Phântích rủi rođầutưchứngkhoán qua hệsốBeta Rủi rođầutưchứngkhoán đó là sự bất ổn, sự biến thiên có khả năng của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Thông thường để đo lường rủiro người ta dùng phân phối xác suất với các tham số đo lường phổ biến là phương sai, độ lệch chuẩn và hệsố biến thiên. Tuy nhiên, bài viết này tác giả đề cập đến một chỉ tiêu đánh giá rủi rođầutưchứngkhoán được các nhà đầutưchứngkhoán ở các nước phát triển sử dụng phổ biến, đó là hệsốbeta ( ). Hệsốbeta được định nghĩa như là hệsố đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường. * Hệsố có ý nghĩa gì? Nếu hệsốbeta của HAP bằng 1,2 ( = 1,2) cho biết rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt của HAP biến động gấp 1,2 lần lợi nhuận thị trường, điều này có nghĩa là nếu như nền kinh tế biến động tốt thì lợi nhuận cổ phiếu HAP tăng nhanh hơn lợi nhuận thị trường, nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi nhuận cổ phiếu HAP giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường. Ở đây được định nghĩa là hệsố đo lường sự biến động của lợi nhuận. Cho nên, được xem như là hệsố đo lường rủi rođầutưchứng khoán. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của một loại chứngkhoán có quan hệ dương với hệsố của nó. Mặt khác, hệsố cũng có thể được viết bằng cách khác, đó là quan hệ tỷ lệ giữa rủiro của vốn chủ sở hữu so với rủiro thị trường. Lợi nhuận của chứngkhoán có quan hệ cùng chiều với rủirođầutưchúng khoán, lợi nhuận càng cao thì rủiro càng lớn, nghĩa là nhà đầutư kỳ vọng chứngkhoán có lợi nhuận càng cao thì rủiro càng cao và ngược lại. Như vậy, giữa lợi nhuận và rủi rođầutưchứngkhoán có quan hệ với nhau như thế nào? Vấn đề này được giải thích như sau: Giả sử có một khoản tiền cần đầu tư: một phầnđầutư vào cổ phiếu để kiếm lời và phải chấp nhận rủi ro, một phầnđầutư vào trái phiếu chính phủ có mức sinh lời thấp hơn nhưng không có rủi ro. Việc đầutư vào 2 loại chứngkhoán này nhằm phân tán rủi ro. Như vậy, từ phương trình (*) ta có thể kết luận: khi hệsố càng cao thì suất sinh lời của vốn chủ sỏ hữu càng cao và vì vậy cũng mang nhiều rủiro hơn. Để thấy rõ hơn kết luận này ta lấy ví dụ minh hoạ như sau: Giả sử Công ty Amazon.com có hệsố =3,31; Công ty Apple computer có hệsố = 0,72. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ rF = 4,5%/năm. Lãi suất thị trường rM = 12%/năm. Khi đó suất sinh lời của các Công ty sẽ là: + Công ty Amazon.com: = 4,5% + 3,31 ( 12% - 4,5%) = 29,325% + Công ty Apple computer = 4,5% + 0,72 ( 12% - 4,5%) = 9,9% Chúng ta xét các trường hợp khi lãi suất thị trường thay đổi: - Trường hợp 1: Khi lãi suất thị trường tăng 20%, tức là rM = 12% (1+0,2) = 14,4%, suất sinh lời của 2 công ty sẽ là: + Công ty Amazon.com: = 4,5% + 3,31 ( 14,4% - 4,5%) = 37,629% + Công ty Apple computer = 4,5% + 0,72 ( 14,4% - 4,5%) = 11,628% - Trường hợp 2: Khi lãi suất thị trường giảm 20%, tức là rM = 12% (1-0,2) = 9,6%, suất sinh lời của 2 công ty sẽ là: + Công ty Amazon.com: = 4,5% + 3,31 ( 9,6% - 4,5%) = 21,381 % + Công ty Apple computer = 4,5% + 0,72 ( 9,6% - 4,5%) = 8,172% Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm cho tốc độ tăng suất sinh lời của Công ty Amazon.com nhanh hơn. Nhưng ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm sẽ làm cho suất sinh lời của Công ty Amazon.com giảm nhanh hơn. * Hệsố được xác định như thế nào? Hệsố của một công ty hay một ngành được tính bằng cách quan sát và so sánh theo thời gian của suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty hay bình quân của ngành dựa vào phương pháp thống kê hồi quy. Ở các nước có thị trường tài chính phát triển có một số công ty chuyên xác định và cung cấp thông tin về hệsố . Chẳng hạn ở Mỹ có 2 nhà cung cấp dịch vụ thông tin về hệsố là Value Line Investment Survey, Market guide (www.marketguide.com) và Standard & Poor’s Stock Reports. Dưới đây giới thiệu hệsốbeta của một số cổ phiếu của các công ty ở Mỹ. Hy vọng rằng thị trường tài chính của nước ta sẽ hoạt động ngày càng lành mạnh và hoàn hảo, trong tương lai không xa sẽ xuất hiện các Công ty chuyên cung cấp dịch vụ thông tin về các thông số thị trường để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cổ đông. Th.s Phạm Rin Đại học Dân lập Duy Tân admin . Phân tích rủi ro đầu tư chứng khoán qua hệ số Beta Rủi ro đầu tư chứng khoán đó là sự bất ổn, sự biến thiên có. tiêu đánh giá rủi ro đầu tư chứng khoán được các nhà đầu tư chứng khoán ở các nước phát triển sử dụng phổ biến, đó là hệ số beta ( ). Hệ số beta được định