1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020

89 923 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan chuyên đề “Các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của Việt Nam đến năm 2020” là do chính tác giả viết ra và tổng hợp lại trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Tư vấn quốc tế IMC dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thương Lạng, không sao chép từ bất kỳ chuyên đề nào khác. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Duy 1 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ công nhân viên công ty IMC tạo điều kiện cho tôi thực tập và hoàn thành tốt những công việc được giao ở công ty qua đó tôi có thể nắm bắt được các vấn đề thực tiễn xuất nhập khẩu để bài viết chân thực và sinh động hơn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thường Lạng người trực tiếp hướng dẫn chuyên đề thực tập, làm cho bài viết mang tính thực tiễn cao hơn và nội dung phong phú hơn. Tôi cũng xin được cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tài liệu làm phong phú thêm bài viết Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Duy 2 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu Xu thế liên kết kinh tế khu vực chưa bao giờ ngừng vận động. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau những thất bại liên tiếp của Vòng đàm phán Đô- ha của WTO, việc thiết lập các khu vực thương mại tự do (FTA) lại bùng lên mạnh mẽ. Không thể sớm tăng cường xây dựng hệ thống thương mại đa phương, các nước đã từng bước hướng nguồn lực sang xây dựng các liên kết khu vực quy mô nhỏ hơn nhưng hiệu quả rõ rệt hơn. Trên thế giới, bên cạnh xu hướng liên kết đa phương và toàn cầu, đã xuất hiện xu hướng liên kết song phương. Tổ hợp các xu hướng lớn đó đang thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới (cả về mặt sản xuất, thương mại và mặt thể chế), thúc đẩy quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn các nền kinh tế quốc gia vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Một trong những biểu hiện của xu thế đó là sự gia tăng nhanh các Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA), mà trước hết là sự gia tăng các Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do song phương (Bilatera Free Trade Agreement – BFTA)… hình thành các mô hình FTA đa dạng như: FTA hai nước, FTA một khối các nước hoặc giữa một khối nước với một nước khác… Bản chất chung của các FTA là các nước tham gia dành cho nhau những ưu đãi về mở cửa thị trường, thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư và tăng cường các liên kết song phương, đa phương về cả kinh tế và chính trị. Đối với Việt Nam, tiến trình tham gia các FTA là một phần trong hiện thực hoá chủ trương mở cửa, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới của Đảng. Nguyên tắc bao trùm đã được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Trong thời gian vừa qua, cùng với việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và gia nhập WTO…, Việt Nam tham gia thiết lập khu vực thương mại tự do (FTA) đối với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, AANZFTA, AIFTA), với phạm vi lĩnh vực tự do hoá khác nhau (thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) và độ sâu hội nhập khác nhau. Tỉ trọng thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA chiếm gần 60% tổng giá trị thương mại của Việt Nam, trong đó, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu trong quá trình tham gia các FTA. Đến nay, quan điểm và nhận thức về tham gia các FTA của Việt Nam còn có sự khác nhau, chưa thống nhất. Do đó, việc đánh giá lại một số thay đổi trong nền kinh tế sau khi Việt Nam tham gia các FTA là một vấn đề rất cần thiết để từ đó xây dựng được chủ trương chính thống, chiến lược tổng thể với các định hướng chiến lược và lộ trình thống nhất 3 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng cho tiến trình tham gia các FTA của Việt Nam trong dài hạn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên đề tài: “Các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của Việt Nam đến năm 2020” được chọn để nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam từ đó đề ra chiến lược tham gia các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam đến năm 2020 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết với Chiến lược tham gia của Việt Nam tới năm 2020 3.2. Phạm vi: Giai đoạn 1997 – 2011 và định hướng đến năm 2020 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp: tổng hợp, phân tích, dự báo…. Để giải quyết các vấn đề đặt ra Nguồn thông tin trong đề tài được thu thập từ Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Tổng cục hải quan, Bộ ngoại giao… 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời cam đoan, lời cám ơn, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1 Giới thiệu về cơ sở thực tập và kinh nghiệm chiến lược tham gia FTA của một số quốc gia Chương 2 Thực trạng chiến lược tham gia các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2011 Chương 3 Định hướng và giải pháp chiến lược tham gia các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam tới năm 2020 4 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 9 DANH MỤC BẢNG 9 DANH MỤC HỘP 10 DANH MỤC SƠ ĐỒ 10 : GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM CHIẾN LƯỢC THAM GIA FTA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 11 : THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2011 26 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 63 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 5 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AANZFTA Asean Australia New Zealand Free Trade Area Khu vực/Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc và NiuDilân 2 ACFTA ASEAN-CHINA Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc 3 ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 4 AEC Asean Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN 5 AEFTA ASEAN-EU Free Trade Agreement Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – EU 6 AFAS Asean Framework Agreement On Services Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ 7 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 8 AHTN Asean Harmonized Tarrif Nomenclature Hệ thống phân loại thuế quan hài hòa ASEAN 9 AIA Asean Investment Agreement Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN 10 AIFTA Asean-India Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ 11 AITIG ASEAN-India Trade In Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ 12 AJCEP Asean-Japan Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 13 AJFTA Asean-Japan Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản 14 AKFTA Asean-Korea Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc 16 ANZCERTA Australia-New Zealand Closer Economic Relations Trade Agreement Hiệp định quan hệ kinh tế thân thiện Úc – NiuDilân 17 APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế 6 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Cooperation Châu Á-Thái Bình Dương 18 ASEAN Association Of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 19 ATIGA ASEAN Trade In Goods Agreement Hiệp định hàng hóa ASEAN 20 AUSFTA Australia-United States Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do Úc – Mỹ 21 BFTA Bilatera Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do song phương 22 BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ 23 CEPA Comprehensive Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện 24 CEPT Common Effective Preferential Taffir Hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 25 EC European Commission Cộng đồng châu Âu 26 EFTA European Free Trade Association Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu 27 EU European Union Liên minh châu Âu 28 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 29 FTA Free Trade Agreement/Area Khu vực/Hiệp định thương mại tự do 30 GATT General Agreement On Tariffs And Trade Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 31 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa 32 HSL Highly Sensitive List Danh mục nhạy cảm cao 33 IGA Investment Guarantee Agreement Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN 34 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế 35 KNNK Kim ngạch nhập khẩu 36 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 37 MIGA Multilateral Investment Guarantee Agreement Hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương 38 NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ 39 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 40 PTA Preferential Trade Agreement Các thoả thuận thương mại ưu đãi 41 S&D Special & Diffỉrent Treatment Quy chế đãi ngộ đặc biệt 42 SAFTA South Asian Free Trade Area Khu vực/Hiệp định thương mại tự do Úc – Singapore 43 SL Sensitive List Danh mục nhạy cảm thường 7 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng 44 SPS Sanitary And Phytosanitary Measures Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 45 TAFTA Thailand-Australia Free Trade Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do Úc – Thái Lan 46 TBT Technical Barriers To Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại 47 TIG Trade In Goods Agreement Hiệp định Thương mại Hàng hóa 48 TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia 49 TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương 50 TRIMs Trade-Related Investment Measures Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 51 VJEPA Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 52 WB World Bank Ngân hàng thế giới 53 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 8 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 2.1 Giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam với các khu vực thị trường đã ký FTA giai đoạn 1996-2009 42 2 2.2 Hệ số tăng trưởng giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam với các khu vực thị trường đã ký FTA giai đoạn 2002-2009 45 3 2.3 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường đã ký FTA giai đoạn 1996-2009 46 4 2.4 Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các khu vực thị trường đã ký A giai đoạn 1996 -2009 49 DANH MỤC BẢNG TT Bảng Tên bảng Trang 1 2.1 Tổng hợp cam kết tự do hoá thuế quan của Việt Nam trong các FTA đã ký kết 36 2 2.2 Khung thời gian cắt giảm và xoá bỏ thuế quan của Việt Nam trong các FTA 37 3 2.3 Mức độ tập trung thương mại và hệ số tăng trưởng giá trị thương mại của Việt Nam 44 4 2.4 Mức độ tập trung xuất khẩu và hệ số tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA 48 5 2.5 Mức độ tập trung nhập khẩu và hệ số tăng trưởng nhập khẩu của Việt nam từ các thị trường đã ký FTA giai đoạn 2001 - 2009 50 6 2.6 Tình hình nhập siêu và xuất khẩu ròng của Việt Nam với các đối tác đã ký FTA giai đoạn 2001 – 2009 52 9 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng DANH MỤC HỘP TT Hộp Tên hộp Trang 1 1.1 Một số tiêu chuẩn chất lượng 12 2 1.2 Một số khách hàng tiêu biểu của công ty IMC 12 3 1.3 Chứng nhận chất lượng của công ty IMC 14 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Tên hộp Trang 1 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty tư vấn quốc tế IMC 13 10 Nguyễn Đức Duy Kinh tế quốc tế C [...]... THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2011 1.3 CHIẾN LƯỢC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 1.3.1 Bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam Việt Nam tham gia các FTA trong một thế giới toàn cầu hoá đang có những thay đổi nhanh chóng nhưng chưa định hình; cục diện kinh tế thế giới đang có những biến đổi khó lường, tác động mạnh đến xu hướng tự do hoá thương mại toàn... KẾT CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 1.4.1 Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do về thương mại hàng hoá Tham gia vào các FTA Việt Nam đã cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan về thương mại hàng hoá như sau: - Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch... và hành động • Việt Nam với chiến lược FTA hướng về Đông Á và hướng xuống phía Nam của Nhật Bản: Chiến lược tham gia FTA của Nhật Bản là chiến lược FTA hướng về Đông Á nhằm thực hiện chiến lược tổng thể cạnh tranh Đông Á của Nhật Bản Bước sang thế kỷ XXI, có ba yếu tố chủ yếu thôi thúc Nhật Bản phải xem xét lại chiến lược FTA của mình: i) Sự gia tăng của các Hiệp định thương mại tự do khu vực trên thế... những khó khăn của quá trình thỏa thuận các Hiệp định mậu dịch buộc Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược buôn bán của mình theo hướng tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trong khu vực, Tính đến tháng 2/2009, Nhật Bản đã ký kết được 11 FTA với các quốc gia châu Á, châu Âu Nguyên nhân chuyển đổi chính sách thương mại Nhật Bản - Chính sách tự do hóa thương mại của Nhật Bản... độ doanh nghiệp, sản phẩm và toàn nền kinh tế) Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ta trong việc lựa chọn đúng đối tác và mô hình FTA phù hợp với điều kiện của ta 1.3.2 Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do của một số quốc gia lớn Các nước lớn khi tăng cường các FTA thường xây dựng chiến lược tham gia FTA (dưới đây gọi tắt là chiến lược FTA) để thống nhất chủ trương và hành động • Việt. .. cải cách cơ cấu triệt để nhờ Hiệp định thương mại tự do FTA Ví dụ, ngành công nghiệp rượu của Canada rất yếu trước khi Canada và Mỹ ký hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Khi có sự tham gia của bên ngoài thông qua FTA, ngành công nghiệp rượu của Canada trở nên cạnh tranh hơn, sản xuất rượu gạo có chất lượng cao hơn - FTA thúc đẩy các cuộc cải cách thương mại đạt triển vọng nhanh hơn Tổ chức thương. .. và Việt Nam đều đang xem xét việc ký FTA song phương Việt Nam – Ấn Độ • Việt Nam với chiến lược FTA toàn diện (phạm vi và mức độ tự do hoá)và liên kết song phương với đa phương của Úc: Tháng 1/1983, Úc bắt đầu thử nghiệm mô hình FTA song phương bằng việc ký kết Hiệp định quan hệ kinh tế thân thiện Úc – NiuDilân (ANZCERTA) Từ năm 2003 Úc đẩy mạnh tham gia các FTA Chiến lược tham gia FTA của Úc theo các. .. sách tự do hóa thương mại theo hai gọng kìm của Mỹ (vừa tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương) cũng tạo động lực mạnh cho sự chuyển đổi chính sách thương mại Nhật Bản Mỹ không những đã thành lập Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cách hàng chục năm, mà đã ký Hiệp định mậu dịch tự do với 5 nước Trung Mỹ (kể cả Costa Rica và En Xanvado) và cả Hiệp định thương mại. .. Việt Nam và Trung Quốc về xử lý những vấn đề còn tồn tại trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, đồng thời kết thúc đàm phán song phương với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc cũng đang xem xét các khả năng về việc đàm phán ký FTA song phương hay cùng tham gia FTA Đông Á mở rộng, và /hoặc tham gia TPP • Việt Nam với chiến lược FTA có mức độ tự do. .. với những tác động trực tiếp hơn tới các doanh nghiệp và nền kinh tế Bởi vậy, cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội đóng góp ý kiến, trí tuệ của mình cho các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng định hướng hội nhập giai đoạn “hậu WTO” Nguyễn Đức Duy 25 Kinh tế quốc tế C Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thường Lạng : THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ . cứu Trên cơ sở phân tích việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam từ đó đề ra chiến lược tham gia các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam đến năm 2020 3. Đối tượng và phạm vi. tham gia các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2011 Chương 3 Định hướng và giải pháp chiến lược tham gia các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam tới năm 2020 4 Nguyễn. cứu 3.1. Đối tượng: Các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết với Chiến lược tham gia của Việt Nam tới năm 2020 3.2. Phạm vi: Giai đoạn 1997 – 2011 và định hướng đến năm 2020 4. Phương pháp

Ngày đăng: 10/10/2014, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Khuyến nghị Chính sách “Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
1. Tô Cẩn (2006) Hiệp Định Thương Mại Tự Do Dưới Góc Độ Của Hàn Quốc http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1233 Link
2. Mỹ Châu (2011) Hướng tới đàm phán FTA Việt Nam - Hàn Quốc vào năm 2012 http://www.vcci.com.vn/tin-vcci/2011120411571551/huong-toi-dam-phan-fta-viet-nam-han-quoc-vao-nam-2012.htm Link
3. Đặng Thị Hải Hà (2006) Chính Sách Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Của Hàn Quốc Và Nỗ Lực Đẩy Nhanh Các Đàm Phán Khu Vực Mậu Dịch Tự Dohttp://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1204 Link
6. Thanh Sang (2012) FTA Mỹ – Hàn và những tác động đối với khu vực http://thvl.vn/?p=176107 Link
7. Nguyễn Sơn (2010) Lợi ích và thách thức từ các FTA http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/28557 Link
8. Thanh Tuyền (2012) Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu thực thi FTA http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/73107/My-va-Han-Quoc-bat-dau-thuc-thi-FTA.html Link
9. (2011) Triển vọng FTA Việt Nam - EU: Cơ hội và thách thức http://m.go.vn/news/tin/319410/Trien-vong-FTA-Viet-Nam-EU-Co-hoi-va-thach-thuc.htm Link
1. Nguyễn Thành Danh (2008) - Giáo trình thương mại quốc tế - NXB Lao động Xã hội Khác
2. Bùi Xuân Lưu & Nguyễn Hữu Khải (2001) - Giáo trình Kinh tế ngoại thương – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Trần Thúy Lan(2009) - Giáo trình kinh tế thương mại – NXB Hà Nội Khác
4. Trần Hoàng Ngân (2006) - Bài giảng chuyên đề Ngân hàng thương mại – NXB Đại học Kinh tế TP Hồ Chí MinhVăn bản Khác
1. Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Ấn Độ Khác
2. Hiệp định Thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand Khác
3. Nghị định thư về việc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực thương mại tự do ASEAN Khác
4. Quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do FTA của Việt Nam và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA – Vụ chính sách thương mại đa biên Khác
5. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. (2010), Chiến lược xây dựng các FTA đến năm 2020 Khác
6. Văn phòng Quốc hội. (2003), Báo cáo nghiên cứu về Chương trình lập pháp thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Khác
7. Thông Tư Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2010- 2011 Khác
8. Tuyên Bố ASEAN về phục hồi, phát triển bền vững Báo - Tạp chí Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT (Trang 6)
1.1.2. Sơ đồ tổ chức - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
1.1.2. Sơ đồ tổ chức (Trang 12)
Bảng 2.1 : Tổng hợp cam kết tự do hoá thuế quan của Việt Nam trong các FTA đã ký kết - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.1 Tổng hợp cam kết tự do hoá thuế quan của Việt Nam trong các FTA đã ký kết (Trang 35)
Bảng 2.2 : Khung thời gian cắt giảm và xoá bỏ thuế quan của Việt Nam trong các FTA - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.2 Khung thời gian cắt giảm và xoá bỏ thuế quan của Việt Nam trong các FTA (Trang 36)
Bảng 2.3 cho thấy, năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngoại trừ đối tác Trung Quốc còn duy trì được tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều cao (+5,7 so với tốc độ tăng trưởng chung là – 12,9%) - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.3 cho thấy, năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngoại trừ đối tác Trung Quốc còn duy trì được tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều cao (+5,7 so với tốc độ tăng trưởng chung là – 12,9%) (Trang 41)
Bảng 2.3 : Mức độ tập trung thương mại và hệ số tăng trưởng giá trị thương mại của Việt Nam - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.3 Mức độ tập trung thương mại và hệ số tăng trưởng giá trị thương mại của Việt Nam (Trang 43)
Bảng 2.4 : Mức độ tập trung xuất khẩu và hệ số tăng trưởng xuất khẩu của  Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.4 Mức độ tập trung xuất khẩu và hệ số tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA (Trang 47)
Bảng 2.5 : Mức độ tập trung nhập khẩu và hệ số tăng trưởng nhập khẩu của Việt nam từ các thị trường đã ký FTA giai đoạn 2001 - 2009 - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.5 Mức độ tập trung nhập khẩu và hệ số tăng trưởng nhập khẩu của Việt nam từ các thị trường đã ký FTA giai đoạn 2001 - 2009 (Trang 49)
Bảng 2.6:  Tình hình nhập siêu và xuất khẩu ròng của Việt Nam với các đối tác đã ký FTA giai đoạn 2001 – 2009 - các hiệp định thương mại tự do với chiến lược tham gia của việt nam đến năm 2020
Bảng 2.6 Tình hình nhập siêu và xuất khẩu ròng của Việt Nam với các đối tác đã ký FTA giai đoạn 2001 – 2009 (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w