1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

âm tố và hiện tượng ngôn điệu

35 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 349 KB

Nội dung

Vì vậy, hội ngữ âm quốc tế đã đề nghị một bộ kí hiệu thống nhất, dùng trong mọi trường hợp để ghi các ngôn ngữ khác nhau tham khảo SGK - Bán nguyên âm: là các nguyên âm không làm đỉnh â

Trang 1

I KHÁI NIỆM VỀ ÂM TỐ

-Âm tiết là đơn vị cấu âm nhỏ nhất của lời nói.

VD: Từ “trường học” được cấu thành từ 2 âm tiết là

“trường “ và “học”.

-Việc phân chia âm thanh của lời nói thành những đơn

vị cấu âm thính giác nhẹ nhất được gọi là âm tố.

- Số lượng âm tố là vô hạn, nhưng giữa chúng có một

số đặc trưng âm học cho phép phân loại chúng thành những tập hợp mà 2 tập hợp lớn đầu tiên là nguyên âm

và phụ âm

Trang 2

1 NGUYÊN ÂM

a Đặc trưng chung:

nên Nó có đường cong biểu diễn tuần hoàn

luồng hơi ra tự do.

Trang 3

1 NGUYÊN ÂM

b Xác định các nguyên âm: nghĩa là xá định các âm sắc dựa vào 3 tiêu chuẩn:

1) Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép

2) Lưỡi trước hay sau.

3) Môi tròn hay dẹt.

Trang 4

1 NGUYÊN ÂM

Theo tiêu chuẩn 1, có thể chia ra 4 nhóm:

+Nhóm nguyên âm thấp hay nguyên âm mở Vd: âm “a”

trong Tiếng Việt

+Nhóm nguyên âm thấp vừa hay nguyên âm mở vừa Vd:

âm “e”, “o” trong TV

+Nhóm nguyên âm cao vừa hay nguyên âm khép vừa Vd:

âm “ê”, “o” trong Tv

+ Nhóm nguyên âm cao hay nguyên âm khép Vd: “i”, “u”,

“ư” trong TV

Trang 5

1 NGUYÊN ÂM

Theo tiêu chuẩn 2 (trước- sau) có thể chia thành 3

nhóm:

+ Nguyên âm trước: “i”, “ê”, “e” trong TV

+ Nguyên âm giữa: nguyên âm trong từ “ bird” trong Tiếng Anh

+ Nguyên âm sau: “u”, “ư”, “ô”, “ơ” trong TV

Trang 6

1 NGUYÊN ÂM

Theo tiêu chuẩn 3 (tròn- dẹt) có thể chia thành 2 nhóm:

+Nguyên âm tròn: “u”, “ô”, “o” trong TV

+Nguyên âm dẹt: “i”, “ê”, “ơ” trong TV

Trang 7

1 NGUYÊN ÂM

c Các nguyên âm chuẩn:

+ Các âm tố nguyên âm có số lượng vô hạn Theo các

tiêu chuẩn người ta định ra 1 số nguyên âm tiêu

biểu lập thành một biểu đồ, từ đó có thể lấy làm

căn cứ để tiện cho việc định danh và miêu tả các

nguyên âm cụ thể.

+ Biểu đồ nguyên âm chuẩn là 1 tứ giác mà điểm cao

nhất của góc trái biểu thị nguyên âm cao nhất và

trước nhất, còn điểm cực thấp của góc phải biểu

thị nguyên âm thấp nhất và sau nhất Cũng như

vậy, 2 góc còn lại biểu thị những phẩm chất cực

đoan của nguyên âm.

Trang 8

1 NGUYÊN ÂM

d Các nguyên âm chuẩn hạng thứ:

- Để phân biệt với 8 nguyên âm chuẩn ban

đầu về mức độ tròn môi ta có nguyên âm

chuẩn hạng thứ từ (9)

- Các nguyên âm này phân biệt với 8 nguyên

âm chuẩn ban đầu ở chỗ một đằng tròn

môi, một đằng không tròn môi.

Trang 9

1 NGUYÊN ÂM

e Hình thang nguyên âm quốc tế:

+ 3 vạch đứng biểu thị 3 hàng nguyên âm

trước, giữa, sau.

+ Bên trái mỗi vạch đứng dành cho ký hiệu

của các nguyên âm không tròn, bên phải

mỗi vạch đứng là chỗ ghi các nguyên âm

tròn.

+ Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống dưới lần

lượt ghi các nguyên âm cao đến các

nguyên âm thấp hơn.

Trang 10

1 NGUYÊN ÂM

f Cách miêu tả 1 nguyên âm:

+ Miêu tả 1 nguyên âm miệng là nói rõ nguyên âm đang xét thuộc

những nhóm nào, lần lượt theo 3 tiêu chuẩn.

+ Trong một số ngôn ngữ còn có nguyên âm mũi hóa đối lập với

nguyên âm không mũi hóa.

+ Các nguyên âm còn có thể phân biệt nhau về trường độ Nguyên âm

có trường độ lớn hơn nguyên âm bình thường được gọi là nguyên âm dài Nếu trường độ nhỏ hơn thường lệ ta có nguyên âm ngắn

- Ký hiệu ghi đặc trưng “dài” của nguyên âm là 2 dấu chấm đặt ở bên cạnh [:] Ví dụ: far [fa:].

- Ký hiệu ghi đặc trưng “ngắn” là dấu mặt trăng [ v ] Ví dụ: tay [tăj]

Trang 11

1 NGUYÊN ÂM

g Kí hiệu phiên âm:

- Do mối quan hệ giữa âm và chữ không nhất quán trong mọi trường hợp ở một số quốc gia Vì vậy, hội ngữ âm quốc tế đã

đề nghị một bộ kí hiệu thống nhất, dùng trong mọi trường hợp

để ghi các ngôn ngữ khác nhau ( tham khảo SGK)

- Bán nguyên âm: là các nguyên âm không làm đỉnh âm tiết, còn gọi là “phi âm tiết tính”được phát âm lướt đi và thành

một loại âm nửa xát

- Nguyên âm đôi: là tổ hợp nguyên âm mà cách phát âm lướt từ nguyên âm này sang nguyên âm khác và thường yếu tố đầu mạnh hơn

Trang 12

2 PHỤ ÂM

Phụ âm về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối thoát của nó Có nhiều cách cản trở, được gọi là phương thức cấu âm

Cùng một cách cản trở nhưng được thực hiện ở

những chỗ khác nhau gọi là vị trí cấu âm, sẽ cho ta những phụ âm khác nhau Miêu tả một phụ âm là xác định âm đó theo 2 tiêu chuẩn:

- Phương thức cấu âm.

- Vị trí cấu âm.

Trang 13

2 PHỤ ÂM

2.1.Phương thức cấu âm:

Tên pt cấu âm Phương thức cấu âm Phân loại Ví dụ

Âm tắc Khi phát âm thì 1 âm tắc thì lưỡi con nâng lên bịt kín lối

thông lên mũi và không khí bị cản trở hoàn toàn, do những

bộ phận khác nhau ở miệng, muốn thoát ra phải phá vỡ sự cản trở ấy, tạo nên 1 tiếng nổ.

-Âm vô thanh -Âm hữu thanh

[t, d, g, k,

b, p]

Âm mũi Khi phát âm, lưỡi con hạ xuống, ko khí không ra qua

miệng được, trở ra bằng đường mũi -Âm vang-Âm ồn [m, n, η ],

my [maj]

Âm xát -Do không khí đi qua 1 khe hẹp

-Do luồng hơi, ra nhanh do bị tống mạnh qua 1 khe hẹp hoặc phải vượt qua 1 bờ sắc như răng chẳng hạn.

-Âm rít -Âm không rít

[f, v, z], thing [ θ i η ]

Âm bên Được đặc trưng bởi luồng không khí đi qua 1 lối thoát lớn,

do có tiếng cọ xát vào thành của bộ máy phát âm dường như ko đáng kể.

-Âm bên nửa xát

-Âm bên xát

Oan [wan], red

Âm giữa(nửa

xát) Khe hở giữa mặt lưỡi và ngạc lớn hơn so với âm xat nhưng chưa đủ lớn để tạ ra 1 nguyên âm. Ư trong TV

Âm rung Ko khí từ phổi đi ra bị chặn lại ở 1 vị trí nào đó, vượt qua

chướng ngại, rồi lại bị chặn -Âm rung- Âm vỗ R trong TV

Trang 14

2 PHỤ ÂM

2.2 Vị trí cấu âm:

Ở cùng 1 vị trí, với những phương thức cấu âm

khác nhau người ta có những âm khác nhau Ngược lại, cùng một phương thức cấu âm nhưng ở những

vị trí khác nhau ta có những âm khác nhau.

Dưới đây, ta sẽ phân loại theo vị trí:

Trang 15

2 PHỤ ÂM

2.2.1.Âm môi: gồm âm môi- môi và môi- răng

-Âm môi- môi: được phát âm giống như khi ta thổi tắt ngọn nến, chỉ có điều không chúm môi

VD:[β]

-Âm môi- răng: vd [f ,v,υ]

2.2.2.Âm răng, âm lợi, âm sau lợi: Khi phát âm những âm

này, đầu lưỡi đặt vào chân răng hoặc lợi của hàm trên

VD: Từ this trong TA được phát âm với đầu lưỡi đặt vào giữa

2 hàm răng

Trang 16

2 PHỤ ÂM

2.2.3.Âm quặt lưỡi: Các âm này được phát âm với đầu lưỡi nâng cao và quătj về phía sau để mạt dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phần sau lợi, tức là giữa lợi và ngạc

Trang 17

2 PHỤ ÂM

2.2.5 Âm mạc: Khi phát âm mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc tạo nên 1 chướng ngại.

VD: [k, g, η]

2.2.6 Âm lưỡi con: Nâng cao mặt lưỡi sau về phía

lưỡi con để cản trở không khí, tạo nên hoặc 1 âm

xát hoặc 1 âm mũi.

VD:VD từ “ rouge” trong Tiếng pháp.

Trang 18

2 PHỤ ÂM

2.2.7.Âm yết hầu: được cấu tạo bằng cách lui nắp

họng về phía sau, tới vách sau của yết hầu Do cách cấu âm này nên ko thể có âm mũi yết hầu được mà chỉ có thể có âm xát mà thôi.

2.2.8 Âm thanh hầu: được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh.

VD: Chữ h trong từ hát hò của TV

Trang 19

2 PHỤ ÂM

2.3 Cấu âm bổ sung:

2.3.1.Ngạc hóa: là cấu âm bỏ sung vào cách phát âm bình thường: Vị trí

lưỡi hơi cao và hơi trước một chút như tư thế phát âm chữ [i] Kí hiệu [~].

2.3.2 Mạc hóa: là cấu âm bổ sung vào cách phát âm bình thường Vị trí sau lưỡi được nâng cao nhưng không tròn môi Vd từ bell hay milk trong TA 2.3.3 Yết hầu hóa:là hiên tượng thêm vào cách phát âm thông thường sự

thu hẹp khoang yết hầu Kí hiệu phiên âm cho hiện tượng này là [~].

2.3.4 Môi hóa: là thêm vào hiện tượng tròn môi.Nó khác với các kiểu âm

khác là nó có thể kết hợp với bất cứ 1 kiểu nào trong số đó Còn môi hóa thì có thể đi cùng với hầu hết các loại phụ âm.

Vd từ tủ trong TV bị môi hóa.

Trang 20

Bảng so sánh nguyên âm và phụ âm

Nội dung Nguyên âm Phụ âm

Bản chất âm học Do thanh cấu tạo nên, nó

có đường cong biểu diễn

tuần hoàn

Phụ âm về cơ bản là tiếng động có đường cong biểu diễn ko

tuần hoàn

Mặt cấu âm Nguyên âm được tạo

nên bởi luồng hơi ra tự

Trang 21

CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU

Khái niệm: Trong ngôn ngữ, ngoài những âm tố như

nguyên âm, phụ âm còn có những sự kiện ngữ âm khác như thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu Chúng

thường xảy ra đòng thời với các âm tố hoặc trên 1 đơn vị lớn hơn âm tố gọi là những hiện tượng ngôn điệu (hay là những sự kiện siêu đoạn tính).

Trang 22

CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU

CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU

Trang 23

I ÂM TIẾT

1 Khái niệm:

Âm tiết là đơn vị mang những sự kiện ngôn điệu

như thanh điệu, trọng âm Âm tiết là 1 khúc đoạn của âm thanh được cấu tạo bởi 1 hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh đó

là phụ âm.

Trang 24

-Âm tiết khép khi tận cùng là các phụ âm.

Nếu đó là phụ âm tắc vô thanh (vd “Lập cập”) thì ở đây ta có

loại âm tiết khép điển hình, đối lập hoàn toàn với loại âm tiết đầu Giữa 2 loại này, tùy theo từng ngôn ngữ mà có thể chia ra những loại trung gian như nửa mở, nửa khép

VD: trong TV, âm tiết tận cùng bằng các bán nguyên âm, kiểu [u, i] là nửa mở, bằng các phụ âm vang, kiểu [ m, n] là nửa khép

Trang 25

II THANH ĐIỆU

1 Khái niệm:

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói”

trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của

từ hoặc hình vị.

Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng

âm là đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc trưng của

âm tiết.

VD: 2 từ “tiên”, “tiền” có nghĩa khác nhau, phân biệt với

nhau ở chỗ được phát âm với cao độ khác nhau

Trang 26

II THANH ĐIỆU

2 Phân loại thanh điệu: có 2 loại

- Thanh điệu âm vực ( register tone): là loại mà trong đó các thanh chỉ phân biệt với nhau về các mức trên thanh bậc cao độ

- Thanh điệu hình tuyến (contour tone) : là loại trong đó các thanh phân biệt với nhau bằng sự di chuyển cao độ từ thấp lên cao hoặc từ cao xuông thấp

NX: Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống thanh điệu riêng với số lượng khác nhau và xếp theo 1 trật tự riêng

VD: TV có 6 thanh điệu nhưng tiếng Thái chỉ có 5 thanh điệu

Trang 27

III TRỌNG ÂM

1 Khái niệm: là 1 biện pháp âm thanh làm nổi bậy 1 đơn vị

ngôn ngữ học lớn hơn âm tố (âm tiết, từ, ngữ, hoặc đoạn câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ học khác ở cùng cấp độ

*Trọng âm là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng

những phương tiện ngữ điệu nhất định

* Có 3 nhân tố tạo nên trọng âm: +trọng âm lực

+trọng âm nhạc tính

+trọng âm lượng

Trang 28

III TRỌNG ÂM

2 Phân loại trọng âm: có 3 loại

- Trọng âm từ:là trọng âm tự do có chức năng khu biệt từ Mỗi từ thường

có 1 trọng âm (vẫn có trường hợp có 2 trọng âm) Khi phiên âm thì người

ta thường dùng 1 dấu gạch nhỏ thẳng đứng, đặt ở phía trên ngay trước

âm tiết mang trọng âm.

- Trọng âm cú đoạn: 1 phát ngôn có thể chia thành từng nhóm từ gọi là cú đoạn, vốn là đơn vị hoàn chỉnh về 1 ngữ nghĩa trong 1 văn cảnh nhất

định

khi đọc sẽ tăng trọng âm ở từ nào đo (thường là cuối cú đoạn)

- Trọng âm logic: thông thường, 1 từ nào đó quan trọng về mặt logic, mặt ngữ nghĩa mà sự chú ý cần tập trung vào đó thì được nêu bật lên bằng 1 trọng âm logic.( Cần phân biệt với trọng âm cú đoạn).

Trang 29

III TRỌNG ÂM

3.Chức năng của trọng âm:

- Chức năng khu biệt: thường là trọng âm lực và các trọng âm tự

do hay di động VD: từ “ water” nếu nhấn ở âm đầu thì mang nghĩa là nước (dt), nhưng nếu nhấn ở âm thứ 2 thì lại mang

nghĩa là tưới nước

- Chức năng phân giới: trong những ngôn ngữ mà vị trí của

trọng âm cố định Trong chuỗi lời nói, căn cứ vào trọng âm

của câu, ta có thể biết được đến đâu là 1 từ đã kết thúc hoặc 1

từ đã bắt đầu và từ đó suy ra ranh giới của đơn vị lớn hơn

- Chức năng tạo đỉnh: Chỉ ra đỉnh của đơn vị ngữ âm, đó có thể

là một từ hay 1 nhóm từ

Trang 30

IV NGỮ ĐIỆU

1 Khái niệm:

ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ.

giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu.

Trang 31

IV NGỮ ĐIỆU

CHỨC NĂNG CỦA NGỮ ĐIỆU

CHỨC NĂNG

CÚ PHÁP

CHỨC NĂNG KHU BIỆT

CHỨC NĂNG BiỂU CẢM

CHỨC NĂNG ĐẶC TRƯNG

Trang 32

IV NGỮ ĐIỆU

2.1 Chức năng cú pháp:

- Câu trần thuật: có 1 bộ phận lên giọng và 1 bộ phận xuống giọng Mỗi bộ phận

có thể dài ngắn khác nhau bao gồm 1 hay nhiều nhóm tiết tấu Mỗi nhóm tiết tấu giọng có thể thay đổi và có trọng âm riêng nhưng đường nét âm điệu có xu hướng đi lên ở bộ phận đầu và đi xuống ở bộ phận sau.

- Câu hỏi: là câu chưa đầy đủ, nêu lên sụ chờ đợi nhưng không có phần trả lời, vì vậy đường nét âm điệu của câu kết thúc trên đường đi lên.

- Câu cảm thán: có ngữ điệu riêng, đường nét âm điệu không khác lắm so với câu trần thuật, duy chỉ có từ mang ý nghĩa mà người nói muốn đặt tình cảm vào

được phát âm khác đi làm nổi bật lên.

- Câu lửng:là câu bị cắt ngang do tác đọng bên ngoài nên người nói không hoàn thành được lời nói của mình Ngữ điệu ở đây là của câu trần thuật bình thường

và ngừng đột ngột không xuống giọng.

- Câu treo: người nói tự ý ngừng câu nói ngữ điệu cũng là ngữ điệu của một câu chưa đầy đủ, do đó ko xuống giọng.

Trang 33

IV NGỮ ĐIỆU

2.2 Chức năng khu biệt:

Một câu có cùng một kết cú pháp có thể có ý nghĩa

khác nhau tùy theo đường nét âm điệu của nó.

VD: Cùng là câu hỏi: “Em đang làm gì đấy?” nhưng nếu không lên giọng hoặc lên vừa thì chỉ là một câu hỏi binh thường Nhưng nếu cũng câu hỏi đấy mà lên cao giọng thì lại mang ý nghĩa răn đe, dọa nạt.

Trang 34

IV NGỮ ĐIỆU

2.3 Chức năng biểu cảm:

Mỗi câu nói có 1 màu sắc tình cảm riêng được thể

hiện bằng ngữ điệu Vui, buồn, giận, khinh bỉ, mỉa mai được biểu hiện đến mức tối đa trong ngôn ngữ

âm thanh nhờ đường nét âm điệu riêng.

Trang 35

IV NGỮ ĐIỆU

2.4 Là nét đặc trưng của từng ngôn ngữ:

Có thể nói, ngữ điệu cũng như những đặc điểm cú

pháp học, hình thái học và các đặc điểm khác là 1 trong những tiêu chí làm cho 1 ngôn ngữ nào đó

khác với những ngôn ngữ khác Căn cứ vào ngữ

điệu, có thể xác định được người ta đang nói bằng thứ tiếng gì, thậm chí ngay cả khi không nghe rõ từ.

Ngày đăng: 09/10/2014, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w