1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngân hàng câu hỏi thi tốt nghiệp sinh học 2015

65 962 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 909,36 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC  TRẮC NGHIỆM MÔN HỌC SINH HỌC (Tái bản lần thứ 2) HẬU GIANG 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 2 Câu 1: Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm: A. loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi giống. B. duy trì giống để tránh thoái hóa. C. tạo ra các dòng chứa toàn gen trội. D. tạo ra dòng có ưu thế lai cao. Câu 2: Phân tích thành phần các loại nucleotit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như sau: A = 22%, G = 20%, T = 28%, X =30%. Kết luận nào sau đây là đúng? A. ADN của người bệnh đang nhân đôi. B. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người. C. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh. D. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh. Câu 3: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là: A. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực. B. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng. C. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử. D. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực. Câu 4: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là: A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao. B. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao. C. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp. D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng quần xã thấp. Câu 5: Làm thế nào để biết được một gen nào đó nằm ở đâu trong tế bào? A. Lai thuận và lai nghịch. B. Lai trở lại. C. Lai phân tích. D. Lai tế bào xooma. Câu 6: Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được thể truyền là plazmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp? A. Nhờ enzym ligaza. B. Nhờ enzym restrictaza. C. Nhờ liên kết bổ sung của các nucleotit và nhờ enzym ligaza. D. Nhờ enzym ligaza và restrictaza. Câu 7: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành gen mới? A. Lặp đoạn kết hợp với mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 8: Loài lúa mì hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mì trồng có gen kháng bệnh “gỉ sắt” từ lúa mì hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mì trồng? A. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc. B. Cho cây lai F 1 lai trở lại với lúa trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 3 C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F 1 rồi trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc. D. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc. Câu 9: Xét về mặt lí thuyết, quần xã sinh vật như thế nào thì có khả năng hình thành loài mới sẽ cao? A. Quần xã có nhiều loài động vật có họ hàng gần gũi. B. Quần xã có nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi. C. Quần xã có nhiều loài thực vật sinh sản vô tính. D. Quần xã có thành phần loài đa dạng. Câu 10: Môi trường là: A. gồm tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. B. gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. C. gồm tất cả các yêu tố hữu sinh tác động trực tiếp và gián tiếp đến đời sống sinh vật. D. gồm tất cả các yếu tố vô sinh tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 11: Mặc dù không tiếp xúc với các tác nhân đột biến nhưng đột biến vẫn có thể xảy ra là vì: A. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp nucleotit. B. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp nucleotit. C. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp nucleotit. D. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp nucleotit. Câu 12: Một gen đột biến có hại có thể trở thành có lợi khi: A. môi trường sống thay đổi. B. gen đó kết hợp với gen khác. C. thể đột biến chuyển đổi giai đoạn phát triển. D. gen đột biến nằm trong tổ hợp gen mới hoặc khi điều kiện sống thay đổi. Câu 13: Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi polipeptit bình thường và chuỗi polipeptit đột biến: Chuổi polipeptit bình thường: Phe – Ser – Lis – Leu – Ala – Val Chuỗi polipeptit đột biến: Phe – Ser – Lis – Leu Loại đột biến nào có thể gây nên chuỗi polipeptit đột biến trên? A. Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. B. Đột biến thêm cặp nucleotit. C. Tất cả các loại đột biến điểm đều có thể. D. Đột biến mất cặp nucleotit. Câu 14: Để có năng suất cá tối đa trên một đơn đơn vị diện tích mặt nước hồ thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả? A. Nuôi các loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. B. Nuôi nhiều loại cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. C. Nuôi nhiều loài cá với mất độ càng cao càng tốt. D. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. Câu 15: Vây cá voi và cánh dơi là: A. những cơ quan thoái hóa. B. những cơ quan bắt nguồn từ những cơ quan khác nhau ở loài tổ tiên. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 4 C. những cơ quan tương tự. D. những cơ quan tương đồng. Câu 16: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ đem lại hiểu quả cao nhất và kinh tế nhất: A. Dùng hóa chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi. B. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản. C. Cho chuột ăn thức ăn chứa hóa chất để chúng không sinh sản được. D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng. Câu 17: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A =36 0 C, B = 78 O C, C = 55 O C, D = 83 O C, E = 44 O C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây đúng nhất, liên quan đến tỉ lệ (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh nói trên theo thứ tự tăng dần: A. D  B  C  E  A B. A  E  C  B  D C. A  B  C  D  E D. D  E  B  A  C Câu 18: Điều mô tả nào dưới đây là không đúng với học thuyết Lacmac? A. Bố tập tạ thì con cũng sẽ có cơ bắp. B. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó sẽ phát triển và có thể truyền cho thế hệ sau. C. Trong quá trình tiến hóa không có loài nào bi tuyệt chủng. D. Những biến dị nào giúp sinh vật thích nghi thì biến dị đó sẽ ngày một phổ biến trong quần thế. Câu 19: Người ta có thể tạo ra các loại quả không hạt bằng cách: A. Xử lí cây bằng hoocmon. B. Tạo cây tam bội. C. Tạo cây tứ bội. D. Tạo cây tam bội hoặc xử lí bằng hoocmon. Câu 20: Tần số alen a của quần thể X từ thế hệ này sang thế hệ khác luôn tăng dần. Nguyên nhân chính có lẽ là do: A. đột biến A thành a. B. quần thể không được cách li với các quần thể khác. C. môi trường thay đổi theo hướng xác định. D. các cá thể trong quần thể không giao phối ngẫu nhiên với nhau. Câu 21: Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào? A. Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm. B. Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn ghen. C. Đếm số lượng các đoạn okazaki của ADN nhân đôi. D. Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả của nhân đôi ADN. Câu 22: Mô tả nào dưới đây về lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất là đúng? A. Trong kỉ Cambri (cách nay khoảng 543 triệu năm) lượng oxi trên Trái Đất đã giống như lượng oxi trên Trái Đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật như hiện nay đã được xuất hiện ở kỉ này. B. Trong kỉ Cambri (cách nay khoảng 543 triệu năm) lượng oxi trên Trái Đất bằng 5% lượng oxi trên Trái Đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật như hiện nay đã được xuất hiện ở kỉ này. C. Thực vật có mạch xuất hiện đầu tiên vào kỉ Đê-vôn. D. Bò sát khổng lồ đầu tiên xuất hiện vào kỉ Pec-mơ. Câu 23: Chỉ thị nào dưới đây cho thấy rõ nhất quần thể đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng? A. Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 5 B. Loài sinh vật này rất hiếm. C. Kích thước quần thể của loài dao động xung quanh 500 cá thể. D. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày càng một suy giảm. Câu 24: Tháp sinh tháy nào thường là tháp lộn ngược? A. Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới. B. Tháp sinh khối của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. C. Tháp năng lượng của hệ sinh thái dưới nước vùng nhiệt đới. D. Tháp số lượng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Câu 25: Nguyên nhân nào kiến ARN có rất nhiều hình dạng khác nhau? A. Do chúng được cấu tạo từ một mạch. B. Do chúng có kích thước ngắn. C. Do trong tế bào có các loại khuôn tạo hình khác nhau. D. Do chúng liên kết với nhiều loại protein khác nhau. Câu 26: Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là đúng? A. Hợp tác là mối quan hệ hai loài cùng có lợi và nếu thiếu thì cả hai loài không thể tồn tại được. B. Nấm phát triển ở rễ thông là mối quan hệ kí sinh – vật chủ. C. Tháp sinh thái số lượng lộn ngược được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh – vật chủ. D. Tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là kiểu quan hệ hợp tác. Câu 27: Nguy cơ lớn nhất làm giảm số lượng các loài trong quần xã do con người gây ra là gì? A. Khai thác quá mức các loài có tiềm năng kinh tế, B. Du nhập những loài ngoại lai vào quần xã trong nước. C. Khai thác quá mức làm một số loài tuyệt chủng dẫn đến phá vỡ mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. D. Các hoạt động của con người làm thay đổi, phân nhỏ và biến dạng nơi ở của nhiều loài trên cạn lẫn dưới nước. Câu 28: Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là đúng? A. Vật ăn thịt luôn có kích thước lớn hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi. B. Vật ăn thịt có thể có kích thước nhỏ hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi. C. Vật ăn thịt luôn ăn các con mồi già yêu và do vậy giúp con mồi ngày càng có nhiều con khỏe mạnh hơn. D. Quần thể con mồi tăng trưởng theo đồ thị hình chữ J còn quần thể vật dữ tăng trưởng theo hình chữ S. Câu 29: Nếu đột biến gen xảy ra ở vùng khởi động của gen thì điều gì dưới đây có thể xảy ra? A. Gen đột biến sẽ không bao giờ khởi động được. B. Gen bị đột biến có thể có sản phẩm bị thay đổi về chức năng. C. Gen bị đột biến có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn. D. Gen bị đột biến sẽ có sản phẩm bị thay đổi về cấu trúc. Câu 30: Mô tả nào dưới đây về các bộ phận của một gen là đúng? A. Vùng khởi động là nơi liên kết với protein khởi động. B. Vùng khởi động nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc. C. Vùng vận hành là nơi liên kết với ARN polimeraza. D. Vùng khởi động nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc. Câu 31: Một gen lặn có hại có thể bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể là do: A. di – nhập gen. B. yếu tố ngẫu nhiên. C. đột biến ngược. D. bởi CLTN. Câu 32: Sau khi phá từng trồng lúa, bà con nông dân có thể trồng lúa một, hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng? A. Các chất dinh dưỡng trong đất bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 6 B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đât đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. Câu 33: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường? A. Vì tần số đột biến gen trên NST X thường cao hơn so với NST Y. B. Vì phần lớn các gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y. C. Vì chỉ có một trong hai NST X của nữ giới hoạt động. D. Vì gen đột biến trên NST X thường là gen trội. Câu 34: Bằng chúng tiến hóa nào dưới đây khác với tất cả các bằng chứng khác? A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng phân tử và tế bào. Câu 35: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì? A. Các gen qui định cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của CLTN. B. Các gen qui định cơ quan thoái hóa vẫn cần thiết cho sinh vật. C. Các gen qui định cơ quan thoái hóa được di truyền từ tổ tiên. D. Các gen qui định cơ quan thoái hóa là những gen trội. Câu 36: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp theo trình tự thời gian tiến hóa? A. Homo erectus, Homo sapiens, Homo habilis, Homo neanderthalensis. B. Homo habilis, Homo erectus, Homo neanderthalensis, Homo sapiens. C. Homo neanderthalensis, Homo habilis, Homo sapiens, Homo erectus. D. Homo habilis, Homo neanderthalensis, Homo erectus, Homo sapiens. Câu 37: Quá trình nào dưới đây có vai trò quyết định trong việc nhân bản vô tính ở thực vật? A. Giảm phân. B. Thụ tinh. C. Trao đổi chéo. D. Nguyên phân. Câu 38: “Trong quần thể cá hồi, những con cá đực có kích thước lớn, hung dữ thường được ưu tiên tiếp cận con cái và thụ tinh. Tuy nhiên, những con cá đực trưởng thành có kích thước nhỏ thường ẩn náu giữa các tảng đá dưới sông đợi dịp gần gũi con cái và thụ tinh. Những con có kích thước trung gian đều không cạnh tranh được với 2 dạng quá to và quá nhỏ trong việc thụ tinh.” Ví dụ trên minh họa hình thức chọn lọc nào? A. Ôn định. B. Định hướng. C. Vận động. D. Gián đoạn. Câu 39: Ở loài giao phối, dấu hiệu đặc trưng về mặt di truyền để phân biệt quần thể là: A. khả năng giao phối và sinh sản. B. tần số tương đối của alen và kiểu gen. C. tần số tương đối của gen đồng hợp và dị hợp tử. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 7 D. tỷ lệ giới tính đực:cái. Câu 40: Trong sản xuất nông nghiệp, loại tác động của gen được chú ý hơn cả là: A. tác động đa hiệu. B. tương tác át chế. C. tương tác bổ sung. D. tương tác cộng gộp. Câu 41: Cho các bệnh và tật di truyền ở người sau đây: 1. Hội chứng tiếng khóc mèo kêu. 2. Hội chứng Toc-nơ. 3. Bạch cầu ác tính. 4. Máu khó đông. Những bệnh và tật di truyền nào do đột biến liên quan đến cặp NST số 23 là: A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 2 và 4 D. 1 và 4 Câu 42: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây: 1. I A I A , I A I O qui định nhóm máu A. 2. I B I B , I B I O qui định nhóm máu B. 3. I A I B qui định nhớm máu AB. 4. I O I O qui định nhóm máu O. Có 2 anh, em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A, sinh đứa con nhớm máu B, người em cưới vơ máu B, sinh đứa con nhóm máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh, em sinh đôi nói trên là: A. I A I B (nhóm máu AB). B. I A I A hoặc I A I O (nhóm máu A). C. I B I B hoặc I B I O (nhóm máu B). D. I O I O (nhóm máu O). Câu 43: Loại biến dị cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa là: A. biến dị tổ hợp. B. đột biến số lượng NST. C. đột biến gen. D. đột biến cấu trúc NST. Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. B. Cánh bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng vì chúng cùng thực hiện chức năng giúp chúng có thể bay. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nọc độc của bò cạp vừa là cơ quan tương đồng vừa là cơ quan tương tự. D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của thân và gai của cây xương rồng là biến dạng của lá; vì có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. Câu 45: Vốn gen của một quần thể không thể thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều kiện nào là cần thiết để hiện tượng trên xảy ra? A. Có hiện tượng lạc dòng di truyền. B. Nội phối thường xuyên xảy ra ở động vật. C. Giao phối ngẫu nhiên. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 8 D. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng. Câu 46: Nhân tố tiến hóa nào trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi được với môi trường sống? A. Đột biến và CLTN. B. CLTN. C. Đột biến. D. Khả năng di cư. Câu 47: Ở môt loài côn trùng, đột biến gen A tạo alen a. Thể đột biến (có kiểu gen aa) có mắt lồi hơn thể bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến mất khả năng sinh sản. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, đột biến trên: A. có lợi cho sinh vật. B. có hại cho sinh vật. C. là đột biến trung tính. D. là đột biến vô nghĩa. Câu 48: Thuật ngữ nào dưới đây được dùng để phản ánh sự biến đổi tần số tương đối của các alen trong một quần thể qua một số thế hệ? A. Tiến hóa nhỏ. B. Vốn gen của quần thể. C. Sự phân li độc lập của các gen. D. Tiến hóa lớn. Câu 49: Cánh dơi và cánh bướm là bằng chứng về: A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan tương tự. C. giải phẫu so sánh. D. cơ quan thoái hóa. Câu 50: Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất, vai trò của CLTN giữa các sinh vật được thể hiện từ giai đoạn: A. tiến hóa sinh học. B. tiến hóa tiền sinh học. C. tiến hóa hình thành các loài sinh vật. D. tiến hóa hóa học. Câu 51: Một operon của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc X, Y và Z. Người ta phát hiện một chủng vi khuẩn trong đó sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Trong các trật tự sắp xếp sau đây, trật tự nào có thể là trật tự sắp xếp các gen trong operon của chủng vi khuẩn này? A. X, Z, Y B. X, Y, Z C. Z, Y, X D. Y, Z, X Câu 52: Ở một trại nghiên cứu giống lợn, người ta thường tạo giống mới bằng phương pháp: A. đột biến NST. B. lai hữu tính C. gây đột biến gen D. lai xe kèm đa bội hóa. Câu 53: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen B quy định mũi cong, gen D quy định lông mi dài trội hoàn toàn so với gen a quy định tóc thẳng, gen b quy định mũi thẳng, gen d quy định lông mi ngắn. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Bố và mẹ đều có tóc xoăn, mũi cong, lông mi dài sinh được đứa con có tóc thẳng, mũi thẳng, lông mi ngắn. Kiểu gen của bố và của mẹ là BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 9 A. Bố : AAbbDd và mẹ : AaBbdd B. Bố và mẹ đều là: AaBbDd C. Bố : AaBbDd và mẹ : AABbDd D. Bố : AaBBDd và mẹ : AABbDd Câu 54: Một quần thể bị cách li kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích thước lớn là do A. nhiều trường hợp bị sai sót hơn trong giảm phân. B. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn. C. dễ bị chảy dòng gen hơn. D. chứa một lượng đa dạng di truyền hơn. Câu 55: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các virut để tổng hợp các gen từ nhiều vi trùng gây bệnh. Các virut này A. Được dùng như các vectơ trong nhân bản vô tính các gen. B. Đã được dùng để điều trị gen ĐB cho người. C. Có thể dùng để chế tạo vacxin D. Được dùng để đề phòng an toàn cho các phòng thí nghiệm Câu 56: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn là do A. hệ sinh thái dưới nước đa dạng sinh học hơn. B. môi trường nước không bị mặt trời đốt nóng. C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định. D. môi trường nước giàu dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn. Câu 57: Khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất: A. CH 4 , NH 3 , CO 2 , H 2 O. B. CH 2 , CH 3 , O 2 , CH 4 . C. CH 2 , O 2 , N 2 , CH 4 , C 2 H 2 , H 2 O. D. C 2 H 2 , O 2 , CH 4 , NH 3 . Câu 58: . Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây? A. X A X A Y, X a X a Y. B. X A Y, X a Y. C. X A X A Y, X a Y. D. X A X a Y, X a Y. Câu 59: Biết tằm có bộ NST 2n = 28. Để phân biệt đực cái ngay từ giai đoạn trứng người ta đã dùng cách gây đột biến chuyển đoạn A. không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST 10 sang NST X. B. tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số 10. C. không tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST X sang NST số 10. D. tương hỗ gen quy định màu trứng từ NST số 10 sang NST X. Câu 60: Trong sản xuất kháng sinh bằng công nghệ tế bào, người ta sử dụng tế bào ung thư vì A. có thể giảm được độc tính của tế bào ung thư để chữa bệnh ung thư. B. chúng có khả năng tổng hợp nhiều loại kháng thể khác nhau. C. chúng có khả năng phân chia liên tục. D. chúng dễ dàng lây nhiễm vào động vật. Câu 61: Trong mô đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm hai. Tế bào thuộc nhóm một đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y. X và Y lần lượt là: A. pha G2 và pha G1 B. pha G1 và kì đầu C. kì đầu và kì giữa. D. pha G2 và kì đầu Câu 62: Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polymeraza di chuyển BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 10 A. theo chiều 3’ → 5’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn. B. theo chiều 5’→ 3’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn. C. theo chiều 5’ → 3’và cùng chiều với chiều của mạch khuôn. D. ngẫu nhiên tùy từng đoạn gen. Câu 63: Tại sao nói quần thể là 1 hệ mở? A. Vì quần thể có quan hệ qua lại với môi trường. B. Vì các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau. C. Vì quần thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường. D. Vì quần thể có cấu trúc đặc trưng. Câu 64: Trong điều hoà hoạt động gen của ôperon Lac ở E.coli, đường lactozo có vai trò: A. hoạt hoá enzim ARN pôlimeraza. B. ức chế gen điều hoà, ngăn cản tổng hợp protein ức chế. C. vô hiệu hoá protein ức chế, giải phóng gen vận hành. D. giải ức chế và kích thích hoạt động phiên mã của gen cấu trúc. Câu 65: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể là nhờ A. quá trình nguyên phân. B. sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. C. quá trình phân chia tế bào và phân hoá tế bào D. quá trình giảm phân. Câu 66: Vì sao tần số đột biến gen tự nhiên rất thấp nhưng ở thực vật, động vật, tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn? A. Vì những giao tử mang đột biến gen có sức sống cao hơn dạng bình thường. B. Vì thực vật, động vật có hàng vạn gen. C. Vì cơ thể mang đột biến gen thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường. D. Vì chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại những giao tử mang đột biến gen có lợi. Câu 67: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 - 35 0 C, khi nhiệt độ xuống dưới 2 0 C và cao hơn 44 0 C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 - 35 0 C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6 0 C và cao hơn 42 0 C cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn. B. Từ 2 0 C đến 44 0 C là giới hạn sống của cá chép. C. Từ 5,6 o C - 42 0 C là giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn. Câu 68: Có 3 tế bào sinh tinh trùng đều có kiểu gen AaBbDdEe gh GH tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi chéo thì tối đa sẽ cho số loại tinh trùng là: A. 64 B. 12 C. 16 D. 8 Câu 69: Một loài có 2n= 24. Quan sát một tế bào của loài thấy có 23 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến NST dạng: A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Lặp đoạn nhỏ. C. Đảo đoạn mang tâm động. D. Đảo đoạn ngoài tâm động. Câu 70: Nội dung nào giải thích hiện tượng bên cạnh những loài sâu có màu xanh lẫn với màu của lá còn có những loài sâu có màu sắc sặc sỡ nổi bật trên nền môi trường? A. Do đột biến phát sinh theo nhiều hướng khác nhau. B. Do tác động của chọn lọc tự nhiên theo những hướng khác nhau. [...]... hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ B Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học C Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi D Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh. .. nhau Câu 120: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ khép kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở B Do có sự can thi p của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 17 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC... không đúng? A Ở vùng lạnh, sinh vật thường có phản ứng chu kỳ mùa rõ B Nhịp sinh học không di truyền được C Ở vùng xích đạo, sinh vật thường có phản ứng chu kỳ mùa không rõ D Nhịp sinh học giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 12 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC Câu 89: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn... không sinh trưởng và phát triển C sinh trưởng và phát triển tốt khi thêm vào môi trường loại thuốc kháng sinh khác D bị tiêu diệt hoàn toàn Câu 78: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa không chịu chi phối của: A cách li địa lí B Chọn lọc tự nhiên C cách li sau hợp tử D quá trình sinh sản S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 11 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC... sinh dục mới có NST giới tính S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 15 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC D Ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội, gen ở trên vùng tương đồng của NST giới tính tồn tại thành từng cặp alen Câu 108: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. .. thậm chí giữa động vật và thực vật Câu 191: Hai loài sinh học (lòai giao phối) thân thuộc thì: A Hoàn toàn khác nhau về hình thái B Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 27 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC C Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên D Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên Câu 192: Trong kỹ thuật chuyển gen,... ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm (3) các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn (4) mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’ Phương án đúng là: S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 30 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC A... tổng hợp sinh học C ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình D các chất hữu cơ được hình thành trong khí thành phổ biến bằng con đường tổng hợp quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng hóa học trong tự nhiên sinh học Câu 210: Vi khuẩn lam quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y Vi khuẩn lam cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về mối quan hệ: A cộng sinh B hội sinh C kí sinh D cạnh... đường tổng hợp hoá học D Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác Câu 234: Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng chúng thường cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái hẹp cho loài đó Khu sinh học nào sau đây... thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới S.V N.H.Thịnh – Đại Học Võ Trường Toản (Khoa Y) 22 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÂU HỎI LÍ THUYẾT SINH HỌC Đây là ví dụ . 24: Tháp sinh tháy nào thường là tháp lộn ngược? A. Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới. B. Tháp sinh khối của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. C. Tháp năng lượng của hệ sinh thái. hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ khép kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở. B. Do có sự can thi p của con người nên hệ sinh. hội sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

Ngày đăng: 08/04/2015, 23:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w