Phan tich bai tho Bep lua cua Bang Viet - Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng V
Trang 1Phân tích bài thơ bếp lửa của Bằng
Việt
Phan tich bai tho Bep lua cua Bang Viet – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt Bài phân tích tác phẩm của Trần Thị Khánh Linh lớp 9a2 trường THCS Phan Bội Châu –
Hà Nội.
Bài thơ Bếp lửa,được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi anh đang là sinh viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ, Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước như Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Anh Ngọc, Nguyễn Duy… Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, thiên về khai thác những kỉ niệm và ước mơ tuổi trẻ nên gần gùi với lứa tuổi học trò
Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước
ágsgsgdgsdgsdgd
Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm trong suốt tám năm ròng tuổi thơ, tác giả được sống bên bà, được hưởng sự chăm sóc, lo toan và tình yêu thương trìu mến bà dành cho cháu Từ những
kỉ niệm êm đẹp ấy, đứa cháu nay đã trưởng thành thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của
bà Bài thơ khép lại cũng bằng hình ảnh bếp lửa nhưng là bếp lửa bập bùng trong tâm tưởng, cháy sáng niềm nhớ thương, yêu kính của đứa cháu gửi tới người bà ở quê hương xa xôi
Tìm hiểu cảm xúc và bố cục bài thơ, ta thấy mạch cảm xúc của tác giả là đi từ hồi tưởng quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm Bài thơ có thể chia làm bốn đoạn, theo diền biến tâm trạng của nhân vật trữ tình
Trang 2Ba dòng đầu là phần mở đầu với hình ảnh bếp lửa, khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà
Bốn khổ tiếp theo là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà và hình ảnh người bà kính yêu gắn liền với hình ảnh bếp lửa quen thuộc
Hai khổ tiếp theo là những suy ngẫm đầy xúc động của người cháu về cuộc đời bà
Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của cháu đối với bà Dù đã trưởng thành và đang sống xa quê hương, đất nước nhưng cháu không nguôi nhớ về người bà yêu quý
Trong dòng hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã hiện lên sống động và cụ thể
Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình anh quen thuộc thân thương:
Một bếp lừa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Đây là hình ảnh không thể thiếu của bức tranh sinh hoạt ở nông thôn tự bao đời, mà người nhóm lửa lại chính
là những người bà, người mẹ trong gia đình Từ ấp iu gợi liên tưởng đến bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa Lửa được gìn giữ từ ngày này qua ngày khác bằng đống rấm, trên có chặn một cục đất nung khá lớn có tay cầm Muôn có lửa, người ta chỉ cần một nắm rơm vo chặt làm mồi, khẽ khơi đống rấm rồi thổi cho ngọn lửa bùng lên Công việc ấy cứ lặp đi lặp lại hằng ngày, đơn giản thế nhưng không
hề nhàm chán mà ngược lại, có một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng, xúc động
Khi tiếng gà báo sáng vang rộn khắp thôn, mặt trời chưa ló dạng, bà đã thức dậy nhóm lửa nấu cơm Ánh lửa bập bùng soi tỏ bàn tay nhăn nheo của bà, in bóng bà chập chờn trên vách Khói bếp chờn vờn quyện với hơi sương Hình ảnh như thực, như mơ ấy đã khắc sâu trong tim đứa cháu Hai câu thơ gợi lại bao kỉ niệm cua một thời thơ ấu gian khổ, thiếu thốn bên cạnh người bà tảo tần, nhân hậu Nhớ đến bà, tự đáy lòng nhà thơ bật lên tiếng nói chân thành: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Trong bốn khổ thơ tiếp theo, tác giả kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự với trữ tình, làm cho người nghe rung động sâu xa truớc cuộc sống nhọc nhằn của hai bà cháu và hiểu được tình thương tha thiết của người cháu dành cho bà
Âm hưởng câu thơ bất chợt chùng xuống, trĩu nặng đau thương:
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam chết đói vì chính sách cai trị dã man của giặc Nhật, giặc Pháp đã bao phủ tuổi thơ tác giả Hình ảnh Bố di đánh xe, khô rạc ngựa gầy và xóm làng
bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi đã in đậm dấu ấn buồn thảm trong tâm hồn cậu bé mới lên bốn tuổi Rồi kháng chiến bùng lên, mẹ và cha đi đánh Pháp bận không về Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, sớm có ý thức tự lập, sớm phải lo toan:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Kỉ niệm về bà và tuổi thơ vất vả luôn gắn với hình ảnh bếp lửa bập bùng, gợi ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:
Chỉ nhở khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !
Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy yêu thương chi
Trang 3chút của bà.
Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu lại gợi thêm một liên tưởng khác Đó là nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú rộn rã báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây Tiếng chim khơi dậy những kỉ niệm khó quên:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
…Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Cuộc sông kháng chiến tuy khó khăn gian khổ nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc nơi chiến trường xa:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !“
Bà là người mẹ, người bà thật chu đáo, tận tình Bà là hậu phương lớn lao, vững chắc của những người con ngoài tiền tuyến:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Đoạn thơ thứ ba là những suy ngẫm của người cháu về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa hồng quen thuộc Từ hồi tưởng về tuổi thơ được sống bên bà, người cháu rút ra nhận xét: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Biết bao tình cảm chân thành gói ghém cả trong câu thơ mộc mạc mà sâu sắc ấy Nỗi nhớ thương, niềm kính phục, lòng biết ơn của đứa cháu đôi với bà đang dâng lên, xoáy cuộn, thổn thức ở trong lòng Hình ảnh bà luôn luôn hiện diện cùng hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa Có thể nói bà là hình tượng tiêu biểu cho các bà mẹ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chông Pháp Các bà mẹ là người nhóm lửa, củng là người giữ cho ngọn lửa của tình yêu thương luôn ấm nồng và toả sáng trong mỗi gia đình
Sự tần tảo, đức hi sinh và lòng nhân hậu của bà được tác giả thể hiên trong một chi tiết rất tiêu biểu:
Mấy chục năm rồi,đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mài sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Bếp lửa tay bà nhóm lên mồi sớm mai cũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sống, nối quá khứ với hiện tại, tương lai
Đứa cháu bé bỏng năm xưa giờ đã lớn khôn, được chắp cánh bay xa, bay cao, được làm quen với những khung, cảnh mới mẻ, những niềm vui rộng mở ở chân trời xa, nơi Có ngọn khói trăm tàu Có Lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Tuy thế, cháu vẫn không thể nào quên bếp lửa của bà, tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà Bếp lửa ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài Cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu dân tộc mình, đất nước mình
Suốt bài thơ, hình ảnh người bà luôn đi đôi với hình ảnh bếp lửa Có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại
và đầy yêu thương Bếp lửa là tình bà ấm áp bếp lửa là nguồn sống do tay bà chăm chút Bếp lửa chứng kiến
Trang 4những khó khăn, gian khổ đời bà Ngày ngày, bà nhóm lửa cũng là nhóm lên niềm vui, niềm hi vọng nhóm lên sự sống và tình yêu thương dành cho cou cháu và mọi người Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc chứạ đựng sự kì diệu, thiêng liêng khó tả:
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
Nhà thơ còn nhận ra một điều sâu xa hơn nữa là bếp lửa được bà nhóm lên không chỉ bằng rơm rạ mà còn bằng ngọn lửa từ trong tim – ngọn lửa của lòng yêu thương và niềm tin bất diệt Bởi vậy, từ hình ảnh bếp lửa, nhà thơ đã chuyển tiếp sang hình ảnh ngọn lửa với ý nghĩa tượng trưng và khái quát rất lớn:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, một ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp
Điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ là sự suy ngẫm, phát hiện ý nghĩa tư tưởng chất chứa dưới
bề sâu của các hình tượng thơ Bài thơ mang một ý nghĩa triết lí tinh tế: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời Tình yêu thương và lòng biết ơn của cháu đối với bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, gắn bó với gia đình và đó cũng là khởi đầu của tình yêu quê hương, đất nước
Thành công của bài thơ không chỉ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận
mà còn ở sự sáng tạo ra hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu
Theo: Thái Bảo