Kỹ thuật nuôi heo nái hiệu quả cao

33 930 3
Kỹ thuật nuôi heo nái hiệu quả cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỢI ÍCH TỪ NGHỀ NUƠI HEO NINghề nuơi heo, đặc biệt là heo nái, là nghề khá quen thuộc với bà con nông dân. Hầu hết các hộ gia đình ở nơng thơn đều có nuơi heo thịt v heo nái. Với hộ gia đình ít vốn thì nuơi nhỏ lẻ, với hộ cĩ điều kiện thì tổ chức nuơi với quy mơ trang trại. Nghề nuơi heo ni mang lại hiệu quả kinh tế cao.Để việc nuôi heo ni đạt hiệu quả và cho lợi ích kinh tế cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sch đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con cĩ thm kinh nghiệm trong việc nuơi heo ni. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 37 38 LỢI ÍCH TỪ NGHỀ NUÔI HEO NÁI Nghề nuôi heo, đặc biệt là heo nái, là nghề khá quen thuộc với bà con nông dân. Hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn đều có nuôi heo thịt và heo nái. Với hộ gia đình ít vốn thì nuôi nhỏ lẻ, với hộ có điều kiện thì tổ chức nuôi với quy mô trang trại. Nghề nuôi heo nái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để việc nuôi heo nái đạt hiệu quả và cho lợi ích kinh tế cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi heo nái. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. 37 38 PHẦN 1 KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON I. CHUỒNG TRẠI 1. Địa điểm làm chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời. 2. Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2%, không tô láng nhằm tránh hiện tượng heo bị trượt. Diện tích chuồng nái nuôi con khoảng 5-6m 2 /con, có ô úm cho heo con từ 0,8 - 1m 2 /ô. Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng. 3. Nếu có điều kiện nên nuôi heo nái bằng lồng sắt, dùng núm uống tự động (nên tham khảo kiểu chuồng ở các trại chăn nuôi tiên tiến). II. CHỌN HEO GIỐNG 1. Nên chọn heo giống Yorkshire hoặc lai giữa Yorkshire với heo Landrace. Không nên chọn heo lai 3-4 máu để làm nái hậu bị. 2. Chọn giống ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt chọn giai đoạn heo 7-8 tháng tuổi, đạt trọng lượng khoảng 90-100 kg để phối giống. 3. Chọn những con dài thân, mông vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, chắc chắn, có bộ móng tốt, âm hộ (hoa) phát triển tốt, núm vú nổi rõ, hai hàng vú thẳng và phân bố đều, khoảng cách hai hàng vú gần nhau là tốt. Heo nái có ít nhất 12 vú trở lên. Chú ý nên chọn những con có tính tình hiền lành. 37 38 4. Có thể chọn mua heo giống ở các trại chăn nuôi, hoặc chọn heo con từ những con nái tốt của hàng xóm. 5. Đối với heo thịt nên chọn nuôi heo lai 3 máu để phát huy ưu thế lai (heo mau lớn, khả năng chống bệnh cao, tỷ lệ nạc nhiều…). III. HEO LÊN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG 1. Phối giống cho heo vào thời gian 7-8 tháng tuổi, đạt trọng lượng từ 90-120 kg. 2. Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, kêu réo liên tục, nhảy lên lưng của heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể có nước nhầy chảy ra. 3. Thời gian heo lên giống từ 3-5 ngày, phối giống vào cuối ngày thứ hai hoặc sang ngày thứ ba là tốt. Phối vào lúc heo chịu đực. Biểu hiện heo chịu đực: heo đứng im cho con khác nhảy lên lưng nó; hoặc người dùng hai tay ấn mạnh lên lưng heo vẫn đứng im, dịch nhờn âm hộ keo đặc lại. 4. Có thể phối giống bằng heo đực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên phối kép (phối hai lần), lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 6-8 giờ. 5. Không nên dùng heo đực có trọng lượng quá lớn nhảy với heo nái mới phối lần đầu. Chuồng cho heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới nền chuồng là tốt nhất. IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO NÁI MANG THAI 1. Sau thời gian phối từ 18-21 ngày, nếu heo không đòi đực lại thì coi như heo đã có chửa. Thời gian heo chửa là 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày. 2. Giai đoạn 1-90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm hợp lý 2-2,5 kg/con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5-3,0kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải 37 38 giảm thức ăn xuống từ 3kg - 2kg - 1kg/ngày. Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. 3. Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều, tránh heo sợ sệt sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh. 4. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu. V. CHĂM SÓC HEO NÁI ĐẺ VÀ HEO CON THEO MẸ 1. Trước ngày heo đẻ 2-3 ngày, vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da. 2. Heo nái sắp đẻ biểu hiện: ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa vọt ra, khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra. 3. Heo con đẻ ra, dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng bỏ vào ô úm (sát trùng cuống rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn iốt). Sau đó cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến, giữ ấm cho heo con từ 31- 33 0 C trong mấy ngày đầu bằng bóng đèn điện hoặc rơm, bao bố. 4. Bình thường heo đẻ 5-10 phút/con. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1-2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải mời thú y can thiệp. 5. Trường hợp heo mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho heo con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần. Nên sắp xếp heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn heo con phát triển đều. 6. Heo con đẻ ra trong 1-3 ngày đầu phải chích sắt, liều 200mg/con (1-2 cc/con). Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh. Từ 7- 10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Thiến heo đực vào khoảng 3-7 ngày tuổi. 7. Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy điều kiện thức ăn và tình trạng đàn heo mà cai sữa hợp lý. Nên cai sữa vào khoảng từ 28-35 ngày tuổi. 8. Heo mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau ra. Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2-4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú y can thiệp. 9. Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn thỏa mãn nhu cầu. 37 38 10. Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thay đổi thức ăn của heo nái. VI. CAI SỮA HEO 1. Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chuẩn bị cho giai đoạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ để giảm tiết sữa. 2. Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai sữa 4-7 ngày heo nái động dục lại là tốt. Heo con giảm ½ khẩu phần sau đó tăng lên từ từ theo đủ nhu cầu. 3. Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất. VII. SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO HEO MẸ VÀ HEO CON 1. Heo nái nuôi con: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất. 2. Heo con từ tập ăn đến 20 kg: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất. 3. Khi dùng thức ăn đậm đặc trộn với nguyên liệu địa phương thì phải trộn theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Yêu cầu dùng nguyên liệu thật tốt, không bị ẩm mốc, sâu mọt. VIII. VỆ SINH PHÒNG BỆNH 1. Vệ sinh chuồng trại - Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác như: chó, mèo… - Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng. - Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. - Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: chôn sâu hoặc đốt - Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần. 2. Vệ sinh thức ăn và nước uống 37 38 - Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc… - Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo. - Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn. IX. TIÊM PHÒNG CHO HEO 1. Heo nái - Trước khi phối giống, chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn. - Định kỳ chích ngừa cho heo nái các bệnh giả dại, parvovirus, viêm phổi theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. 2. Heo con - Chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả, sau 2-3 tuần chích lặp lại lần 2. - Bắt buộc chích ngừa bệnh Lở mồm long móng và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh lở mồm long móng theo sự hướng dẫn của trạm thú y địa phương. PHẦN 2 KINH NGHIỆM CHỌN NÁI VÀ NỌC LÀM GIỐNG I. Chọn nái hậu bị và nái cơ bản 1. Chọn ở trại nhà Chọn hậu bị thay đàn qua 3 bước như sau: * Sau khi sinh: - Xác định những con hậu bị ở các lứa đẻ có nhiều heo con, không có các dị tật sinh sản. - Ghi lại ngày sinh tháng đẻ, số con/lứa, giống và số tai. 37 38 - Chuyển những heo đực con từ những lứa lớn sang lứa nhỏ để đồng đều số con ở mỗi nái. - Ghi chép các triệu chứng hoặc hành vi của con nái trong giai đoạn sinh và nuôi con, ví dụ: khó đẻ, dùng thuốc hoặc các biện pháp thú y can thiệp. * Từ 3 đến 5 tuần: Chọn heo qua số vú, vú lộ rõ không bị lép. Chọn từ những bầy không có bất kỳ khiếm khuyết di truyền nào. Nếu phát hiện ra bất kỳ một khiếm khuyết di truyền nào thì không sử dụng bầy con, nái và đực (cha mẹ của bầy đó) vào mục đích nhân giống. Chọn lần kế tiếp khoảng 2-3 tháng tuổi. Để lại khoảng 50% nuôi. * 5-7 tháng tuổi: Lựa chọn chi tiết hơn trong giai đoạn này, có thể dựa vào các tiêu chí sau: - Ngoại hình: Chân, số vú v.v - Sinh trưởng: Tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng. Chuyển những con hậu bị được chọn ra nuôi riêng và cho ăn hạn chế, nhưng tăng cường bổ sung khoáng chất. Cho tiếp xúc với đực và quan sát các biểu hiện động dục để có quyết định cuối cùng giữ lại những con hậu bị tốt làm giống. 2. Chọn nái sinh sản (từ hậu bị sang nái cơ bản) Chỉ tiêu quan trọng nhất là số con cai sữa cho 1 nái trong năm, nhưng cần quan tâm một số chỉ tiêu khác như: Số con sinh ra sống, số con cai sữa và chất lượng của heo con để đánh giá heo nái. Nên đợi đến lứa thứ 2, có thể lứa 3 để có quyết định lựa chọn chính xác. 3. Mua hậu bị Nên mua heo hậu bị từ những trại có thực hiện những chương trình cải tiến di truyền, có thể dựa vào 2 cách: - Cách 1: Phương pháp chọn giống chẳng hạn theo các chỉ tiêu: Tăng trọng, mỡ lưng và số con sơ sinh. - Cách 2: Ý kiến của khách hàng về chất lượng con giống của trại. Mua hậu bị từ những đàn heo có sức khỏe tốt, không nhiễm bệnh tật. 37 38 Heo hậu bị nên được mua ít nhất 30 ngày trước mùa sinh sản, và nên được nuôi cách ly để theo dõi trước khi phối giống. II. Chọn đực giống 1. Chọn đực ở trại nhà * Chọn theo ngoại hình: - Hình dáng phát triển cân đối, vai lưng rộng và mông nở. - Chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi móng không đi bàn. Tuyệt đối không chọn những con đực có chân siêu vẹo dị dạng khác thường, chẳng hạn: chân vòng kiềng hoặc chân quá hẹp và yếu. - Chọn heo đực có dịch hoàn phát triển hoặc các cơ quan sinh dục khác không có dị tật. * Chọn theo năng suất: - Tốc độ tăng trọng, độ dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ nạc. - Thành phần thân thịt như: quầy thịt mông. - Chất lượng thịt: Màu sắc, mùi vị, cảm quan. 2. Mua đực từ trại khác Giống như mua heo cái hậu bị, nên mua heo đực từ những trại có thực hiện những chương trình cải tiến di truyền, có đàn heo khỏe mạnh không nhiễm bệnh tật. Lựa chọn giống thích hợp để kết hợp lai tạo với nái nhà. Ví dụ: Nếu gia đình có nái địa phương nên chọn mua đực ngoại Yorkshire để sản xuất con lai F1 có tốc độ tăng trọng nhanh và cho tỷ lệ nạc cao hơn. Nên mua heo đực lúc 6-7 tháng tuổi, ít nhất 2 tháng trước mùa sinh sản, và nên được nuôi cách ly, cho ghép phối thử để đánh giá khả năng sinh sản. Ngoài các bước và tiêu chí để chọn nái và đực giống ở trên. Có một vài điểm sau bà con nông dân và các trang trại cần chú ý: - Sổ sách ghi chép đầy đủ chi tiết sẽ giúp dễ dàng chọn được nái và đực giống chất lượng tốt. - Quy mô đàn heo càng lớn thì chất lượng nái và đực giống được chọn lọc càng cao. - Cần có quy trình phòng ngừa bệnh chặt chẽ để tránh dịch bệnh, gây chết hàng loạt sẽ không đủ số heo để chọn. - Chọn số heo nhiều hơn cần thiết để dự trữ trong những trường hợp cần thiết. 37 38 Kết luận: Lựa chọn heo nái và nọc làm giống là vô cùng quan trọng để sản sinh đàn con có chất lượng tốt, tiếp tục nhân lên bán giống hoặc sử dụng lai tạo với các giống khác để sản xuất heo thịt thương phẩm. PHẦN 3 KINH NGHIỆM PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO LỢN CON Khi heo con bị mất mẹ hoặc mất sữa, nếu không biết cách chăm sóc thì đàn heo có thể chết hàng loạt, vì vậy cần chú ý các biện pháp chăm sóc để heo khoẻ mạnh. - Giai đoạn đầu từ 7-10 ngày tuổi: + Dùng sữa bột tốt 97%, mật ong 2% và 1% Premix khoáng sinh tố. Tất cả trộn đều cho ăn 25- 40g/con (tùy theo giống heo) với 150cc nước ấm đun sôi. + Cho ăn mỗi ngày 6 bữa, vào lúc 6, 9, 12, 15, 18, 21 giờ trong ngày. + Trong 2 ngày đầu, heo con chưa quen có thể dùng găng tay (tránh sờ trực tiếp bàn tay vào heo) bắt từng con, lấy lông gà sạch quệt hỗn hợp thức ăn cho vào miệng heo con. Sang ngày thứ 4 cho ăn 37 38 [...]... cho heo, vì theo Tiến sĩ Francois Madec: “Không thể quả quyết tất cả đàn heo giống đều là heo sạch” Tỉ lệ heo giống có chứa nguồn bệnh là rất cao Do đó giải pháp tốt nhất để phòng bệnh cúm cho heo là nên cai sữa và tách heo con ra khỏi heo mẹ càng sớm càng tốt VI BỆNH CÚM HEO - Cúm heo là một chứng bệnh hô hấp cấp truyền nhiễm xảy ra ở loài heo, do một số loại virus cúm heo thể A gây ra Dịch cúm heo. .. trạng trên, các hộ chăn nuôi cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật sau: 1 Không cho phối lại PHẦN 5 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ HEO NÁI SINH SẢN NHIỀU CON TRÊN LỨA, TỈ LỆ SỐNG CAO (Nguồn: KS Nguyễn Văn Lưu-Trạm KN-KN Châu Thành) Hiện nay tình trạng heo nái sinh ít con, số lứa trên năm không đạt 2,2-2,4 lứa/năm, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao, đó là tình hình chung của các hộ chăn nuôi heo nái hiện nay Tỉ lệ phối... có bóng mát, thoáng gió Tuyệt đối không tắm heo dọc đường PHÒNG TRỊ BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI HEO NÁI A NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI HEO Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau: 1 Vận chuyển heo - Chỉ nên nhận heo khi trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát) -... ngừa hiện tượng táo bón ở heo PHẦN 4 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NUÔI HEO NÁI I CHĂM SÓC HEO NÁI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI Khẩu phần ăn cho heo nái cần cung cấp đầy đủ Vitamine và chất khoáng Thiếu khoáng heo con chậm lớn, heo nái dễ bị bại liệt sau khi sinh Khẩu phần thức ăn cho heo nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng... kháng của heo như: thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh thông thoáng kém… - Cho heo ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần, hạn chế suy dinh dưỡng như: Vime – Amino: 100gr/20kg thức ăn; Vimix plus: 100gr/120 37 38 MỤC LỤC LỢI ÍCH TỪ NGHỀ NUÔI HEO NÁI 3 PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON... 5 PHẦN 2: KINH NGHIỆM CHỌN NÁI VÀ NỌC LÀM GIỐNG 14 PHẦN 3: KINH NGHIỆM PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO HEO CON 19 PHẦN 4: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NUÔI HEO NÁI 22 PHẦN 5: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ HEO NÁI SINH SẢN NHIỀU CON TRÊN LỨA, TỈ LỆ SỐNG CAO .26 PHẦN 6: CẢI TIẾN DI TRUYỀN THÔNG QUA THỤ TINH NHÂN TẠO 31 PHẦN 7: PHÒNG TRỊ BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI HEO NÁI 34 37 38 ... tra huyết thanh bầy heo Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần xem có bị PRRS hay Mycoplasma không Với những biện pháp như trên, nghề chăn nuôi heo nái sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực như: ít dịch bệnh, heo nái chậm loại thải, thời gian đẻ 2,2-2,4 lứa/năm, heo con sinh ra nhiều trên lứa, tỉ lệ heo con sống đến cai sửa cao, trọng lượng cai sửa lớn Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm... đạt kết quả tương đương phối giống trực tiếp Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai có thể kém hơn nếu xác định sai thời điểm động dục, phối không chính xác hoặc kỹ thuật không hoàn hảo Dù các thao tác thụ tinh nhân tạo từ lúc lấy, pha chế và bảo quản tinh đến khi phối không khó khăn nhưng đòi hỏi luôn cải tiến kỹ thuật và huấn luyện cho kỹ thuật viên gieo tinh hoặc cán bộ thú y nắm vững kỹ thuật Để nâng cao năng... ngay sau khi sinh Heo nái chỉ có khả năng cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh Heo con cũng chỉ có khả năng hấp thụ trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh đến 18-24 giờ sau đó Khi cho heo con vừa đẻ ra bú ngay cũng tác dụng kích thích heo nái rặn đẻ nhanh hơn, ít sót nhau hơn + Heo rặn đẻ yếu; sau 30 phút heo rặn nhưng chưa đẻ heo con kế tiếp, hoặc heo con đã ra hết... tỉ lệ nhiễm bệnh của toàn trại heo là rất cao, trên dưới 100% Thời gian ủ bệnh trên heo kéo dài từ 10-17 ngày Khi heo bị nhiễm bệnh thường có những biểu hiện như sốt, bỏ ăn, ho, thở khó… và gây viêm phổi, tổn thương niêm mạc phế quản, dịch nhầy trong phế quản, hạch Lympho sưng, làm cho heo không tăng trọng hoặc dẫn đến tử vong Những trường hợp heo thường bị bệnh là do nuôi trong môi trường ô nhiễm Tác . chuyển heo nhiều, tránh heo sợ sệt sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh. 4. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu. V. CHĂM SÓC HEO NÁI ĐẺ VÀ HEO. từ từ theo đủ nhu cầu. 3. Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất. VII. SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO HEO MẸ VÀ HEO CON 1. Heo nái. cc/con). Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh. Từ 7- 10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Thiến heo đực vào

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan