1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn góp một ý nhỏ để nâng cao hiệu quả tiết làm bài tập lịch sử

31 935 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 777 KB

Nội dung

Theo tôi thiết nghĩ việc sắp xếp phân phối chương trình nhưthế là để giáo viên có thời gian đưa ra các dạng bài tập lịch sử, rồi hướng dẫn cácbước thực hiện trước tiên là giúp các em củn

Trang 1

GÓP MỘT Ý NHỎ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LÀM BÀI TẬP

LỊCH SỬ THỰC NGHIỆM TIẾT 45 – MÔN LỊCH SỬ 7

A PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tầm quan trọng của vấn đề

Nói đến tiết làm bài tập thì chắc hẳn mỗi giáo viên chúng ta đều nghĩ ngay đếnmột tiết dạy hệ thống lại, ôn lại , kiểm tra lại các kiến thức đã học dưới dạng nhữngbài tập Tiết làm bài tập là bước “nghỉ chân” để giáo viên và học sinh cùng nhớ lạinhững kiến thức đã học trong những bài qua, chương qua Để chuẩn bị cho một tiếtkiểm tra hoặc bước sang một chương mới Đối với môn lịch sử cũng vậy tiết làmbài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố kiến thức cũ Tuynhiên một tiết làm bai tập lịch sử thường ôm trọn một lượng kiến thức khá lớn của

cả một chương hay cũng có khi là hai chương Chính vì lẽ đó việc thực hiện tốt, cóhiệu quả một tiết làm bài tập là rất khó Đặc biệt trong môi trường giáo dục hiệnnay học sinh rất thờ ơ với môn lịch sử Việc gây hứng thú trong một tiết dạy bàimới đã khó chứ chưa nói tới một tiết làm bài tập Chính vì vậy việc đổi mớiphương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một vấn đề lớn thu hút

sự quan tâm không chỉ những người làm công tác dạy học mà cả các ngành, cáccấp Trung ương và Địa phương Vấn đề đặt ra là làm thế nào biến tư tưởng đổi mới

đó vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ?

Một trong những yêu cầu hiện nay của đổi mới phương pháp dạy học lịch sử làphải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá Vì vậy thông thường trước những tiếtkiểm tra định kỳ ở lịch sử lớp 6,7,8 thường trong phân phối chương trình có nhữngtiết làm bài tập lịch sử Theo tôi thiết nghĩ việc sắp xếp phân phối chương trình nhưthế là để giáo viên có thời gian đưa ra các dạng bài tập lịch sử, rồi hướng dẫn cácbước thực hiện trước tiên là giúp các em củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học đặc

Trang 2

biệt là những sự kiện lịch sử quan trọng trong từng chương và còn để các em khỏi

bỡ ngỡ khi gặp các dạng bài tập, câu hỏi trong lúc kiểm tra

Học lịch sử cần có trí nhớ nhưng phải sáng tạo, không chỉ học thuộc các sự kiện cơbản mà phải hiểu Một trong những biện pháp sư phạm để hiểu biết lịch sử là tiếnhành làm các dạng bài tập thông qua tổ chức và hướng dẫn của giáo viên Vậy làmthế nào để một tiết dạy làm bài tập hiệu quả thì đó là phương pháp là cách thức tổchức mà giáo viên thực hiện

2 Thực trạng

Trong chương trình sách giáo khoa mới điểm độc đáo và khác biệt so với sáchgiáo khoa cũ là số lượng tiết ôn tập, bài tập tăng, học sinh có điều kiện rèn luyệnnhiều hơn và làm việc nhiều hơn, điều đó có tác dụng củng cố và nhớ sâu hơn kiếnthức bài học.Thực tế trong phân phối chương trình lịch sử lớp 8 có một tiết làm bàitập, lớp 6 có hai tiết làm bài tập và lớp 7 có 6 tiết làm bài tập lịch sử, trung bình 1chương học có 1 tiết ôn tập Vậy làm thế nào để tiết làm bài tập lịch sử có hiệu quả,phát huy tối đa khả năng nhận thức và rèn luyện cho học sinh các dạng bài tập vớicác kĩ năng như làm việc với bản đồ, tranh ảnh, lập bảng thống kê các sự kiện lịch

sử của một chương, làm các dạng bài tập trắc nghiệm, tổ chức sưu tầm những sựkiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học

Qua thực tiễn dạy học và dự giờ đồng nghiệp, mặc dù giáo viên đã có sự đổi mớitrong tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử song kết quả chưa cao Bàitập còn quá ít và chưa sử dụng thường xuyên (chỉ chú trọng vào các tiết thao giảng,thanh tra ) Không khí lớp học có lúc trầm,có lúc căng thẳng, học sinh chỉ làm việcmột mình chưa có sự hợp tác, chưa phát huy được năng lực diễn đạt của học sinh,

hệ thống câu hỏi, bài tập còn sơ sài, đơn điệu chưa phong phú (thường làm bài tậptrắc nghiệm, hoặc chỉ vẽ bản đồ, hoặc chỉ viết bài), chưa có dạng bài tập nhận thức

để kích thích, khêu gợi tính say mê, hướng thú của học sinh; bài tập chưa sử dụngđúng thời điểm và chưa biết chọn lọc bài tập để khai thác Nhiều giáo viên biến một

Trang 3

giờ làm bài tập thành một trò chơi, giáo viên chưa xác định được đặc trưng của tiếtlàm bài tập lịch sử, chưa xác định được kĩ năng cho học sinh vì thế mà kĩ năng làmbài tập và bài kiểm tra của học sinh còn yếu

Về phía học sinh sự chuẩn bị bài ở nhà của các em còn sơ sài, khả năng nắm bắt,đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh còn thấp, chưa hiểu sâu được bản chất của sựkiện, vấn đề lịch sử Do đó, trong quá trình làm bài tập các em còn gặp nhiều khókhăn, không khí giờ học chưa sôi nổi và hiệu quả còn thấp

Để khắc phục những mặt còn tồn tại, giáo viên lịch sử phải thể hiện vai trò chủđộng, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy của thầy và nhận thức của trò Nhằmphát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của học sinh qua giờ học lịch sử, góp phầntừng bước nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử trong nhà trường hiệnnay Một trong những vấn đề cần được quan tâm là đổi mới cách thức tổ chức vàhướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử

3 Phạm vi đề tài

-Đặc điểm và các kĩ năng cần rèn luyện trong làm bài tập lịch sử

-Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy làm bài tập lịch sử

- Kết quả đạt được

B NỘI DUNG

I ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC KĨ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN TRONG LÀM BÀI

TẬP LỊCH SỬ

1 Đặc điểm của kiểu bài làm bài tập Lịch sử

Trong dạy học lịch sử kiểu bài làm bài tập lịch sử thường được sử dụng khi

hoàn thành việc học tập một bài, một phần, một chương Mục đích của kiểu bài nàynhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức lịch sử, ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọngliên quan đến nội dung một bài học, hoặc một chương Đồng thời rèn luyện cho học

Trang 4

2 Các kĩ năng cần rèn luyện trong tiết làm bài tập lịch sử

Đối với một tiết làm bài tập thì đây chính là cơ hội để giáo viên rèn luyện chohọc sinh các kĩ năng cơ bản trong học và làm bài tập môn lịch sử mà các tiết dạybài mới chưa làm được,góp phần khắc phục những điểm yếu học sinh trong quátrình làm bài kiểm tra Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả bài kiểm tracủa học sinh điểm thấp và thái độ thờ ơ, quay lưng và không muốn học môn lịch sửcủa học sinh đó chính là giáo viên chưa thực sự chú trọng trong rèn kĩ năng cũngnhư tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử Sau đây là một số kĩ năng cơbản cần rèn luyện cho học sinh trong tiết làm bài tập

- Kĩ năng làm quen với các dạng bài tập: Bài tập trắc nghiệm, bài tập nhận thức, bàitập thực hành ( vẽ bản đồ, sơ đồ, lập niên biểu ), bài tập dưới dạng các trò chơi

- Kĩ năng đọc và hiểu yêu cầu bài tập: Ghi nhớ sự kiện, tường thuật, miêu tả, vẽbản đồ lịch sử, bản đồ tư duy, lập bảng biểu để liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệulịch sử, phân tích, đánh giá một sự kiện, một nhân vật lịch sử hoặc một vấn đề lịchsử

- Kĩ năng làm bài lịch sử : Xây dựng đề cương, lập dàn ý ( xác định luận

điểm, luận cứ và luận chứng) của bài tập

Trang 5

Tóm lại trong dạy học lịch sử, tiết làm bài tập có vai trò quan trọng góp phầnnâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh tự củng cố, mở rộng và khắc sâu trithức, nhờ đó học sinh có thể nắm vững được hệ thống kiến thức kĩ năng, kĩ xảo,giúp các em làm tốt các bài kiểm tra, bài thi lịch sử

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY

LÀM BÀI TẬP LỊCH

1 Yêu cầu

1.1* Đối với giáo viên

Khâu quan trọng đầu tiên để tạo nên sự thành công trong tiết dạy đó là khâuchuẩn bị, nếu giáo viên lập kế hoạch chu đáo, phù hợp là đã thành công một nửaquá trình dạy học Vì đây là quá trình kiến tạo hoạt động dạy của thầy và học củatrò nhằm đạt được mục tiêu bài học, đồng thời cũng là yếu tố để phát huy tính tíchcực của học sinh trong học tập Để tổ chức tốt một tiết làm bài tập lịch sử, giáoviên ngoài xác định mục tiêu cụ thể ,lập kế hoạch hoạt động của thầy và trò giáoviên cần có dự kiến như (các dạng bài tập,nhiệm vụ sẽ giao bài tập cho cá nhân,nhóm, lớp giải quyết, thời gian cho các hoạt động, các tình huống có thể xảy ra vàkhả năng giải quyết các dạng bài tập ).Giáo viên chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi vàcác dạng bài tập, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học như: bản đồ lược đồ ,tranh ảnh,

sơ đồ, bảng phụ…

*1.2 Đối với học sinh

Trang 6

Trong giờ làm bài tập học sinh phải là người chủ động nắm vững kiến thức, tự

tổ chức, tự điều khiển quá trình học tập của mình

- Trước hết học sinh phải chuẩn bị,xem lại toàn bộ kiến thức trong chương vừa học,

làm lại những bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập lịch sử

- Tích cực tham gia phát biểu, làm bài tập, nhận xét bổ sung ý kiến của bạn, hợp tác

với bạn cùng học để lĩnh hội thông tin, giúp đỡ nhau trong học tập, phát biểu ý kiếncủa mình,hay nêu những thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưarõ,tự đánh giá được quá trình học tập của mình cũng như của bạn và cho điểm

2 Các giải pháp cụ thể

Việc xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử có vai trò quan trọng đối vớiquá trình hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho học sinh Là một trong nhữngbiện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, đặc biệt là tư duy sáng tạo của các

em Đồng thời khi hoàn thành các bài tập, học sinh sẽ tự nhận thấy những thiếu sótcủa mình, giáo viên biết được kết quả nắm kiến thức của học sinh để điều chỉnhquá trình dạy học Vì vậy, việc lựa chọn các dạng bài tập, câu hỏi phải phù hợp vớitừng chương và phải bao hàm kiến thức cơ bản của mỗi chương

- Bài tập nhiều dạng, phong phú vừa phát triển tư duy sáng tạo của học sinh đồngthời lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia

*Bài tập trắc nghiệm, trong bài tập trắc nghiệm có nhiều dạng như: Chọn đúng-sai,

câu có nhiều lựa chọn, điền khuyết, câu hỏi ghép đôi

+Dạng câu hỏi đúng-sai: loại này chỉ gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai) và là loại

trắc nghiệm rất đơn giản và dễ sử dụng

Trang 7

Ví dụ: Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai?

1 Bình Ngô đại cáo là tác phẩm do Lê Lợi soạn thảo S

2 Bình Ngô đại cáo là tác phẩm do Nguyễn Trãi

soạn thảo

Đ

+Dạng câu có nhiều lựa chọn: Được trình bày dưới dạng một câu hỏi gồm hai phần

(phần dẫn và phần lựa chọn) Phần dẫn là một câu hỏi, có thể là một câu hỏi chưahoàn chỉnh Phần lựa chọn bao gồm có 4 phương án trả lời, học sinh phải lựa chọnmột trong các phương án đó Ví dụ: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúngnhất

? Người đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động từ Thanh Hóa vào Nghệ An là:

A Lê Lợi B Lê Lai

C Nguyễn Trãi D Nguyễn Chích

+Dạng câu hỏi điền khuyết : Căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến thức

đã học mà tìm các từ, các cụm từ điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.Ví dụ:

Điền tên các địa danh còn khuyết trong khởi nghĩa Lam Sơn vào dấu … trướccác câu sau trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

………… trúc chẻ , tro bay (Trà Lân )

………… máu chảy thành sông , tanh trôi vạn dặm (Ninh Kiều )

………… thây chất đầy nội , nhơ để ngàn năm (Tốt Động )

………… thây chất đầy đường (Lạng Giang, Lạng Sơn )

………… máu trôi đỏ nước (Xương Giang, Bình Than )

+Dạng câu ghép đôi: Được trình bày dưới dạng một bảng thống kê gồm hai cột:

Cột thời gian- cột sự kiện được trình bày không đúng, học sinh phải nối cột thời

Trang 8

* Bài tập nhận thức: phân tích,đánh giá, so sánh một triều đại lịch sử, một nhân

vật lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử.Ơ dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải trả lờibằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có,giáo viên có thể đánh giá được sựhiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của học sinh Để phát triển tối đa khảnăng sáng tạo , giáo viên cần định hướng cách thức giải quyết một vấn đề lịch sửnhư khi đánh giá một nhân vật lịch sử học sinh cần tìm hiểu về tiểu sử, tài năng nổibật, công lao đối với thời đại đó và những ảnh hưởng về sau, trình bày cảm xúc,tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó

Trang 9

Ví dụ: Hãy đánh giá những đóng góp to lớn của Lê Lợi trong công cuộc dựngnước và giữ nước Hoặc giáo viên có thể cho học sinh đánh giá triều đại nhà Lê,hoặc đánh giá nhân vật Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…

* Bài tập rèn luyện kĩ năng : Vẽ bản đồ, sơ đồ ,lập niên biểu, tập tường thuật bằng

lược đồ các trận đánh, sưu tầm các tư liệu lịch sử địa phương, tranh ảnh

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ một lược đồ Việt Nam bằng khung hình học,sau đó học sinh có thể phác họa thành lược đồ Việt Nam và biểu diễn nội dung bàihọc trên lược đồ như điền các di chỉ tìm thấy dấu vết của người tối cổ trên đất nước

ta (lớp 6), cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài, trình bày diễn biến của khởinghĩa Lam Sơn ,trình bày diễn biến của phong trào Tây Sơn (lớp 7), biểu diễn quátrình xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp (lớp 8), Trình bày diễn biến cáchmạng tháng Tám (lớp 9)

Trang 10

Cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng khung hình học

Trang 12

Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1527)

*Bài tập vận dụng bản đồ tư duy : Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ

tư duy,là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắtnhững ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề … bằng cách kết hợpviệc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Bản đồ

tư duy có vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử đặc biệt là các tiết làm bài tậplịch sử, bởi sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian,ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, phát triển nhận thức, tư duy, tự học

tập tích cực hay nói một cách khác giúp học sinh có phương pháp học hợp lý và có

hiệu quả đối với bộ môn

Lịch sử là bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng

thờigian hạn hẹp Vì thế mô hình hóa kiến thức lịch sử sẽ giúp các em dễ học,dễ nhớ,khắc sâu kiến thức Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử còn giúp học sinh hiểuđược bản chất, quy luật phát triển của lịch sử: Lịch sử bao giờ cũng phát triển đilên, cái xuất hiện sau thường tiến bộ hơn cái trước nó Quy luật không có cái gì tựnhiên sinh ra hay mất đi mà bao giờ cũng kèm theo những căn nguyên nhất định

Do đó hệ thống hóa kiến thức giúp học sinh so sánh, đánh giá, lí giải vấn đề nhờvậy mà hiểu được lịch sử, phát triển tư duy lô gich trong nhận thức lịch sử Vớicách ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, các mạng lưới liên tưởng ( các nhánh) đã

Trang 13

huy động chức năng của bộ nóo, khai thỏc tiềm năng vụ tận của bộ nóo.Vớ dụ khidạy tiết làm bài tập chương IV cú thể làm vận dụng bản đồ tư duy sau

Đây là cuộc kháng chiến đơn lẻ, không có

sự tham gia của nhân dân, nhà Hồ ch a biết dựa vào dân để làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù Đất n ớc rơI vào tay giặc Minh

nh ng cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần vẫn còn tiếp diễn.

Đây là cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa

b ớc đầu vô cùng gian nan vất vả nếm mật nằm gai song nghĩa quân đ ợc nhân dânn ủng hộ

đẫ đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi,

đất n ớc hoàn toàn

* Bài tập hựng biện về một đề tài lịch sử:

Đõy là dạng bài tập giỳp học sinh cú cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mỡnh, tỡm tũi và

mở rộng suy nghĩ của bản thõn, giỳp học sinh nhỳt nhỏt, diễn đạt kộm cú điều kiệnđược rốn luyện, tập dượt và khẳng định bản thõn trước tập thể

Giỏo viờn cú thể cho học sinh hựng biện về một sự kiện lịch sử hay một nhõn vậtlịch sử Đối với một sự kiện lịch sử nờn chọn những sự kiện tiờu biểu cú sức nặngnhư: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938( lịch sử lớp 7), hoặc chiến thắng trờn sụngNhư Nguyệt của nhà Lý năm 1077( lịch sử lớp 7) Cũn đối với việc hựng biện vềnhõn vật lịch sử cũng nờn chọn những nhõn vật cú tầm ảnh hưởng lớn Vớ dụchủ đề hựng biện về “Nguyễn Trói – anh hựng dõn tộc, danh nhõn văn húa thế giới”giỏo viờn cú thể gợi ý cho học sinh một số nội dung cần trỡnh bày (Tiểu sử sơ lược,những cống hiến của ụng trong khởi nghĩa Lam Sơn, trong thời kỳ xõy dựng vàphỏt triển đất nước, tư tưởng lớn của ụng qua cỏc tỏc phẩm văn học, sử và địa lớ,

Trang 14

với những cống hiến to lớn của ông mà năm 1980 tổ chức UNESCO phong tặngông danh hiệu: danh nhân văn hóa thế giới(nêu ngắn gọn những tình cảm của emđối với Nguyễn Trãi)

* Bài tập dưới dạng các trò chơi lịch sử Đây là tiết học mà giáo viên có vai trò

hết sức quan trọng trong việc thiết kế giáo án để làm sao gây hứng thú học tập chohọc sinh, tạo không khí “vui để học”, thoải mái, sôi động, tạo điều kiện các em họchỏi lẫn nhau, hình thành phát triển mối quan hệ qua lại, tạo không khí đoàn kết,giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau Với các dạng bài tập như giải ô chữ, nhận diện lịch sử,trò chơi tiếp sức được lồng ghép trong tiết học như vậy sẽ huy động được nhiềuhọc sinh hoạt động tích cực, mặt khác còn làm cho các em hứng thú, yêu thích giờhọc hơn

- Khi đưa ra các bài tập, giáo viên cần lưu ý:

+ Mức độ nhận thức các bài tập từ dễ đến khó, từ nhận biết sự kiện lịch sử đến hiểu

và biết vận dụng.Tùy thuộc vào khối , lớp và đối tượng học sinh mà giáo viên rabài tập cho phù hợp tránh tình trạng quá khó khiến học sinh dễ chán nãn,đồng thờiphải huy động được nhiều học sinh cùng làm việc, giáo viên luôn chú ý thu hút tất

cả học sinh tham gia làm bài tập

+ Các câu hỏi, bài tập phải phù hợp với nội dung cơ bản của việc học tập, giáo viênphải có đáp án thật chuẩn và chính xác

+ Lựa chọn và ước lượng số lượng bài tập sao cho thích hợp với thời gian một tiếthọc ( không quá nhiều và cũng không quá ít )

+ Khi đưa ra câu hỏi, bài tập cần dự kiến câu trả lời của học sinh, từ đó định ra tiêuchuẩn đánh giá bằng thang điểm thật chính xác

+ Bài tập tránh đọc thuộc sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên để hướng họcsinh tới hoạt động tư duy độc lập, cũng cần tránh tình trạng giáo viên ra một loạtbài tập học sinh làm độc lập một mình, giở sách vở chép còn giáo viên làm việc

Trang 15

+ Động viên, khích lệ và kịp thời khen ngợi thái độ học tập, làm việc của học sinh,tạo khí thế phấn khởi giúp các em tự tin hơn trong học tập và trình bày những vấn

đề lịch sử

+Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn và ra bài tập về nhà cho học sinh Bài tập ở nhà

có tác dụng giúp cho học sinh có thói quen học tập ngoài giờ, hình thành ban đầu kĩnăng phân bố, sắp xếp thời gian một cách hợp lí giữa nghỉ ngơi, giải trí và học tập.Đồng thời giúp học sinh nắm vững kiến thức ở lớp, dần hình thành kĩ năng tự họcmột mình có hiệu quả Giáo viên chú ý tránh khi ra bài tập về nhà quá nhiều, bàitập dưới dạng đọc thuộc, học vét, học sinh không muốn làm hoặc có làm chỉ mangtính chất đối phó ,hiệu quả không cao Giáo viên có thể ra các dạng bài tập như sưutầm các tư liệu lịch sử, tranh ảnh liên quan đến bài học hoặc vẽ bản đồ lịch sử, bản

đồ tư duy Như vậy sẽ phát huy được tối đa tư duy độc lập sáng tạo của học sinh

III- MINH HỌA SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN

Tiết 45 : Làm bài tập lịch sử (phần chương IV lịch sử lớp7)

A Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung chương IV.

- Khởi nghĩa Lam sơn (nguyên nhân , diễn biến, kết quả, ý nghĩa)

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại cương lịch sử Việt Nam, Đinh Xuân Lâm (CB) Nhà xuất bản giáo dục 2000 Khác
2.Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tương (đồng CB). Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2002 Khác
3. Phương pháp dạy học lịch sử , Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (CB) . Nhà xuất bản Giáo Dục 1976, tập 1 Khác
4. Sách giáo khoa lịch sử 7, các tác giả : Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Phan Quang. Nhà xuất bản giáo dục năm 2003 Khác
6. Tư liệu lịch sử 7, Nghiêm Đình Vỳ (CB), Bùi Tuyết Hương, Nguyễn Hồng Liên.Nhà xuất bản giáo dục Khác
7. Danh tướng Việt Nam, Tác giả Nguyễn Khắc Thuần. Nhà xuất bản giáo dục- 1997 Khác
8. Tập bản đồ lịch sử cải cách giáo dục ở trường phổ thông của tác giả Trịnh Đình TùngTrường Đại học Sư Phạm- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội 1998 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   luật   với   nội  dung   bảo   về   nhà  vua,   giai   cấp   thống  trị, bảo vệ sản xuất - skkn góp một ý nhỏ để nâng cao hiệu quả tiết làm bài tập lịch sử
nh luật với nội dung bảo về nhà vua, giai cấp thống trị, bảo vệ sản xuất (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w