Gồm 3 bộ câu hỏi có thể giúp các bạn phần nào trong các cuộc thi chinh phục cấp trường, huyện, thị,.. Ví dụ: Câu 1: Tại sao ở gan và cơ lại chứa nhiều glycogen? Trả lời: Vì glycogen là chất dự trữ Cacbon và năng lượng của động vật Câu 2: Tại sao người già không nên ăn quá nhiều mỡ? Trả lời: Vì sẽ tăng lượng colesteron làm cho màng sinh chất bền chắc hơn giảm tính đàn hồi nên thành mạch máu giảm tính đàn hồi, gây xơ động mạchhuyết áp tăng, có thể vỡ động mạch.
Trang 1CÂU HỎI CHINH PHỤC
Bộ 1
Câu 1: Tại sao ở gan và cơ lại chứa nhiều glycogen?
Trả lời: Vì glycogen là chất dự trữ Cacbon và năng lượng của động vật
Câu 2: Tại sao người già không nên ăn quá nhiều mỡ?
Trả lời: Vì sẽ tăng lượng colesteron làm cho màng sinh chất bền chắc hơn giảm tính đàn hồi nên thành mạch máu giảm tính đàn hồi, gây xơ động mạchhuyết áp tăng, có thể vỡ động mạch
Câu 3: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo
từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
Trả lời: Sự khác nhau đó là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và cách sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
Câu 4: Tại sao chuỗi polipeptit có tính phân cực?
Trả lời: Đầu 5’- phốtphát tích điện âm vì nhóm phôtphat có khả năng phân li ion H+
- Đầu 3’- OH thường không mang điện vì nguyên tử hiđrô bị ôxi giữ chặt, ít khi phân li
Bộ 2
Trang 2Câu 5: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự
nuclêôtit Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
Trả lời: - Cấu trúc 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung rất chặt chẽ
- Nguyên tắc khuôn mẫu trong tái bản
- Sai sót thường bắt đầu từ 1 mạch
Câu 6: Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại
có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
Trả lời: Các sinh vật khác nhau do có cấu trúc ADN đặc trưng, khác nhau bởi số lượng , thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit
Câu 7: Hãy giải thích tại sao ADN ở các sinh vật có nhân thường bền vững
hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
Trả lời: Vì:
- ADN được cấu tạo từ 2 mạch với cấu trúc xoắn phức tạp hơn
- Thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn
- Thường được bảo quản trong nhân, không có enzim thuỷ phân
Câu 8: Nhiệt độ mà ở đó phân tử ADN bị tách ra thành hai sợi đơn là nhiệt
độ "nóng chảy" Hãy cho biết ADN có cấu trúc như thế nào thì có nhiệt độ
"nóng chảy" cao và ngược lại?
Trả lời: Những đoạn có nhiệt nóng chảy cao là những đoạn chứa nhiều G và
X với số liên kết hiđrô nhiều hơn
Trang 3Bộ 3
Câu 9: Tại sao các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí
phức tạp thường có nhiều ti thể?
Trả lời: Do chức năng chủ yếu của ti thẻ là trung tâm giải phóng và chuyển hoá năng lượng của tế bào Vì vậy cường độ hoạt động của tế bào càng mạnh thì cần số ti thể càng nhiều; như tế bào cơ, tế bào gan ti thể tập trung nhiều để cung cấp năng lượng cho tế bào
Câu 10: Tại sao lục lạp thường có hình bầu dục?
Trả lời: Thích nghi với sự tiếp nhận ánh sáng:
+ Khi cường độ ánh sáng mạnh, diệp lục xếp dọc theo vách tế bào để tránh
bị tổn thương do sự đốt nóng của nhiệt
+ Khi cường độ ánh sáng yếu thì nằm vuông góc với tia sáng để tận dụng tối
đa nguồn năng lượng ánh sang mặt trời
Câu 11: Tại sao một số người không tiêu hoá được sữa?
Trả lời: Do không có enzim lactaza dùng để tiêu hoá lactôzơ - loại đường chủ yếu trong sữa Khi không tiêu hoá được sẽ đọng lại và lên men sinh chất khí làm co thắt, sưng ruột, đầy hơi, tiêu chảy
Câu 12: Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục sẽ “mỏi” và không thể
tiếp tục co được nữa?
Trả lời: Vì tế bào sử dụng hết oxi mà không được cung cấp kịp nên quá trình sinh hoá trong tế bào bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic và một lượng nhỏ ATP không đủ cho hoạt đọng co cơ, chính axit lactic làm cho
tế bào không tiếp tục co được nữa