1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các loại báo cáo kiểm toán. Áp dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát để phân tích bảng cân đối kế toán của một đơn vị cụ thể.

38 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

6 Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán  Nêu chuẩn mực kiểm toán được áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán  Nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên được thựchiện

Trang 1

Đề tài: Các loại báo cáo kiểm toán Áp dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát để phân tích bảng cân đối kế toán của một đơn vị cụ thể.

I Cơ sở lý luận

1 Báo cáo kiểm toán

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm kiểm toán

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và thẩm quyền thu thập và đánh giá cácbằng chứng về cac thông tin có thể định lượng được cảu một đơn vị cụ thể, nhằm mụcđích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩnmực đã được thiết lập

1.1.2 Khái niệm báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán, là văn bản do kiểmtoán viên phát hành để trình bày ý kiến của mình về thông tin tái chính được kiểmtoán

1.2 Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán

Tùy theo mỗi quốc gia, mỗi hạng kiểm toán có những quy định khác nhau về BCTC,song theo thông lệ kiểm toán quốc tế và đoạn chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 700)quy định:

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theothứ tự sau:

1 Tên và địa chỉ công ty kiểm toán

2 Số hiệu báo cáo kiểm toán

3 Tiêu đề báo cáo kiểm toán

4 Người nhận báo cáo kiểm toán

5 Mở đầu của báo cáo kiểm toán

 Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

 Nêu trách nhiệm của giám đốc (hoặc người đúng đầu) đơn vị được kiểm toán vàtrách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán

Trang 2

6 Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán

 Nêu chuẩn mực kiểm toán được áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán

 Nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên được thựchiện

7 Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính được kiểmtoán

8 Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán

9 Chữ ký và đóng dấu

Báo cáo kiểm toán phải được trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu để người đọchiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra

Tên và địa chỉ công ty kiểm toán :

Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ tên, biểu tượng , địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax

và số hiệu liên lạc khác của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán phát hành báocáo kiểm toán

Trường hợp có từ hai công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện một cuộc kiểm toán thìphải ghi đầy đủ các thông tin nêu trên của các công ty cùng kỳ báo cáo kiểm toán

Số hiệu báo cáo kiểm toán:

Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của công tyhoặc chi nhánh công ty kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệthống văn bản của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán)

Tiêu đề báo cáo kiểm toán :

Báo cáo kiểm toán phải có tiêu đề rõ ràng và thích hợp để phân biệt với báo cáo

do người khác lập Báo cáo kiểm toán được phép sử dụng tiêu đề “ Báo cáo kiểmtoán”, hoặc “ Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”, hoặc “ Báo cáo kiểm toán vềbáo cáo tìa chính năm … của công ty…”

Người nhận báo cáo kiểm toán :

Trang 3

Báo cáo kiểm toám phải ghi rõ người được nhận báo cáo kiểm toán phù hợp vớiHợp đồng kiểm toán Người nhận có thể là Hội đồng quản trị, Giám đốc, hoặc các cổđông đơn vị được kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán phải được đính kèm với báo cáo tài chính được kiểm toán

Mở đầu của báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ các báo cáo tài chính là đối tượng cảu cuộc kiểmtoán cũng như ghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà báo cáo tài chính đóphản ánh

Báo cáo kiểm toán phải khẳng định rõ ràng việc lập báo cáo tài chính là thuộctrách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán Trách nhiệmcủa kiểm toán viên và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trênkết quả kiểm toán của mình

Báo cáo tài chính phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.Việc lập báo cáo tài chính đòi hỏi Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị phải tuânthủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận; Phải lựa chọn cácnguyên tắc và phương pháp kế toán cũng như phải đưa ra các ước tính kế toán và cácxét đoán thích hợp Ngược lại trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán làkiểm tra các thông tin trên báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến về báo cáo này

Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán

Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toánbằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán được thực hiện theo mẫu chuẩn mực

kế toán Việt Nam, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận

Điều đó chỉ khả năng của kiểm toán viên thực hiện các thỉ tục kiểm toán xétthấy cần thiết tùy theo từng tình huống cụ thể Thủ tục này là cần thiết để đảm bảo chongười đọc báo cáo kiểm toán hiểu rằng cuộc kiểm toán được thực hiện theo các chuẩnmực và thông lệ được thừa nhận Trong trường hợp riêng biệt, kiểm toán viên đượcthực hiện các thủ tục kiểm toán khác thì cần phải ghi rõ trong báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ các công việc đã thực hiện bao gồm :

1 Các phương pháp kiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản,…) nhữngbằng chứng kiểm toán đủ để xác minh được thông tin trong báo cáo tài chính

Trang 4

2 Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấpnhận ) Các nguên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập báo cáo tài chính

3 Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng đã được Giám đốc (hoặcngười đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập báo cáo tài chính

4 Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các báo cáo tài chính Báo cáo kiểm toán phải được nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý

để làm căn cứ cho ý kiến của kiểm toán viên

Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán

Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán

về các báo cáo tái chính trên phương diện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp

lý trên các khía cạnh trọng yếu, trên phương diện tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành (hoặc được chấp nhận), và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liênquan

Khi đánh giá sự tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để lập báo cáotài chính, cần đánh giá trên phương diện tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán ViệtNam hiện hành (hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế, hoặc chuẩn mực và chế độ kế toánthông dụng khác được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận) bằng mẫu câu, như:

“Báo cáo tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc chuẩn mực kế toán Quốc tế, hoặc chuẩn mực và chế độ kế toán thông dụng khác được Bộ Tài Chính chấp nhận tại văn bản số….ngày… ) và phù hợp với quy định pháp lý có liên quan”.

Ngoài ý kiến đã được nêu ra về tính trung thực và hợp lý mà báo cáo tài chínhphản ánh và sự tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán, báo cáo kiểm toán còn phải đưa

ra ý kiến về tính tuân thủ của báo cáo tài chính đối với các quy định pháp lý có liênquan khác

Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán phải được ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ côngviệc kiểm toán Điều này cho phép người sử dụng báo cáo tài chính biết rằng kiểmtoán viên được xem xét đến các sự kiện (nếu có ) ảnh hưởng đến báo cáo tài chính,hoặc báo cáo kiểm toán cho đến tận ngày ký báo cáo kiểm toán

Trang 5

Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ địa điểm ( Tỉnh, Thành phố ) cảu công ty hoặcchi nhánh công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán.

Ngày ký báo cáo kiểm toán không được ghi trước ngày Giám đốc ( hoặc ngườiđứng đầu ) đơn vị ký báo cáo tài chính Trường hợp báo cáo tài chính được điều chỉnh

và lập lại trong quá trình kiểm toán thì ngày ký báo cáo kiểm toán được phép ghi cùngngày với ngày ký BCTC

Chữ ký và đóng dấu

BCKT phải ký rõ tên của kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán ởViệt Nam- Người chịu trách nhiệm kiểm toán, và ký rõ tên của Giám đốc ( hoặc ngườiđược ủy quyền ) phải đóng dấu của công ty ( hoặc chi nhánh ) chịu trách nhiệm pháthành báo cáo kiểm toán Giữa các trang của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chínhđược kiểm toán phải đóng dấu giáp lai

Phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, Giám đốc ( hoặc người được ủyquyền ) được phép ký bằng tên của Công ty kiểm toán thay cho chữ ký tên của mình,nhưng vẫn phải ghi rõ họ và tên, số hiệu giấy phép hành nghề kiểm toán ở Việt Namcủa chính mình, và đóng dấu công ty kiểm toán

Trường hợp có từ hai công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộc kiểm toán thìbáo cáo kiểm toán phải được ký bởi Giám đốc ( hoặc người được ủy quyền ) của đủcác công ty kiểm toán theo đúng thủ tục Trường hợp này kiểm toán viên chịu tráchnhiệm kiểm toán không phải ký tên trên báo cáo kiểm toán

“ Người được ủy quyền “ kỳ báo cáo kiểm toán có thể là Phó Giám đốc công

ty , Giám đốc hoặc Phó Giám đôc chi nhánh và là người có giấy phép hành nghề kiểmtoán ở Việt Nam và phải được Giám đốc công ty ủy quyền bằng văn bản

Ngôn ngữ trình bày trên báo cáo kiểm toán là tiếng Việt Nam hoặc tiếng nướcngoài khác thỏa thuận trên hợp đồng kiểm toán

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất

BCKT phải được lập riêng cho từng cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của từngđơn vị khác hàng ( Công ty, đơn vị xó tư cách pháp nhân độc lập ) theo thỏa thuận ghitrên hợp đồng kiểm toán

Trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty, theo thỏathuận trên hợp đồng kiểm toán, nếu kiểm toán báo cáo tài chính cho từng công ty độc

Trang 6

lập của Tổng công ty thì phải lập báo cáo kiểm toán cho từng công ty độc lập Nếukiểm toán báo cáo tài chính cho từng đơn vị phụ thuộc trong Tổng công ty, thì đượcphép lập báo cáo kiểm toán hoặc “Biên bản kiểm toán” Biên bản kiêm toán này phảibao gồm các nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty phải đượclập dựa trên kết quả kiểm toán được thực hện đối với các đơn vị thành viên, và kết quảkiểm tra báo cáo tài chính hợp nhất

1.3 Các loại báo cáo kiểm toán

Trong báo cáo trình bày kết luận về các khía cạnh:

- các báo cáo tài chính lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực

Ví dụ :” theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính được phản ánh trung thực và hợp

lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính tại công ty ABC tại ngày 31/12/X,cũng như kết quả kinh doanh và các luồng tiền lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chínhkết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Viêt Nam hiệnhành và các quim định pháp lý có liên quan

Trang 7

Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo tài chính đượckiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điềuchỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên; Báo cáo tài chính sau khi điều chỉnh đã đượckiểm toán viên chấp nhận.Trường hợp này thường dùng mẫu câu: ”theo kiến củachúng tôi, báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên, đãphản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”.

Ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo kiểm toán cómột đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báocáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán Đoạn nhận xét nàythường đặt sau đoạn đưa ra ý kiến nhằm giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của cácyếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Ví dụ : “theo ý kiến của chúng tôi báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lýtrên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X,cũng như kết quả kinh doanh và các luồng tiền lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chínhkết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiệnhành và các qui định pháp lý có liên quan Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiếnchấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc báo cáo tài chính đếnđiểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: công ty ABC đã đưa vào sử dụngcông trình xây dựng có giá trị XX VNĐ, 3 tháng trước ngày kết thúc niên độ tài chính,nhưng chưa ghi tăng tài sản cố định, chưa tính khấu hao và cũng chưa lập dự phòng.Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong báo cáo tài chính…”

Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán làhoàn toàn đúng, mà có thể sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu

1.3.2 Ý kiến chấp nhận từng phần

Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợpkiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trungthực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không

bị ảnh hưởng của yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trongbáo cáo kiểm toán Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên nêu ratrong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì báo cáo tàichính đó không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu

Trang 8

Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quanđến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu

có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.Yếu tố tùy thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy

ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên Việcđưa ra yếu tố tùy thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán củamình nhưng cũng làm cho người đọc báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõikhi sự kiện có thể xảy ra

Ý kiến chấp nhận từng phần có 2 dạng:

Ý kiến “Ngoại trừ”

Khi kiểm toán viên còn những bất đồng về các nhà quản lý doanh nghiệp về từng bộphận của báo cáo tài chính Trong báo cáo kiểm toán phải nêu rõ những bất đồng giátrị của báo cáo kiểm toán không bị hạn chế vì người đọc sẽ tự đánh giá bất đồng cóảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của đơn vị

VD: chi nhánh của công ty tại…không kiểm kê tài sản ngày 31/12 với lý do mới đi vàohoạt động Vì vậy chúng tôi không xác nhận được số tài sản hiện có tại chi nhánh.Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề đã nêu, báo cáo tài chính đãtrình bày hợp lý hoạt động của công ty…

Ý kiến “ Tùy thuộc vào”

Khi kiểm toán viên không thể chấp nhận toàn bộ được vì phạm vi kiểm toán bị hạnchế, số liệu mập mờ nhưng không đến mức ghi ý kiến “từ bỏ” Đây là báo cáo chấpnhận có loại trừ

Số liệu mập mờ nẩy sinh trong tình trạng không chắc chắn như: vụ kiện chưa được tòa

án phán quyết, khả năng tiếp tục hoạt động không chắc chắn…

Ví dụ về báo cáo kiểm toán có yếu tố tùy thuộc:

“theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trêncác khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũngnhư kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan tùy thuộc vào:

- Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận;

Trang 9

- Khoản chi XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua”.

Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằngkhông thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận dokhông đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọngnhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ýkiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận” ý kiến chấp nhận từng phần còn được thểhiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằngmẫu câu : “ Ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáotài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khiá cạnh trọng yếu…”

1.3.3 Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến)

Ý kiến từ chối ( hoặc không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quảcủa việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đếnmột số lượng lớn các khản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ

và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính, bằngmẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi, vì các lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra

ý kiến về báo cáo tài chính…”

1.3.4 Ý kiến không chấp nhận ( hoặc ý kiến trái ngược)

Ý kiến không chấp nhận ( hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp cácvấn đề không thống nhất với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượnglớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từngphần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chínhbằng mẫu câu : “Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đềnêu trên, báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu…”

Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiếnchấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận) thì phải mô tả rõràng trong báo cáo kiểm toán tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và địnhlượng, nếu được, những ảnh hưởng đến báo cáo tài chính Thông thường, các thông tinnày được ghi trong một đoạn riêng nằm trước đoạn đưa ra ý kiến của kiểm toán viên,

có thể tham chiếu đến một đoạn thuyết minh chi tiết hơn trong báo cáo tài chính (nếucó)

Trang 10

Những tình huống dẫn đến ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ramột trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như:

- Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn

- Không nhất trí với giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụngchuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin ghitrong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính

Các tình huống nêu trên có thể dẫn đến ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối,hoặc ý kiến không chấp nhận

Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn:

Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn đôi khi là do khách hàng áp đặt ( ví dụ:trường hợp các điều khoản của hợp đồng kiểm toán thỏa thuận rằng kiểm toán viênkhông được thực hiện một số thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cho là cần thiết).Tuy nhiên nếu kiểm toán viên cho rằng giới hạn này lớn đến mức có thể dẫn đến ýkiến từ chối thì hợp đồng bị giới hạn này sẽ không được là hợp đồng kiểm toán, trừ khikiểm toán viên bị bắt buộc về mặt pháp luật trường hợp hợp đồng kiểm toán trái vớinghiã vụ pháp lý của mình thì kiểm toán viên nên từ chối

Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn có thể do hoàn cảnh thực tế ( ví dụ: kế hoạchkiểm toán không cho phép kiểm toán viên tham gia kiểm kê hàng tồn kho) Giới hạncũng có thể do các tài liệu kế toán không đầy đủ, hoặc là do kiểm toán viên không thểthực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải

cố gắng thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để có thể thu thập đầy đủ bằng chứngthích hợp để làm cơ sở cho ý kiến chấp nhận toàn phần

Trường hợp do giới hạn phạm vi công việc kiểm toán dẫn đến ý kiến chấp nhận từngphần hoặc ý kiến từ chối, thì báo cáo kiểm toán phải mô tả các giới hạn này và nhữngđiều chỉnh liên quan đến báo cáo tài chính, nếu không có sự giới hạn này

Ví dụ về phạm vi kiểm toán bị giới hạn:

“ …chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X vì tạithời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán Với những tài liệu hiện có

ở đơn vị, chúng tôi cũng không thể kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồnkho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác

Trang 11

Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý

do nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu…”

Hoặc :

“do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã khong kiêm tra được toàn bộ doanhthu, cũng không nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách hàng, và vì tínhtrọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tàichính của đơn vị

Không nhất trí với đơn vị được kiểm toán

Trường hợp kiểm toán viên không nhất trí với giám đốc một số vấn đề, như việc lựachọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hay sự không phù hợp của các thôngtin ghi trong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính

Nếu những điểm không nhất trí với giam đốc là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, thìkiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận

Ví dụ về không nhất trí với giám đốc:

“…như đã nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính, đơn vị đã không tínhkhấu hao tài sản cố định, trong khi tài sản cố định này đã thực sự được sử dụng trên 6tháng, với mức khấu hao đangs lẽ phải tính là XXX VNĐ Do vậy, chi phí kinh doanh

đã bị thiếu và giá trị thuần của tài sản đã cao hơn thực tế với giá trị tương đương XXXVNĐ, làm cho lãi tăng giả tạo XXX VNĐ

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính của sựkiện trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọngyếu…”

Hoặc:

“…ngày 25/3/X, công ty đã cho vay một khoản tiền lớn là XXX VNĐ, đến ngày31/12/X vẫn chưa làm xong thủ tục xác nhận nợ điều đó cần thiết phải ghi rõ trongphần thuyết minh báo cáo tài chính…

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của việc bỏ sót phần thuyếtminh nói trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu…”

Hoặc :

Trang 12

“…trong báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XYVNĐ đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh…Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáotài chính đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọngyếu…”

2 Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát:

2.1 khái niệm ,tác dụng:

2.1.1 Khái niệm:

-Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTC thong qua mối quan

hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC

-Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thong quaviệc xác định những sai lệch về thong tin,những tính chất bình thường trên BCTC, đểKTV xác định mục tiêu, phạm vi, qui mô, khối lượng công việc cần kiểm toán, từ đó

có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà KTV cho là cần thiết

2.1.2 Tác dụng:

Phương pháp này có tác dụng cho cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán , đó là giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán;giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểmtoán

+Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Trong giai đoạn này, phương pháp phântích đánh giá tổng quát giúp KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện, nhanhchóng xác định được tính chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm tra, nộidung cần đi sâu kiểm toán, xác định đựoc những vấn đề có khả năng sai sót trọng yếu;đồng thời giúp KTV xác định đựơc nội dung , thời gian, phạm vi sử dụng phương phápkiểm toán khác,qua đó lập được kế hoạch chi tiết với những nội dung, phạm vi cầnthiết,thời gian biên chế và chi phí hợp lý

Trong quá trình phân tích ở giai đoạn này,KTV có thể sử dụng cả thong tin tài chính

và phi tài chính(như diện tích kho tang,số lượng lao động,năng suất bình quân…)+Giai đoạn thực hiện kiểm toán: giai đoạn này, phân tích được coi như một phươngpháp kiểm tra cơ bản nhằm thu thập bằng chứng có liên quan đến số dư tài khoản hoặcmột loại nghiệp vụ nào đó.Các bằng chứng về cơ sở dẫn liệu chứng minh cho cáckhoản mục trong BCTC có thể thu được khi tiến hành thử nghiệm chi tiết các nghiệp

Trang 13

vụ số dư hoặc phân tích hay kết hợp cả hai phương pháp phân tích và thử nghiệm chitiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.

Khi sử dụng phương pháp phân tích trong thực hành kiểm toán,KTV cần chú ý đếnmấy vấn đề sau:

 Mục đích phương pháp phân tích và mức độ KTV có thể tin cậy vào phươngpháp phân tích

 Tính hữu dụng, hiệu quả của các thong tin tài chính và phi tài chính dùng đểphân tích

 Tính so sánh của các thong tin hiện có,kể cả độ tin cậy của nó

 Kinh nghiệm kiểm toán kỳ trước và tính hiệu lực của hệ thống KSNB trongdoanh nghiệp.Nếu hệ thống KSNB yếu, không nên áp dụng phương pháp phântích để đưa ra kết luận

+ Giai đoạn kết thúc một cuộc kiểm toán: ở giai đoạn này,việc phân tích đành giá tổngquát có vai trò rất quan trọng đối với KTV.Khi đã kiểm toán và có kết luận về từng bộphận cấu thành BCTC,mà đặc biệt kiểm toán hiện đại ngày nay tiến hành trên cơ sỏmẫu chọn trong kiểm toán Để có mức thoả mãn trong kiểm toán càng cao và ta ưgthem độ tin cậy cho KTV thì cần phải một lần nữa sử dụng phương pháp phân tíchđánh giá tổng quát về những thong tin cần kiểm toán và bằng chứng thu thập được đểcủng cố them cho các bằng chứng và kết luận của KTV,kể cả việc thử lại khả năng tiếptục hoạt động của doanh nghiệp trước khi KTV ký vào báo cáo kiểm toán

-So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước

-So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán…

-So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp với số liệu bình quân của ngành hoặc sốliệu dự kiến của KTV

Trang 14

-So sánh số liệu thực tế doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cùng quy mô,cùnglãnh thổ,cùng nghành nghề,cùng loại hình SXKD.

Ví dụ: giá thành thực tế gấp hai lần giá thành kế hoạch=> đây là một biến độngkhông bình thường vì vậy KTV nghi ngờ có thể tồn tại các gian lận,sai sót

Phương pháp này giúp KTV thấy được chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu.Qua

đó, giúp KTV định hướng được nội dung kiểm toán và những vấn đề cơ bản cần đisâu

Ưu điểm : nhanh chóng, đơn giản

Nhựoc điểm : không thể hiện được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu (không so sánhđược các chỉ tiêu khác nhau) Để khắc phục hạn chế này,người ta sử dụng kỹ thuậtphân tích tỷ suất

 Phân tích tỷ suất:

Phương pháp này dựa vào các mối quan hệ,những tỷ lệ tương quan giữa các chỉtiêu,các khoản mục khác nhau để phân tích(so sánh), đánh giá

Tuỳ điều kiện cụ thể,tuỳ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp mà KTV

có thể tiến hành một số hoặc dùng tất cảc các tỷ suất sau:

A.Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán:

a.1 Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời:

Tỷ suất khả năng thanh = Tổng tài sản lưu động

toán hiện thời Tổng số nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: tỷ suất này nói lên khả năng thanh toán trong hiện tại của doanh nghiệp,đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và đặc biệt quan trọng với các bên đối tác chovay hoặc cho thanh toán chậm.Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụtài chính của công ty

Thông thường khả năng thanh toán có biến động do:

-Sự phát triển,mở rộng nhanh chóng của hoạt động SXKD

-Có vấn đề trong việc thu nợ

-Sự thay đổi trong chính sách quản lý đặc biệt các chính sách có lien quan đến thờihạn thanh toán và số dư HTK

-Có sự lẫn lộn trong phân loại các khoản công nợ ngắn hạn và dài hạn

-Có sai sót về tính đúng kỳ trong số dư cuối năm

Trang 15

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc khả năng thanh toán hiện thời có sự biếnđộng,có thể xem xét them các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán nhanh,số ngàyphải thu,vòng quay HTk ,vòng quay vốn kinh doanh.

Tỷ suất này =1 : có nghĩa TS lưu động vừa đủ thanh toán nợ ngắn hạn

=2 : có nghĩa đảm bảo vốn vừa thanh toán đủ nợ ngắn hạn,vừa tiếptục hoạt động được

>2 : có nghĩa là dnghiệp có khả năng thanh toán nhưng đầu tư thừa tàisản lưu động

<2 : có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhưng đầu tưthiếu ts lưu động

a.2 Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh:

Tỷ suất khả năng thanh = Vốn bằng tiền + tài sản tương đương tiền toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn

Ý nghĩa:nói lên khả năng thanh toán nhanh (tức thời)các khoản công nợ ngắn hạnbằng tiền và các khoản có thể chuyển hoá ngay bằng tiền

Tỷ suất này =1 : thoả đáng

>1 :có khả năng thanh toán nhanh

<1 :khó khăn trong thanh toán công nợ ngắn hạn

a.3 Tỷ suất thanh toán lãi vay dài hạn:

Tỷ suất thanh toán lãi = Lãi trước thuế +Lãi vay dài hạn

vay dài hạn lãi vay dài hạn

Tỷ suất này =1 : dnghiệp không có lợi nhuận

=2 : dnghiệp có lợi nhuận trước thuế bằng lãi vốn vay

>=3 :lợi nhuận trước thuế = hay > 2 lần lãi vốn vay

a.4 Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn:

Tỷ suất khả năng thanh toán = Tổng tài sản dài hạn Tổng số nợ phải trả(NH+DH)

Ý nghĩa : tỷ suất này không những có ý nghĩa với việc đánh giá khả năng thanhtoán của doanh nghiệp mà còn có tác dụng xem xét khả năng tiếp tục hoạt động củadoanh nghiệp để có nhận xét trong báo cáo kiểm toán

Tỷ suất này =1 : dnghiệp có khả năng thanh toán

Trang 16

>1 :dnghiệp có khả năng thanh toán,có khả năng tiếp tục hoạt động <1 : không những doanh nghiệp có khó khăn trong quan hệ thanhtoán mà khả năng giải thể,phá sản đang đến gần với dnghiệp.

=0 :dnghiệp bị phá sản

a.5 Số vòng thu hồi nợ (hệ số thu hồi nợ)

Số vòng thu hồi = doanh thu ròng (thuần) (năm)

nợ Số dư các khoản phải thu bình quân

Số dư các khoản =Số dư các khoản phải thu đầu năm + Số dư các khoản phải thu cuối năm

phải thu bình quân 2

Ý nghĩa: số ngày phải thu là chủ tiêu để tính toán số ngày trung bình khoản phảithu từ lúc phát sinh cho đến khi thu được tiền(số tiền bán hàng tính vào doanh thutrong một năm được thu về quỹ doanh nghiệp là bao nhiêu lần trong năm).Nếu số vòngthu hồi càng lớn thù càng chứng tỏ khả năng bán hàng và phương pháp thu hồi công

nợ càng tốt.Khi đó,số ngày(thời gian)của một vòng thu nợ càng giảm

Số vòng thu hồi nợ càng nhiều hay thời guan thu nợ càng ngắn thì càng có tiền

để chi trả các khoản nợ

Chỉ tiêu này có thể được so sánh với chính sạc về thanh toán của công ty

Chỉ tiêu về số ngày phải thu thường biến động bởi:

-Sự thay đổi của môi trường kinh tế nói chung

-Doanh thu cuối năm tăng giảm đột biến

- Sự thay đổi về khách hàng

-Sự thay đổi về điều khoản thanh toán

-Sự thay đổi về điều khoản ghi nhận

-Sự thay đổi về điều kiện ghi nhận nợ phải thu khó đòi

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc thay đổi số ngày phải thu,cần xem xét sựthay đổi của các tài khoản như phải thu,phải thu khó đòi,hàng bán trả lại và số dư chitiết của từng khách hàng.Bên cạnh đó cũng có thể xem xét sự biến động trong báo cáotuổi nợ

Trang 17

a.6 Số vòng luân chuyển HTK:

Số vòng luân chuyển hàng = Giá vốn hàng bán

tồn kho Số dư tồn kho bình quân

Thời gian một vòng luân = 3 6 5

chuyển hàng tồn kho số vòng luân chuyển HTK

Chỉ tiêu này thường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

-Sự thay đổi về cơ cấu hàng tồn kho hoặc cơ cấu sản phẩm

-Kiểm kê thừa hoặc thiếu

-Sự thay đổi về quản lý hàng tồn khpo hoặc thủ tục kiểm soát

-Sự thay đổi về giá hàng tồn kho

-Sự thay đổi về phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho

-Sự thay đổi về chính sách dự phòng giảm giá hoặc ghi giảm hàng tồn kho

Để phân tích và nhận biết rủi ro do việc vòng quay hàng tồn kho biến động, có thể xemxét sự thay đổi của số dư một số tài khoản khác như thành phẩm,sản phẩm dởdang,nguyên vật liệu,giá vốn hàng bán,và so sánh sự thay đổi của một số chỉ tiêu khácnhư số ngày phải trả cà khả năng thanh toán bằng tiền

B Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời :

b.1 Tỷ suất khả năng sinh lời:

Tỷ suất khả năng sinh lời = Lợi nhuận

của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh

Tỷ suất khả năng sinh lời = lãi kinh doanh trước thuế + lãi vốn vay

của tài sản Tổng giá trị tài sản bình quân

Tổng giá trị tài sản =Tổng giá trị tài sản tồn đầu kỳ+ tổng giá trị tài sản tồn cuốikỳ

bình quân 2

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được

và tổng mức đầu tư Chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả của công ty trong việc quản

lý tài sản và tạo lợi nhuận

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của chỉ tiêu này:

-Sự thay đổi về khả năng sinh lời do môi trường kinh doanh thay đổi

-Sự thay đổi về lợi nhuận gộp do thay đổi kết cấu sản phẩm,giá bán,giá vốn

Trang 18

-Sự thay đổi về tài sản do thanh lý,mua mới.

-Sự thay đổi trong chính sách kế toán liên quan tới doanh thu,đánh giá tài sản

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản thay đổicần phải xem xét các tài khoản có liên quan như tài sản vô hình,doanh thu…và có thể

so sánh sự thay đổi đó với các chỉ tiêu khác như vòng quay của tài sản,lãi trên nợ dàihạn…

b.2 Tỷ suất lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp * 100%

Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ tiêu đầu tiên để phân tích về khả năng sinh lời.Chỉ tiêunày cho thấy khả năng của công ty trong việc kiểm soát giá vốn và giá bán.Chỉ tiêu tỷsuất lợi nhuận gộp có thể cung cấp nhiều thông tin hơn nếu được phân tích theo từngloại sản phẩm

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp thường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

-Sự thay đổi về giá

Sự thay đổi về cơ cấu hàng bán

-Sự thay đổi về giá vón hàng bán

-Sự thay đổi về số lượng bán nếu chi phí sản xuất chung là cố định và lớn

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ chỉ tiêu lợi nhuận gộp thay đổi,có thể xem xétthêm sự thay đổi của số dư các tài khoản như nguyên vật liệu,nhân công,chi phí sảnxuất chung…

b.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế * 100%

(kết quả hoạt động) Doanh thu

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng đánh giá khả năng sinh lời sau khi trừ đi các khoản giá vốn vàchi phí Chỉ tiêu này có thể được so sánh với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp để phân tíchảnh hưởng của chi phí quản lý,chi phí bán hàng tới lợi nhuận

Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận gộp,chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuậnròng còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây:

-Sự thay đổi về kế toán như vốn hóa chi phí…

-Sự thay đổi của chi phí bán hàng,chi phí quản lý

Trang 19

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ vieevj chỉ tiêu này thay đổi,có thể xem xét sự thayđổi của các tài khoản như doanh thu,lãi,các chi phí bán hàng,quản lý…và so sánh cùngvới sự thay đổi của các chỉ tiêu khác như lãi trên nợ dài hạn,chi phí bảo trì sửa chữatrên tổng tài sản cố định,khả năng thanh toán nhanh.

b.4 Tỷ suất hiệu quả kinh doanh:

Tỷ suất hiệu quả = Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh = A

kinh doanh Tổng doanh thu bán hàng thuần

Ý nghĩa: một đồng doanh thu bán hàng thuần mang lại bao nhiêu lãi cho doanh nghiệp

C.Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính:

c.1 Tỷ suất đầu tư(tỷ suất đầu tư về tài sản cố định và đầu tư dài hạn)

Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

C.2 Tỷ suất tự tài trợ (tỷ suất tự tài trợ về tài sản cố định và đầu tư dài hạn)

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

C.3 Tỷ suất khả năng tài trợ( tỷ suất tài trợ)

Tỷ suất khả năng tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu <_1

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này có mối quan hệ vớ tỷ suất nợ

Ngày đăng: 10/10/2014, 15:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đánh giá mức độ rủi ro của WorldCom Inc. - Các loại báo cáo kiểm toán. Áp dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát để phân tích bảng cân đối kế toán của một đơn vị cụ thể.
Bảng 1 Đánh giá mức độ rủi ro của WorldCom Inc (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w