Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút Nam Cao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệ thuật cơ bản của nhà văn.. Giá
Trang 1PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA
NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG
Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc dĩ Đề tài ấy không thật mới:
đương thời, đã cóMực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳ
bút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân…,
hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo
không đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng
thương của người cầm bút
Đời thừa cũng như một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài,
giọng điệu, tư tưởng:Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn… – đã ghi lại chân thật hình
ảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo Tuy không đến nỗi quá đen tối,
“tối như mực” lắm khi “đen quánh lại” – chữ dùng của Nguyễn Tuân -, như cuộc sống của quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của những
Trang 2người “lao động áo trắng”, những “vô sản đeo cổ cồn” đó cũng toàn một màu xám nhức nhối: “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” (Xuân Diệu) Vì nghèo túng triền miên, vì “chết mòn” về tinh thần
Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã góp vào những nét bút rất mực chân thật và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài của lớp người này trở nên đầy ám ảnh
Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao, Đời thừa có một vị trí đặc biệt Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút Nam
Cao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệ thuật cơ bản của nhà văn Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấy không xảy ra trên bề rộng mà chủ yếu tập trung đi vào bề sâu
Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thật cuộc sống
nghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đã viết về người tiểu tư sản không phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá, mà còn vạch ra cả những thói xấu của họ v.v…
Cách nói đó dường như xác đáng, song chỉ thấy một lớp ý nghĩa, lớp thứ nhất, lớp bên trên của tác phẩm Mà với Nam Cao, cách nhìn như vậy thật tai hại, vì nó “bất cập”, vô tình thu hẹp và hạ thấp rất nhiều tầm tư tưởng của truyện Khác với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, truyện của Nam Cao thuộc loại có nhiều lớp nghĩa, tư tưởng truyện không phải luôn trùng khít với nội dung cuộc sống đựơc phản ánh trong truyện Trong khi dựng lại chân thật tình cảnh nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bi
Trang 3kịch tinh thần của họ, qua đó, đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội và triết học sâu sắc
Chuyện Hộ “mê văn”, có “hoài bão lớn” về văn chương và khao khát tên tuổi chói sáng, là một hiện tượng phổ biến, có ý nghĩa điển hình
[…]
Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn), Nam Cao đã đề cập gần như trực diện tới
vấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng định và phát triển của cá nhân – vấn đề
mà lâu nay, người ta tưởng đâu chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời
Quả là chủ đề cá nhân không có trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, nhưng lại là chu đề tâm huyết của Nam Cao Và niềm khao khát được làm đầy trái tim, khao khát được sống mạnh mẽ, sâu sắc, chói sáng, vượt lên trên cái bằng phẳng tầm thường, sự ghê sợ điệu sống mòn mỏi, đơn điệu, vô vị…, là những điều da
diết ở tác giả Phấn thông vàng, Kinh cầu nguyện của những kẻ đi làm, tác giả Thiếu
quê hương, Tuỳ bút (I, II), Chiếc lư đồng mắt cua…, nhưng cũng chính là những điều
nung nấu ở tác giả Đời thừa, Sống mòn Chủ đề ấy chính là một biểu hiện mới mẻ của
chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này Có điều là, nếu như phần nhiều cái “tôi” trong văn học lãng mạn trong khi giãy giụa “nổi loạn” “chống lại xã hội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, chỉ còn tự thực hiện và tự “phát triển” trong sự đối lập với xã hội; thì ở Nam Cao, yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân tạo tiến bộ Hoài bão cá nhân mà Hộ say mê đạt tới để tự khẳng định trước cuộc đời là một sự nghiệp văn chương, nhưng là thứ văn chương chân chính, mang tinh thần nhân đạo cao đẹp,
“nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình”…
Trang 4Có lẽ trong văn học đương thời, không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cá nhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy
Nhưng cái xã hội ấy nếu kích thích sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì đồng thời, đã đẩy cá nhân vào tình trạng bị đè bẹp Đó là tất cả tấn bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó
“Hoài bão lớn” mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường đã không thể thực hiện được Hộ gặp Từ giữa lúc người con gái bất hạnh đó đang “đau đớn không
bờ bến”: bị một gã Sở Khanh bỏ rơi với đứa bé mới đẻ… Hộ đã “cuối xuống nỗi đau khổ của Từ (…) mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ” Trước số phận đau khổ của con gnười, anh không còn có thể coi “nghệ thuật là tất cả” mà đã hành động như một con người chân chính Nhưng điều đó đã gây nên nguy cơ phá hỏng sự nghiệp của anh Từ khi “ghép cuộc đời của Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo” Hộ không thể “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” như trước đây, mà trái lại, phải ra sức kiếm tiền Và “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn” Nhưng không phải chỉ thì giờ
Vì phải kiếm tiền – trong điều kiện, khả năng của Hộ, cách kiếm tiền duy nhất
là sáng tác – Hộ không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuật chân chính Anh “phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (…) phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc” Đây là điều vô cùng đau đớn với một người như Hộ Không phải anh không được viết, mà là phải viết thứ văn chương mà một người có lí tưởng nghệ thuật cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp, có khát vọng vươn tới đỉnh cao nghệ thụât như anh, không thể nào chấp nhận được Thế là, Hộ đã phản bội lại chính mình Nhà văn chân chính nơi anh cảm thấy hết sức đau đớn, nhục
Trang 5nhã chứng kiến gã “bất lương”, “đê tiện” cũng chính là anh đang làm thứ hàng giả:
“Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương”
Là người hiểu rất rõ viết văn là một hoạt động sáng tạo không ngừng, phải
“khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, Hộ cay đắng nhận
ra rằng mình “là một kẻ vô ích, một người thừa”, bởi vì, “hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đên cho văn chương” Người nghệ sĩ sáng tạo trước đây trong Hộ đã chết
Hộ đau buồn vô hạn vì cảm thấy đời mình đã bỏ đi, không gì cứu vãn được: “Thôi thế
là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!” Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ là ở
đó
Đây không phải chỉ là bi kịch của một nhà văn không thành đạt, cũng không phải là bi kịch “vỡ mộng” của những chàng trai nghèo tỉnh lẻ cay cú muốn nhập vào
xã hội thượng lưu Pari nhưng bị ném trả tàn nhẫn trong tác phẩm của Banzắc Đây là
bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn vươn lên một cuộc sống chân chính, trong đó cá nhân được phát triển bằng sự nghiệp tinh thần có ích cho xã hội, nhưng đã bị nhấn chìm trong lối sống mà anh ta rất khinh ghét vì không xứng
đáng với con người “Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để
nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?” Trong Sống mòn, cuốn tiểu thuyết dày dặn đã triển khai một
cách hệ thống chủ đề này, tiếng kêu đó lại cất lên một cách thống thiết: “Đau đớn thay
những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất!” Cũng như
nhà văn Hộ, anh giáo Thứ đau đớn vì cuộc đời khốn nạn cứ bắt anh phải sống “cái lối
Trang 6sống quá ư loài vật, chẳng biết một việc gì ngoài cái việc đổ thức ăn vào dạ dày”! Đó
là nỗi đau tinh thần to lớn, không nguôi và không gì có thể xoa dịu được đối với người
trí thức khát khao sáng tạo, khát khao khẳng định trước cuộc đời “khao khát muốn lên
cao”…
Xoáy sâu vào bi kịch tinh thần này, Nam Cao đã lên án sâu sắc cái hiện thực tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của con người, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính thật sự xứng đáng với con người
*
* *
Nhưng tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ không chỉ có thế Từ cái bi kịch đau đớn dai dẳng vì phải sống cuộc “đời thừa”, Hộ cũng đã lâm vào một bi kịch thứ
hai cũng rất đau đớn, thậm chí, đau đớn hơn nữa Đó là bi kịch của con người coi tình
thương là nguyên tắc, là đạo lí cao nhất, nhưng lại vi phạm vào chính nguyên tắc, đạo
lí thiêng liêng đó của mình
Trước mắt Hộ, có một con đường giải thoát: thoát li vợ con Có thế anh mới có thể rảnh rang theo đuổi sự nghiệp văn chương là lẽ sống của đời anh Tức là để đạt được “hoài bão lớn”, thực hiện được lí tưởng mà anh hằng say mê, anh phải tự gỡ bỏ sợi dây ràng buộc của tình thương Đã có cả một triết lí cao siêu, đầy hấp dẫn bênh vực, khuyến khích anh làm điều đó Một triết gia nổi tiếng phương Tây đã ném ra câu nói hùng hồn: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” Câu nói có giọng điệu của chủ nghĩa siêu nhân của Nitsơ, tư tưởng gia tiền bối của chủ nghĩa phát xít
đó, không phải không có sức hấp dẫn đối với những kẻ đang khát khao “sống cho mạnh mẽ”, khao khát khẳng định cá nhân như Hộ
Trang 7Nhưng mặc dù nỗi đau đớn vì “đời thừa” to lớn đến đâu, nỗi mong mỏi được
giải thoát mãnh liệt đến đâu Hộ vẫn không thể lựa chọn cách giải quyết ấy Bởi vì,
thoát li vợ con để rảnh thân – dù là vì gì chăng nữa – vẫn cứ là tàn nhẫn, vứt bỏ lòng
thương “Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người” Như vậy là, với Hộ, tình thương là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người;
không có tình thương, con người chỉ là “một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”
Khi cuộc đời tàn nhẫn buộc anh phải lựa chọn một trong hai thứ: nghệ thuật và tình
thương, anh đã hi sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương, hi sinh lẽ sống thứ nhất cho
lẽ sống thứ hai, dù đây là sự hi sinh quá lớn đối với anh Như vậy là, một lần nữa,
người nghệ sĩ say mê lí tưởng nghệ thuật, có thể hi sinh tất cả cho nghệ thuật ấy, đã hi sinh nghệ thuật cho tình thương, cái mà anh còn thấy cao hơn cả nghệ thuật Việc dứt khoát đặt tình thương, trách nhiệm đối với con người lên trên nghệ thuật như vậy, cũng như lời phát biểu của Hộ về thế nào là một tác phẩm văn chương “thật giá trị” cho thấy cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn lớn Nam Cao
Sự lựa chọn của Hộ ở đây khó khăn, phức tạp và cao hơn sự lựa chọn của Điền
trong Trăng sáng Ở Điền là sự lựa chọn giữa hai con đường nghệ thuật: lãng mạn
thoát li và hiện thực nhân đạo; lựa chọn giữa hai lối sống: hưởng lạc, phù phiếm, chạy theo sự quyến rũ của những “người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích
đu, nhún nhẩy”, phản bội lại vợ con và tất cả những người nghèo khổ lam lũ lầm than, hay trở về chỗ đứng giữa họ, chung thuỷ với họ Từ bỏ nghệ thuật lãng mạn thoát li để đến với nghệ thuật hiện thực, với Điền, là cưỡng lại sự quyến rũ tội lỗi, là sự thức tỉnh
Trang 8của lương tâm, sự giác ngộ của tâm hồn Sự lựa chọn ấy đem đến cho Điền niềm yên tâm và sức mạnh mới
Ở Hộ có khác Anh từ bỏ nghệ thuật không phải như từ bỏ một đam mê tội lỗi, cũng không phải như từ bỏ một sở thích, sở nguyện Nghệ thuật với anh có ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng hơn nhiều Đó là lẽ sống đời anh, là lí tưởng anh hằng theo đuổi,
là cái chứng tỏ sự có mặt của anh trên cõi đời này Chính vì vậy mà, tuy Hộ không băn khoăn nhiều khi phải lựa chọn tình thương, trách nhiệm thay cho nghệ thuật, khi
từ chối lời kêu gọi thoát li vợ con để được “sống cho mạnh mẽ” và thực hiện “hoài bão lớn” của đời mình, nhưng sau sự lựa chọn ấy anh không thể yên tâm thanh thản
mà vẫn đau khổ dai dẳng, lúc ngấm ngầm âm ỉ, lúc nhói lên dữ dội Và anh cứ bị giày
vò bởi mặc cảm cay đắng là đang sống một cách vô ích, vô nghĩa, là “một người thừa” Con người “khao khát bay lên cao” và không thiếu tài năng và ý chí để thực hiện khao khát của mình ấy làm sao không đau khổ u uất trong tình cảnh đó? Hộ đã cố
hi vọng sau vài năm bỏ phí để kiếm tiền, cho người vợ có được cái vốn con để làm ăn, anh lại có thể trở lại với con đường sự nghiệp của mình Nhưng cuộc sống cơm áo ngày càng chẳng dễ dàng khiến cho hi vọng của Hộ trở thành hão huyền và tình cảnh của Hộ trở nên hoàn toàn bế tắc Gánh nặng cơm áo chẳng hề nhẹ đi mà cứ ngày càng nặng thêm mãi: “Đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc (…) Hộ điên người lên vì phải xoay tiền” Và những “bận rôn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” đó chẳng những làm tiêu tan hi vọng về sự nghiệp của Hộ mà còn thường xuyên phá hoại sự yên tĩnh, thư thái của tâm hồn là điều rất quan trọng đối với người trí thức sáng tạo: “ Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào yên tĩnh để cho
Trang 9hắn viết hay đọc sách Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá Hắn trở nên cau có và gắt gỏng Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn”
Đi ra phố để thoát khỏi “không khí bực tức ở trong nhà” hay tìm người bạn nào để nói chuyện văn chương cho vơi nỗi lòng, nhưng chẳng đi đâu trốn được bản thân mình,
Hộ chỉ càng nung nấu thêm tâm sự u sầu: “Hắn lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định
từ mấy năm nay để mà chán ngán Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương (…) Lòng hắn rũ buồn”…
Như một thông lệ, người nghệ sĩ bất đắc chí ấy tìm đến sự giải sầu giải uất trong men rượu Nhưng cả rượu cũng chẳng làm vơi đi mà chỉ như càng làm cho anh thấm thía thêm nỗi khổ sở đắng cay của mình Và anh trút nó vào vợ con mà anh thấy
là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của đời anh Con người giàu tình thương,
đã từng hi sinh những gì quý giá, thiêng liêng của mình cho tình thương và trách nhiệm đối với vợ con đó, đã hơn một lần đối xử phũ phàng thô bạo với vợ con mình, như một gã vô lại Anh đã gây khổ cho người vợ rất đáng thương, “rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm” đối với anh và cũng khổ sở không kém gì anh Tức là anh đã vi phạm vào nguyên tắc, đạo lí làm người cao nhất của chính mình
Thành ra muốn “nâng cao giá trị sự sống” bằng cao vọng về sự nghiệp thì cứ phải sống như một kẻ “vô ích”, một “người thừa”; chỉ còn cò thể cố giữ lấy tình thương như là lẽ sống cuối cùng thì lại cứ tàn nhẫn, luôn gây khổ cho những người cần được yêu thương, đáng được yêu thương
Trang 10Cái bi kịch thứ nhất – không thực hiện được hoài bão lớn – tuy rất đau đớn nhưng còn lí do để an ủi: hi sinh sự nghiệp vì tình thương,c òn bi kịch thứ hai này – lẽ sống tình thương bị vi phạm – thì không có gì an ủi, biện hộ được Và nếu Hộ phải từ
bỏ con đường sự nghiệp là do áp lực của hoàn cảnh, thì sự vi phạm vào nguyên tắc tình thương lại trực tiếp do bản thân anh Vì thế mà nó chua xót vô cùng, Tỉnh rượu, nhớ lại hành vi của mình, Hộ hối hận tới đau đớn Khi rón rén bước lại gần người vợ đang nằm bế con ngủ mệt trên võng, nhận ra từ cái “dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não”, “cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ”, từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh,
có đôi mắt thâm quầng, đến bàn tay “xanh trong xanh lọc”, “lủng củng rặt những xương”…, tất cả đều “lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả”, “một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật”, Hộ đã “khóc núc nở”, nước mắt “bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh”… Anh đau đớn vì nghĩ đến lối cư xử tồi tệ của mình đối với người vợ đáng phải được anh an ủi, che chở đó… Tiếng khóc của Hộ,
cũng giống như tiếng khóc của nhân vật Thứ trong Sống mòn – nghe tin Đích ốm
nặng, Thứ thầm mong Đích chết, và ngay lúc ấy, Thứ đã khóc -, là những tiếng khóc
“khóc cho cái chết của tâm hồn” Hộ nghẹn ngào nói với Từ, giọng nói đẫm nước mắt:
“Anh… anh… chỉ là… một thằng… khốn nạn” Anh không thể nào tha thứ cho mình
Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề ập và ca ngợi nuớc mắt Nhân vật tiểu tư sản của ông có không ít tật xấu và lỗi lầm, nhung thường là những người hay bị hối hận giày vò và thường khóc vì hối hận Đó không phải là thứ “hối hận” ồn ào hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang; cũng không phải thứ hối hận có chu kì củ nhiều kẻ tiểu tư sản dùng để xoa dịu cái lương tâm rách nát của mình trong khi vẫn buông mình theo cái xấu Mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn