1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Nhập môn Logic học

115 1,5K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 7,56 MB

Nội dung

- Là người đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề của Lôgíc học: Khái niệm, phán đoán, lý thuyết suy luận và chứng minh.. Khái Khái niệm niệm về về quy quy luật luật log

Trang 3

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1 Nguyễn Trọng Thóc, Bài giảng Nhập môn Logic

học, Đại học Nha Trang.

2 Vương Tất Đạt, Giáo trình Logic học đại cương,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,1998.

3 Nguyễn Như Hải, Giáo trình Logic học đại cương,

Trang 4

CHỦ ĐỀ 1

LOGIC HỌC LÀ GÌ?

I ĐỊNH NGHĨA

- Thuật ngữ “Lôgíc” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp

là Logos, có nghĩa “tư tưởng”, “từ”, “trí tuệ”,

“lý lẽ”, “lập luận”, “quy luật”.

- Ngày nay, Lôgic học được định nghĩa là:

Khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy đúng, chính xác.

Trang 5

1 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của logic học

1.1 Đối tượng nghiên cứu của logic học

- Là các quy luật và hình thức của tư duy hướng vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan.

1.2 Nhiệm vụ của logic học

+ Xác định điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực.

+ Phân tích kết cấu của tư tưởng.

+ Vạch ra các thao tác và phương pháp lập luận đúng đắn.

Trang 6

Nhận thức

Cảm tính

Lý tính (Tư duy)

Cảm giác Tri giác

Biểu tượng

Khái niệm Phán đoán Suy luận

2 Quá trình nhận thức và hình thức của

tư duy

Trang 7

3 Khái niệm về hình thức lôgic của tư duy

- Nội dung của tư duy: Phản ánh sự vật, hiện tượng của thế

giới khách quan.

- Hình thức lôgic của tư duy: Là cấu trúc của tư tưởng, tức

là phương thức liên kết các thành phần của tư tưởng với nhau.

+ Được biểu hiện bằng những ký hiệu:

VD:"Tất cả mọi con cá chép đều là cá“ - "Tất cả S là P".

4.Tính Tính chân chân thực thực của của tư tư tưởng tưởng và và tính tính đúng đúng đắn đắn của của lập lập luận

Tư Tư tưởng tưởng của của con con người người biểu biểu thị thị dưới dưới dạng dạng phán phán đoán đoán có có thể

thể chân chân thực thực hoặc hoặc giả giả dối dối

Trang 8

VD:: Tất Tất cả cả kim kim loại loại đều đều là là chất chất rắn rắn ((giả giả dối dối))

Một Một số số hình hình bình bình hành hành là là hình hình vuông vuông ((chân chân thực thực)) Trong Trong quá quá trình trình lập lập luận luận,, để để có kết luận đúng đắn cần phải thoả mãn :

 Các tiền đề xây dựng lập luận phải chân thực.

 Sử dụng chính xác các quy luật (quy tắc) của tư duy.

Trang 9

II LƯỢC SỬ LÔGIC HỌC

1 Aristôt và logic hình thức

- Lôgic học ra đời vào thế kỷ IV TCN.

- Aristôt (384 – 322 TCN) được coi là người sáng lập ra logic học.

- Là người đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống

những vấn đề của Lôgíc học: Khái niệm, phán đoán, lý thuyết suy luận và chứng minh.

- Xây dựng phép Tam đoạn luận và nêu lên các qui luật

cơ bản của tư duy: Luật đồng nhất, Luật phi mâu thuẫn, Luật loại trừ cái thứ ba.

Trang 10

2 Logic học thời phục hưng (thế kỷ XVI)

- Phran-xi Bê-cơn (1561 -1626)

+ Xây dựng và phát triển phương pháp suy luận quy nạp tức là

tư duy đi từ những hiểu biết về những cái riêng đến việc khái quát thành những nguyên lý chung.

- R.Descartes (1596-1659) là người hoàn thiện và phát triển

phương pháp suy luận diễn dịch.

- J.S Mill (1806-1873) là người bổ sung, phát triển các

phương pháp suy luận qui nạp (Phương pháp phù hợp, phương pháp sai biệt, phương pháp cộng biến và phương pháp phần dư).

- Lôgíc học Aristôt cùng với những bổ sung đóng góp của Bê cơn, Descartes và Mill trở thành Lôgíc hình thức cổ điển hay gọi là Lôgíc học truyền thống.

Trang 11

3 Logic toán học và Logic biện chứng thế

kỷ XVII -XIX

3.1.Logic toán học

- Lép-nít (1646-1716) được coi là người sáng lập logic ký hiệu (lôgíc toán học) Sau đó được G.Boole (1815-1864), De Morgan (1806 -1871), Frege (1848-1925), Russell (1872-1970) hoàn thiện và phát triển.

Trang 12

3.2 Logic biện chứng

- Vào thế kỷ 19, Hégel (1770-1831) xây dựng logic

biện chứng, tuy nhiên hệ thống logic biện chứng của ông dựa trên thế giới quan duy tâm.

- C Mác (1818-1883), Ph Ăngghen(1820-1895) và V.I Lênin (1870-1924) đã cải tạo và phát triển

Lôgíc học biện chứng trên cơ sở duy vật.

- Logic biện chứng nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.

Trang 13

III VAI TRÒ CỦA LOGIC HỌC TRONG ĐỜI SỒNG

- Giúp con người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn.

- Giúp nâng cao trình độ tư duy để có được tư duy khoa học một cách tự giác:

+ Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc.

+ Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.

Trang 14

+ Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.

- Trang bị các phương pháp nghiên cứu khoa học: Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.

- Lôgíc học còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như : Toán học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Luật học v.v…

Trang 15

CHỦ ĐỀ 2

CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC

I Khái Khái niệm niệm về về quy quy luật luật logic logic của của tư tư duy duy

- Qui luật lôgíc của tư duy: là những mối liên hệ bản

chất, tất yếu, phổ biến, ổn định giữa các tư tưởng, được lặp đi lặp lại trong tư duy.

Có Có bốn bốn quy quy luật luật logic logic cơ cơ bản bản:: Luật Luật đồng đồng nhất, nhất, luật luật phi

phi mâu mâu thuẫn, thuẫn, luật luật bài bài trung, trung, luật luật lý lý do do đầy đầy đủ đủ

- Các qui luật này nói lên tính chất chung nhất của mọi tư duy chính xác: tính xác định, tính không mâu thuẫn, tính nhất quán, tính có căn cứ của tư duy.

Trang 17

 YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT

- Thứ nhất: Không được xuyên tạc hay thay đổi, đánh

tráo đối tượng (nội dung) của tư tưởng.

+ Nghĩa là, một tư tưởng phản ánh đối tượng ở một phẩm

chất xác định thì phải phản ánh đối tượng ở phẩm chất ấy, không được xuyên tạc sang phẩm chất khác, cũng như không được đánh tráo sang phản ánh đối tượng khác.

 Biểu hiện vi phạm luật đồng nhất:

 Tùy tiện thay thế đối tượng tranh luận bằng đối tượng khác.

 Đánh tráo khái niệm: Sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

 Đồng nhất hai tư tưởng khác biệt:

 Làm khác biệt hóa một tư tưởng đồng nhất.

Trang 18

- Thứ hai: Ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng phải chính xác

+ Nghĩa là, khi suy nghĩ về đối tượng phải chọn từ, chọn câu diễn đạt chính xác tư tưởng ấy Vi phạm yêu cầu này dẫn đến việc chọn từ, câu diễn đạt sai lệch ý được trình bày.

- Thứ ba: Tư tưởng được tái tạo phải đồng nhất với tư

tưởng ban đầu

+ Nghĩa là khi nhắc lại tư tưởng, ý nghĩ của mình hay của người khác, ý nghĩ đó phải giống với tư tưởng, ý nghĩ ban đầu.

+ Vi phạm yêu cầu này sẽ dẫn đến tình trạng xuyên tạc tư tưởng, diễn đạt sai ý hoặc thêm hay bớt ý.

Trang 19

Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT

- Đảm bảo cho tư duy chính xác, rõ ràng, mạch lạc.

- Giúp con người tự giác hơn khi chọn từ, xác định khái niệm trong quá trình lập luận.

- Phát hiện ra những lỗi logic của mình và của đối phương trong quá trình tranh luận.

- Vi phạm quy luật đồng nhất sẽ sa vào sai lầm hoặc bế tắc trong quá trình phát triển tư tưởng.

Trang 21

3 - Hà nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Không phải Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

Trang 23

Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHI MÂU THUẪN

- Giúp cho con người tránh được những mâu thuẫn logic trong quá trình suy nghĩ.

- Giúp phát hiện ra những mâu thuẫn trong lập luận của người khác, từ đó bác bỏ những lập luận của họ.

- Giúp cho chúng ta xác định rõ lập trường của mình trong việc tranh luận.

Trang 25

4 Trái đất quay quanh mặt trời hoặc trái đất không quay quanh mặt trời chứ không có trường hợp thứ ba là vừa quay quanh mặt trời, vừa không quay quanh mặt trời.

Trang 27

Biểu hiện vi phạm quy luật bài trung:

 Chủ thể nhận thức thiếu tính quyết đoán, do dự, để lựa chọn những giải pháp, đúng đắn, tối ưu.

 Chủ thể phát biểu ý kiến không rõ ràng, không thể hiện chính kiến của mình,

“mập mờ”, “ba phải”.

Trang 28

Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT BÀI TRUNG

- Đảm bảo cho tư duy có được tính phi mâu thuẫn (liên tục, nhất quán).

- Giúp con người có thái độ quyết đoán tìm ra kết luận chính xác trước một vấn đề đặt ra.

- Giúp con người có thái độ, lập trường rõ ràng trong cuộc sống, vững tin thể hiện quan điểm của mình, ủng hộ bảo vệ những quan điểm đúng đắn, phê phán những quan điểm sai lầm.

Trang 30

- Lý do đầy đủ để luận điểm chân thực “Ngôn

ngữ và tư duy không tách rời nhau" Là:

1- Ngôn ngữ và tư duy trừu tượng cùng ra đời một lúc.

2- Ngôn ngữ và tư duy cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau.

3- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng 4- Ngôn ngữ và tư duy cùng giúp nhau phát triển.

Trang 33

Biểu hiện vi phạm quy luật lí do đầy

Trang 35

VD: Khái niệm Cá: là động vật có xương sống, sống ở

dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây.

VD: Khái niệm Hàng hóa: là sản phẩm của lao động,

thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua bán.

Trang 36

2 Khái niệm và từ

- Khái niệm luôn gắn bó chặt chẽ với từ Không có từ,

khái niệm không hình thành và tồn tại được

- Khái niệm thường được biểu thị bằng từ hay cụm

từ: Rượu, sông, giai cấp công nhân, kim loại lỏng.

- Tuy nhiên, khái niệm và từ không phải luôn đồng nhất.

+ Có những từ không thể hiện một khái niệm nào

+ Một từ có thể diễn đạt nhiều khái niệm khác nhau.+ Một khái niệm cũng có thể được diễn đạt bằngnhiều từ khác nhau

Trang 37

II CẤU TRÚC CỦA KHÁI NIỆM

1 Nội hàm của khái niệm

- Nội hàm của khái niệm là tập hợp những thuộc tính bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm.

VD: Khái niệm CÁ có nội hàm là: Động vật có xương sống, sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

VD: Nội hàm của khái niệm con người: Động vật

có ý thức, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động.

Trang 38

2 Ngoại diên của khái niệm

- Là tập hợp tất cả các đối tượng có thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm.

VD: Ngoại diên của khái niệm CÁ: cá chép, cá trôi, cá

quả…

VD: Ngoại diên khái niệm con người: Người châu Á,

châu Âu, châu Phi, người Kinh, Thượng, người da đen v.v

3 Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm

- Theo tương quan tỷ lệ nghịch: Ngoại diên của khái

niệm càng rộng thì nội hàm của nó càng hẹp và ngược lại.

Trang 39

III PHÂN LOẠI KHÁI NIỆM

1 Theo tiêu chí nguồn gốc của khái niệm

- Khái niệm chân thật: Là những khái niệm phản ánh sự

vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

- Khái niệm giả dối: Là những khái niệm không phản ánh

đúng thực tế khách quan, chỉ do con người tưởng tượngnên một cách hoang đường

2 Theo tiêu chí độ lớn của ngoại diên

2.1 Khái niệm đơn nhất

- Là khái niệm mà ngoại diên chỉ chứa một sự vật

2.2 Khái niệm chung

- Là khái niệm mà ngoại diên có ít nhất hai sự vật.

Trang 40

2.3 Khái niệm tập hợp

- Là khái niệm mà ngoại diên chứa nhiều sự vật, nhưng các

sự vật đó hợp thành một chỉnh thể duy nhất, không tách rời các cá thể ra được.

VD: Chòm sao Đại Hùng tinh; Đội bóng đá Thể công.

- Dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm tập hợp thành một

chỉnh thể chứ không phải dấu hiệu của một đối tượng.

VD: Khái niệm “Thư viện”

+ Ở khái niệm “Thư viện” thuộc tính “lưu trữ, cho mượn….” không thuộc về mỗi cuốn sách mà thuộc về tập hợp các cuốn sách với tính cách là một chỉnh thể thống nhất.

Trang 41

IV QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM

2 Quan hệ phụ thuộc (quan hệ thứ bậc)

- Là quan hệ mà ngoại diên của khái niệm này chứa gọn trong ngoại diên của khái niệm kia.

- Ký hiệu:

A phụ thuộc B

A: B

A B

Trang 42

3 Quan hệ giao nhau: Là quan hệ giữa những khái niệm mà

ngoại diên của chúng chỉ có một bộ phận trùng nhau.

- Ký hiệu:

A giao B

4 Quan hệ ngang hàng: Là quan hệ giữa những khái niệm tách rời nhau nhưng tất cả chúng đều cùng lệ thuộc một khái niệm loại chung nào đó.

Trang 43

V Các thao tác trên khái niệm

1 Thao tác định nghĩa một khái niệm

- Là thao tác lôgíc nhằm xác lập nội hàm và ngoại diên của khái niệm đó.

Trang 44

 Quy tắc định nghĩa khái niệm

 Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối.

- Vi phạm qui tắc này có thể mắc các lỗi :

 Định nghĩa quá rộng: Khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa.

 Định nghĩa quá hẹp: Khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa

 Quy tắc 2: Định nghĩa không được luẩn quẩn, vòng quanh.

 Quy tắc 3: Định nghĩa phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn.

- Vi phạm qui tắc này sẽ mắc lỗi :

 Định nghĩa dài dòng: VD: Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và trong suốt.

 Định nghĩa không rõ ràng, không chính xác

 Quy tắc 4: Định nghĩa không được phủ định.

Trang 45

2 Thao tác phân chia một khái niệm

- Định nghĩa: Phân chia khái niệm là thao tác logic nhằm

chỉ ra các khái niệm hẹp hơn của khái niệm đó

 Quy tắc phân chia khái niệm

Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối.

Quy tắc 2: Phân chia phải theo một cơ sở nhất định.

Quy tắc 3: Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn

nhau

Quy tắc 4: Sự phân chia phải liên tục, không được vượt

cấp

Trang 46

3 Thao tác mở rộng và thu hẹp khái niệm

3.1 Mở rộng khái niệm

- Là thao tác lôgíc nhờ đó ngoại diên của khái niệm từ chỗ hẹp trở nên rộng hơn bằng cách bớt một số thuộc tính của nội hàm, làm cho nội hàm nghèo nàn hơn.

3.2 Thu hẹp khái niệm.

- Là thao tác lôgíc nhờ đó ngoại diên của khái niệm từ chỗ rộng trở nên hẹp hơn bằng cách thêm vào nội hàm một số thuộc tính mới, làm cho nội hàm phong phú hơn.

1 2 3

3 2 1

Trang 47

CHỦ ĐỀ 4

PHÁN ĐOÁN

I.ĐỊNH NGHĨA CÂU VÀ PHÁN ĐOÁN

1 Định nghĩa

- Phán đoán là hình thức tư duy nhờ kết hợp các khái niệm

để khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng nào

đó, về mối liên hệ giữa đối tượng với thuộc tính của nó, hay về quan hệ giữa các đối tượng.

2 Phán đoán và câu

- Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán là câu

- Không phải câu nào cũng diễn đạt một phán đoán

 Câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh không chứa phánđoán

Trang 50

VD: Nga học giỏi và Nga được thưởng

VD: Nam học Anh văn hoặc Nam học Pháp văn.

Trang 51

3 Phán đoán chung – riêng

3.1 Phán đoán riêng: Là phán đoán trong đó ngoại diên của chủ

từ bao gồm một phần đối tượng của lớp.

+ Trong phán đoán có các lượng từ: “Một số”, “Đa số”, “Có những”, “Có”, “Vài”, “Mỗi”, “Một phần” “Hầu hết”, “Nhiều”,

“Phần nhiều”, “Phần đông”, “Đại đa số’.

3.2 Phán đoán chung: Là phán đoán trong đó ngoại diên của

chủ từ nêu lên toàn bộ đối tượng của một lớp.

+ Trong phán đoán có các lượng từ: “Mọi”, “tất cả”, “toàn thể”,

“toàn bộ”, “ai cũng”, hoặc không có từ nào.

Trang 52

5 Tính chu diên của S và P trong các phán đoán A, E, I, O

- Thuật ngữ S hay P trong phán đoán được gọi là chu diên

(có ngoại diên đầy đủ) nếu tư tưởng của phán đoán đó bao

quát đến mọi phần tử tạo thành ngoại diên của thuật ngữ đó.

- Còn được gọi là không chu diên (có ngoại diên không đầy

đủ) nếu tư tưởng của phán đoán đó chỉ bao quát một số

phần tử tạo thành ngoại diên của thuật ngữ đó mà thôi.

+ Thuật ngữ chu diên được ký hiệu: (+)

+ Thuật ngữ không chu diên được ký hiệu: (-)

VD: S+, S-, P+,

Trang 53

(hay Không S nào là P).

+ Chủ từ luôn chu diên (S+)

+ Vị từ luôn chu diên (P+)

S+

P 

S+ P+

S+ P+

Trang 54

5.3 Trong phán đoán I

- Công thức : Một số S là P.

- Chủ từ luôn không chu diên (S-).

- Vị từ có 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: P và S có quan hệ giao nhau thì (P-).

+Trường hợp 2: P có quan hệ lệ thuộc vào S thì (P+)

5.4 Trong phán đoán O

- Công thức : Một số S không là P.

- Chủ từ luôn không chu diên (S-).

- Vị từ luôn chu diên (P+)

Trang 55

- Tóm lại : Chủ từ của phản đoán chung luôn chu

diên Vị từ của phán đoán phủ định luôn chu diên.

Trang 59

IV CÁC PHÉP TÍNH LOGIC TRÊN PHÁN ĐOÁN

Trang 60

2 Phép hội (phán đoán liên kết, phán đoán giao) 2.1 Phép hội với liên từ logic “và”

- Ký hiệu: P  Q Đọc là: P và Q; hội của P và Q.

BẢNG CHÂN LÝ

Trang 61

* Những liên từ khác có ý nghĩa của phép hội:

- Trong nhiều phán đoán, phép hội còn được diễn đạt

bởi những liên từ khác: mà, vẫn, đồng thời, nhưng,

mà còn, song, vẫn, cũng, tuy nhưng, mặc dù … nhưng, chẳng những , mà còn, vừa là vừa là, Nhưng mà, v.v… đôi khi còn được biểu diễn chỉ bằng

dấy phẩy (,).

Ví dụ : - Hôm nay trời nắng MÀ lạnh.

- Trái đất quay quanh mặt trời ĐỒNG THỜI tự quay quanh mình nó.

- Việt Nam, Cu Ba là nước XHCN.

Ngày đăng: 13/10/2014, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá trị của mối quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O - Bài giảng Nhập môn Logic học
Bảng gi á trị của mối quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O (Trang 58)
BẢNG CHÂN LÝ - Bài giảng Nhập môn Logic học
BẢNG CHÂN LÝ (Trang 60)
BẢNG CHÂN LÝ - Bài giảng Nhập môn Logic học
BẢNG CHÂN LÝ (Trang 62)
BẢNG CHÂN LÝ - Bài giảng Nhập môn Logic học
BẢNG CHÂN LÝ (Trang 63)
BẢNG CHÂN LÝ - Bài giảng Nhập môn Logic học
BẢNG CHÂN LÝ (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w