1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối …” trong bài Tiếng hát con tàu - văn mẫu

3 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 12,92 KB

Nội dung

  Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lai nhân d&ac

Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối …” trong bài Tiếng hát con tàu Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. Ra đời vào những năm đất nước đang hồ hởi xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếng hát con tàu là tiếng thơ, là giai điệu cổ vũ những con người Việt Nam không quản ngại khó khăn gian khổ lên đường đến với những miền đất xa xôi của tổ quốc để xây dựng một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài thơ cũng thể hiện tấm lòng ân tình thủy chung của những người con cách mạng khi về với nhân dân. Tình cảm thiêng liêng đó được thể hiện thành công trong khổ thơ: Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi nhà thơ viết “Con gặp lai nhân dân…” tức là giữa nhân vật chữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ nhất định. Phải là những người đã gặp nhau đã sống cùng nhau thì mới có thể diễn tả như vậy. ágsgsgdgsdgsdgd Đại từ xưng hô "Con" với nhân dân đã xác định được tính chất, mức độ của mối quan hệ đó. Vậy là với nhân dân, nhân vật trữ tình có một quan hệ khăng khít, máu thịt. Họ đã từng có những ngày tháng gắn bó yêu thương, đã từng chia ngọt sẻ bùi. Khổ thơ của Chế Lan Viên gợi nhắc những câu thơ ân tình thủy chung của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc khi nhà thơ và những người kháng chiến chia tay với những người dân chiến khu Việt Bắc yêu thương: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng. Bằng việc sử dụng đại từ xưng hô này, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm vui mừng, phấn khởi khi được gặp lại nhân dân. Nó gợi dậy trong tình cảm của người đọc những hình ảnh, những, ấn tượng của một con người đi xa lâu ngày được gặp lai những người đã sinh ra mình, đã từng nuôi nấng, chăm sóc mình trên mảnh đất quê hương, trong mái nhà thân thuộc. Bởi thế, nhà thơ Chế Lan Viên đã đánh thức dậy trong tiềm thức, trong tình cảm của người đọc biết bao tình cảm ấm áp, gần gũi. Ở những câu thơ sau, để thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với nhân dân, nhà thơ đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh thật độc đáo, nhưng cũng thật bình dị và thân thuộc. Việc nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân được ví với: Cỏ đón giêng hai Chim én gặp mùa Trẻ thơ đói lòng gặp sữa . Nôi ngừng gặp cánh tay đưa Giêng hai với tiết trời ấm áp của mùa xuân mang lại sức sống, sự đâm chồi nảy lộc cho cây cỏ; chim én vượt qua cả mùa đông giá lạnh đã đến ngày được gặp lại mùa xuân để chao liệng, tung cánh giữa bầu trời tự do; và hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần hội tụ một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân. Những hình ảnh so sánh ấy còn biểu hiện một sắc thái tình cảm khác, đó là lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với nhân dân. Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả. Việc các nhà thơ sử dụng bút pháp so sánh để biểu hiện cảm xúc là một việc quen thuộc. Song trong cái quen thuộc đó, cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây vẫn hàm chứa một sự độc đáo. Thông thường các nhà thơ so sánh theo mô hình đôi chiếu 1-1. Tức là một cái được 80 sánh thì tương ứng với một Gái dùng để so sánh, theo kiểu; … Con mắt em sắc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen (Ca dao) Song ở đây, cái được so sánh chỉ có một mà cái dùng để so sánh thì tới bốn. Nhà thơ đã mượn đến bốn hình ảnh để thể hiện tình cảm của mình khi gặp lại nhân dân. Vậy mà dường như người đọc vẫn có cảm giác nhà thơ chưa thực thỏa mãn với sự biểu hiện đó. Nhân vật trữ tình như muốn nói nhiều hơn nữa về sự gắn bó của mình đối với nhân dân. Bởi thế, có thể nổi sự đặc biệt trong việc sử dụng bút pháp so sánh ở đây cho thấy một tình cảm thương yêu mênh mang, sâu lắng. Với việc sử dụng bút pháp so sánh đầy tính sáng tạo như vậy một mặt dã tạo nên tính hình tượng, tính biểu cảm mạnh mẽ, mặt khác tạo nên tính trí tuệ cho khổ thơ. Cảm xúc mà khổ thơ biểu hiện nhờ vậy mà tác động mạnh tới nhận thức lí trí và tình cảm của người đọc. Khổ thơ ngắn song nó thể hiện nhiều nét độc đáo trong phong cách thơ của Chế Lan Viên. Cùng với những khổ thơ khác, khổ thơ này đã góp phần thể hiện, nâng niu và vun đắp những tình cảm đẹp. Chế Lan Viên đã nói giùm tiếng lòng của bao người Việt Nam sống trong thời kì ấy và truyền đến thế hệ sau một bức thông điệp về sự gắn bó, tình yêu thương và lòng nhân ái. Theo: Thái Bảo . Bình giảng khổ thơ Con gặp lại nhân dân như nai về suối …” trong bài Tiếng hát con tàu Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lai nhân dân như. như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ. dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi nhà thơ viết Con gặp

Ngày đăng: 15/10/2014, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w