1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

53 499 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 6 MB

Nội dung

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao thì nhiều vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung và giũa các doanh nghiệp với nhau nói riêng rất gay gắt. Đặc biệt trong thời đại thông tin chi phối gần như toàn bộ nền thương mại thế giới, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải khẳng định được chỗ đứng của mình trên nền kinh tế thị trường không còn con đường nào khác là phải đổi mới các trang thiết bị ứng dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì công cuộc đổi mới ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết vì công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp mà lạc hậu sẽ kéo theo năng suất lao động thấp, không đạt kết quả mong muốn. Công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quan trong trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hóa máy móc thiết bị hay cải tiến công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Cải tiến công nghê, đặc biệt là những công nghệ thân thiện với môi trường sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử lý tiếp kiệm nguyên vật liệu và giảm chi phí xử lý cho doanh nghiệp.Tiến bộ trong khoa học công nghệ, cải tiến công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp giàu tiềm năng. Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc là một trong những đơn vị được xây dựng từ rất sớm (thập kỷ 60, thế kỷ 20), bước vào công cuộc CNH, HĐH đất nước, Công ty này đã liên tục đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu phân bón cho nền nông nghiệp Việt Nam. 1 Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên & Môi Trường – Trường ĐHNL, dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thu Hằng em tiến hành làm đề tài “Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Làm cơ sở cho đánh giá công nghệ phù hợp cho sản xuất phân bón và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức và kỹ năng đã đươc học, rút kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này + Vận dụng và phát huy các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu vào thực tế. + Làm cơ sở để cho các nguyên cứu tiếp theo. - Trong thực tiễn sản xuất: + Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ đó có những biện pháp đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở thực tiễn 2.1.1. Sự phát triển của ngành sản xuất phân bón của Việt Nam Thị trường trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, giá phân bón nói chung và Urê nói riêng đang trong xu thế giảm, tính cạnh tranh trên thị trường đã và đang trở lên quyết liệt. Khi nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Cà Mau có sản phẩm cung cho thị trường thì tính cạnh tranh trở lên khắc nghiệt hơn nhiều so với năm 2011. Nhu cầu Urê trong nước hiện nay khoảng 2,2 triệu tấn/năm. Nguồn cung bao gồm từ sản xuất trong nước và nhập khẩu( trong đó chủ yếu từ Trung Quốc). Bảng 2.1: Dự báo sản xuất Urê trong nước từ năm 2012 Đơn vị tính: Tấn Nhà máy Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Đạm Hà Bắc 196.000 195.000 195.000 350.000 500.000 Đạm Ninh Bình 250.000 560.000 560.000 560.000 Đạm Phú Mỹ 800.000 800.000 800.000 800.000 800.000 Đạm Cà Mau 480.000 800.000 800.000 800.000 Tổng 996.000 1.725.000 2.357.000 2.510.000 2.660.000 (Nguồn: Phòng điều điều độ sản xuất - công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc). Như vậy, từ năm 2013 trở đi, riêng sản xuất trong nước đã vượt cầu rất lớn. Ngoài ra là nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang rất gần và thuận tiện. Vì vậy có thể nói rằng tính cạnh tranh đối với sản phẩm Urê của các Công ty sản xuất phận đạm từ năm 2012 trở đi là rất khắc nghiệt. Mặt khác theo dự báo Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động của sự thay đổi khí hậu trái đất nóng lên, nước biển dâng cao làm ngập nhiều diện tích đất trồng trọt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Điều đó làm cho nhu cầu sử dụng phân bón nói chung tại thị trường nội địa bị giảm khá lớn, vì đây là khu vực sử dụng khoảng 1,2 triệu tấn Urê năm [1]. 2.1.2. Các qui trình công nghệ sản xuất phân đạm trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.2.1. Các qui trình công nghệ sản xuất phân đạm trên thế giới * Công nghệ "ACES" sản xuất phân đạm Urê của hãng TEC, Nhật 3 Bản: Là quá trình tổng hợp Amoniac và Cacbondioxit được tạo nên từ quá trình khí hoá than đá. Tóm tắt công nghệ như sau: Than đá được đưa vào lò khí hoá, sản phẩm thu được là khí than ẩm có thành phần chủ yếu là CO, H 2 và N 2 . Sau khi qua một số công đoạn để làm sạch và tác bỏ các tạp chất, hỗ hợp khí được đưa vào công đoạn chuyển hoá CO thành CO 2 , hỗn hợp khí lúc này bao gồm CO 2 và H 2 tiếp tục được đưa vào công đoạn khử CO 2 bằng dung dịch kiềm kali nóng. CO 2 thu được trong quá trình tái sinh dung dịch sau khi hấp thụ có nồng độ ≥ 99,3% được cấp sang công đoạn Urê hoặc trích ra bán thương phẩm. Tại công đoạn tổng hợp Urê, tiến hành phản ứng giữa NH 3 và CO 2 ở nhiệt động và áp suất cao tạo thành Urê. 2NH 3 + CO 2 = NH 4 CO 2 NH 2 + Q NH 4 CO 2 NH 2 = CO(NH 2 ) 2 + H 2 O - Q Dung dịch Urê sau khi phân giải được cô đặc đến nồng độ 99,8% và đưa đi tạo hạt, hạt Urê được phun chất chống hút ẩm và đưa đi đóng bao, rồi vận chuyển vào kho chứa sản phẩm. Dây chuyền công nghệ khép kín, sử dụng công nghệ khống chế điều khiển DCS là hệ thống khống chế điều khiển hiện đại trên thế giới áp dụng cho sản xuất [13].  Công nghệ Snamprocetti S.p.A sản xuất Urê của Italy: Công nghệ Snamprogetti S.p. Altaly là một trong những công nghệ hàng đầu được áp dụng để sản xuất Urê. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 100 nhà máy theo công nghệ Snamprogetti đang được vận hành hoặc đang được xây dựng, với công suất cao nhất lên đến 3.250 tấn Urê/ ngày. Với công nghệ Snamprocetti, Urê được sản xuất từ amoniăc và CO 2 theo quy trình giải hấp amoniac. Amoniac và CO 2 phản ứng ở 150 bar, tạo ra Urê và amoni cacbamat. Hiệu suất chuyển hóa trong thiết bị phản ứng rất cao do các điều kiện thuận lợi là tỷ lệ NH 3 /CO 2 bằng 3,5:1 và nhiệt độ phản ứng 185 - 190 o C. Các điều kiện phản ứng như vậy giúp hạn chế vấn đề ăn mòn thiết bị. Cacbamat được phân hủy ở ba giai đoạn với các áp suất khác nhau: 4 - Ở thiết bị giải hấp với cùng áp suất như trong thiết bị phản ứng. - Ở thiết bị phân hủy trung áp (18 bar). - Ở thiết bị phân hủy áp suất thấp (4,5 bar). Các chất tham gia phản ứng không chuyển hóa thành Urê sẽ được tuần hoàn trở về thiết bị phản ứng nhờ một bơm phun. Thiết bị chính được lắp đặt ở cốt nền, cách bố trí này là điều quan trọng thiết yếu đối với các nhà máy lớn. Các thiết bị thu hồi nhiệt cũng được lắp đặt để giảm tiêu hao năng lượng. Mọi công đoạn hoàn thiện như tạo hạt và tạo viên đều có thể được liên kết với công đoạn phản ứng tổng hợp, cả hai phương pháp tạo hạt đều được tiến hành trực tiếp hoặc thông qua kết tinh. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà có thể sản xuất các sản phẩm với chất lượng khác nhau (theo hàm lượng biuret, độ ẩm, độ cứng và cỡ hạt). Công nghệ tạo hạt của Snamprogetti đã được ứng dụng tại một nhà máy 1650 tấn/ngày, vận hành từ năm 1990. Nhà máy đó hoàn toàn không có vấn đề về phát thải. Tất cả các khí thải của các công đoạn sản xuất đều được xử lý sao cho khi được thải ra ngoài chúng thực tế không còn chứa Urê và amoniac. Nước thải của quy trình được xử lý trong nhà máy để đạt tiêu chuẩn nước nạp nồi hơi và thu hồi amoniac, CO 2 [12]. 2.1.2.2. Các qui trình công nghệ sản xuất phân đạm ở Việt Nam - Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc hiện nay đang sử dụng công nghệ khí hóa than cám Sell (Hà Lan), công nghệ tinh chế khí Linder (Đức), công nghệ tổng hợp NH 3 Topsoe (Đan Mạch), công nghệ Urê Sanmprogetti (Italia) là những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất ở thời điểm hiện nay, đảm bảo vệ sinh môi trường nhất [11]. - Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo được đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 370 triệu USD công suất 800.000 tấn Urê/năm, với diện tích khuôn viên 63ha, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất khí Amoniac và công nghệ của hãng Snamprogetti của Italy để sản xuất phân Urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí và đầu ra là amoniac và Urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc 5 tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.Nhà máy gồm có 3 phân xưởng chính là xưởng amoniac, xưởng Urê, xưởng phụ trợ và các phòng/xưởng chức năng khác [14]. - Nhà máy Đạm Ninh Bình: Sản xuất đạm của Nhà máy có 5 công đoạn chính đều sử dụng công nghệ bản quyền châu Âu, là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Cụ thể là: công nghệ khí hóa than của Hà Lan, công nghệ tinh chế khí của Đức, công nghệ tổng hợp Amoniac của Đan Mạch, công nghệ tổng hợp Urê của Italia và công nghệ phân li không khí của Cộng hòa Pháp [10]. - Nhà máy Đạm Cà Mau: Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm: + Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA - Đan Mạch. + Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM - Italy. + Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. - Nhật Bản. Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ [13]. 2.1.3. Ô nhiễm do sản xuất phân bón Ngành công nghiệp hóa chất là ngành công nghiệp có mức gây ô nhiễm rất lớn. Ngành hóa chất sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu độc hại (chì, Clo, SO 2 , ) nếu không được quan tâm đúng mức, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm hóa chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hầu hết các loại hóa chất thải trong quá trình sản xuất hóa học đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất sau khi được sử dụng còn tồn đọng trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Điều này càng nguy hại ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm hóa chất. 6 Một số vấn đề thường gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hóa chất là: ô nhiễm môi trường trường do chất thải rắn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do hóa chất tồn đọng trong môi trường * Trong quá trình sản xuất, công nghiệp hóa chất đã thải vào môi trường những loại chất thải rắn sau như: - Xỉ than: Hình thành từ quá trình đốt than để thu khí sản xuất NH 3 và sản xuất điện. Thành phần chủ yếu của xỉ than là silic oxit, sắt oxit, canxi oxit và than cháy. - Xỉ lò: Được hình thành từ quá trình sản xuất photpho vàng có thành phần chủ yếu là silic oxit, nhóm oxit, CaO và flo. - Photphogip: Là chất thỉa của quá trình sản xuất từ axit photphoric. Cứ sản xuất một tấn axit photphoric thì tạo ra năm tất photphogip. Thành phần chủ yếu của photphogip là CaSO 4 và các tạp chất. - Đá thải: Là chất thải của quá trình khai thác quặng photphat và quạng boxit. Đá thải nói chung có hình dạng thô, hoặc được đập nhỏ ở các kích thước khác nhau. - Bùn thải: Là chất thải của quá trình tuyển quặng apatit và quặng boxit (bùn photphat và bùn nhôm), chất thải này ở dạng huyền phù, có hàm lượng chất rắn thấp, được lắng trong các hồ tuần hoàn. Thành phần chủ yếu của bùn photphat là sillic oxit, sắt oxit, còn trong bùn nhôm là nhôm oxit, sắt oxit. * Một số nguyên nhân cở bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá trình sản xuất công nghiệp hóa chất: - Nguyên nhân chung: + Trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp nói chun và công nghiệp hóa chất nói riêng với trình độ công nghệ xử lý chất thải ở nước ta còn rất lạc hậu, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường, lượng chất thải chưa được xử lý tốt. + Bộ máy quản lý và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng nhu cầu, vừa thiếu về lực lượng vừa thiếu về năng lực. + Kết cấu hạ tâng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực của nhà nước và các doanh nghiệp còn hạn chế. 7 - Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm với yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được xử lý đang là thách thức lớn trong bảo vệ môi trường. - Nguyên nhân do đặc điểm của ngành: + Đặc điểm nổi bật của ngành hóa chất là sử dụng nhiều loại vật tư nguyên liệu độc hại (Chì, axit, Clo, SO 2 ) vì vậy, mức độ ô nhiễm trong quá trình sản xuất hóa chất cao hơn nhiều so với nhiều so với nhiều ngành công nghiệp khác. + Do việc phân bố các nhà máy hóa chất chưa hợp lý, nhiều nhà máy được xây dựng gần khu dân cư nên chất thải hóa chất ảnh hưởng trục tiếp đên đời sống người dân. + Do ý thức bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp chưa cao, chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho công nghệ xử lý chất thải [7]. 2.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong sản xuất phân bón 2.1.4.1. Chất thải rắn Nguyên liệu chính để sản xuất phân hoá học là quặng photphat, khí công nghiệp, than, lưu huỳnh, nước. Các nguyên liệu này kết hợp với nhau theo các cách khác nhau sẽ tạo ra các loại phân bón khác nhau. Trong quá trình sản xuất, nhiều chất gây ô nhiễm thoát ra ngoài bao gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn. Qua mô tả công nghệ sản xuất phân hoá học cho thấy, vấn đề chất thải tại các nhà máy cần được quan tâm đúng mức, mặt khác môi trường làm việc của các thiết bị trong sản xuất phân hoá học thường ở điều kiện pH thấp, áp suất làm việc cao, nguy cơ ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất phân hoá học rất dễ xảy ra. Chất thải rắn trong quá trình sản xuất phân bón chủ yếu là:  Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn bao gồm phần lớn xỉ thải của công đoạn khí hóa, tro xỉ lò hơi (nhiệt điện), xúc tác biến đổi CO và xúc tác tháp tổng hợp amoniac. Ngoài ra còn có 1 số loại chất thải phát sinh từ văn phòng gồm có giấy báo cũ, giấy in hỏng, tài liệu cũ … các loại chất thải này được chuyển cho cơ sở tái chế giấy. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình sản xuất hoạt động. Rác thải sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa và bao bì thực phẩm. Chất thải sinh hoạt thường dễ phân huỷ, gây mùi và thu hút côn trùng.  Chất thải nguy hại: 8 + Chất thải chứa hợp chất sunfua. + Bóng đèn huỳnh quang thải. + Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau máy. + Nhựa trao đổi ion qua sử dụng trong quá trình xử lý nước cấp lò hơi. + Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh hạt trao đổi ion [10]. 2.1.4.2. Nước thải - Nước thải của nhà máy phân đạm chủ yếu từ các nguồn sau đây: + Nước thải của quá trình khử tro, thoát xỉ của lò hơi. + Nước thải của nhà máy chủ yếu phát sinh trong các hệ thống làm lạnh môi chất ở các thiết bị trao đổi nhiệt, và nước thải của quá trình khử tro, thoát xỉ của lò hơi. + Nước thải xưởng Urê. + Nước thải của công đoạn tổng hợp NH 3 . + Nước làm lạnh bình ngưng tubin máy phát điện. + Nước thải phát sinh do quá trình sinh hoạt của các cán bộ công nhân [10]. 2.1.4.3. Khí thải Chất lượng không khí bị ảnh hưởng chủ yếu do khí thải sản xuất từ các ống khói. Các chất gây ô nhiễm không khí lớn nhất là: - Bụi từ các nguồn sau: + Bụi từ quá trình vận chuyển, chế biến nguyên vật liệu (nghiền than, đá vôi) + Bụi Urê từ các tháp tạo hạt. + Bụi từ nhà máy nhiệt điện. - Khí thải từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu: Thông thường là bụi, hơi hóa chất, VOC. - Khí thải trong quá trình sản xuất: Nguồn khí thải chủ yếu phát sinh từ các lò hơi đốt than với các thành phần ô nhiễm chính là CO 2 , SO 2 CO, NO x , bụi. Bên cạnh đó còn có khí thu hồi trong quá trình sản xuất cũng có những thành phần tương tự. Khí thải từ tháp Urê chủ yếu là không khí thổi vào làm khô nên thành phần không có các khí độc mà chỉ mang theo một hàm lượng bụi Urê nhất định. 9 Về mức độ ô nhiễm của khí thải: khí thải từ các lò hơi nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng cho các quá trình sử dụng than đá. Đó là hàm lượng CO 2 , CO, SO 2 , NO x , bụi khá cao [10]. 2.1.4.4. Tiếng ồn Nguồn gây ra tiếng ồn chủ yếu là các thiết bị trong quá trình vận hành, bị rung, ma sát, va chạm, tiếng gió, tiếng ồn do luồng khí của ống thải khí đa số các thiết bị này trong quá trình vận hành sản sinh ra tiếng ồn với cường độ khác nhau, nguồn tiếng ồn chủ yếu: + Máy quạt gió + Máy tuabin hơi, máy phát điện. + Tiếng ồn thải hơi nước lò hơi. + Các động cơ khác [10]. 2.1.4.5. Các nguồn thải khác. - Nguồn nhiệt: Lò hơi, lò khí hóa được vận hành ở nhiệt độ rất cao (800- 1.200 0 C) nên không tránh khỏi nhiệt bức xạ ra xung quanh. Nhiệt phát sinh chủ yếu từ sự truyền nhiệt qua thành của lò và của hệ thống đường ống dẫn hơi nóng, khí nóng của hệ thống xử lý khí thải. Ngoài ra, nhiệt còn phát sinh do sự rò rỉ từ hệ thống đường ống dẫn khí, các van, mối nối. Nhiệt này chỉ ảnh hưởng đến môi trường tại vị trí tỏa nhiệt, không ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài Công ty. - Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực Công ty sẽ cuốn theo cát và các tạp chất như dầu mỡ, chất thải, hóa chất…[10]. 2.1.5. Sản xuất sạch hơn 2.1.5.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn. Mọi quá trình sản xuất công nghiệp đều sử dụng một lượng nguyên liệu và năng lượng ban đầu để sản xuất ra sản phẩm mong muốn. Bên cạnh sản phẩm, quá trình sản xuất đồng thời sẽ phát sinh ra chất thải. Khác với cách tiếp cận truyền thống về môi trường là xử lý các chất thải đã phát sinh, SXSH hướng tới việc tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên. SXSH là tiếp cận phòng ngừa chất thải, để các nguyên liệu đi vào sản phẩm với tỉ lệ cao nhất có thể trong phạm vi khả thi kinh tế, qua đó giảm thiểu được các phát thải và tổn thất nguyên liệu và năng lượng ra môi trường từ ngay 10 [...]... NH3 4.3 Công nghệ sản xuất phân đạm của Công ty 4.3.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất phân đạm Dây chuyền công nghệ sản xuất phân đạm Urê của Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc sử dụng công nghệ đi từ than cục Antraxit là công nghệ truyền thống của ngành công nghiệp hoá học, bao gồm công đoạn sản xuất hơi nước, công đoạn khí hoá than sản xuất khí nguyên liệu, công đoạn tổng hợp NH3, cuối cùng là công đoạn... quan về Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 3.3.3 Công nghệ sản xuất của Công ty 3.3.4 Những cải tiến công nghệ của Công ty những năm gần đây 3.3.5 Đánh giá tác động tới môi trường do hoạt động sản xuất theo công nghệ cải tiến 3.3.6 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu... dụng trong quá trình xử lý nước cấp lò hơi Dung dịch và bùn thải từ 1,8tấn/tháng Sử dụng để trung 5 quá trình tái sinh hạt trao hòa nước khử tro lò đổi ion hơi (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường, Đề án bảo vệ môi trường của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc) 4 31 4.4 Đánh giá công nghệ cải tiến tại nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất 4.4.1 Những cải tiến. .. thành Nhà máy Phân Đạm Hà Bắc, đứa con đầu lòng của ngành sản xuất đạm Việt Nam Ngày 13/02/1993 do thay đổi qui mô sản xuất nên Nhà máy phân đạm Hà Bắc được đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc Ngày 20/10/2006 chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc 22 4.2.1.2 Cơ cấu tổ chức Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật sản xuất Phó Tổng Giám đốc... PHẦN 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1 Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Hình 4.1: Vị trí của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nằm ở ven phía Bắc của Thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thành phố 3km và cách thành phố Hà Nội 50km về phía Bắc, nằm... toàn phường hiện tại là 13.250 người, phân bổ thành 27 tổ dân phố, trong đó có 6.620 là nam và 6.630 nữ trong đó 3.800 người đang ở trong độ tuổi lao động Tổng số hộ gia đình toàn phường Thọ Xương là 3.200 hộ 4.2 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc 4.2.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty Ngày 18/2/1959... hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cấp cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và độc tính của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các... để sản xuất hơi nước và NH3 giảm 30,424 triệu tấn nhưng sản lượng Urê vẫn tăng 6.593,33 tấn, NH 3 lỏng tăng 3.699,552 và CO2 lỏng tăng lên 1.529,619 tấn Qua đây, ta thấy được hiệu quả cải tiến công nghệ của Công ty đã góp phần làm giảm nguyên liệu đầu vào và tăng năng suất sản phẩm 4.5 Đánh giá tác động tới mối trường do hoạt động sản xuất theo công nghệ cải tiến 4.5.1 Tác động tới môi trường không... dựng công trình cải tạo - mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, nâng công suất lên 500.000 tấn Urê/năm - Dự án đầu tư dây truyền sản xuất Hydrogen peroxide (H2O2) công suất 10.000 tấn/năm - Dự án xây dựng Khu tái định cư thuộc Dự án cải tạo - mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc - Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp tổng thể (ERP) 35 4.4.3 Hiệu quả sản xuất của công nghệ cải tiến. .. quy trình, công nghệ của Công ty trong những năm gần đây Những năm gần đây Công ty có rất nhiều dự án cải tao – mở rộng nhà máy và trang thiết bị .Trong đó có nhiều hạng mục đã sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường Dưới đây là một một trang thiết bị được cải tiến:  Hệ thống lò hơi Xây dựng hai hệ lò hơi mới có công suất lớn hơn, sử dụng công nghệ vòi phun than kiểu đậm nhạt, sử dụng công nghệ . làm đề tài Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. ” 1.2 Trong thực tiễn sản xuất: + Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu. – xã hội của khu vực nghiên cứu. 3.3.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. 3.3.3. Công nghệ sản xuất của Công ty. 3.3.4. Những cải tiến công nghệ của Công ty những

Ngày đăng: 14/10/2014, 23:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Phương pháp phân tích môi trường nước - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Bảng 3.2 Phương pháp phân tích môi trường nước (Trang 16)
Hình 4.1: Vị trí của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.1 Vị trí của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Trang 18)
Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty (Trang 22)
Bảng 4.2: Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Bảng 4.2 Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm (Trang 23)
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty TNHH MTV Phân đạm - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty TNHH MTV Phân đạm (Trang 26)
Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất Urê - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ sản xuất Urê (Trang 27)
Bảng 4.4: Tổng hợp chất thải nguy hại của Công ty. - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Bảng 4.4 Tổng hợp chất thải nguy hại của Công ty (Trang 30)
Hình 4.5: Biểu đồ khối lượng than sản hơi nước và NH 3  từ năm 2008 – 2011 - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.5 Biểu đồ khối lượng than sản hơi nước và NH 3 từ năm 2008 – 2011 (Trang 35)
Hình 4.6. Biểu đồ sản lượng Urê, NH 3 , và CO 2  từ năm 2008 – 2011 - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hình 4.6. Biểu đồ sản lượng Urê, NH 3 , và CO 2 từ năm 2008 – 2011 (Trang 36)
Bảng 4.7: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Công ty - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Bảng 4.7 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Công ty (Trang 36)
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nước mặt của khu vực xung quanh Công ty - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nước mặt của khu vực xung quanh Công ty (Trang 39)
Bảng 4.12: Sức khỏe người dân - Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất hà bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Bảng 4.12 Sức khỏe người dân (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w