1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la

56 878 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHÙNG THỊ NGỌC THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (Gastropoda) Ở CẠN KHU VỰC XÃ CÒ NÒI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHÙNG THỊ NGỌC THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (Gastropoda) Ở CẠN KHU VỰC XÃ CÒ NÒI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: TN2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. PHẠM VĂN NHÃ SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các giảng viên, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh – Hóa, cán bộ trong Bộ môn Động vật – Sinh thái và các Phòng, Ban, Trung tâm thư viện đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận. Em gửi lời cảm ơn đến UBND xã Cò Nòi, nhân dân các bản Nà Cang, Mu Kít, Nhạp, Lếch, tiểu khu 3 – 2, tiểu khu Quyết Thắng đã cung cấp các tư liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đây là những cơ sở quan trọng cho sự đánh giá và phân tích của đề tài. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Văn Nhã, ThS. Đỗ Đức Sáng, những người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng các nội dung nghiên cứu đề tài. Em xin cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, các bạn sinh viên K51 ĐHSP Sinh – Hóa và các nhóm sinh viên thực hiện các đề tài về hướng ốc cạn đã quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu. Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phùng Thị Ngọc MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nội dung và nhiệm vụ của đề tài 3 4. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 3 5. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn 4 6. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 7 7. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 10 7.1. Phương tiện nghiên cứu 10 7.2. Phương pháp nghiên cứu 10 8. Một số thuật ngữ dùng trong mô tả 12 9. Ý nghĩa khoa học của đề tài 13 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 14 2. Một số nhận xét về khu hệ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 35 3. So sánh thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu với một số khu vực khác 38 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO SINH CẢNH CỦA CÁC LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1. Các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu 40 2. Đặc điểm phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh 41 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 44 2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thời gian và nội dung thực hiện 4 Bảng 2. Tổng hợp số loài ốc cạn ở Việt Nam đã thống kê được 6 Bảng 4. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở KVNC 38 Bảng 5. So sánh thành phần loài ốc cạn ở xã Cò Nòi với các KVNC khác 38 Bảng 6. Chỉ số tương đồng về đa dạng thành phần loài giữa KVNC với các KVNC khác 39 Bảng 7. Độ phong phú và số lượng cá thể, loài, giống, họ, ốc cạn theo sinh cảnh ở KVNC 41 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu 8 Hình 2. Hình thái ngoài của ốc cạn 13 Hình 3. Tỷ lệ phần trăm về số họ trong các bộ ốc cạn ở KVNC 36 Hình 4. Tỷ lệ phần trăm số cá thể trong các họ ốc cạn ở KVNC 37 Hình 5. Phần trăm số cá thể ở các sinh cảnh trong KVNC 41 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn La là một trong 6 tỉnh của vùng Tây Bắc có độ che phủ rừng khá lớn khoảng 40%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 439.592 ha [30, 31]. Về mặt địa lý, rừng tự nhiên trên núi đất thấp của Sơn La là phần tiếp nối kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn nhưng lại bị chia cắt bởi hai nhánh sông: sông Đà ở phía Bắc và sông Mã ở phía Nam. Vì vậy mà hệ động – thực vật nơi đây rất đa dạng và phong phú, động vật Thân mềm cũng không phải là ngoại lệ. Ngành Thân mềm (Mollusca) là một trong những ngành lớn của giới động vật, có hơn 92 nghìn loài hiện hữu [32]. Trong đó lớp Chân bụng (Gastropoda) có mức độ đa dạng cao nhất, khoảng 80% trong số các loài mollusca đã được biết đến là động vật Chân bụng [33], đây là lớp duy nhất trong ngành có đại diện sống ở cả môi trường nước và cạn, chỉ sau lớp Côn trùng về số lượng tổng thể [33]. Hiện nay xã Cò Nòi đang có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - xã hội, sự phát triển này kéo theo các hoạt động sản xuất của con người diễn ra mạnh, rác và chất thải ngày càng nhiều, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nghiêm trọng. Điều này có thể làm suy giảm sự đa dạng sinh học ở nơi đây. Vì vậy, nhiều loài đã và đang mất đi trong khi chúng chưa được biết đến, trong đó có thể có loài ốc cạn. Ốc cạn là nhóm động vật Chân bụng có số lượng lớn phân bố ở các sinh cảnh trên cạn, cả vùng núi và đồng bằng như: trong hang động, trên mặt đất và trên thảm thực vật. Do đó ốc cạn không chỉ là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, mà chúng còn có vai trò trong sản xuất nông nghiệp là góp phần cải tạo đất trồng, tăng độ màu mỡ của đất, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ngoài ra một số loài còn là dược liệu quý, làm thực phẩm [1]. Bởi vậy, ốc cạn đang bị nhân dân địa phương khai thác, dẫn đến số lượng và sự đa dạng về thành phần loài bị giảm sút nghiêm trọng . Bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, nhiều loài cũng là sinh vật gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và là vật trung gian truyền bệnh cho người và gia súc. 2 Các kết quả điều tra thống kê cho thấy ở Việt Nam đến năm 2008 đã phát hiện 776 loài ốc cạn thuộc 2 phân lớp: ốc Mang trước (Prosobranchia) và ốc Có phổi (Pulmonata) [12]. Với thành phần loài ốc cạn đã biết, hầu như chỉ thu thập được ở một số vùng núi phía Bắc, một phần vùng núi phía Nam Bộ và Trung Bộ và một số đảo [12]. Như vậy, có thể thấy rằng: cho tới nay ốc cạn ở Việt Nam còn chưa được khảo sát đầy đủ ở các vùng cảnh quan tiêu biểu trên lãnh thổ Việt Nam, do vậy số lượng và thành phần các loài ốc cạn ở Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều. Trong những năm trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu về ốc cạn [12], tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ mới tập trung ở một số Vườn quốc gia hoặc các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Trong khi đó ở các khu vực địa phương việc thống kê và xác định thành phần loài ốc cạn là rất cần thiết để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế bền vững với môi trường và sinh thái. Hơn nữa việc nghiên cứu thành phần loài ốc ở cạn tại khu vực nghiên cứu giúp đánh giá được độ đa dạng và phong phú của các loài ốc cạn tại địa bàn xã Cò Nòi, đồng thời mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học các loài ốc cạn nói riêng và động vật không xương sống nói chung. Cho đến nay vẫn chưa ghi nhận công trình nghiên cứu nào về ốc cạn ở khu vực nghiên cứu (KVNC). Cò Nòi là nơi có điều kiện khí hậu và địa hình thuận lợi tạo môi trường sống thích hợp cho các loài ốc cạn. Tuy nhiên hiện nay khu vực này đang chịu tác động mạnh bởi cộng đồng dân cư địa phương như chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, xây dựng các khu dân cư mới và khai thác các loài có giá trị kinh tế cao, sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… vì vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu sâu và toàn diện để có những dẫn liệu khoa học đầy đủ về ốc cạn ở Cò Nòi, nhằm đề xuất được các giải pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên động vật nơi đây. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (Gastropoda) ở cạn khu vực xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La’’. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu: - Xác định thành phần loài ốc cạn ở KVNC. - Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài ốc cạn ở KVNC. 3. Nội dung và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện hai mục tiêu trên, đề tài tiến hành triển khai những nội dung sau: - Nghiên cứu thành phần loài ốc cạn ở KVNC. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài ốc cạn ở KVNC. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tiến hành thu nguồn mẫu ngoài thực địa. - Điều tra, phỏng vấn nhân dân địa phương về điều kiện tự nhiên, sinh cảnh, thảm thực vật và địa điểm thu mẫu. - Xử lý số liệu, thống kê mẫu. - Phân tích và định loại mẫu vật trong phòng thí nghiệm. + Lập danh sách các loài ốc cạn ở KVNC. + Đánh giá độ đa dạng thành phần các loài ốc cạn ở KVNC. + Mô tả đặc điểm hình thái ngoài của các loài ốc cạn ở KVNC. + So sánh sự đa dạng về thành phần loài ở KVNC với khu vực khác lân cận. 4. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đề tài tập chung nghiên cứu các loài ốc cạn (Gastropoda) ở khu vực xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Các sinh cảnh tập trung nghiên cứu như sinh cảnh rừng trên núi đá vôi, đất trồng trên nền rừng, hang đá vôi. - Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2013 đến 5/2014, thực hiện các nội dung công việc như sau: 4 Bảng 1. Thời gian và nội dung thực hiện Thời gian Nội dung thực hiện 10/2013 - Xây dựng đề cương. - Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. - Tiến hành khảo sát thực địa và thu mẫu tại bản Nà Cang và bản Nhạp. 11/2013 - Tiến hành các tuyến thu mẫu tại bản Mu Kít, bản Lếch, tiểu khu 3 – 2, tiểu khu Quyết Thắng. - Xử lý, thống kê và phân tích mẫu. 12/2013 - Phân tích và định loại mẫu vật trong phòng thí nghiệm. 1/2014 - Tiếp tục phân tích và định loại mẫu vật trong phòng thí nghiệm. - Tiến hành mô tả các đặc điểm chẩn loại của ốc cạn. 2 – 3/2014 - Xử lý số liệu thống kê. 4/2014 - Thống kê thành phần loài. - So sánh sự đa dạng về thành phần loài với khu vực khác. 5/2014 - Viết và bảo vệ đề tài. 5. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn 5.1. Ở Việt Nam Ở Việt Nam nói chung, cùng với ốc nước ngọt, ốc cạn cũng đã được điều tra nghiên cứu từ giữa thế kỉ XIX. Theo tài liệu đã biết (H. Fischer et Ph. Dautzenberg, 1891), các dẫn liệu đầu tiên về ốc cạn ở Việt Nam đã có trong các công trình khảo sát về ốc cạn vùng Đông Dương của Souleyet trong thời gian từ 1841 – 1842, trong đó đã ghi nhận một số loài ốc cạn ở miền Trung Việt Nam (Annam) tìm thấy ở tourane (Đà Nẵng) như Streptaxis aberratus Souleyet, S. deflexus Souleyet, Eulota touranenis Souleyet [12] Cũng trong khoảng thời gian này (1848 - 1877) còn có những dẫn liệu về ốc cạn vùng Nam Bộ (Cochinchine) và Trung Bộ (Annam). Có thể kể đến những công trình khảo sát và công bố rất cơ bản về ốc cạn vùng phía Nam của những tác giả như: Crosse và Fischer (1863, 1864, 1869); Mabille và Mesle (1866); Crosses (1867, 1868). Trong giai đoạn này, những dẫn liệu về ốc cạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam còn rất ít, chỉ có một số loài như: Camaena illustris trong công trình nghiên cứu ở Lạng Sơn của Pfeiffer, Alycaeus anceyi tìm thấy ở đảo Kebao, Quảng Ninh, ghi trong công trình của Souleyet. Các công trình nghiên 5 cứu về ốc cạn ở vùng phía Bắc Việt Nam chỉ xuất hiện nhiều trong nửa sau thế kỉ XIX. Có thể kể đến những công trình quan trọng của những chuyên gia được biết đến nhiều như: Morlet (1886, 1891, 1892); Dautzenberg et Hamonville (1887); Ancey (1888); Dautzenberg (1893); Bavay et Dautzenberg (1899, 1900, 1901, 1903) [14, 15, 16, 17]; Möllendroff (1901); Dautzenberg et Fischer (1848) [19]. Trong thời gian nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh thế giới và chiến tranh Việt Nam, việc nghiên cứu ốc cạn cũng như các nhóm ốc khác ở Việt Nam và Đông Dương nói chung hầu như bị ngừng lại, ngoại trừ một số ít công trình khảo sát kết hợp với địa chất ở các đảo Hoàng Sa (Paracels) và Bạch Long Vĩ (Saurin, 1955, 1960) và một số điểm khác ở Bắc Bộ (S. Jaeckel, 1950; Varga, 1963) [27]. Phải tới sau chiến tranh Việt Nam, cùng với các nhóm động vật khác, ốc cạn mới tiếp tục được chú ý nghiên cứu, tuy muộn hơn, bắt đầu bằng một số công trình khảo sát đầu tiên về thành phần và phân bố ốc cạn ở một số khu vực phía Bắc Việt Nam như Pu Luông, Cúc Phương, Phủ Lý, Hạ Long, Cát Bà, Cẩm Phả của một số chuyên gia nước ngoài (Vermeulen và Maassen, 2003) [28] trong chương trình khoa học quốc tế FFI. Năm 2006, Wim J. M. Maassen công bố 4 loài ốc mới (Arinia angduensis, Arinia loumboensis, Eotrobilops infrequens, Hemiplecta esculenta) [24]. Năm 2007, W. J. M. Maassen và E. Gittenberger đã công bố 3 loài ốc cạn mới (Leotacme cuongi, Oospira duci, Atraophaedusa smithi) thuộc họ Clausiliidae ở phía Bắc Việt Nam [25]. Ngoài các tác giả nước ngoài nghiên cứu về ốc cạn, năm 2005, các tác giả Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn, Hoàng Đức Đạt đề cập đến 2 loài ốc núi: Cyclophorus anmiticus, Cyclophorus martesianus đang được dùng làm thực phẩm ở núi Bà Đen, Tây Ninh [3]. Năm 2012, Đỗ Văn Nhượng và cộng sự đã bước đầu cung cấp dẫn liệu ốc cạn tại khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc (29 loài) [10]; xóm Dù thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (44 loài) [8]; núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (23 loài) [7]; núi Voi, An Lão, Hải Phòng (36 loài) [6]; thôn Rẫy, Hữu Lũng, Lạng Sơn (46 loài), trong đó có bổ sung 58 loài mới cho khu hệ ốc cạn Việt Nam. Trong thời gian này, các khóa luận, luận văn cũng [...]... tỉnh Sơn La còn rất hạn chế Nội dung nghiên cứu chủ yếu là xác định và thống kê thành phần loài Vì vậy việc nghiên cứu ốc cạn ở Sơn La là việc làm cần thiết, nhằm tìm hiểu thành phần loài, đặc điểm sinh học và đặc điểm phân bố của chúng, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng khác Từ trước đến nay chưa ghi nhận một công trình nghiên cứu nào về ốc cạn ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 6 Khái... hoàn thành Động vật chí về ốc cạn ở Việt Nam - Đây là những dẫn liệu là cơ sở cho các cấp quản lý, chính quyền địa phương, kiểm lâm có thể tham khảo để định hướng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên ốc cạn 13 PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1 Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu Tổng kết các kết quả nghiên cứu của đề tài về ốc cạn ở xã Cò Nòi đã... về thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc cạn ở Thúc Thủy, An Khang, thị xã Tuyên Quang, đã xác định 58 loài, thuộc 18 họ Theo đánh giá của Đặng Ngọc Thanh (2008), ở Việt Nam các tác giả đã phát hiện được 776 loài ốc cạn [12] Theo công bố mới nhất (5/2011), bộ Stylommatophora trong phân lớp Pulmonata gồm 477 loài và phân loài (96 giống, 20 họ) Từ tình hình nghiên cứu trên cho thấy, nhóm ốc cạn ở. ..bước đầu nghiên cứu về ốc cạn Năm 2012, Đỗ Văn Nhượng, Đinh Phương Dung đã xác định 50 loài và đặc điểm phân bố của ốc cạn ở khu vực Tây Trang, Điện Biên [2]; trong đó có 35 loài mới chỉ gặp ở Tây Trang mà chưa gặp ở nơi khác tại Việt Nam Ngay sau đó, Nguyễn Thị Ngọc Anh cung cấp 48 loài ốc cạn, trong đó có 36 loài chưa gặp ở nơi nào khác tại Việt Nam ở khu vực núi Hàm Rồng, Thanh Hóa Năm... rỗng và mở ra ngoài gần lỗ miệng vỏ tạo thành lỗ rốn Có khi trụ ốc dày đặc, không tạo lỗ rốn Lỗ rốn rộng hay hẹp, nông hay sâu 9 Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho khoa học những dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của ốc cạn trên địa bàn xã Cò Nòi Những dẫn liệu này góp phần để hoàn thành các chuyên khảo, các tài liệu tu chỉnh và tiến... bản: thành phần loài, đặc điểm phân bố, sinh học và sinh thái cũng như các vấn đề nghiên cứu về ứng dụng Vì vậy cần tăng cường nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay Thành phần loài ốc ở cạn ở Việt Nam đã biết hiện nay bao gồm các loài ốc cạn đã thống kê được trong 3 giai đoạn tính từ đầu thế kỷ XIX cho tới năm 2008: Bảng 2 Tổng hợp số loài ốc cạn ở Việt Nam đã thống kê được Giai đoạn Số loài đã Số loài. .. ít Sinh vật Về thực vật: phần lớn diện tích rừng thứ sinh của xã Cò Nòi đã bị tác động mạnh Tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn nhiều diện tích rừng được bảo vệ tương đối tốt, đây là nơi lưu giữ nguồn gen của động vật và thực vật Diện tích rừng tập chung nhiều ở phía Đông và Tây Nam, một ít ở phía Tây Bắc của xã Cò Nòi Phần còn lại của xã diện tích rừng ít hoặc bị tàn phá và trở nên nghèo kiệt Điều này... nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị và dễ kiếm với người dân và ốc cạn cũng không nằm ngoại lệ Qua phân tích cho thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đến sự đa dạng và phân bố của nhóm ốc cạn 7 Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phƣơng tiện nghiên cứu - Dụng cụ và thiết bị dùng trong quá trình thu mẫu, định loại và phân tích gồm: máy ảnh, giấy can,... tự nhiên kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu Vị trí địa lý Xã Cò Nòi có diện tích 94,35 km2, cách trung tâm huyện Mai Sơn khoảng 10 km về phía Đông Phía Bắc giáp xã Nà Bó và xã Tà Hộc, phía Nam giáp xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, phía Đông giáp xã Chiềng Đông và xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu, phía Tây giáp xã Hát Lót và xã Chiềng Lương [13] Tọa độ địa lý: 20052'30" – 21020'50" vĩ độ Bắc và 103041'30" – 104016'... 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt, lượng mưa bình quân 1299 mm/năm Năm 2013, Đỗ Đức Sáng và Đỗ Văn Nhượng [11] khi nghiên cứu ốc cạn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La đã chia thành các sinh cảnh: rừng trên núi đá vôi, rừng trên đồi đất, rừng thông và đất canh tác Như vậy, dựa trên cơ sở phân chia của Vũ Tự Lập (2012) và cách phân chia của Đỗ Đức Sáng cùng với điều kiện thực tế ở xã Cò Nòi trong . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHÙNG THỊ NGỌC THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (Gastropoda) Ở CẠN KHU VỰC XÃ CÒ NÒI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA . học của đề tài 13 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 14 2. Một số nhận xét về khu hệ ốc cạn ở khu. PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài ốc cạn ở khu vực nghiên cứu Tổng kết các kết quả nghiên cứu của đề tài về ốc cạn ở xã Cò

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Chính (1996), Một số loài động vật nhiễm thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, tr: 15 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số loài động vật nhiễm thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chính
Nhà XB: NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội
Năm: 1996
2. Đỗ Văn Nhượng, Đinh Phương Dung (2012), “Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên”. Tạp chí Sinh học, 34 (4), tr: 397 – 404 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên”. "Tạp chí Sinh học
Tác giả: Đỗ Văn Nhượng, Đinh Phương Dung
Năm: 2012
3. Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn, Hoàng Đức Đạt (2005), Dẫn liệu sinh học 2 loài ốc núi ở núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh, Báo cáo khoa học, những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sự sống, NXB KH & KT, tr: 126 - 129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu sinh học 2 loài ốc núi ở núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh
Tác giả: Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn, Hoàng Đức Đạt
Nhà XB: NXB KH & KT
Năm: 2005
4. Vũ Tự Lập (2003), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, tr: 58 – 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2003
5. Bùi Thị Mơ (2013), “Xác định thành phần loài ốc cạn ở khu vực hang Thẳm Bó, xã Mường Bú, huyện Mường La, Tỉnh Sơn La”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Tây Bắc, Sơn La, tr: 19 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thành phần loài ốc cạn ở khu vực hang Thẳm Bó, xã Mường Bú, huyện Mường La, Tỉnh Sơn La”
Tác giả: Bùi Thị Mơ
Năm: 2013
6. Đỗ Văn Nhượng, Ngô Thị Minh (2011), “Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của ốc cạn (Gastropoda) ở núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng”, Tạp chí sinh học, tập 33(2), tr: 1 – 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của ốc cạn (Gastropoda) ở núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng”, "Tạp chí sinh học
Tác giả: Đỗ Văn Nhượng, Ngô Thị Minh
Năm: 2011
7. Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Thị Phương (2010), “Dẫn liệu về ốc cạn (Gastropoda) ở núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội”, Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, tr: 187 – 191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu về ốc cạn (Gastropoda) ở núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội”, "Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội
Tác giả: Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Thị Phương
Năm: 2010
8. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Khổng Thúy Anh (2010), “Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xóm Dù, Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí sinh học, tr: 13 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xóm Dù, Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, "Tạp chí sinh học
Tác giả: Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Khổng Thúy Anh
Năm: 2010
9. Đỗ Văn Nhượng, Trần Thập Nhất (2012), “Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn khu vực thành phố Sơn La”, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, 57 (3), tr: 101 – 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn khu vực thành phố Sơn La”, "Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội
Tác giả: Đỗ Văn Nhượng, Trần Thập Nhất
Năm: 2012
10. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Thị Cậy, Trần Thập Nhất, (2012), “Ốc cạn (Gastropda) ở vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Sinh học, 34 (3), tr: 317 – 322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ốc cạn (Gastropda) ở vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”, "Tạp chí Sinh học
Tác giả: Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Thị Cậy, Trần Thập Nhất
Năm: 2012
11. Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn Nhượng (2013), “Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) ở cạn Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu hội thảo về sinh thái và tài nguyên sinh vật, tr: 642- 648 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) ở cạn Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”, "Kỷ yếu hội thảo về sinh thái và tài nguyên sinh vật
Tác giả: Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn Nhượng
Năm: 2013
12. Đặng Ngọc Thanh (2008), “Tình hình và kết quả điều tra thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, Tập 30 (4), tr: 1 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình và kết quả điều tra thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam”, "Tạp chí Sinh học
Tác giả: Đặng Ngọc Thanh
Năm: 2008
13. Ủy ban nhân dân xã Cò Nòi (2010), Báo cáo tóm tắt: “Quy hoạch sử dụng đất sử dụng đến năm 2020, kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Cò Nòi – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La”, tr: 2 – 12.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng đất sử dụng đến năm 2020, kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) xã Cò Nòi – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La”
Tác giả: Ủy ban nhân dân xã Cò Nòi
Năm: 2010
14. Bavay et Dautzenberg (1899), Descrition de Coquilles nouvelless de L indo – chine, Extrait du Journar de Conchyliologie, pp: 5 – 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Descrition de Coquilles nouvelless de L indo – chine
15. Bavay et Dautzenberg (1900), Description de coquilles nouvelles de l’Indo- Chine (2e Suite), J. de Conch., 48(4): 435-460, pp: 9 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Description de coquilles nouvelles de l’Indo-Chine (2e Suite)
Tác giả: Bavay et Dautzenberg
Năm: 1900
16. Bavay et Dautzenberg (1901), Descrition de Coquilles nouvelless de L indo – chine, Extrait du Journar de Conchyliologie, pp: 163 – 206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Descrition de Coquilles nouvelless de L indo – chine
Tác giả: Bavay et Dautzenberg
Năm: 1901
17. Bavay et Dautzenberg (1903), Description de coquilles nouvelles de l’Indo- Chine (3e Suite), J. de Conch., 51(3): 201-236, pp: 7 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Description de coquilles nouvelles de l’Indo-Chine (3e Suite)
Tác giả: Bavay et Dautzenberg
Năm: 1903
18. Bavay et Dautzenberg (1908), Descrition de Coquilles nouvelless de L indo – chine, Extrait du Journar de Conchyliologie, pp: 81 – 105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Descrition de Coquilles nouvelless de L indo – chine
Tác giả: Bavay et Dautzenberg
Năm: 1908
19. H. Fischer et Ph. Dautzenberg (1848), Catologue des mollusques terrestres et fluviatiles de l’Indochine orientale cités jusqú a ce jour (dans: Mission Pavie Indo – Chine 1879 – 1895), Etudes diverses, III pp: 390 – 450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Catologue des mollusques terrestres et fluviatiles de l’Indochine orientale cités jusqú a ce jour (dans: Mission Pavie Indo – Chine 1879 – 1895)
20. H. Fischer et Ph. Dautzenberg (1904), Catologue des mollusques terrestres et fluviatiles de l’Indochine orientale cités jusqú a ce jour (dans: Mission Pavie Indo – Chine 1879 – 1895), Etudes diverses, III pp: 390 – 450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Catologue des mollusques terrestres et fluviatiles de l’Indochine orientale cités jusqú a ce jour (dans: Mission Pavie Indo – Chine 1879 – 1895)
Tác giả: H. Fischer et Ph. Dautzenberg
Năm: 1904

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Thời gian và nội dung thực hiện - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Bảng 1. Thời gian và nội dung thực hiện (Trang 9)
Bảng 2. Tổng hợp số loài ốc cạn ở Việt Nam đã thống kê được - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Bảng 2. Tổng hợp số loài ốc cạn ở Việt Nam đã thống kê được (Trang 11)
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu (Trang 13)
Hình 2. Hình thái ngoài của ốc cạn - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Hình 2. Hình thái ngoài của ốc cạn (Trang 18)
Bảng 3. Thành phần loài ốc cạn phân bố theo sinh cảnh ở KVNC - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Bảng 3. Thành phần loài ốc cạn phân bố theo sinh cảnh ở KVNC (Trang 19)
Hình 3. Đồ thị tỷ lệ phần trăm về số họ trong các bộ ốc cạn ở KVNC  Xét taxon bậc họ - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Hình 3. Đồ thị tỷ lệ phần trăm về số họ trong các bộ ốc cạn ở KVNC Xét taxon bậc họ (Trang 41)
Hình 4. Đồ thị tỷ lệ phần trăm số cá thể trong các họ ốc cạn ở KVNC - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Hình 4. Đồ thị tỷ lệ phần trăm số cá thể trong các họ ốc cạn ở KVNC (Trang 42)
Bảng 4. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở KVNC - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Bảng 4. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn giữa các phân lớp ở KVNC (Trang 43)
Bảng 7. Độ phong phú và số lượng cá thể, loài, giống, họ ốc cạn theo sinh cảnh - thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (gastropoda) ở cạn khu vực xã cò nòi huyện mai sơn tỉnh sơn la
Bảng 7. Độ phong phú và số lượng cá thể, loài, giống, họ ốc cạn theo sinh cảnh (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w