1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy văn 9 - văn mẫu

3 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,97 KB

Nội dung

  Phan tich bai tho Anh Trang cua Nguyen Duy -  Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Bà

Trang 1

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy văn 9

Phan tich bai tho Anh Trang cua Nguyen Duy - Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Bài phân tích của Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp 9a1 trường THCS Trần Khát Chân ( Giải nhì cuộc thi HSG cấp quận năm 2009).

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong cuộc sống hòa bình, một số người đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến sự hi sinh lớn lao của đồng đội và nhân dân, từng gắn bó sâu nặng với thiên nhiên nhưng đã vội quên những gian nan, cơ cực và những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình của một thời chưa xa

Bài thơ là một lần “giật mình” nhìn lại của Nguyễn Duy Nó có tác dụng thức tỉnh bao người trước cái điều vô tình ấy

ágsgsgdgsdgsdgd

Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm của riêng Nguyễn Duy Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ

Trang 2

Bài thơ không chỉ đề cập đến thái độ thờ ơ, quay lưng đối với những hi sinh, mất mát của thời chiến tranh

mà còn là chuyện nghĩa tình, nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất Cao hơn nữa, Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình

Sự kết hợp khéo léo giữa tự sự với trữ tình đã tạo cho bài thơ dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian Giọng điệu tâm tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ Hai khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ về ánh trăng khi chiến đấu trong rừng Khổ thứ ba là cảm xúc trước vầng trăng trong thành phố hoà bình Nhịp thơ ở phần này tự nhiên, nhịp nhàng Đến khổ thứ tư, giọng thơ thay đổi, thể hiện thái độ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của tác giả trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong đêm mất điện Giọng thơ trầm lắng, thiết tha ở hai khổ cuối rất hợp với sự hồi tưởng và suy tư lặng lẽ

Dòng cảm xúc trữ tình của nhà thơ cũng tuôn chảy theo những lời tự sự

Nhà thơ kể rằng:

Hồi nhỏ sống với đồng,

Với sông rồi với bể;

Hồi chiến tranh ở rừng,

Vầng trăng thành tri kỉ

Nhà thơ tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy Thế mà từ hồi về thành phố ăn sung mặc sướng, quen sống giữa những tiện nghi hiện đại, mới chỉ có mấy năm mà đã nhìn vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường

Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là tác nhân gợi nhớ để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc của mình:

Thình lình đèn điện tắt,

Phòng buyn-đinh tối om,

Vội bật tung cửa sổ,

Đột ngột vầng trăng tròn

Ánh trăng toả sáng căn phòng Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời máu lửa chưa xa

Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kí của nhà thơ suốt thời tuổi nhỏ và thời chiến tranh Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng giừa thành phố làm sống dậy tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm ấm áp nghĩa tình của những năm tháng gian nan mà hào hùng Hiển hiện rõ ràng trong tâm tưởng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại là những khung cảnh thân thương gắn liền với hình ảnh vầng trăng trong quá khứ Tuy nhà thơ không khóc nhưng nỗi nhớ cứ rưng rức ở trong lòng:

Ngửa mặt nhìn lên mặt,

Có cái gì rưng rưng,

Như là đồng là bể,

Như là sông là rừng

Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của thiên nhiên mà cao hơn thế, nó là biểu tượng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà nồng đượm nghĩa tình và sáng ngời chân lí

Khổ thư cuối bài thế hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và cũng là chiều sâu

tư tương mang tính triết lí của tác phẩm:

Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ Ta có thể hiểu khác đi là những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc đã ngã xuống trên mảnh đất này không bao giờ tính toán thiệt hơn Đất nước, dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của họ Ánh trăng im phăng phắc không nói mà nói bao điều, nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta) rằng: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên

Trang 3

nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Bài thơ Ánh trăng là lời tự nhắc nhở của Nguyễn Duy về thái độ, tình cảm của mình đối với quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước

Tuy nhiên, bài thơ không phải là lời nhắc nhở riêng ai, mà nhắc nhở cả một thế hệ đã từng trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, được nhân dân đùm bọc, che chở, nay được may mắn sống trong hoà bình thì đừng bao giờ quên quá khứ Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ trân trọng và biết ơn đối với quá khứ, những người đã khuất và đối với cả chính mình Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn Đây là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta tự bao đời

Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước

Khúc hát ru những em bé lởn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng- chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!

Sau cuộc chiến tranh chống MI cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trẽn lưng

mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh

Theo: Thái Bảo

Ngày đăng: 15/10/2014, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w