩ số HS tham gia Đáp án đúng /số tham gia Thời gian/số câu 6a1 40 20 18/20 3phút/2câu 6a2 34 17 13/17 4/2 6a3 32 16 11/16 4/2 6a4 33 16 11/16 3/2 Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 8 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất * Năm học 2010-2011, tôi làm đủ số lượng cho số học sinh trong lớp ( mỗi em một cái), kết quả như sau: lớp Sĩ số Số HS phát biểu Đáp án đúng Thời gian/số câu 6a1 38 38/38 38/38 6phút/6câu 6a2 42 38/42 36/38 6/5 6a3 38 36/38 35/36 6/5 6a4 37 35/37 35/35 6/6 (Phần này giáo viên chỉ gọi một em đưa ra đáp án, giáo viên thấy đúng, yêu cầu các em có đáp án tương tự đưa tay) - Phần sử dụng công thức để tính, kết quả như sau: lớp Sĩ số HS tham gia Đáp án đúng /số tham gia Thời gian/số câu 6a1 38 38 37/38 4/2 6a2 42 42 38/42 4/2 6a3 38 38 34/38 4/2 6a4 37 37 33/37 4/2 E- NHẬN ĐỊNH: Như vậy qua áp dụng một số phương án theo đề tài trên, thì hiệu quả đạt được rất cao so với cách thực hiện theo lối truyền thống và qua việc chỉ sử dụng một bảng tìm giờ lớn để trên bàn giáo viên cho học sinh lên thực hiện, thì kết quả cũng cao song chỉ thực hiện được trên một số lượng học sinh rất ít, số học sinh khác không có dịp lên bảng vì không có thời gian. Khi cấp cho mỗi học sinh một bảng thì học sinh có dịp thực hành 100%, cùng thời gian như nhau nhưng số lượng tham gia lớn, nên hiệu qua cao hơn Việc áp dụng công thức tính thì thực ra hiệu quả cũng cao, tính chính xác cũng lớn nhưng thời gian lâu hơn, qua thực tế, tôi nhận thấy rằng nếu tiến hành tại lớp thì đa số học sinh khá, giỏi mới thực hiện nhanh, học sinh yếu thì ít hiệu quả, ngược lại nếu cho học sinh về nhà tính để lấy điểm thực hành thì tỉ lệ đạt rất cao. Việc thực hiện đề tài trên có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định, còn tùy thuộc vào giáo viên hướng dẫn, cơ sở vật chất của trường và sự tiếp thu của học sinh. Phần 3: KẾT LUẬN CHUNG: I- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Xuất phát từ tình hình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, để nâng cao chất lượng dạy và học trong đó người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp đở học sinh, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, khai thác kiến thức mới và rèn luyên các kỹ năng Đia lí, theo tinh thần đó. Bức xúc từ việc giảng dạy của cá nhân, cũng như qua nhìn nhận đồng nghiệp, tôi chọn Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 9 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất đề tài này với tinh thần nêu trên với hy vọng giúp cho giáo viên giảng dạy môn địa lý nói chung phần địa lý lớp 6 nói riêng có được một số phương án, các kỹ năng bộ môn cần thiết để nâng cao nghiệp vụ, có được phương pháp truyền thụ kiến thức đến học sinh không chỉ đơn giản thông qua cung cấp thụ động, mà học sinh tiếp thu được kiến thức chủ động, hứng thú II- LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Với đề tài trên cả 2 phương án đều đem đến cho giáo viên và học sinh một cách dạy và tiếp thu có hiệu quả cao, ít mất thời gian, khả năng vận dụng nhiều cho mọi đối tượng học sinh từ yếu đến khá, giỏi, dể làm, dể hiểu. được áp dụng không những cho học sinh lớp 6 mà cho cả các lớp trên, cho giáo viên mới ra trường, giáo viên chưa có dịp đọc tài liệu, giáo viên thi GVDG, bồi dưỡng học sinh giỏi, hy vọng rằng đây là cuốn cẩm nang dùng cho mọi người ham mê môn địa lý. III- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Trên đây là đề tài mang tính chủ quan của cá nhân. Rất mong đồng nghiệp đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn. và đề nghị nếu áp dụng được thì giáo viên nên xin kinh phí của trường để làm bảng tìm giờ nhằm phục vụ cho việc giảng dạy cho năm học sau. chúc các bạn thành công. Xin chân thành cảm ơn! Nhà trường nên xem xét và cấp kinh phí hổ trợ cho giáo viên để làm bảng tìm giờ khu vực với số lượng cho một lớp dông nhất và lưu trữ để sử dụng nhiều năm. Ân Đức, ngày 16 tháng 2 năm 2011 Người thực hiện Võ văn nhì Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 10 [...]... Nhì 11 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa địa lý lớp 6 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1996-2000 Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 12 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO Trường THCS Ân Đức GV: Võ Văn Nhì 13 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất Trường THCS...Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất G- PHỤ BẢNG: Việc đổi ngày, giờ thì giáo viên lưu ý cho học sinh mấy vấn đề sau: - Khu vực giờ phía đông sẻ sớm hơn khu vực giờ phía tây - Cách nhau 1 khu vực sẽ có giờ sớm hơn 1 giờ nếu ở phía phải, muộn hơn 1 giờ nếu ở phía trái - Cho dù ở bất cứ nữa cầu nào đang là 23 giờ hơn mà chuyển sang ít nhất 1 khu vực về phía phải là đã... 1 khu vực về phía phải là đã chuyên sang một ngày mới, còn ở 1h sáng mà lùi lại về phía trái ít nhất 1 khu vực là đã thuộc ngày hôm trước - Một ngày, đêm là 24 giờ, nên qua 24 giờ là chuyển sang ngày mới, lùi lại 24 giờ là thuộc ngày hôm trước - Tùy theo giờ đã cho, nếu chuyển tới từ 1 đến n khu vực hoặc lùi lại ít nhất từ 1 đến n khu vực là đã chuyển sang ngày mới, hoặc chậm hơn ngày hiện tại …………………………………………………………………… . phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất G CT = G ĐC - KC 2 KV ( Số 24 nghĩa là trên Trái Đất có 24 khu vực giờ ) Ví dụ: Biết khu vực số 7 là 16 giờ ngày 16 tháng 2. hỏi lúc đó ở khu. Văn Nhì 1 Một số phương pháp tính giờ ở các khu vực trên Trái Đất MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIỜ Ở CÁC KHU VỰC TRÊN TRÁI ĐẤT Phần 1: MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây ở các môn học đã. 4 1. Tính giờ tương ứng các khu vực cùng nằm ở bán cầu Đông 4 2. Tính giờ tương ứng các khu vực cùng nằm ở bán cầu Tây 5 3. Biết giờ các khu vực ở nữa cầu Đông, tìm giờ tương ứng các khu vực nằm