1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quy trình trồng hoa Lily

4 318 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Quy tr×nh kü thuËt trång hoa Lily

  • I. giíi thiÖu chung

    • VI. Thu ho¹ch vµ b¶o qu¶n hoa

  • 1. Thêi gian thu h¸i

  • VII. Phßng trõ s©u bÖnh

Nội dung

Viện khoa học nn việt nam Viện nghiên cứu rau quả Quy trình kỹ thuật trồng hoa Lily (Lilium spp) I. giới thiệu chung Lily có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Phi. ở Việt Nam lily đợc trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Từ năm 2001 đến nay, lily bắt đầu trồng ở một số tỉnh phía Bắc, tuy nhiên ở quy mô nhỏ. Lily là một loại hoa rất đẹp có nhiều màu sắc, hoa thơm, bền lâu đợc nhiều ngời a thích, là loại hoa có giá trị kinh tế cao. II. đặc điểm thực vật học Lily là cây thân thảo, phần dới mặt đất gồm thân vảy, rễ, phần trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số giống không có mầm hạt). 1. Thân vảy Thân vảy là phần phình to của thân, trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại. Độ lớn của thân vảy tơng quan chặt chẽ với số lợng hoa, chu vi thân vảy càng lớn thì số hoa càng nhiều. 2. Rễ Gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân mọc trên thân nằm dới mặt đất, nâng đỡ thân, hút nớc và dinh dỡng, rễ gốc mọc ra từ thân vảy có nhiệm vụ hút n- ớc và dinh dỡng. 3. Lá Lá mọc dải thành vòng tha, hình kim xoè hoặc hình thuôn, không có cuống hoặc có cuống ngắn. Kích thớc lá phụ thuộc và giống và điều kiện chăm sóc. 4. Hoa Một cành có từ một đến nhiều hoa. Màu sắc hoa rất phong phú, đa dạng, có loại có hơng thơm, có loại không. 5. Quả Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt hình dẹt, xung quang có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc 3 góc III. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 1. ánh sáng Lily a cờng độ ánh sáng ở mức trung bình. Nếu trồng vào vụ hè thu thì cần che bớt ánh sáng, trồng vào vụ đông cần bỏ bớt lới che. 2. Nhiệt độ Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, a khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-25 o C, ban đêm là 12 o C -15 o C. Dới 12 o C cây sinh trởng kém, hoa dễ bị mù. 3. Độ ẩm Đất quá khô hoặc nhiều nớc đều ảnh hởng đến sinh trởng, phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nớc, thời kỳ ra hoa cây cần ít nớc hơn để tránh rụng nụ, thối củ. Độ ẩm không khí thích hợp là 80-85%. 4. Đất Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhng tốt nhất là đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ, thoát nớc tốt, pH thích hợp 5,5-6,5. IV. Các giống trồng hiện nay Hiện nay ở Việt Nam trồng phổ biến một số giống lily sau: 1 + Giống Tiber (18/20): Cao 80-90cm, có 4-8 hoa, hoa màu hồng đậm, lá to, thời gian sinh trởng 90-95 ngày + Giống Sorbonne (18/20): Cao 90-110cm, có 6-9 hoa, hoa màu hồng nhạt,lá nhỏ, thời gian sinh trởng 95-100 ngày + Giống Acapulco (18/20): Cao 90-110cm, có 3-5 hoa, hoa màu hồng sẫm, lá to nhọn, thời gian sinh trởng 95-100 ngày + Giống Siberia (18/20): Cao 70-80cm, có 4-5 hoa, hoa màu trắng, lá to nhọn, thời gian sinh trởng 90-95 ngày + Giống Yelloween (16/18): Cao 100-120cm, có 6-9 hoa, hoa màu vàng, lá to, thời gian sinh trởng 85-90 ngày + Giống Chiến sỹ (18/20): Cao 90-100cm, có 6-9 hoa, hoa màu hồng đậm, lá to, thời gian sinh trởng 90-95 ngày Ngoài ra còn một số giống hoa màu vàng, màu đỏ trồng ở Việt nam cũng rất thích hợp. V. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch 1. Thời vụ trồng ở các vùng khí hậu mát mẻ nh Đà Lạt, SaPa có thể trồng quanh năm. ở đồng bằng có thể trồng chủ yếu 2 vụ: vụ thu đông tháng 9- 10 và vụ đông xuân tháng 11 - 12. Muốn thu hoa và tết Nguyên Đán thì trồng xung quanh 15/10. 2. Chuẩn bị nhà che Để nâng cao chất lợng và hiệu quả kinh tế, chúng ta phải trồng lily trong nhà có mái che: có thể dùng nhà lới hiện đại, nhà lới trung bình, nhà lới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. 3. Kỹ thuật làm đất Đất trồng lily phải đợc làm kỹ và xử lý tiêu độc đất. Không nên trồng 2 vụ lily liên tiếp trên cùng một mảnh đất. Sau khi làm đất tiến hành lên luống: luống cao 20-25cm, mặt luống rộng 0,9 - 1,0 m, rãnh luống 35-40cm. 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 4.1. Chọn củ giống Chọn giống có thời gian sinh trởng và khả năng chống chịu phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng. Củ giống phải đồng đều, không bị trầy xớc, đã bật mầm 4.2. Mật độ và khoảng cách trồng Căn cứ vào kích thớc củ giống, chủng loại mà có mật độ trồng thích hợp, với giống cây cao to thì nên trồng tha, giống thấp nhỏ trồng dày hơn. Thông thờng trồng với khoảng cách 20x20cm hoặc 20x25cm, tơng đơng với mật độ 5.000 6.000 củ/sào Bắc Bộ. 4.3. Kỹ thuật trồng Có thể rạch hàng ngang hoặc hàng dọc để trồng. Rạch sâu 10-12cm. Trồng vụ đông phải tới nớc vào rạch trớc khi trồng, sau khi nớc ngấm hết đặt củ giống vào. Lấp một lớp đất dày khoảng 5-7cm (tính từ mặt củ) ấn nhẹ để củ tiếp xúc tốt với đất. 4.4. Kỹ thuật tới nớc, bón phân - Khoảng 2-3 tuần đầu sau trồng không cần bón phân, tới nớc vừa phải để tránh ảnh hởng đến rễ. Sau khi mầm lily cao 12-15cm thì tiến hành bón phân, cứ 10-12 ngày bón 1 lần. - Lợng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ: + Phân chuồng hoai mục: 2- 3 tấn + Phân Lân: 7 - 10 kg Supe lân + Phân Kali: 7 - 10 kg Kali clorua + Phân Đạm: 3 - 5 kg Urê - Cách bón: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai mục, 3/4 lợng lân, + Bón thúc: số lợng lân còn lại ngâm vào hố sau đó hoà thêm đạm và kali với nớc để tới làm nhiều lần. Đối với Lily nên bón các loại phân vi lợng có chứa Ca,Mg, Mn Ngoài ra muốn nâng cao chất lợng hoa cần phun một số phân bón lá nh: Komix, Antonix, đầu trâu 2 4.5. Làm giàn giữ cây Cây lily cao, hoa to nên nếu gặp gió thì dễ bị đổ, do đó phải căng lới giữ cây. Có thể dùng lới đan sẵn kích thớc 20x20cm đặt lên luống trớc khi trồng sau đó nâng dần lên hoặc khi cây cao khoảng 30-50cm tiến hành làm giàn đỡ cây. VI. Thu hoạch và bảo quản hoa 1. Thời gian thu hái Thu hái tốt nhất khi nụ dới cùng phình to và bắt đầu có màu (nếu cành có trên 6 nụ thì thu khi 2 nụ ở dới phình to và có màu). 2. Thu hái Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, cắt cách mặt đất 10-15cm. Sau khi cắt ngâm ngay cành hoa vào nớc sạch để cành hoa không bị mất nớc. 3. Phân loại Căn cứ vào độ dài cành, độ cứng cành, số nụ mà phân cấp cho phù hợp. Sau khi phân cấp thì bó lại, cứ 10 cành bó vào 1 bó, bỏ lá sát gốc khoảng 10cm, dùng dao sắc cắt bằng gốc và tiếp tục ngâm trong nớc. 4. Bảo quản Có 2 phơng pháp bảo quản hoa: - Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB. - Bảo quản trong kho lạnh: Hình thức bảo quản này hiện đại và hiệu quả nhng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn. 5. Bao gói, vận chuyển Cho các bó hoa vào thùng caton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 5-10 o C. VII. Phòng trừ sâu bệnh 1. Sâu hại 1.1. Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông. - Triệu chứng: Thờng làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở đợc hoặc dị dạng, thờng gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. - Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lợng 10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lợng 10 15 ml/bình 10 lít. 1.2. Sâu đục rễ, củ: - Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hởng tới sinh trởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trởng và thời kỳ cất trữ củ. - Phòng trừ: Không trồng lily liên tục trên một mảnh đất; Cải tạo độ chua đất, không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất 1kg/ sào Bắc Bộ 1.3. Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám) - Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non - Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, thờng xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lợng 10 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lợng 7 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lợng 8 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lợng 1g/bình 8 lít. 2. Bệnh hại 2.1. Bệnh thối gốc, rễ: - Triệu chứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên lá bị vàng, có khi lan đến thân làm cho thân cong queo, dòn, gãy - Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất; dùng thuốc sát khuẩn phun vào đất lúc trồng; giữ cho đất thoát nớc tốt, không đợc để đất ẩm ớt lâu; che nắng, quạt gió để giảm nhiệt độ đất và giữ hơi ẩm 2.2. Bệnh mốc tro: - Triệu chứng: Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa, bệnh có ở lá, nụ, hoa. Trên lá thờng thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều màu nâu trong suốt, trời ẩm ớt sẽ lan rộng ra thành những vòng. 3 - Phòng trừ : Không đợc tới đẫm nớc, không tới lên lá và để nớc đọng ở rãnh; Dùng thuốc phun phòng : Funguran 50 WP, champion 75WP, liều lợng 15- 20 g / bình 10 lít, phun 3 bình cho 1 sào Bắc Bộ. 2.3. Hiện tợng cháy lá - Triệu chứng: Xuất hiện khi nụ hoa cha nở, những lá non xoăn lại về phía trong và sau đó một vài ngày, những nốt xanh, vàng, trắng xuất hiện làm giảm khả năng quang hợp. Nếu bệnh nặng thì nụ non sẽ bị ảnh hởng, cây có thể bị chết. - Phòng trừ : Đảm bảo độ ẩm đất, trồng sâu vừa phải, lấp đất dày 4-5 cm; ở giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn mẫn cảm nhất, giữ cho nhiệt độ, độ ẩm không bến động lớn, tốt nhất là duy trì độ ẩm khoảng 75%, che nắng để giảm bớt bốc hơi nớc và một ngày phun nớc vài lần. 2.4. Hiện tợng rụng nụ và hoa bị mù - Triệu chứng: trong quá trình phát triển mầm hoa đột nhiên bị khô, teo lại và rụng - Phòng trừ: nguyên nhân chủ yếu là dinh dỡng không đủ, thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao, pH không thích hợp và thiếu vi lợng, vì vậy cải thiện chiếu sáng, bổ sung dinh dỡng, cải tạo đất có thể khắc phục đợc hiện tợng này. 4 . Viện khoa học nn việt nam Viện nghiên cứu rau quả Quy trình kỹ thuật trồng hoa Lily (Lilium spp) I. giới thiệu chung Lily có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Phi. ở Việt Nam lily đợc trồng. 2001 đến nay, lily bắt đầu trồng ở một số tỉnh phía Bắc, tuy nhiên ở quy mô nhỏ. Lily là một loại hoa rất đẹp có nhiều màu sắc, hoa thơm, bền lâu đợc nhiều ngời a thích, là loại hoa có giá trị. một số giống lily sau: 1 + Giống Tiber (18/20): Cao 80-90cm, có 4-8 hoa, hoa màu hồng đậm, lá to, thời gian sinh trởng 90-95 ngày + Giống Sorbonne (18/20): Cao 90-110cm, có 6-9 hoa, hoa màu hồng nhạt,lá

Ngày đăng: 14/10/2014, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w