đề thi thử môn sinh đề thi thử môn sinh có đáp án chi tiết đề thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào sau đây? A. Silua B. Krêta (Phấn trắng) C. Đêvôn D. Than đá (Cacbon). Câu 2: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là sai? A. Mã di truyền có tính đặc trưng cho loài B. Mã di truyền có tính phổ biến. C. Mã di truyền có tính thoái hóa D. Mã di truyền có tính đặc hiệu. Câu 3: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển? A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,… B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất. D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải. Câu 4: Để phân biệt hai loài thực vật sinh sản theo lối giao phấn thì tiêu chuẩn thông dụng nhất là: A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. B. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái. C. Tiêu chuẩn sinh lý – sinh hóa. D. Tiêu chuẩn hình thái. Câu 5: Dựa vào hiện tượng nào trong giảm phân để phân biệt các đột biến cấu trúc NST đã xảy ra? A. Sự tiếp hợp NST kì đầu của giảm phân II. B. Sự sắp xếp các cặp NST tương đồng ở mặt phẳng xích đạo của kì giữa giảm phân I. C. Sự tiếp hợp NST kì đầu của giảm phân I. D. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở lần giảm phân I. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ? A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật. D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản. Câu 7: Các cơ thể nào sau đây tạo ra giao tử mang alen lặn chiếm tỉ lệ 50%? A. Aa và bb B. Aa và Bb C. aa và Bb D. aa và bb. Câu 8: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên. B. Khi mật độ các thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. C. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể D. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở. Câu 9: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất? A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng giải phẫu so sánh. C. Bằng chứng hóa thạch. D. Bằng chứng tế bào học Câu 10: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai? A. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau. B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, các alen lặn trong quần thể có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình. C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số các alen trong quần thể tự thụ phấn không thay đổi qua các thế hệ. D. Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể giao phấn. Câu 11: Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi A. tinh trùng bắt đầu thụ tinh với trứng B. nhân của tinh trùng đã đi vào trứng nhưng chưa hòa hợp với nhân của trứng. C. hợp tử đã phát triển thành phôi. D. hợp tử bắt đầu phát triển thành phôi. Câu 12: Quan hệ con mồi – vật ăn thịt và quan hệ vật chủ – vật kí sinh thường có đặc điểm chung là: A. Mắt xích phía sau có số lượng nhiều hơn mắt xích phía trước. B. Mắt xích phía sau giết chết mắt xích phía trước để làm thức ăn. C. Mắt xích phía sau có tổng năng lượng tích lũy lớn hơn mắt xích phía trước. D. Mắt xích phía sau có tổng sinh khối nhỏ hơn mắt xích phía trước Câu 13: Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi? A. Bệnh bạch tạng B. Tật dính ngón tay 23 C. Bệnh Phêninkêtô niệu. D. Hội chứng Đao. Câu 1: Đáp án D Câu 2: Đáp án A Đặc điểm chung của mã di truyền + Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau) theo chiều 5’ → 3’ (mARN). + Tính phổ biến: Các loài có chung bộ mã di truyền (trừ một số trường hợp đặc biệt). + Tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa. + Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại aa (trừ AUG và UGG). Vì mã di truyền có tính phổ biến → mã di truyền không đặc trưng cho loài. Câu 3: Đáp án D Câu 4: Đáp án D Thực vật có kích thước lớn nên tiêu chuẩn hình thái được sử dụng phổ biến nhất mặc dù ở loài giao phối tiêu chuẩn quan trọng nhất là cách li sinh sản. Câu 5: Đáp án C Các dạng dột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên một nhiễm sắc thể hoặc giữa các nhiễm sắc thể dẫn tới làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể. Sự sắp xếp lại các khối gen ảnh hưởng đến sự tiếp hợp nhiễm sắc thể ở kì đầu của giảm phân I. Câu 6: Đáp án B Phương án A sai, trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác tạo thành một lưới thức ăn. Phương án B đúng, trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể tham gia vào một hoặc nhiều chuỗi thức ăn khác nhau nên có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. Phương án C sai, trong một lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng, vì vậy mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật. Phương án D sai, quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp Câu 7: Đáp án B Cơ thể Aa giao tử: 50% A + 50% a. Cơ thể Bb giao tử: 50% B + 50% b. Cơ thể aa giao tử: 100% a. Cơ thể bb giao tử: 100%b. Câu 8: Đáp án A Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: Nguyên nhân: Do mật độ cá thể cao và khan hiếm nguồn sống. Các hình thức cạnh tranh: + Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng giữa các cá thể cùng một quần thể. + Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại. Ý nghĩa: Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Câu 9: Đáp án C Các bằng chứng tiến hóa gián tiếp (giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử) cho ta thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của các hóa thạch và qua đó, cho chúng ta biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào đã xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Câu 10: Đáp án D Quần thể tự thụ qua nhiều thế hệ có đặc điểm: + Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số alen không thay đổi qua các thế hệ. + Tần số kiểu gen thay đổi theo hướng: kiểu gen dị hợp giảm dần (có thể giảm về đến 0), kiểu gen đồng hợp tăng dần: → Tạo điều kiện cho các alen lặn có xu hướng được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp lặn. → Trong quần thể thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau. → Làm nghèo vống gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. Câu 11: Đáp án B Vi tiêm chỉ thành công khi hợp tử đang ở giai đoạn nhân non. Vào thời điểm nhân của tinh trùng chuẩn bị hòa hợp với nhân của trứng thì tiêm ADN vào sẽ không bị tế bào đào thải mà trái lại ADN đó được tế bào tiếp nhận và cài xen vào bộ gen của tế bào.