Đề bài: Em hiểu gì về đoạn thơ sau: Ôi sức trẻ ! Ôi trai phù đổng! Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân C
Trang 1Phân tích đoạn thơ về Thánh Gióng trong bài thơ Theo chân Bác của Tố Hữu
Đề bài: Em hiểu gì về đoạn thơ sau:
Ôi sức trẻ ! Ôi trai phù đổng!
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân
(Trích trong bài thơ Theo chân Bác của Tố Hữu)
Bài làm:
Bốn câu thơ trên nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hoá thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta Giặc tan, tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý: Phù Đổng Thiên Vương
Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng, Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng thuộc vùng Tiên Du, Bắc Ninh có hai vợ chồng ông lão hiền lành phúc đức, chăm chỉ làm ăn Khổ một nỗi là họ ,đã già mà chưa có một mụn con nối dõi
Hai ông bà ngày đêm ao ước Một hôm, bà ra đổng, thấy vết chân to kì lạ bèn ướm thử Không ngờ bà thụ thai và sạu mười hai tháng, sinh ra một cậu con trai mặt mũi khôi ngô Hai vợ chồng mừng lắm, ra sức nâng niu chăm bẵm Nhưng đến khi đã lên ba tuổi mà cậu bé vẫn đặt đâu nằm đấy, chẳng biết đi, chẳng biết nói, chẳng biết cười
Bấy giờ giặc Ân ở phương Bắc cậy đông cậy mạnh, ổ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta Tình thế rất nguy Nhà vua lo lắng bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói rành rọt từng câu: Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!” Sứ giả vào, cậu bé bảo: “Ông
về tâu với vua cấp cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”
ágsgsgdgsdgsdgd Nghe xong, sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội về tâu vua Nhà vua truyền cho thợ rèn ngày đêm làm gấp những thứ câu bé dặn
Trang 2Sau khi gặp sứ giả, hàng loạt chuyện thần kì đã xảy ra với cậu bé làng Gióng Cậu lớn nhanh như thổi Cơm ăn bao nhiêu cũng chẳng no, quần áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ Cả làng góp gạo nấu cơm nuôi cậu bé vì ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước
Giặc đã tràn đến chân núi gần làng Thế nước rất nguy, người người lo lắng Vừa lúc ấy, sứ giả đem mọi thứ tới Cậu bé chợt vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt Cậu mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên minh ngựa sắt Ngựa hí vang, miệng phun ra lửa, chở tráng sĩ lao thẳng về phía quân thù Với cây gậy sắt trong tay, tráng sĩ đón đầu giặc, giết chúng chết như ngả rạ Bỗng gậy sắt gãy, tráng
sĩ nhổ cả bụi tre ven đường quật tơi bời vào giặc Đuổi đánh tàn quân đến tận chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay lên trời
Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm dân tộc Việt Nam muốn co được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù Vì vậy hình ảnh thần kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.
Hình tượng Thánh Gióng chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thế
hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến công lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giả; phóng miền Nam, thống nhất đất nước Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha
Theo: Thu Hương