Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
2,04 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC =======o0o======= LƢỜNG THỊ DUNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ BON PHẶNG, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC =======o0o======= LƢỜNG THỊ DUNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ BON PHẶNG, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: TN2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Đỗ Đức Sáng Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức và cá nhân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện khóa luận. Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - Hóa và Trung tâm thư viện đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập thông tin, tra cứu các tài liệu về đề tài này. Em xin cảm ơn các giảng viên, cán bộ trong Bộ môn Động vật - Sinh thái đã tạo điều kiện cho em về dụng cụ, hóa chất và địa điểm trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Sinh - Hóa, các bạn sinh viên trong nhóm đề tài nghiên cứu về ốc cạn, giun đất năm học 2013 - 2014, khoa Sinh - Hóa - Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình và trao đổi cho tôi những kinh nghiệm trong suốt thời gian qua. Em xin gửi lời tri ân tới tất cả những người thân trong gia đình, nhân dân và chính quyền xã Bon Phặng cùng toàn thể bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Đỗ Đức Sáng, người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lƣờng Thị Dung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết Nghĩa KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu RTNĐV Rừng trên núi đá vôi NĐV Núi đá vôi KV Khu vực nnk Những người khác Nxb Nhà xuất bản ĐHSP Đại học Sư phạm CĐSP Cao đẳng Sư phạm ĐHGD Đại học Giáo dục KH & KT Khoa học và Kĩ thuật tr, pp Trang UBND Uỷ ban nhân dân h. Hình MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………… …………………………… 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài…………………………… … ………… … 2 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài …………………… ….…….………… … 2 1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài…………… ………………… ….…………… 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………… ……………… 3 1.6. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn………………… …………….……… 3 1.6.1. Ở Việt Nam…………………………………………… … ….3 1.6.2. Ở tỉnh Sơn La và khu vực nghiên cứu…….…… ……….…………… 5 1.7. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu……………… …… ……… … 6 1.8. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội khu vực nghiên cứu………….……… 7 1.8.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………… … ……… 7 1.8.2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………… ….…… 10 1.9. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu……………………………….…… 11 1.9.1. Phương tiện nghiên cứu……………………………… …….…… … 11 1.9.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 11 1.10. Một số đặc điểm hình thái sử dụng trong mô tả và định loại… …… ……… 14 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC XÃ BON PHẶNG 2.1.1. Thành phần loài ốc cạn trong khu vực nghiên cứu……………….……………15 2.1.2. Một số nhận định về thành phần loài trong khu vực nghiên cứu…………… 33 2.3.2. So sánh mức độ đa dạng thành phần loài giữa KVNC với một số KV khác …38 CHƢƠNG 2. PHÂN BỐ CỦA ỐC CẠN THEO SINH CẢNH KHU VỰC XÃ BON PHẶNG 2.2.1. Các loại sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu………………………….………… 41 2.2.2. Đặc điểm phân bố ốc cạn theo sinh cảnh………………….… …………… 43 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận……………………………………………………………….……… 46 3.2. Kiến nghị…………………………………………………….…… … 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thời gian và các công việc thực hiện……………………….………….7 Bảng 2. Thành phần loài ốc cạn ở các sinh cảnh, số lượng cá thể và kích thước trong KVNC………………………………………………………………… 15 Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài ốc cạn trong các phân lớp ở KVNC…… …34 Bảng 4. Chỉ số tương đồng về đa dạng loài giữa KVNC với các KV khác …………………….…………………………………………………… ….…40 Bảng 5. Tỉ lệ số lượng cá thể, loài, giống, họ ốc cạn theo sinh cảnh ở KVNC ………… ………………………………………………………………… …43 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí điểm thu mẫu……………… ……8 Hình 2. Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn……………………………………………….13 Biểu đồ 1. Số lượng loài, giống, họ, bộ ốc cạn trong các phân lớp ở KVNC….35 Biểu đồ 2. Tỉ lệ phần trăm (%) số l ượng cá thể trong các họ ốc cạn ở KVNC 36 Biểu đồ 3. Số loài, giống, họ ốc cạn ở KVNC, KBTTN Copia, hang Thẳm Bó và Tây Trang………………………………………………………………… ….39 Biểu đồ 4. Tỉ lệ phần trăm (%) số lượng cá thể các loài ốc ở cạn trong các sinh cảnh… …………………………………………………………………………44 Biểu đồ 5. Số lượng loài, giống, họ ốc cạn trong các sinh cảnh ở KVNC….….45 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với khoảng 130.000 loài Thân mềm (Mollusca) đã trở thành một trong những ngành lớn trong giới động vật (Animalia), trong đó lớp Chân bụng (Gastropoda) với 90.000 loài đã trở thành lớp lớn thứ 2 trong giới động vật chỉ sau lớp côn trùng [2]. Chân bụng ở cạn là những động vật sống trong môi trường cạn, gồm nhóm ốc cạn và sên trần. Ốc cạn là nhóm động vật Thân mềm thuộc hai phân lớp ốc Có phổi (Pulmonata) và Có mang (Prosobranchia) rất đa dạng, phong phú và phân bố rộng. Trên cạn ốc cạn là một mắt xích trong các chuỗi và lưới thức ăn vì vậy đối với hệ sinh thái nó có vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra chúng còn có vai trò trong việc góp phần cải tạo đất, phân ốc được thải ra trong quá trình tiêu hóa sẽ góp phần làm tăng độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường [4]. Đối với đời sống con người, ốc cạn là các sản phẩm có giá trị kinh tế, thịt ốc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, một số loài ốc trở thành đặc sản như 2 loài ốc núi ở Tây Ninh Cyclophorus anmiticus và Cyclophorus martensianus có hàm lượng protein lên tới 57,94%; 34,34% [5]. Ngoài ra ốc cạn còn là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các nghề khảm trai, hàng mĩ nghệ, làm vật trang trí, làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc… Do đó hiện nay chúng đang là đối tượng được khai thác phổ biến. Một trong những nước sử dụng ốc sên (Helix aspera) làm thực phẩm với số lượng lớn là Pháp (40.000 tấn/năm) [4]. Trong y học, ốc còn được dùng làm dược liệu với bộ phận chủ yếu là thịt và nhớt của chúng. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chống co thắt [35]. Bên cạnh những lợi ích nhóm ốc cạn mang lại, nhiều loài cũng là sinh vật gây hại đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp như ốc sên (Achatina fulica). Ngoài ra, một số loài ốc cạn còn là vật chủ trung gian truyền bệnh cho người và vật nuôi [2]. 2 Ở Việt Nam cùng với ốc nước ngọt, ốc cạn cũng đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ rất sớm, trong đó có KV Tây Bắc Việt Nam, có thể kể đến một số công trình quan trọng của các chuyên gia như: Morlet (1886, 1891, 1892); Fischer (1848); Bavay và Dautzenberg (1899, 1900, 1091, 1902),…[4,17,25]. Ở Sơn La, tính cho đến nay các công trình nghiên cứu về ốc cạn vẫn chưa có nhiều, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc thống kê thành phần loài ở các vùng khác nhau mà chưa đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm phân bố cũng như vai trò và tầm quan trọng của chúng đối với thiên nhiên. Ở KV xã Bon Phặng tính cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu về ốc nào được tiến hành. Hơn nữa, địa hình chủ yếu là núi đá vôi với hệ thống thảm thực vật phong phú đã tạo điều kiện sống thích hợp cho nhiều loài động vật, trong đó có ốc cạn. Tuy nhiên, trình độ dân trí thấp, nền kinh tế chưa phát triển, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác các sản phẩm tự nhiên do đó tài nguyên động thực vật nhanh chóng bị cạn kiệt, đe dọa nghiêm trọng đến sự đa dạng loài của nơi đây trong đó có khu hệ ốc cạn vì vậy việc nghiên cứu là hoàn toàn cấp bách. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (Gastropoda) ở cạn khu vực xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài chúng tôi được triển khai nghiên cứu để đạt 2 mục tiêu lớn sau: - Xác định thành phần loài ốc cạn ở KV xã Bon Phặng, Thuận Châu, Sơn La. - Phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh ở KVNC. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Với những mục tiêu trên, tôi đề ra những nhiệm vụ sau: - Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tiến hành thu nguồn mẫu vật ở ngoài thực địa, xử lí mẫu vật. - Điều tra, phỏng vấn nhân dân địa phương. - Phân tích và định loại nguồn mẫu vật thu được. - Tìm hiểu đặc điểm từng sinh cảnh nghiên cứu. 3 - Lập danh sách các loài ốc cạn theo sinh cảnh ở KVNC. - Đánh giá độ đa dạng và so sánh với các KV khác. 1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành những nội dung nghiên cứu cơ bản sau: - Nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài ốc cạn ở KVNC. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh ở KVNC. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài cung cấp nguồn dẫn liệu mới có tính hệ thống cho khoa học về loài ốc cạn ở KV xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La tiến tới các chuyên khảo, tạp chí sinh học, động vật chí… - Các mẫu ốc thu được sẽ cung cấp cho Bộ môn Động vật - Sinh thái, khoa Sinh - Hóa, trường Đại học Tây Bắc nguồn mẫu vật phục vụ cho quá trình giảng dạy các học phần như: Động vật không xương sống, sinh thái học, tiến hóa… 1.6. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn 1.6.1. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, Thâm mềm ở cạn nói chung và ốc cạn nói riêng với sự đa dạng về thành phần loài cùng vai trò to lớn của chúng đối với khoa học và thực tiễn nên đã được các nhà khoa học tìm hiểu rất sớm. Có thể khái quát quá trình nghiên cứu thành hai giai đoạn sau: a. Giai đoạn trƣớc năm 2000: Trong giai đoạn này các nghiên cứu về ốc cạn ở Việt Nam chủ yếu do các tác giả nước ngoài thực hiện: Mở đầu là công trình nghiên cứu của Souleyet (1841 - 1842) tiến hành ở miền Trung Việt Nam đã ghi nhận một số loài ốc cạn trong họ Steptaxidae ở KV Đà Nẵng. Cũng trong khoảng thời gian này (1848, 1877) L.Pfeiffer đã phát hiện hàng chục loài mới như Steptaxis ebuneus, S. sinousus, Nanina cambojiensis…[20]. Ở vùng Nam Bộ đã có những cuộc khảo sát diễn ra điển hình là các công trình của Croses và Fischer (1863, 1869); Mabille và Mesle (1867); Crosses (1867, 1868), các tác giả trên đã thống kê được tới 448 loài ở 83 tài liệu từ 1874 - 1900 [4,17]. 4 Trong nửa sau thế kỉ XIX, các công trình nghiên cứu mới lần lượt xuất hiện phải kể đến một số công trình nổi tiếng như: Fisher (1843, 1863); Morlet (1886, 1891, 1892); Dautzenberg và Hamonville (1887); Ancey (1888); Bavay và Dautzenberg (1899, 1908, 1909); Mollendroff (1901) nghiên cứu một số địa danh ở vùng núi phía bắc như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, các kết quả đã công bố gồm 103 loài [6,8]. b. Giai đoạn sau năm 2000: Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về ốc cạn đã được mở rộng thêm, các tác giả trong nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu nổi bật: Năm 2003, Vermeulen và Maassen đã khảo sát thành phần loài và phân bố của ốc cạn ở một số KV phía Bắc như Pu Luông (Thanh Hóa), Cúc Phương (Ninh Bình), Phủ Lý (Hà Nam), Hạ Long, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng) đã công bố 259 loài, trong đó có 246 loài bổ sung cho số loài đã được công bố, phân lớp Mang trước có 73 loài, phân lớp Có phổi có 186 loài, trong đó có 146 loài chỉ định loại đến sp điều này chứng tỏ rằng thành phần loài ốc cạn rất đa dạng, phong phú và mở ra nhiều triển vọng cho nghiên cứu ốc cạn [20]. Trong giai đoạn này cũng phải kể đến một số công trình nghiên cứu nổi tiếng của các tác giả Việt Nam. Năm 2005, các tác giả Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Qúy Tuấn, Hoàng Đức Đạt đề cập đến hai loài ốc núi: Cyclophorus anmiticus và Cyclophorus matensianus đang được dùng làm thực phẩm ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh [5]. Năm 2006, Nguyễn Thị Cậy xác định ở KV Tam Đảo - Vĩnh Phúc có 29 loài ốc cạn thuộc14 giống và 10 họ [3]. Năm 2010 - 2011, Đỗ Văn Nhượng và cộng sự đã bước đầu cung cấp dẫn liệu ốc cạn tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc đã xác định được 52 loài thuộc 31 giống và 13 họ [14]; xóm Dù thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (44 loài) [11]; NĐV Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (23 loài) [10]; núi Voi - An Lão - Hải Phòng (36 loài) [12]; thôn Rẫy, Hữu Lũng, Lạng Sơn (46 loài), trong đó có bổ sung 58 loài mới cho khu hệ ốc cạn Việt Nam. Trong thời gian này, các khóa luận, luận văn về ốc cạn cũng bước đầu được tiến hành. Năm 2010, Đinh Phương Dung xác định được 50 loài thuộc KV Tây Trang - Điện Biên, trong đó có 35 loài mới chỉ gặp ở Tây Trang [...]... hay sâu 14 PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA ỐC Ở CẠN Ở KHU VỰC XÃ BON PHẶNG 2.1.1 Thành phần loài ốc ở cạn trong khu vực nghiên cứu Qua phân tích 2775 cá thể đề tài đã xác định được 47 loài ốc cạn thuộc 37 giống, 14 họ, 2 bộ và 2 phân lớp, thành phần loài ốc cạn thu được trong khu vực xã Bon Phặng được tổng kết trong bảng sau: Bảng 2 Thành phần loài ốc cạn ở các sinh cảnh,... của nghiên cứu chủ yếu là tập trung vào xác định và thống kê thành phần loài Vì vậy việc nghiên cứu là hoàn cần thiết nhằm tìm hiểu thành phần loài, đặc điểm sinh học, phân bố và vai trò của chúng từ đó xác định cho các nghiên cứu ví dụ khác 1.7 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài ốc cạn thuộc KV xã Bon Phặng thuộc huyện Thuận Châu, Sơn La. .. (2007)… Một số địa điểm được nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Sơn La có Mường Bú (Mường La) , Gia Phù (Phù Yên), nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La) [6] Năm 2011, Schileyko khi tu chỉnh hệ thống phân loại của Phân lớp Có phổi (Pulmonata) ở Việt Nam đã xác định được 15 loài và phân loài ốc cạn thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, các KV được khảo sát có: Cao Pha (Mường La) , Gia Phù (Phù Yên), Pa Khà (Mộc Châu) , Chiềng Khoong... Châu) , Chiềng Khoong (Sông Mã) [33] Ở khu vực Thuận Châu các nghiên cứu về nhóm ốc chưa có nhiều và không mang tính hệ thống Năm 2005, có đề tài nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, đề tài nghiên cứu về ốc sên (Achatina fulica) của sinh viên Phạm Văn Kiên lớp K43 ĐH Sinh đề tài này bước đầu đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm phân bố và vai trò của loài ốc nói trên [19] 5 Năm 2012, Đỗ Văn... điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là KV xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9/2013 - 5/2014, thời gian nghiên cứu được phân bố cụ thể như sau: 6 Bảng 1: Thời gian và các công việc thực hiện Thời gian Các nội dung, công việc thực hiện - Thu thập, nghiên cứu thông tin về KVNC 9/2013 - Thu thập, nghiên cứu các tài liệu định loại, mô tả và. .. về khu hệ ốc cạn ở KBTTN Copia đã xác định được 62 loài ốc cạn thuộc 41 giống, 16 họ, 3 bộ và 2 phân lớp Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có 2 bộ, 4 họ và 16 loài (chiếm 25,81% tổng số loài) , trong khi đó phân lớp Có phổi (Pulmonata) có 1 bộ, 12 họ và 46 loài (74,19%) [13] Cùng năm sinh viên Bùi Thị Mơ xác định thành phần loài ốc cạn ở KV hang Thẳm Bó cũng đã xác định được 54 loài ốc cạn thuộc 38... bộ và 2 phân lớp Trong đó, phân lớp Có phổi chiếm ưu thế hơn với 42 loài (73,36%), phân lớp Mang trước có 13 loài (23,61%) [8] Cũng trong thời gian này, nhóm sinh viên Bùi Thị Hòa, Vàng Thị Thêu, Lương Thị Huệ cũng đã xác định được 54 loài ốc cạn thuộc 29 giống, 16 họ tại KV thành phố Sơn La [6] Như vậy, cho đến nay việc nghiên cứu về ốc cạn trên địa bàn tỉnh Sơn La còn rất nhiều hạn chế, nội dung của. .. ngoài, sự tác động của nhân dân đối với nơi phân bố của ốc cạn 11 Ghi chép lại đầy đủ những thông tin về mẫu vật và môi trường sống vào sổ ghi chép thực địa Ảnh thực địa phải phản ánh được nội dung nghiên cứu như các loại sinh cảnh điển hình, các loại thảm thực vật, các loại địa hình, các tích chất đặc biệt của khu vực nghiên cứu, các mẫu đang hoạt động sống, các loài cây làm thức ăn của ốc cạn, các vị trí... Trong đó: S là chỉ số tương đồng; A, B là tổng số loài của hai khu hệ ốc cạn cần so sánh; C là số loài trùng nhau của hai khu hệ Chỉ số tương đồng S càng cao, mức độ gần gũi giữa hai khu hệ càng lớn Phương pháp phân tích mẫu vật Ốc ở cạn được tập trung phân tích qua đặc điểm hình thái ngoài và hình thái giải phẫu Những đặc điểm hình thái ngoài thường được phân tích gồm: màu sắc, hình dạng, chiều cao,... được ở thành phố Sơn La có 74 loài và phân loài thuộc 49 giống, 19 họ và 2 phân lớp phân bố ở 3 sinh cảnh chính là: RTNĐV, rừng trên núi đá granit và rừng trên đồi Trong đó sinh cảnh RTNĐV có độ đa dạng và độ phong phú cao nhất, chiếm 92,3% số loài và 71% số cá thể; ít nhất là sinh cảnh rừng trên đồi với số loài chỉ có 14,8% và 4,9% số cá thể [15] Năm 2013, Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn Nhượng tìm hiểu về khu . định chọn và nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc (Gastropoda) ở cạn khu vực xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề. trong mô tả và định loại… …… ……… 14 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI ỐC CẠN Ở KHU VỰC XÃ BON PHẶNG 2.1.1. Thành phần loài ốc cạn trong khu vực nghiên cứu …………….……………15. dung nghiên cứu cơ bản sau: - Nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài ốc cạn ở KVNC. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh ở KVNC. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của