1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

24 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 301 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên TN.Trong quá trình đổi mới kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên (TN).Trong quá trình đổi mới kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH), nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi cơ bản về cả phươngdiện ngành và lãnh thổ

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng kinh tế ĐắkLắk đang đối mặt với nhiều thách thức: nền kinh tế vẫn trông cậy nhiềuvào nông, lâm nghiệp, khu vực công nghiệp còn nhỏ bé, chuyển dịchCCKT còn chậm, cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất (CSVC) kỹthuật chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH;

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV,

nhiệm kỳ 2010- 2015 đã xác định phương hướng chung: “…Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp CNH, HĐH; chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp, dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện tốt

an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự - an toàn xã hội Xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên

và đóng vai trò quan trọng đưa Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước”.[80]

Với mong muốn được vận dụng những lý luận vào thực tiễnnghiên cứu khoa học, và góp một phần nhỏ bé vào thành công chungcủa sự phát triển bền vững nền kinh tế của tỉnh, nơi đang sinh sống và

công tác, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Trang 2

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiêncứu của các nhà khoa học đi trước trong lĩnh vực PTKT cả về cơ sở lýluận và cơ sở thực tiễn Luận án giải quyết một cách hệ thống mối quan

hệ giữa lý luận và thực tiễn về vấn đề này và vận dụng trong điều kiện tỉnhĐắk Lắk

3 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về PTKT để làm căn cứkhoa học cho việc đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng PTKT trongquá trình CNH, HĐH, cũng như các định hướng và giải pháp PTKT ởtỉnh Đắk Lắk dưới góc độ địa lí học

- Tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến PTKT ở tỉnh Đắk Lắk

- Đề tài giới hạn nghiên cứu PTKT theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnhĐắk Lắk dưới góc độ địa lí học

Trang 3

3.3.2 Về phạm vi lãnh thổ

Luận án nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Đắk Lắk, có đisâu tới các TP (TP Buôn Ma Thuột ), thị xã (thị xã Buôn Hồ) và 13huyện Luận án còn chú ý so sánh với các tỉnh trong vùng TN và cả nước

3.3.3 Về thời gian

Luận án nghiên cứu từ năm 2004 (năm Đắk Lắk tách tỉnh) đếnnăm 2011 và định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

4 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Các quan điểm nghiên cứu: bao gồm Quan điểm tổng

hợp-lãnh thổ; Quan điểm hệ thống; Quan điểm lịch sử- viễn cảnh; Quanđiểm phát triển bền vững

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng các phương

pháp sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; Phươngpháp thực địa; Phương pháp bản đồ và GIS; Phương pháp phân tíchthống kê; Phương pháp chuyên gia

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

- Luận án đã kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận

về PTKT trong thời kỳ CNH, HĐH và vận dụng vào điều kiện cụ thể củaĐắk Lắk

- Đánh giá được các nhân tố tác động đến PTKT, các lợi thế sosánh và khó khăn thách thức đối với PTKT ở tỉnh Đắk Lắk

- Nhận diện và làm rõ được thực trạng PTKT của Đắk Lắk theokhía cạnh ngành và lãnh thổ trong quá trình CNH, HĐH có căn cứ khoa học

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị PTKT ổn định và bền vữngnền kinh tế của tỉnh trong tương lai

6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Trang 4

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, các bản đồ, tranh ảnh, luận án được cấu trúc làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về PTKT trong thời kì CNH, HĐH Chương 2: Các nhân tố tác động và thực trạng PTKT tỉnh Đắk

Lắk trong thời kì CNH, HĐH

Chương 3: Định hướng và giải pháp PTKT tỉnh Đắk Lắk

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Về phát triển kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm

PTKT là quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến việcchuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thông qua quá trình CNH, tổng sảnphẩm trong nước và thu nhập bình quân đầu người Nói chung, các nướcđang phát triển được đặc trưng bởi nền sản xuất tự cấp tự túc là chính,chủ yếu là nông nghiệp và mức thu nhập bình quân đầu người thấp Cácnước phát triển được đặc trưng bởi các ngành chế biến và dịch vụ lớn,mức thu nhập đầu người cao[42]

Theo[106] hiểu theo nghĩa chung nhất thì PTKT là một quá trìnhđược bao hàm trong sự tăng trưởng và sự cải thiện một hệ thống kinh tếdưới bất kỳ hình thức nào Trong Địa lí kinh tế và trong nghiên cứu vềphát triển, thuật ngữ này có ý nghĩa đặc thù hơn và áp dụng cho các hệthống kinh tế vùng và các thuộc tính riêng của chúng và các hệ thốngnày tương tác ở tầm mức độ toàn cầu

Trang 5

PTKT được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền

KT PTKT được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó

là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đềkinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia [50]

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chuyên ngành Địa lí học

tác giả tập trung phân tích, “PTKT là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền

KT, quá trình biến đổi cả về lượng và chất, bao gồm sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền KT và mức thu nhập bình quân đầu người, sự biến đổi về CCKT” Hai nội dung cơ bản được phản ánh trong PTKT của đề

tài là sự tăng lên về quy mô của nền KT và GDP/người và sự chuyểndịch CCKT theo đúng xu thế và hợp lí

1.1.1.2 Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế

a Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ: tạo điều kiện thuận lợi hay khó

khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng, tỉnhtrong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau

b ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các thành phần

của tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại

và phát triển của mình

c Kinh tế- xã hội: có vai trò hết sức quan trọng trong việc lựa

chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành kinh tế phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá sự PTKT

PTKT vừa có các tiêu chí chung, vừa có các tiêu chí riêng chotỉnh theo ngành và lãnh thổ dựa trên các tiêu chí đánh giá của Chínhphủ, Tổng cục thống kê…

Trang 6

1.1.2.1 Nhóm tiêu chí chung bao gồm: Quy mô và tốc độ tăng

trưởng GDP; GDP/người; Cơ cấu GDP và xu hướng chuyển dịch CCKT

theo nhóm ngành; Giá trị sản xuất (GTSX) và cơ cấu GTSX

1.1.2.2.Nhóm tiêu chí PTKT cho riêng cấp tỉnh

a Theo ngành: bao gồm GTSX (GO); Tốc độ tăng trưởng

GTSX; Cơ cấu GTSX ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng; Doanh thu du lịch

b Theo lãnh thổ

* N-L – TS: Trang trại; Vùng chuyên canh

* Công nghiệp: Cụm công nghiệp; Khu công nghiệp

* Dịch vụ: Thương mại; Du lịch

* Tiểu vùng kinh tế

1.1.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc

(UNIDO) đã đưa ra định nghĩa [22, tr9]: “công nghiệp hóa là một quá trình PTKT, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển CCKT nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của CCKT này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ mọi mặt về KT- XH”.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 PTKT Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH

Trong những năm qua nền kinh tế của nước ta đạt được những

thành tựu quan trọng TTKT luôn ở mức độ cao đã làm cho quy mô nền

Trang 7

kinh tế không ngừng tăng lên Tuy nhiên tăng trưởng đạt được chủ yếu theo chiều rộng Hiện nay đang từng bước hướng sang chiều sâu (áp dụng

khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả quản lý)

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với xu thếkhách quan đối với một nước đang trong quá trình CNH, HĐH

+ Theo ngành: tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, ổn định tỉtrọng ngành dịch vụ và giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP

+ Theo lãnh thổ: CCKT theo vùng lãnh thổ gắn liền với thànhquả phát triển của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và có sựchuyển dịch bước đầu theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của từngvùng

1.2.2 Phát triển kinh tế Tây Nguyên trong thời kì CNH, HĐH

- Trong thời kì CNH, HĐH, tốc độ TTKT của vùng TN khánhanh, nhất là giai đoạn 2006 - 2011 đạt 8,9%/năm, cao hơn bình quânchung của cả nước Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng

liên tục song có sự khác nhau giữa các tỉnh trong vùng

- Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch nhưng chậm vàchưa ổn định Khu vực I vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ đã xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuấtphù hợp và hình thành 3 tiểu vùng kinh tế, cụ thể là: Tiểu vùngBắc TâyNguyên; Tiểu vùng trung tâm và tiểu vùng Nam Tây Nguyên

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

2.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Trang 8

Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh13.125,5 km2, dân số năm 2011 là1.771.890 người [13], chiếm 24% diện tích và 35,5% dân số toàn vùng

TN Mật độ dân số trung bình 135 người/km2 Đắk Lắk là tỉnh có diệntích đứng thứ 2 vùng TN (sau Gia Lai), thứ 4/63 tỉnh, TP (sau Nghệ An,Gia Lai và Sơn La), và dân số đông nhất vùng

Đắk Lắk không những có vị trí chiến lược quan trọng nhiều mặt

về KT - XH mà còn có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh quốc phòng,bảo vệ môi trường không chỉ với vùng TN mà còn đối với cả nước

2.1.2 Tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Gồm các dãy núi cao nối với các cao nguyên rộng lớn, khá bằngphẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo các sông chính.Nhìn chung, địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam lên Tây Bắc với

độ cao trung bình so với mức nước biển là 500 m Thuận lợi cho việchình thành các vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn

2.1.2.2 Đất

Theo kết quả phân loại đất đã công bố năm 1995 của FAO

- UNESCO [95], Đắk Lắk có 11 nhóm và 84 đơn vị đất Tuynhiên, nhóm đất có diện tích và giá trị kinh tế lớn nhất là: Nhóm

đất xám (Acrisols); nhóm đất đỏ (Ferralson);… Đất của Đắk Lắk vừa

nhiều lại khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dễ khaithác thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệpngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác, trồng rừng…

2.1.2.3 Khí hậu

Khí hậu có hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hếttháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11

Trang 9

đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể; nhiều khó khăntrong sản xuất nông nghiệp đều nảy sinh trong mùa khô này.

2.1.2.4 Nguồn nước

a Nước trên mặt

Đắk Lắk có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh, mật

độ sông suối 0,8 km/km2, với hai hệ thống sông chính là Sê rê Pôk vàsông Ba

b Nước ngầm

Nguồn nước ngầm của tỉnh tương đối phong phú nhưng tậptrung ở khối bazan Buôn Ma Thuột - Krông Buk, tạo thành hai tầngchứa nước khác nhau [95]; một số khối bazan khác có trữ lượng nướcngầm nhỏ hơn Tại những khu vực này có thể khai thác nước để phục vụsinh hoạt, kinh tế vườn và tưới cho cây trồng qua giếng đào, giếng khoan

2.1.2.5.Sinh vật

Sinh vật ở đây rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loài khácnhau Tính đến năm 2012, Đắk Lắk có 641,1 nghìn ha rừng, độ che phủrừng là 48,8%; trong đó 560,9 nghìn ha rừng tự nhiên và 80,2 nghìn harừng trồng Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, có tác dụng phòng hộcao; có nhiều cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học.Rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiếtnguồn nước và hạn chế thiên tai

2.1.2.6 Khoáng sản

Đắk Lắk được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về tài nguyênkhoáng sản, nhất là khoáng sản phi kim, trong đó có Fensfat, cao lanhđược sử dụng làm nguyên liệu gốm và một số khoáng sản khác phục vụcho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi, puzolan

Trang 10

[96] Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH của tỉnh

b Nguồn lao động

Nguồn lao động của Đắk Lắk tương đối dồi dào và tăng nhanh.Năm 2004, là 936,4 nghìn người, chiếm 55,4% dân số; đến năm 2010,tăng lên 1.145,8 nghìn người, chiếm 65,3% dân số toàn tỉnh Trong giaiđoạn 2004- 2010, tốc độ gia tăng nguồn lao động trung bình năm là3,5%/năm, bởi dòng nhập cư đã giảm hẳn và thậm chí còn xuất cư khỏi tỉnh

2.1.3.2 Cơ sở hạ tầng và CSVCKT

Để PTKT trong những năm qua Đắk Lắk đã tập trung phát triển

hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện, các công trình thủylợi và cơ sở vật chất khác nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nền kinh tế

2.1.3.3 Đường lối chính sách

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có những chủtrương, chính sách đầu tư, phát triển vùng TN trở thành vùng kinh tếđộng lực của cả nước Chính sách và chủ trương phát triển có vai trò to lớntrong việc phát triển KT- XH của cả vùng TN, trong đó có tỉnh Đắk Lắk gópphần rút ngắn khoảng cách về chênh lệch so với các tỉnh khác trong cả nước

Trang 11

2.1.3.4 Vốn đầu tư.

2.1.3.5 Khoa học- công nghệ

Với tư cách là một nguồn lực trong PTKT, Khoa học- côngnghệ đã có những bước phát triển gắn bó hơn với sản xuất và đời sống,góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội địa phương

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH

2.2.1 Khái quát chung

2.2.1.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Kể từ khi tách tỉnh năm 2004 đến nay, thực hiện CNH, HĐHnền kinh tế, Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng kể Tốc độTTKT nhanh, CCKT có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu đãphát huy được các lợi thế để phát triển

Bảng 2.2: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13, 82]

Trang 12

- Theo các khu vực kinh tế thì dịch vụ có tốc độ tăng cao nhất21,9%; ngành công nghiệp - xây dựng ở vị trí thứ hai với 20,6%; khuvực nông- lâm- thủy sản tăng thấp nhất với 5,3%

2.2.1.2 Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch CCKT giai đoạn 2004- 2011

CCKT theo ngành từng bước được chuyển dịch theo hướng tăngdần khu vực phi nông nghiệp và giảm tương đối khu vực nông- lâm- thủy sản

2004 lên 21.708,3 tỉ đồng năm 2010 và 36.374,4 tỉ đồng năm 2011, tănggấp 3,5 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%/ năm; trong đó ưu thế

Trang 13

thuộc về cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm, sau đó lànhóm cây lương thực có hạt

Về phương diện lãnh thổ ở Đắk Lắk đã hình thành nhữngvùng chuyên canh rộng lớn với các loại cây công nghiệp: cà phê,cao su, điều, ca cao, hồ tiêu

Bảng 2.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004 - 2011 [13].

170.403 22.809 35.505 3.567

178.903 23.310 47.093 4.716

190.765 30.289 33.406 5.533

200.193 34.158 33.292 6.290

257.481 20.118 8.368 8.957

325.344 30.803 23.436 12.198

399.098 29.728 25.234 12.816

487.748 31.435 25.235 13.797

Cây cà phê: Cây cà phê chiếm 37,8% diện tích và 40,5% sản

lượng cà phê của toàn vùng TN và chiếm 34,1% diện tích và 38,2% sảnlượng cà phê cả nước năm 2011 [82] Đắk Lắk đứng đầu cả nước vềdiện tích và sản lượng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu, và là hàng hoá xuấtkhẩu chủ lực của tỉnh

Cây cao su: Là cây công nghiệp lâu năm quan trọng thứ hai về

diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sau cà phê Trong nhữngnăm gần đây, diện tích trồng cao su của tỉnh có xu hướng khá ổn định

(bảng 2.8) từ 23.149 ha năm 2004 lên 34.158 ha năm 2011

Ngày đăng: 17/10/2014, 10:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của  Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13, 82] - tóm tắt luận án phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảng 2.2 GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13, 82] (Trang 11)
Bảng 2.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng các cây công nghiệp lâu  năm chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004 - 2011 [13]. - tóm tắt luận án phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảng 2.9 Diện tích gieo trồng và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004 - 2011 [13] (Trang 13)
Bảng 2.14: GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh  Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13] - tóm tắt luận án phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảng 2.14 GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 [13] (Trang 14)
Hình 2.7: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành  công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011, [13]. - tóm tắt luận án phát triển kinh tế tỉnh đắk lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hình 2.7 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011, [13] (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w