1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012

88 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 405,69 KB

Nội dung

Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong một số nhóm ngườinhư tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó cónghĩa là mặc dù chúng ta đã giảm được tốc độ lây lan của H

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Bộmôn Dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôihoàn thành luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng khóa 2009-2013 này Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơncủa mình tới :

-TS Đặng Đức Nhu, người thầy đã động viên, tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ và chia sẻ với tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học vôcùng quý giá trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận văn này

-GS.TS Nguyễn Trần Hiển- Chủ nhiệm bộ môn Dịch tễ học, Việntrưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Người thầy là tấm gương sáng về tinh thầnnghiên cứu khoa học không mệt mỏi, là hình tượng giúp tôi nhìn vào và cóđộng lực trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên bác sĩ đa khoa tổ 11 lớpY4C-những bạn đã tham gia cùng tôi trong nhóm điều tra viên, cảm ơn nhữngngười dân địa phương đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu Không được sự hỗtrợ, giúp đỡ của các bạn, tôi không thể hoàn thành luận văn này được

Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, anh chị em và những người thân trong giađình đặc biệt là tập thể phòng 311-KTX E1 đã luôn động viên, khích lệ và chotôi nguồn động lực để tôi không ngừng học tập và phấn đấu Xin cảm ơn bạnbè,bạn đồng khóa lớp Y4N đã động viên tinh thần, chia sẻ và giúp đỡ tôi mọimặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tôt nghiệp

Hà nội, tháng 6 năm 2013

Sinh viên Lưu Thị Hà

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi Những số liệutrong nghiên cứu là do tôi thu thập trong quá trình nghiên cứu và làm việc tạitrạm y tế thị trấn Quế-huyện Kim Bảng-tỉnh Hà Nam một cách khoa học vàchính xác.

Kết quả thu thập được trong nghiên cứu chưa được đăng tải và công bốtrên bất kì một tạp chí hay công trình khoa học nào Các bài trích dẫn, các sốliệu tham khảo đều là những tài liệu đã được công nhận

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013

Sinh viên Lưu Thị Hà

Trang 5

AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired

Immuno Deficiency Syndrome)

BLTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục

ĐH/CĐ : Đại hoc/Cao đẳng

ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu

GDSK : Giáo dục sức khỏe

HIV : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human

Immunodeficiency Virus)HMTN : Hiến máu tình nguyện

HSSV : Học sinh –sinh viên

KAP : Kiến thức-thái độ-thực hành (Knowledge- Attitude- Practice )NCMT : Nghiện chích ma túy

SAVY : Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt

Nam SDBCS : Sử dụng bao cao su

Trang 6

Viện HHTMTƯ : Viện Huyết học –truyền máu trung ương

VPAIS : Điều tra mẫu các chỉ tiêu dân số và AIDS

WHO : Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization)

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 3

1.1.1 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới 3

1.1.2 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam 5

1.2 Những đặc điểm dịch tễ học của HIV 9

1.2.1 Nguồn bệnh 9

1.2.2 Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS 10

1.2.3 Đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS 11

1.3 Các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV/AIDS 12

1.3.1 Yếu tố sinh học 12

1.3.2 Yếu tố hành vi 12

1.3.3 Yếu tố dân số học 12

1.3.4 Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội 12

1.4 Các biện pháp ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS 13

1.4.1 Phòng lây nhiễm qua đường tình dục 13

1.4.2 Phòng lây qua đường máu 13

1.5 Nhận thức, thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS 14

1.5.1 Vai trò của nghiên cứu KAP phòng chống HIV/AIDS với hiệu quả phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng 14

1.5.2 Những kết quả nghiên cứu KAP phòng chống HIV/AIDS thời gian gần đây 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Địa điểm nghiên cứu 20

2.2 Thời gian nghiên cứu 20

Trang 8

2.4 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 21

2.4.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu 21

2.5 Kĩ thuật nghiên cứu 22

2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin 22

2.5.2 Công cụ thu thập số liệu 22

2.6.Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu 22

2.7 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 23

2.7.1 Thông tin chung 23

2.7.2 Biến số về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS 23

2.8 Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá : 25

2.8.1 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu 25

2.8.2 Tiêu chuẩn đánh giá 25

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27

2.10 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 27

2.11 Những sai số và biện pháp khắc phục 28

2.11.1 Sai số có thể gặp 28

2.11.2.Cách khắc phục 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 29

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS 30

3.2.1 Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS 30

3.2 2.Thái độ về phòng chống HIV/AIDS 38

3.2.3 Thực hành phòng chống HIV/AIDS 41

Trang 9

3.3.2 Các yếu tố liên quan tới thái độ về phòng chống HIV/AIDS 44

3.3.3 Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống HIV/AIDS 46

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47

4.1 Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS 47

4.1.1.Kiến thức về cách phòng chống HIV/AIDS 48

4.2 Thái độ liên quan tới phòng chống HIV/AIDS 54

4.3 Thực hành phòng chống HIV/AIDS 57

4.4 Một số yếu tố liên quan tới KAP phòng chống HIV ở người dân 58

4.5 Về hạn chế của nghiên cứu 61

KẾT LUẬN 63

KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

AIDS (%) 30Bảng 3.3: Tỉ lệ ĐTNC có kiến thức sai về nguồn và đường lây truyền

HIV/AIDS 32Bảng 3.4: Đánh giá hiểu biết của ĐTNC qua cách lựa chọn biện pháp phòng

tránh HIV/AIDS 35Bảng 3.5: Hiểu biết của ĐTNC về thuốc điều trị HIV/AIDS 36Bảng 3.6 : Tổng kết điểm kiến thức của ĐTNC 36Bảng 3.7: Trung vị và trung bình điểm kiến thức phòng chống HIV/AIDS

phân theo nhóm tuổi 37Bảng 3.8: Tỷ lệ đạt kiến thức đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS 38Bảng 3.9 :Nhận định thái độ kì thị liên quan đến HIV/AIDS 38Bảng 3.10: Thái độ của ĐTNC với việc dạy cho trẻ 12-14 tuổi về sinh hoạt

tình dục an toàn, PC HIV/AIDS 40Bảng 3.11: Tổng điểm thái độ của người dân 40Bảng 3.12: Đánh giá sự kì thị của người dân với người bị nhiễm HIV/AIDS 41Bảng 3.13 : Tỉ lệ đối tượng đã từng làm xét nghiệm HIV/AIDS 42Bảng 3.14: Mối liên quan giữa giới tính & mức độ hiểu biết về HIV/AIDS .43Bảng 3.15: Mối liên quan giữa các nhóm tuổi với mức độ hiểu biết về

HIV/AIDS 43Bảng 3.16: Mối liên quan giữa giới và thái độ với việc dự phòng lây nhiễm

HIV/AIDS cho bà mẹ mang thai 44Bảng 3.17: Mối liên quan giữa giới với thái độ cơ nên hướng dẫn trước cho

trẻ 12-14 tuổi về sinh hoạt tình dục 44Bảng 3.18: Mối liên quan giữa giới và thái độ muốn giữ kín chuyện người nhà

mình bị HIV/AIDS 45Bảng 3.19: Mối liên quan giữa giới và một vài quan điểm liên quan đến kì thị .45Bảng 3.20: Mối liên quan giữa giới và hành vi xét nghiệm HIV 46Bảng 3.21: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xét nghiệm HIV 46

Trang 11

Biểu đồ 1.1: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm 7

Biểu đồ 3.1 : Phân bố về giới của ĐTNC 29

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về con đường lây truyền HIV/ AIDS 31

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức sai về nguồn và đường lây truyền HIV/AIDS 33

Biểu đồ 3.4: Tần số lựa chọn cách phòng tránh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu 34

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ kì thị với người bị nhiễm HIV/AIDS của ĐTNC 39

Biểu đồ: 3.6: Tỉ lệ đối tượng đã từng làm xét nghiệm HIV/AIDS 41

Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ ĐTNC được tư vấn sau xét nghiệm 42

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 22

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tuy chỉ mới xuất hiện từ đầu những năm 80 của thế kỉ trước nhưngHIV/AIDS đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và gây ra những hậu quả nặng nề

về kinh tế - chính trị - xã hội cho nhiều nước trên thế giới [18]

Ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành (15-49 tuổi) sẽkhoảng 0,44% vào năm 2010 và 0,47% vào năm 2012, trong ước tính trungbình tại Việt Nam Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm nam giới trưởng thành sẽkhoảng 0,66% vào năm 2012, cao gấp 2,5 lần so với nữ giới [4],[ 61] Dự tínhđến năm 2015, khoản thiếu hụt hàng năm chi cho phòng chống HIV/AIDStoàn cầu sẽ là 7 tỷ đô la [52] Điều đó cho thấy rõ nếu mỗi người, mỗi giađình, mỗi cộng đồng không chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi để có được nhữngbiện pháp can thiệp hữu hiệu và kịp thời thì sẽ không còn thời cơ để ngănchặn đại dịch một cách chủ động với kinh phí thấp nhưng hiệu quả cao Dovậy cần phải có những biện pháp ngăn chặn khoa học, thực tiễn và khẩn cấp[2]

Hiểu biết của người dân về HIV còn hạn chế Theo các điều tra gần đâynhất, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chỉ có 24% phụ nữ trẻ và namgiới trẻ trả lời các câu hỏi chính xác về các biện pháp dự phòng lây nhiễmHIV và phản đối các quan niệm sai lầm về HIV [50] Nhận thức và kiến thức

về HIV thấp sẽ tiếp tục là những thách thức toàn cầu trong những năm tớitrong việc kiểm soát lây nhiễm HIV trong đó có Việt Nam là nước bị ảnhhưởng nhiều thứ 2 bởi dịch HIV/AIDS trong khu vực Đông Nam Á, sau TháiLan [29] Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn vềHIV/AIDS Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong một số nhóm ngườinhư tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó cónghĩa là mặc dù chúng ta đã giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịchHIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể bùng nổ dịchnếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn.Mục tiêu cụ thể chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến hết năm

Trang 13

2015 là: 60% người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng về dự phònglây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lâynhiễm HIV/AIDS Do đó một trong các ưu tiên trong thời gian tới đó là: tiếptục nghiên cứu để xác định về thái độ, kiến thức và thực hành dự phòng HIV/AIDS trong nhóm dân số tuổi từ 15-49 ở cấp độ quốc gia [29]

Hà Nam là một tỉnh nằm ở Tây Nam châu Thổ sông Hồng, trong vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, cách Hà Nội 58 km và tương lai không xa sẽ trở thànhthành phố vệ tinh của Hà Nội Tính đến ngày 15/10/2012, trong toàn tỉnh HàNam có 866 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 277 bệnh nhân AIDS và

473 người đã tử vong do AIDS Thành phố Phủ Lý có số người nhiễm HIVcao nhất toàn tỉnh với tổng số 413 người nhiễm, trong đó có 259 ngườichuyển sang giai đoạn AIDS và 197 người đã tử vong

Ở Hà Nam , chúng tôi thấy ít có nghiên cứu về HIV/AIDS hơn các tỉnhkhác Tuy nhiên, năm 2012, theo một điều tra của dự án quỹ toàn cầu phòng,chống HIV/AIDS tại 10 tỉnh nước ta mà dự án chưa có số liệu trong đó có tỉnh

Hà Nam, kết quả cho thấy một vài điểm đáng lưu ý đó là: tỷ lệ nhiễm HIV ởnhóm PNBD tại Hà Nam cao nhất (10%) trong khi đa số các tỉnh khác ở mứcthấp (trung vị: 2,1%); tỉ lệ TCMT ở Hà Nam ở mức cao (3%); tỉ lệ nhận đượcBCS rất thấp ở hầu hết các tỉnh đặc biệt Hà Nam là tỉnh hầu như chưa có hoạtđộng can thiệp này (2,6%) [53].Trong thời gian tới, cần thiết phải chú trọnghơn đến việc kiểm soát dịch HIV/AIDS tại tỉnh này để có thể khống chế sự lâylan của dịch HIV/AIDS từ các nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng Với lý do đó ,

chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống HIV/AIDS của người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012” với hai mục tiêu như sau:

1 Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS ở người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam năm 2012.

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.

1.1.1 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới:

AIDS (là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Accquired ImmunoDeficiency Syndrome) hay còn gọi là SIDA (viết tắt cụm từ tiếng Pháp:Syndrome Immuno Deficience Accquise) đều dịch ra tiếng Việt có nghĩa là:

"Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải" (theo WHO) Kể từ ca nhiễm HIVđược phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trảiqua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp

Ngày 20/11/2012, UNAIDS - chương trình phối hợp của Liên HợpQuốc về HIV/AIDS đã công bố “Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2012”,trong đó nêu rõ tình hình dịch và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàncầu đến hết năm 2011 [51] Theo báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải nhận thêm 2,5 triệungười mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu đến 2,8 triệu) và 1,7 triệu người(dao động từ 1,5 triệu đến 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS

Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu(dao động từ 31,4 triệu -35,9 triệu) Trong 34 triệu người nhiếm HIV/AIDSđang còn sống có khoảng ½ (17 triệu người) không biết gì về tình trạngnhiễm vi rút này của mình [51],[ 62] Điều này hạn chế khả năng của họ tiếpcận các dịch vụ dự phòng và chăm sóc, và do đó làm tăng khả năng lây truyềnHIV từ họ ra cộng đồng

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vàokhoảng 0,8% số người lớn (từ 15-49 tuổi) [51] Khu vực Sahara của châu Phi

Trang 15

vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 ngườilớn (15-49 tuổi) trong khu vực này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS đangcòn sống (4,9%) Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễmHIV/AIDS còn sống trên thế giới [51],[ 62] Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễmHIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở châu

Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống ở châu Á (bao gồm Nam Á, ĐôngNam Á, và Đông Á) đã lên tới con số 5 triệu Sau cận Sahara của châu Phi (nơi bịảnh hưởng nặng nề nhất ) là vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á- những khu vựcđang có khoảng 1,0% số người lớn đang mang trong mình HIV [51]

Báo cáo của Liên Hợp Quốc gần đây cho biết, đã có hơn 80 nước trênthế giới tăng 50% đầu tư trong nước để phòng chống HIV/AIDS trong thờigian từ 2006-2011 [52] Nam Phi đã sử dụng các nguồn trong nước để chi trảhơn 80% chi phí cho phòng chống AIDS và đã tăng đầu tư trong nước choAIDS lên gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ 2006-2011 Chính Phủ TrungQuốc đã cam kết hoàn toàn tự túc chi phí cho phòng chống AIDS trong nhữngnăm tới [52] Ngân sách quốc gia Việt Nam năm 2012 dành cho ứng phó vớiHIV lên 20% so với năm 2011 Số người ở các nước thu nhập thấp và trungbình được điều trị chống căn bệnh thế kỷ này cũng đạt kỷ lục 8 triệu ngườitrong năm 2011[52] Các trường hợp nhiễm mới và tử vong giảm khá mạnhvào năm 2011 Kể từ khi phát hiện đến nay trên thế giới có khoảng 30 triệungười chết do AIDS, khoảng 34 triệu người đang sống chung với AIDS Mặc

dù đã có nhiều nỗ lực song hiện tại mới chỉ có khoảng 50% số người bị nhiễmHIV/AIDS được tiếp cận với các biện pháp điều trị Năm 2012, tổng chi phítoàn cầu cho công tác phòng chống HIV/AIDS là 16,8 tỷ USD [52] Tuy nhiên,đến năm 2015 ước tính chi phí cho công tác này đòi hỏi cần thêm từ 22-24 tỷUSD Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đanggặp khó khăn, các nguồn tài trợ quốc tế đang có xu hướng giảm [4],[ 52],[ 61]

Trang 16

1.1.2 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

1.1.2.1 Lịch sử phát hiện HIV/AIDS tại Việt Nam:

Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện vào tháng

12 năm 1990 trên một phụ nữ bị lây nhiễm qua đường tình dục [33],[ 59] Đếnnăm 1992 chỉ có 11 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo Năm 1993 có sựbùng nổ người nhiễm HIV ở những người nghiện chích ma túy ở các tỉnh phíanam, chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa Những năm tiếp theomỗi năm có khoảng từ 1500 đến 2500 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo.Bắt đầu từ 1987 chính phủ đã có những hành động đầu tiên chống lại dịch HIV/AIDS (ví dụ như: Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS được chính thứcthành lập năm 1990 đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế) [27]

Trong những năm đầu khi người ta mới phát hiện ra những bệnh nhânnhiễm HIV/AIDS phần lớn là đàn ông, nhưng dần dần theo thời gian, tỷ lệphụ nữ mắc bệnh ngày càng gia tăng Vào đầu năm 1990 chỉ có khoảng 25% phụ

nữ bị nhiễm nhưng đến năm 1992 thì con số này là 40% Phần lớn họ có tiếp xúctình dục với người mang HIV Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm từnam sang nữ là 15-20% trong khi số lây từ nữ sang nam chỉ 7-10% Điều nàychứng tỏ nữ dễ bị nhiễm bệnh hơn nam giới [32] Ở Việt Nam, ca nhiễm HIV đầutiên trong nhóm mại dâm nữ được phát hiện vào năm 1993 và cũng có một sốnghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam nhưng chủ yếu là các nghiên cứu mô tả vềkiến thức và hành vi [46] Các kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ, lòng tin,thực hành có liên quan đến nhiễm HIV/AIDS đã cho thấy đa số còn thiếu hiểu biết

về HIV và có hành vi nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm HIV [60]

1.1.2.2 Tình hình cập nhật về dịch HIV/AIDS tại Việt Nam:

Qua hơn 20 năm, có thể khẳng định công tác phòng chống HIV/AIDS ởViệt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Với việc mở rộng từ côngtác dự phòng đến công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS, về cơ bảnViệt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch, khống chế tỉ lệnhiễm HIV trong cộng đồng nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững và tiềm

Trang 17

ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát [5] Theo báo cáo tình hình HIV/AIDSnăm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 của Bộ Y tế: Mặc dùchương trình liên tục được mở rộng trong những năm qua nhưng nhóm người

dễ bị lây nhiễm HIV tiếp cận được với chương trình còn hạn chế, chỉ đạttrung bình khoảng 50-60% đối với chương trình BKT, 40-50% đối vớichương trình BCS và phần lớn người nhiễm HIV đến với cơ sở điều trị ở giaiđoạn muộn Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rào cản tiếp cận chương trình là donhận thức người dân đối với HIV/AIDS còn hạn chế, điều kiện kinh tế, địabàn đi lại khó khăn, ở xa cơ sở dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, sự kì thị của

xã hội vẫn còn cao, thái độ của một số địa phương đối với việc loại trừ ma túylàm cho người nghiện chích ma túy, người nhiễm HIV liên quan đến nghiệnchích ma túy ngại tham gia hoặc sợ bị bắt khi tiếp cận các dịch vụ dự phòng,chăm sóc, điều trị HIV/AIDS [5]

Đến hết 30/06/2012, Bộ y tế đã báo cáo tổng số trường hợp nhiễm HIVhiện đang còn sống là 204.019 người; tổng số bệnh nhân AIDS còn hiện cònsống là 58.569 người; tổng số người nhiễm HIV đã tử vong là 61856 người

Ba tỉnh có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất với HIVtrong 6 tháng đầu năm 2012, bao gồm TP Hồ Chí Minh: 1099 trường hợp, HàNội: 399 trường hợp, Sơn La: 268 trường hợp Từ năm 2007 đến năm 2011 tỷ

lệ nhiễm HIV phát hiện có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2011 có tăng nhẹ.Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước tính đếnhết tháng 6 năm 2012 bao gồm: TP HCM (49429 người); Hà Nội (19701);Hải Phòng (6890 người); Thái Nguyên (6593 người); Sơn La (6294 người);Nghệ An (5182 người); Đồng Nai (5139 người); Điện Biên (5024 người);Thanh Hóa (4908 người) và An Giang (4761 người) [6] Hiện tại 63/63tỉnh/thành phố; gần 98% quận huyện và 78% xã phường trên toàn quốc đãphát hiện ra HIV/AIDS Theo báo cáo tổng kết tình hình lây nhiễm HIV ởViệt Nam của Bộ y tế cho biết đến cuối năm 2011, phân bố nhiễm HIV ở nam

là 69%, ở nữ là 31% [5] Như vậy tính từ năm 2005 đến năm nay, tỷ lệ người

Trang 18

nhiễm HIV ở nữ giới tăng 12,3% [6] Tính đến năm 2011, 82% số ngườinhiễm HIV/AIDS thuộc độ tuổi từ 20-39 tuổi Tỷ lệ người nhiễm HIV ởnhóm 30-39 tuổi có xu hướng tăng từ 31.9% năm 2005 lên 43% tính đến cuốinăm 2011 và tiếp tục tăng lên 45.4% trong 6 tháng đầu năm 2012 Hình tháidịch HIV/AIDS đang có xu hướng “già hóa” trong số nhứng người nhiễmHIV được phát hiện, nguy cơ các trường hợp nhiễm HIV đã có sự chuyểndịch từ nhóm tuổi 20-29 tuổi sang nhóm tuổi 30-40, đúng với hình thái lâytruyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng [5],[ 6] Đặc biệt là báo cáo

số liệu 6 tháng đầu năm 2012 ghi nhận đây là lần đầu tiên các trường hợpnhiễm HIV mới phát hiện lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn lây truyềnqua đường máu: 45 % tỉ lệ lây truyền qua đường tình dục tính đến 31/6/2012tăng 3%, trong khi tỷ lệ người lây nhiễm HIV qua đường máu chiếm 42%giảm khoảng 4.5% so với cùng kì năm 2011

Nguồn: Bộ y tế trong báo cáo công tác P,C HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012 ban hành ngày 04/09/2012

Biểu đồ 1.1: Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây qua các năm

Trang 19

Tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2.4%, có10.6% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền Tỷ lệ nhiễm HIVtrong nhóm nguy cơ cao ở 1 số tỉnh có nguy cơ tăng lên: ví dụ như tỷ lệnhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm ở tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc tăngcao so với tỷ lệ bình quân cả nước (3%); tỷ lệ nghiện chích ma túy ở 1 số tỉnhnhư Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc trước đây không thuộc giámsát trọng điểm, ít được đầu tư các hoạt động can thiệp thì nay tỷ lệ nhiễm HIVtrong nhóm nghiện chích ma túy ở mức rất cao so với trung bình cả nước(13,4%), trong khi tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM diễn biến dịchphức tạp, khó kiểm soát [6] Theo ước tính và dự báo tình hình dịchHIV/AIDS đến năm 2015 có khoảng 263.317 người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ0,29% dân số Theo ước tính nhu cầu điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹsang con đến năm 2015 là 50.000 người [4],[ 34] Ở Việt Nam, các nguồnkinh phí nước ngoài đóng góp 72.5% tổng chi phí cho chương trình phòngchống HIV, AIDS trong những năm 2008-2010 Năm 2010, Việt Nam ra khỏinhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, nguồn đầu tư hỗ trợ từ cộngđồng quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm nhanh là thách thức khôngnhỏ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới [6],[ 52].

Nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng đang gặp phải vấn đề nan giải trong

đó có tỉnh Hà Nam đó là: nhóm quần thể dân cư nói chung từ 15-49 tuổi đang

bị đe dọa bị lây nhiễm HIV Nghệ An (tính đến tháng 7/2012): Các trườnghợp nhiễm HIV được phát hiện nhiều nhất thuộc nhóm tiêm chích ma túychiếm 85,67%, nhóm tuổi nhiễm HIV nhiều nhất từ 20-39 tuổi TP Vinh vàmột số huyện miền núi như Quế Phong, Tương Dương, Qùy Châu …là nhữngđịa phương có nhiều người nhiễm HIV/AIDS nhất [11] Theo thống kê của Sở

Y tế Điện Biên, lũy tích từ năm 1998 đến cuối tháng 7/2012, trên địa bàn cả

Trang 20

tỉnh có hơn 6400 trường hợp nhiễm HIV, gần 2400 trường hợp đã chuyểnsang giai đoạn AIDS và gần 2200 trường hợp đã tử vong do AIDS 9/9 huyện,thị xã, thành phố và 91/112 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV Tỷ lệngười nhiễm HIV còn sống chiếm 0,73% dân số Số người nhiễm HIV chủyếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi chiếm gần 85%, nam giới chiếm gần74% Dịch lây nhiễm qua đường máu chiếm gần 70%, qua đường tình dụchơn 28%, lây truyền từ mẹ sang con 1,35% [12] Tính đến hết t8/2012, sở Y

tế tỉnh Lào Cai đã phát hiện gần 200 trường hợp nhiễm HIV mới So sánh với

số liệu những năm trước cho thấy các đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang có xuhướng trẻ hóa Đối tượng nhiễm bệnh độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 88,5%(năm 2011 là 80,8%) Thực trạng: thanh thiếu niên đang dần trở thành “tâmbão”của dịch HIV/AID và theo đánh giá của UBND tỉnh Lào Cai tình hìnhnhiễm HIV trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn gia tăng và có xu hướng lây lan

ra cộng đồng, các biện pháp giảm tác hại mặc dù đã được triển khai nhưng độbao phủ chưa rộng [39] Đặc biệt tại hội nghị diễn ra vào sáng ngày17/01/2013, bà Lượng Thị Tới – Trưởng phòng Chăm sóc, bảo vệ trẻ em (SởLĐ-TB-XH TP HCM) đã nêu con số: hiện thành phố có khoảng 1,8 triệu trẻ

em và có khoảng 25000 trẻ bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS [38]

1.2 .Những đặc điểm dịch tễ học của HIV:

1.2.1 Nguồn bệnh:

Bênh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duynhất Không có ở chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật HIV phân lập được

từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt và các dịch khác của

cơ thể Nhưng nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy chỉ có máu, dịch tiết âmđạo, tinh dịch đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền HIV[18]

Trang 21

1.2.2 Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS

1.2.2.1 Các đường lây nhiễm HIV /AIDS:

Khi cơ thể người bị nhiễm HIV thì nó có nhiều trong máu (từ

1000-10000 virut/1ml máu) kế đến là trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo Sữa mẹ củaphụ nữ nhiễm HIV/AIDS có số lượng thấp hơn Ngoài ra cũng tìm thấy HIVtrong các dịch khác của cơ thể: nước bọt, đờm nhớt, nước mắt … nhưng với

số lượng rất ít, không đủ lây nhiễm [2]

HIV chủ yếu lây nhiễm qua 3 đường [2]:

- Đường tình dục

- Đường máu

- Đường mẹ mang thai truyền sang con (giai đoạn chu sinh)

Vì các đường lây đó hội tụ đủ 2 điều kiện [2]:

- Số lượng HIV đủ ngưỡng lây

- Tạo ngõ vào thẳng trong máu

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các bệnh lây truyền quađường tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV có thể lên gấp 20 lần [1].Phụ nữ có nguy cơ nhiễm cao hơn nam giới [16]

1.2.2.2 Các đường không lây nhiễm HIV [2]:

Ngoài các con đường lây nhiễm chủ yếu trình bày ở trên, HIV khônglây nhiễm theo các đường:

- Ho, hắt hơi, sổ mũi

- Bắt tay, sờ mó hoặc ôm ấp, ôm hôn

- Dùng chung cốc, chén, bát, đũa, thìa, các dụng cụ ăn uống khác

- Thức ăn, nước uống

- Tiếp xúc thông thường tại nơi làm việc, trường học

- Dùng lại quần áo cũ

- Bơi chung trong các bể bơi, bãi tắm công cộng

Trang 22

1.2.3 Đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS:

Nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời

Khác với các nhiễm trùng khác, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời giantrong cơ thể, HIV một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ nó sẽ tồn tạicùng vật chủ cả đời Thậm chí sau khi tử vong, HIV vẫn tiếp tục sống trong tửthi vài ngày Do đó người nhiễm HIV có thể truyền bệnh cho người khác suốt

cả cuộc đời mình [36]

Dịch HIV là một dịch ẩn

Nghiên cứu lịch sử tự nhiên của bệnh, người ta thấy nhiễm HIV diễnbiến qua nhiều giai đoạn từ sơ nhiễm qua giai đoạn cửa sổ-> nhiễm HIVkhông triệu chứng -> biểu hiện cận AIDS rồi AIDS Kể từ khi nhiễm HIV đếnkhi diễn biến thành AIDS thường kéo dài từ 5-10 năm [36] Theo nghiên cứucủa tác giả Bartlett J.C tại Francisco thấy rằng thời gian trung bình từ khinhiễm HIV chuyển thành AIDS qua đường truyền máu là 7 năm, đường chích

ma túy là 10 năm, người đồng tính luyến ái là 8-12 năm [57] Người bị nhiễmHIV không có biểu hiện gì trên lâm sàng nhưng trong máu có HIV và trởthành nguồn lây cho mọi người Giai đoạn này kéo dài từ 5-20 năm hoặc lâuhơn tùy thuộc vào hành vi của người nhiễm [25] Nếu người nhiễm HIV vẫngiữ các hành vi nguy cơ cao của mình (nghiện chích QHTD bừa bãi ),…thìthời gian có thể rút ngắn hơn nhiều, có khi chỉ 1-5 năm [41] Dịch HIV/AIDS

Trang 23

lan tràn một cách âm ỉ mà ta không biết, chỉ cần phát hiện một người bị AIDSthì xung quanh đã có rất nhiều người mắc rồi (hiện tượng tảng băng nổi) [36].

1.3 Các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV/AIDS [58]:

Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV làm 4 nhóm:

1.3.1 Yếu tố sinh học: Những tổn thương niêm mạc đường sinh dục như

người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng nhiễm HIVcao hơn bình thường 2-9 lần, hẹp bao qui đầu dẫn đến dễ bị mắc các bệnh lâytruyền qua đường tình dục và gây loét, do vậy nguy cơ nhiễm HIV và lây chongười khác cao hơn Ngoài ra giai đoạn nhiễm HIV cũng ảnh hưởng tới khảnăng lây truyền Nguy cơ lây nhiễm rất cao trong giai đoạn cửa sổ

1.3.2 Yếu tố hành vi: Sự chấp nhận của xã hội về lối sống có nhiều bạn tình,

phương thức sinh hoạt tình duc (miệng, hậu môn,âm đạo) không được bảo vệ.Động tác quan hệ tình dục càng mạnh, thời gian càng lâu thì tỷ lệ trầy xướccàng cao, nguy cơ lây nhiễm HIV càng tăng Hay các phong tục xăm mình,xâu lỗ tai, đặc biệt nghiện chích ma túy là nguy cơ cao lây nhiễm HIV

1.3.3 Yếu tố dân số học: Lứa tuổi có tỷ lệ lây nhiếm HIV cao là 15-45 tuổi.

Những di biến động dân cư cũng làm tăng sự lây lan HIV

1.3.4 Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội : Sự kém hiểu biết về HIV/AIDS, tác

hại của ma túy và an toàn tình dục cũng làm tăng nguy cơ nhiếm HIV

- Yếu tố kinh tế: Đói nghèo, không đủ nguồn lực để đương đầu vớiAIDS, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường,…ảnh hưởng lớn đến sự giatăng HIV,…

- Yếu tố chính trị: Sự quan tâm của xã hội, luật pháp với các nhóm nguy

cơ cao (NCMT, mại dâm), thái độ đối với giáo dục tình dục, sự chấp nhận của

xã hội đối với phương pháp xét nghiệm HIV dấu tên và việc cho phép cung cấp

Trang 24

BCS, BKT, điều trị cai nghiện bằng những chất thay thế ma túy như Methadone,

…đều ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV…

Theo bà Khuất Thu Hồng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Pháttriển xã hội, việc hiểu sai lệch về sự lây nhiễm HIV là một trong nhữngnguyên nhân gốc rễ tạo nên sự kì thị phân biệt đối xử liên quan đếnHIV/AIDS

1.4 Các biện pháp ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS:

1.4.1 Phòng lây nhiễm qua đường tình dục.

a Giáo dục và khuyến khích các hành vi tình dục an toàn

b Sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS

c Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

1.4.2 Phòng lây qua đường máu.

a Thực hiện an toàn trong truyền máu

b Ngăn ngừa các hành vi nghiện tiêm chích ma túy không an toàn

c Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con

d Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV /AIDS tại nhà

e Làm giảm tác động của đại dịch

Trên thế giới kể từ trường hợp AIDS được phát hiện năm 1981tại LosAngeles đến năm 1985 thuốc điều trị HIV/AIDS đầu tiên ra đời là AZT(Azidothymidine) [45] Cho đến nay, tuy đã sản xuất thêm nhiều loại thuốcmới nhưng AZT vẫn còn tiếp tục được sử dụng Tỷ lệ người nhiễm HIV cóbiểu hiện triệu chứng là 46,2%, trong số đó chỉ có 56,2% số người nhận đượcthuốc điều trị triệu chứng miễn phí, không có người nhiễm nào nhận đượcthuốc điều trị đặc hiệu [15]

Trang 25

Trong lúc chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị và chưa có vắc xin đểphòng chống, phải coi trọng biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm làm thayđổi hành vi, tránh được sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS [2].

ma túy, gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM)…Những kếtquả nghiên cứu cho thấy, từ nhận thức, thái độ đến hành vi là một quá trìnhlogic, liên quan chặt chẽ với nhau Nhận thức đầy đủ sẽ dẫn tới thái độ đúng

và hành vi phù hợp Tuy nhiên trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, logic

đó không phải lúc nào cũng phù hợp và chính điều này đã gây những khókhăn nhất định trong việc chuyển đổi hành vi, thực hành phòng chốngHIV/AIDS Như trong nghiên cứu của Ngô Văn Tán năm 2010 trên học sinhTHPT huyện Châu Thành, Bến Tre cho thấy rằng kiến thức và thực hành vềphòng chống HIV/AIDS ở các em khá cao: có 85,9% học sinh có kiến thứctốt, 83,4% có thực hành tốt, tuy nhiên chỉ có 39,2% học sinh có thái độ tíchcực [42] Theo kết quả nghiên cứu đánh giá can thiệp so sánh trước – sau cónhóm chứng trên 465 nam, nữ TTN dân tộc Thái 12-24 tuổi chưa có gia đìnhtại xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian 3 tháng củanăm 2007 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ đạt kiếnthức, thái độ phòng chống HIV/AIDS (OR tương ứng là 9,5 và 2,5; p<0,001)trước và sau can thiệp của ĐTNC sau khi kiểm soát một số yếu tố nhiễu Tuynhiên, chưa cso sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ đạt thực hành phòng chống HIV/AIDS trước và sau can thiệp

Trang 26

Muốn đưa ra một kế hoạch, chương trình can thiệp có hiệu quả thì phảinắm được thực trạng của cộng đồng Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều cuộcđiều tra KAP đã được tiến hành để tìm hiểu kiến thức của cộng đồng về HIV/AIDS, thái độ của họ với những người bị nhiễm HIV, lòng tin của họ đối vớicác biện pháp phòng tránh và quan trọng nhất là hành vi của họ đã thực sựthay đổi để bảo vệ cho bản thân và cộng đồng chưa Các cuộc điều tra KAP lànền móng chính xác nhất và cơ bản nhất cho việc sử dụng các phương tiệntruyền thông giáo dục phù hợp cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đốitượng có nguy cơ cao như mại dâm, tiêm chích [19].

Người nhiễm HIV/AIDS không chỉ chịu hậu quả nặng nề của một cănbệnh thế kỷ, mà còn phải chịu gánh nặng thêm vào đó là sự kì thị, phân biệtcủa cộng đồng đối với mình Sự kỳ thị képlàm người khác coi người nhiễmHIV/AIDS là cần phải cách ly Thái độ đối xử của cộng đồng với nhữngngười nhiễm HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trườngthuận lợi để những người nhiếm HIV thực hiện các hành vi an toàn, phònglây, HIV cho cộng đồng giúp họ tái hòa nhập, sống có ích cho gia đình và xãhội Trong những năm gần đây, các chiến dịch truyền thông phòng chốngHIV/AIDS thường tập trung vào việc chống xa lánh, phân biệt đối xử vớingười nhiễm HIV, hỗ trợ và giúp đỡ những người nhiễm HIV, hỗ trợ và giúp

đỡ những người nhiễm HIV tái hoà nhập cộng đồng [37]

1.5.2 Những kết quả nghiên cứu KAP phòng chống HIV/AIDS thời gian gần đây:

Nghiên cứu mô tả kiến thức, hành vi về HIV/AIDS của Nguyễn BảoChâu năm 2004 trên TTN nguy cơ cao tại Hà Nội cho thấy đa số đối tượngđược phỏng vấn nằm trong độ tuổi 20-29 tuổi với 89% nam và phần lớn cótrình độ THCS (50,5%): chỉ có 42,5% TTN trả lời đúng về nguồn và đườnglây truyền HIV/AIDS; tỷ lệ TTN có kiến thức đúng 2 biện pháp phòng lâynhiễm HIV/AIDS (sử dụng BCS và tiêm chích an toàn) là 87,5% [7]

Năm 2005, Khương Văn Duy và Nguyễn Thị Thắm tiến hành nghiêncứu “Thực trạng hành vi ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS cho thấy

Trang 27

mặc dù tỷ lệ học sinh THPT ở Hải Phòng có thái độ sẵn sàng chăm sóc nhữngngười bị nhiễm HIV/AIDS tương đối cao (78%) nhưng tỷ lệ mua bán hay sửdụng hàng hóa mà những người bị nhiễm HIV/AIDS không cao [14] Cũngtrong năm 2005, Đỗ Phương Loan đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức vàthực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV trên đối tượng

là tất cả sinh viên năm thứ 6 năm học 2004 - 2005 của 8 trường Đại học Ykhoa trên toàn quốc chỉ ra rằng: 67,4% sinh viên được hỏi trả lời sai về thờigian sớm nhất có thể phát hiện kháng thể kháng HIV với các kỹ thuật sinhnghiệm đang có ở Việt Nam; 31,1% sinh viên trả lời có biết về các triệuchứng lâm sàng của bệnh HIV/AIDS và tỉ lệ sinh viên đã từng đi xét nghiệmHIV là 27,3% [26]

QHTD nhất là QHTD không an toàn là một trong những đường lây phổbiến của HIV Nhận thức đầy đủ , có thái độ tích cực đối với QHTD là cơ sở

để đối tượng thực hành phòng chống phòng chống nhiễm HIV tốt nhất Theonghiên cứu năm 2010 của Trần Văn Kiệm và cs tại phòng tư vấn xét nghiệm

tự nguyện HIV tại Quảng Nam cho thấy hành vi nguy cơ lây nhiễmHIV/AIDS của khách hàng đến phòng tư vấn khá cao: 39,86% khách hàng cóQHTD với nhiều người, 52,18% khách hàng không thường xuyên sử dụngBCS khi QHTD, có 32,79% khách hàng là người TCMT và tỷ lệ khách hàngđến phòng tư vấn dương tính với HIV là 9,55% [22] Năm 2011, Đào HuệLan và cs tiến hành nghiên cứu trên công nhân tại công ty than Núi Béo,Quảng Ninh đã đưa ra kết quả là trên 70% nam CN trả lời đã từng QHTD vớiGMD, gần một nửa trong số họ (44,5%) không sử dụng BCS [23]

Nghiên cứu trên 1425 nam, nữ TN chưa xây dựng gia đình từ t8/2004đến t1/2005 tại 30 cụm là điểm nóng về ma túy ở 3 tỉnh Quảng Trị, AnhGiang và Kiên Giang đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng cả 3đường lây nhiễm HIV/AIDS là 67,9%, cao nhất là Quảng Trị (72,1%); AnGiang (66,6%) và thấp nhất là Kiên Giang (65,1%) [40]

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Hà Văn Như năm 2008: 71,9% ĐTNC

có kiến thức chung về phòng chống HIV/AIDS đạt, trong đó, tỷ lệ học sinh

Trang 28

biết đường lây truyền qua máu 84,7%, qua QHTD không an toàn: 92,2%, mẹtruyền cho con: 85,2% Có một tỷ lệ đáng kể học sinh hiểu biết không đúngđường lây truyền HIV: ôm hôn nhau: 13,8%, ở chung nhà: 12,2%, muỗi rệpđốt: 30,7% Học sinh 15 tuổi có kiến thức đạt thấp hơn học sinh 16 đến 17tuổi (p<0,0001) Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV là: không tiêm chích(TCMT): 81,2% sử dụng BCS đúng cách khi QHTD: 78,0%, xét nghiệmngười cho máu: 70% [31]

Năm 2008, tác giả Trần Kiên (Học Viện Quân Y) công bố kết quả đề tài

“Nghiên cứu thực trạng các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ vềphòng chống HIV/AIDS của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại 1 tỉnh Cao Bằng

và Sơn La cho thấy: Phụ nữ ở các dân tộc khác nhau thì có nhận thức và thái

độ trong phòng chống HIV/AIDS cũng khác nhau, phụ nữ ở vùng cao hơn cóphong tục tập quán lạc hậu hơn thì kiến thức và thái độ trong phòng chốngHIV/AIDS kém hơn

Nguyễn Khắc Hiền (Sở Y tế Hà Tây) tiến hành nghiên cứu năm 2008 tìmhiểu “Một số đăc điểm dịch tễ học HIV/AIDS tại tỉnh Hà Tây” và đã đưa rađược các con số: tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất ở các độ tuổi từ 20-39chiếm 87,86% và tập trung chủ yếu ở nam giới 86,83% [17] Theo số liệugiám sát phát hiện và giám sát trọng điểm thì tỷ lệ nhiễm HIV tập trung chủyếu ở nhóm đối tượng NCMT (78,3%), GMD (3,92%) và đang có xu hướnglan rộng ra cộng đồng dân cư Nghiên cứu cũng cho hay tỷ lệ nhiễm HIV ởnhóm PN mang thai chiếm 2,37%, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sựchiếm 0,36% [17]

Nghiên cứu một số thông tin phản hồi của người nhiễm HIV/AIDS về sự

hỗ trợ của gia đình và cộng đồng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng11/2008 đến tháng 5/2009 cho kết quả 56,4% người nhiễm HIV/AIDS đươcgia đình có thái độ chấp nhận , tỷ lệ này ở cộng đồng là 44,2%; 31,4% ngườinhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị của gia đình trong khi tỷ lệ được hỗ trợgiúp đỡ tại cộng đồng chỉ đạt 6,7% [54]

Trang 29

Nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc năm 2009 trên 420 học sinh THPT tạiThanh Hóa đã chỉ ra rằng trong các đường lây truyền HIV/AIDS, tỷ lệ các emhiểu đúng cao nhất là dùng chung BKT (100%), thấp nhất là mẹ truyền sangcon khi mang thai (85%) Có 89,3% cảm thông chia sẻ và 93,8% sẵn sànggiúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS, chỉ có 2,9% có biểu hiện xa lánh Trong cácbiện pháp thực hành phòng chống HIV/AIDS có 100% không sử dụng matúy, 100% thực hiện quan hệ tình dục an toàn và có tới 88,8% không phânbiệt đối xử [30].

Theo Vũ Khắc Lương và cs nghiên cứu năm 2010 tại Quan Hoa là mộthuyện vùng sâu, xa của Thanh Hóa cho hay: 69,6% người nhiễm có kiến thức

về 3 đường lây chính của HIV (tương đương với tỉ lệ khá lớn gần 30% ngườinhiếm HIV thiếu kiến thức về ba đường lây truyền chủ yếu HIV); 14,7%người nhiễm dùng BCS hoàn toàn và 44,4% dùng BCS trong hầu hết các lầnQHTD; Tỉ lệ người nhiễm đã từng tiêm chung BKT là 61,1%; Tỉ lệ ngườinhiễm đi tái xét nghiệm HIV lần hai và ba giảm mạnh so với lần đầu [28].Nghiên cứu trên 430 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đượcthực hiện năm 2010 của Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Chí Linh cho thấy đa

số các em có hiểu biết tốt và có thái độ phòng chống nhiễm HIV/AIDS tươngđối tốt, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em có thái độ không phù hợp28% và 5,8% trả lời sợ và rất sợ người nhiễm HIV/AIDS Tỷ lệ đạt về thựchành phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của các em tương đối cao 84,8%.Sinh viên nữ có xu hướng có kiến thức tốt hơn nam (OR=5; CI: 1,4-17,4).Những đối tượng tiếp cận thông tin về HIV/AIDS có kiến thức, thực hành tốthơn [43]

Nghiên cứu của Ngô Văn Tán năm 2010 trên học sinh THPT huyệnChâu Thành, Bến Tre cho thấy: Kiến thức, thực hành về phòng chốngHIV/AIDS ở các em khá cao tuy nhiên việc tiếp cận thông tin HIV/AIDS ở

Trang 30

các em còn hạn chế với 22,9%, 16,1% và 16,6% hoàn toàn không đọc, khôngnghe cũng như không xem các thông tin về HIV/AIDS trong 4 tuần qua.

Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Tuyết Mai và Lã Ngọc Quang năm 2012trên học sinh THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương cho ra kết quả: có đếnhơn một nửa số đối tượng nghiên cứu (55,8%) chưa có kiến thức đúng vềcách lây truyền HIV/AIDS Chỉ có 22,2% ĐTNC có các quan điểm không đầy

đủ trong đó 11,5% các ĐTNC là có quan điểm sai hoàn toàn Trên một nửa sốđối tượng nghiên cứu (53,8%) có quan điểm đúng về vấn đề đối xử bình đẳngvới người bị nhiễm HIV/AIDS Một số các yếu tố như lớp học, có quen biếtvới người nhiễm HIV/AIDS, tự đánh giá khả năng nhiễm HIV/AIDS và khảnăng nhiễm BLTQDTD có mối liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hànhcủa đối tượng nghiên cứu trong phòng, chống HIV/AIDS [29]

Trang 31

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại thị trấn Quế , huyện Kim Bảng, tỉnh Hà NamTheo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người chiếm5.6% dân số đồng bằng sông Hồng; 91.5% dân số sống ở khu vực nôngthôn và 8.5% sống ở khu vực đô thị [9]

Dân số toàn huyện Kim Bảng là 134,2 nghìn người (năm 2008) Nhânkhẩu trong độ tuổi lao động hiện nay có 70.8 nghìn người, chiếm 52.7% dân

số, trong đó lao động nông nghiệp là 52.8 nghìn người Lực lượng lao động

có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp Là 1 xã thuộc huyện Kim Bảng, thịtrấn Quế có diện tích 2,99 km2, dân số năm 1999 là 4912 người; mật độ là

1643 người/km2 [10]

2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013

2.3 Đối tượng nghiên cứu

Người dân thị trấn Quế tuổi từ 15-50

2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu và có độ tuổi từ 15-50 tuổi

- Không bị mắc các bệnh tâm thần

- Không phải là người không có khả năng giao tiếp

2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người có độ tuổi nằm ngoài khoảng từ 15-50 tuổi

- Người bị mắc các bệnh tâm thần, không kiểm soát được bản thân

- Người không có khả năng giao tiếp

Trang 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

* Phương pháp mô tả cắt ngang có so sánh

n= cỡ mẫu nghiên cứu

p=0.826 là tỷ lệ người có nhận thức đầy đủ về các đường lây truyềnHIV/AIDS theo kết quả khảo sát năm 2005 ở khu vực thành thị và nông thônViệt Nam của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Trần Hiển (ở địa bàn nghiên cứuchưa có nghiên cứu trước đó đưa ra được tỷ lệ này)

Z=1.96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với α=0.05 với độ tin cậy là 95%

e là sai số cho phép, chọn e =0.05 (sai số tương đối )

Tính được n=221

Dự trù số đối tượng có thể từ chối lấy tròn 250 người

2.4.2.2 Phương pháp chọn mẫu

250 người dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên hệ thống

-Lập danh sách hộ gia đình theo thứ tự các thôn

-Hộ gia đình đầu tiên trong thị trấn được chọn ngẫu nhiên theo danh sách

đã lập

-Tính khoảng cách mẫu k= số dân của thị trấn / cỡ mẫu có ý nghĩa -chọn một số ngẫu nhiên i giữa 1và 20 (bốc thăm ngẫu nhiên)

-các cá thể có số thứ tự i + 20; i + 2*20; i + 3*20;…sẽ được chọn vàomẫu cho đến khi kết thúc danh sách

Khi đi điều tra nếu không thể phỏng vấn đúng hộ gia đình theo thứ tự đãchọn trong danh sách thì ta chọn hộ liền trước hộ gia đình đấy

Trang 33

2.5 Kĩ thuật nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp dựa vào mẫu câu

hỏi của phiếu điều tra Các câu hỏi được soạn thảo dựa trên mục tiêu nghiêncứu, chủ yếu là câu hỏi đóng ; có tham khảo Bảng hỏi trong Điều tra mẫu cácchỉ tiêu dân số và AIDS củaTổng cục thống kê vàViện vệ sinh dịch tễ TW vàmột số nghiên cứu khác thời gian gần đây

2.5.2 Công cụ thu thập số liệu: phiếu câu hỏi điều tra.

2.6.Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu

Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu KAP trong phòng chống HIV/AIDS

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨUXÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI, TẬP HUẤN ĐIỀU TRA VIÊN

ĐIỀU TRA THỬ, HOÀN THIỆN PHIẾU

TỔ CHỨC ĐIỀU TRACHỌN ĐỐI TƯỢNGPHỎNG VẤN

XỬ LÝ SỐ LIỆUKẾT QUẢ, BÁO CÁO

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu

Trang 34

2.7 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

2.7.1 Thông tin chung

Tuổi Tính theo năm dương

lịch, đơn vị tính là năm

Liên tục Phỏng vấn

2.7.2 Biến số về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS

BIẾN

PP THUTHẬPKiến thức về

HIV/AIDS

*Đã từng nghe nói về HIV/AIDS

*Kể được đúng các đường lây truyền HIV/AIDS

*Nêu được cách nhận biết 1 người đã nhiễm HIV/AIDS

* Kể được các biện pháp phònglây nhiễm HIV/AIDS

* Trả lời đúng các câu hỏi về thuốc điều trị HIV/AIDS

- ủng hộ một cô giáo bị nhiễm HIV nhưng vấn khỏe mạnh được tiếp tục giảng dạy tại trường

Phân loại Phỏng vấn

Trang 35

- đồng ý một người nhiễm HIVthì không phải hổ thẹn với chính bản thân mình.

*Thái độ về việc cách ly người nhiễm HIV: tán thành quan điểm không nên lên án những người nhiễm HIV vì họ là nguồn lây cho cộng đồng

* Thái độ với người bị nhiễm HIV/AIDS trong gia đình:

- không cần giữ kín chuyện người nhà mình bị nhiễm HIV/

Trang 36

2.8 Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá :

2.8.1 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu

- Kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS : Là những thông tin mà

đối tượng nghiên cứu biết về HIV/AIDS, đường lây, cách phòng tránh,…

-Thái độ phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS: Là những quan điểm, cách

cư xử với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và gia đình ,…

- Thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS: Là những việc làm cụ

thể mà đối tượng nghiên cứu làm với ý thức phòng chống HIV/AIDS cho bảnthân và cộng đồng

- Quan hệ tình dục: là hành vi quan hệ qua đường âm đạo, miệng, hậu

môn nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai hay nhiều người

-Hành vi nguy cơ: là những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc các

bệnh lây truyền qua đường tình dục từ người này sang người khác : nghiện

ma túy, dùng chung BKT, không sử dụng BCS hoặc sử dụng không đúngcách khi QHTD, sử dụng chung các dụng cụ sắc nhọn xuyên qua da…

2.8.2 Tiêu chuẩn đánh giá

Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá kiến thức, thái độ và thực hànhcủa đối tượng về HIV/AIDS theo phương pháp cho điểm trên từng câu hỏi.Thang điểm này đã tham khảo cách chấm điểm trong Điều tra của Tổng cụcthống kê và Viện vệ sinh dịch tễ năm 2005 và trong một nghiên cứu cũng điềutra về KAP liên quan HIV/AIDS trên đối tượng người HMTN [37],[ 47]

Cho điểm nhận thức về PC HIV/AIDS

Dựa vào cho điểm các câu trả lời đúng : hiểu biết đúng về các biệnpháp cơ bản PC HIV/AIDS, các con đường có thể làm lây nhiễm HIV, nhậnthức được nhìn không thể dựa vào vẻ bề ngoài để nhận biết được một ngườinhiễm HIV, có nhân thức đúng với các quan niệm sai phổ biến về đường lâytruyền của HIV/AIDS

Trang 37

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, không biết coi như trả lời sai,cho 0 điểm.Đối tượng đạt điểm kiến thức đầy đủ khi trả lời đúng cả 10câu hỏi, đạt ≥ 8 câu.

2 Sai/ KB/ KTL

10

2 Sai/ KB/KTL

10

2 Sai/ KB/KTL

01

2 Sai/ KB/KTL

10

2 Sai/KB/KTL

10

2 Sai/KB/KTL

01

2 Sai/KB/KTL

10

2 Sai/KB/KTL

01

2 Sai/KB/KTL

10

Cho điểm thái độ kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS

Dựa vào cách cho điểm từng câu hỏi với thang 6 điểm, quan điểm tích cực được 1 điểm, còn lại cho 0 điểm Có thái độ tích cực khi đối tượng đạt >5 điểm Cho điểm dựa vào các câu hỏi:

Trang 38

CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐIỂM

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

-Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục

đích, nội dung nghiên cứu đế đối tượng hiểu và tự nguyện tham gia Đốitượng tham gia có quyền từ chối trả lời bất kì câu hỏi nào nếu đối tươngkhông muốn trả lời câu hỏi đó Nếu đối tượng nào từ chối thì đối tượng đókhông nằm trong mẫu nghiên cứu

-Tất cả các thông tin chỉ phục vụ choi mục đích nghiên cứu nhằm nângcao chất lượng TT-GDSK nhằm thay đổi thái độ và hành vi mà không phục

vụ cho bất kì một mục đích nào khác Mọi thông tin về đối tượng cũng như

các câu trả lời của đối tượng đều được giữ bí mật

- Sẵn sàng tư vấn cho đối tượng các vấn đề liên quan đến HIV/AIDSnếu ĐTNC cần sau khi kết thúc phỏng vấn

2.10 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được thu thập, làm sạch, mã hóa và nhập vào máy tính, quản lýbằng phần mềm epidata 3.1 sau đó được xử lý bằng phần mềm Stata SE 10.0.Test X2, tỉ suất chênh (OR), khoảng tin cậy (CI) và các test thống kê thông

Trang 39

dụng khác được sử dụng để phân tích các mối liên quan đến kiến thức, thái

độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS [47]

2.11 Những sai số và biện pháp khắc phục :

2.11.1 Sai số có thể gặp :

- Do các nội dung có nhiều vấn đề tế nhị nên khi thu thập số liệu sẽ gặp

những khó khăn như: đối tượng không hợp tác hoặc trả lời sai với thực tế vìvậy sẽ có sai số thông tin

- Do nhập và xử lý số liệu có thể gặp phải trong quá trình mã hóa, nhập

và xử lý số liệu

- Do có khó khăn trong việc tiếp xúc đối tượng : viêc phỏng vấn đượctiến hành tại nhà của đối tượng phỏng vấn nhưng vì vấn đế liên quan đếnHIV/AIDS khá nhạy cảm và không phải lúc nào cũng tiện nghi nên có thể làkhó khăn trong việc thu xếp để đối tượng dành thời gian và trả lời trung thực

2.11.2.Cách khắc phục:

-Để khắc phục tối đa sai số thông tin, không ghi tên của ĐTNC vào

bảng hỏi, tạo không khí thân mật cởi mở khi tiếp xúc và phỏng vấn

-Lựa chọn những ĐTV hiểu rõ về người dân địa bàn nghiên cứu, sắp xếpĐTV cùng giới với đối tượng Tổ chức họp rút kinh nghiệm hằng ngày với ĐTVtrong quá trình thu thập thông tin để kịp thời khắc phục các vướng mắc

-Tổ chức tập huấn cho các ĐTV cách phỏng vấn và thu thập thông tin.Các nội dung giải thích thêm cho từng câu hỏi Tiến hành phỏng vấn thửtrước khi điều tra để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi

-Thực hiện và giám sát tốt công tác làm sạch phiếu, làm sạch số liệu.Chỉ có một người thực hiện nhập liệu, tiến hành nhập thử 20% số phiếu, kiểmtra lại và nhập chính thức khi đảm bảo đã nhập thuần thục Kiểm tra ngẫunhiên 10% số phiếu đã được nhập trước khi phân tích số liệu

CHƯƠNG 3

Trang 40

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 : Phân bố về giới của ĐTNC

Nhận xét: Trong số 250 người tham gia nghiên cứu có 145 nam chiếm

tỷ lệ 58%; 105 nữ chiếm tỷ lệ 42%

Bảng 3.1: Phân bố về tuổi của ĐTNC

Giới Đặc trưng

Nam (n= 145 )

Nữ (n= 105 )

Tổng (n= 250 )

Khoảng biếnthiên

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 37,94, tuổi trung vị

là 41, tuổi thấp nhất là 15, cao nhất là 50; lứa tuổi chủ yếu là 40-50 tuổi (52

%), ở nhóm tuổi nữ là 49,52 % và ở nhóm tuổi nam là 53,79; độ tuổi 15 - 19tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,0%)

58.00%

42.00%

Na

m

Ngày đăng: 09/10/2014, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Phạm Thị Phương Dung (2006), Kiến thức , thực hành phòng chống STDs và HIV/AIDS của nữ sinh viên một trường cao đẳng tại Quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2006, Luận văn thạc sỹ YTCC, Trường Đại học YTCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức , thực hành phòng chống STDs và HIV/AIDS của nữ sinh viên một trường cao đẳng tại Quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2006
Tác giả: Phạm Thị Phương Dung
Năm: 2006
14. Khương Văn Duy và Nguyễn Thị Thắm (2006), "Thực trạng hành vi ứng xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS của đối tượng học sinh trung học phổ thông ở Hải Phòng năm 2005", Tạp chí Y học thực hành. 558(11), tr. 13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hành vi ứng xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS của đối tượng học sinh trung học phổ thông ở Hải Phòng năm 2005
Tác giả: Khương Văn Duy và Nguyễn Thị Thắm
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Thanh Hà (2004), Mô tả hành vi nguy cơ và thực trạng chăm sóc hỗ trợ tại tỉnh Phú Thọ năm 2004, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa khóa 1998-2004, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô tả hành vi nguy cơ và thực trạng chăm sóc hỗ trợ tại tỉnh Phú Thọ năm 2004
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2004
16. Đinh Sỹ Hiền (1998), "Nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường mẹ-con và phương pháp phòng chống ", Đặc san hoạt động phòng chống HIV/AIDS tr. 29-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường mẹ-con và phương pháp phòng chống
Tác giả: Đinh Sỹ Hiền
Năm: 1998
17. Nguyễn Khắc Hiền (2008), "Một số đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS tại tỉnh Hà Tây ", Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3(số 1/2008), tr. 39-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS tại tỉnh Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Khắc Hiền
Năm: 2008
19. Đỗ Thái Hùng (1999), Kiến thức , thái độ, lòng tin, thực hành của cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS Luận văn thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức , thái độ, lòng tin, thực hành của cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS
Tác giả: Đỗ Thái Hùng
Năm: 1999
20. Trần Thị Mai Hưng (2004), Kiến thức, thái độ và hành vi liên quan tới HIV/AIDS của nam thanh niên 15-24 tuổi tại phường Cẩm Thịnh , Thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh năm 2003, Luận văn tốt nghiệp cử nhân YTCC khóa 2, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ và hành vi liên quan tới HIV/AIDS của nam thanh niên 15-24 tuổi tại phường Cẩm Thịnh , Thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh năm 2003
Tác giả: Trần Thị Mai Hưng
Năm: 2004
22. Trần Văn Kiệm và Nguyễn Phước Lâm (2010), "Hành vi nguy cơ của khách hàng tại phòng tư vấn và thực trạng chăm sóc, tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam năm 2010", Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi nguy cơ của khách hàng tại phòng tư vấn và thực trạng chăm sóc, tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam năm 2010
Tác giả: Trần Văn Kiệm và Nguyễn Phước Lâm
Năm: 2010
23. Đào Huệ Lan, Nguyễn Thanh Hương và Nguyễn Minh Tuấn (2011), "Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của công nhân tại công ty than núi Béo - Quảng Ninh, năm 2011.", Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của công nhân tại công ty than núi Béo - Quảng Ninh, năm 2011
Tác giả: Đào Huệ Lan, Nguyễn Thanh Hương và Nguyễn Minh Tuấn
Năm: 2011
24. Đỗ Phương Lan (2006), Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường Đại học Y toàn quốc Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa khóa 2000-2006, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường Đại học Y toàn quốc
Tác giả: Đỗ Phương Lan
Năm: 2006
26. Đỗ Phương Loan (2006), Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường Đại học Y toàn quốc Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa khóa 2000-2006, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường Đại học Y toàn quốc
Tác giả: Đỗ Phương Loan
Năm: 2006
27. Hoàng Thủy Long và và cs (Tiểu ban giám sát và Viện VSDT TW) (2000), "giám sát DTH nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam ", Tạp chí y học thực hành tháng 9/2000, tr. 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giám sát DTH nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thủy Long và và cs (Tiểu ban giám sát và Viện VSDT TW)
Năm: 2000
28. Vũ Khắc Lương và Đinh Văn Bột (2010), "Kiến thức, thực hành của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Quan Hoa, tỉnh Thanh Hóa", Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thực hành của người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Quan Hoa, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Vũ Khắc Lương và Đinh Văn Bột
Năm: 2010
30. Nguyễn Bá Ngọc (2009), "Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường THPT Như Xuân I huyện Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa", Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường THPT Như Xuân I huyện Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Bá Ngọc
Năm: 2009
31. Hà Văn Như và Nguyễn Văn Khương (2008), "Kiến thức, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường THPT Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái", Y học thực hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường THPT Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Tác giả: Hà Văn Như và Nguyễn Văn Khương
Năm: 2008
32. Vũ Thị Nhung (2000), "Tình hình Phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại bệnh viện Hùng Vương ", Tạp chí y học thực hành tháng 9/2000, tr. 20-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình Phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại bệnh viện Hùng Vương
Tác giả: Vũ Thị Nhung
Năm: 2000
33. Bộ môn DTH trường Đại học Y Hà Nội sách:" Dịch tễ học", chủ biên, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
35. Doãn Hồ Phước (2006), Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng chống HIV/AIDS của người lao động tự do tại khu chợ Đồng Xuân và Long Biên- Hà Nội, Luận văn thạc sĩ YTCC Trường Đại học Y tế công cộng ,2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng chống HIV/AIDS của người lao động tự do tại khu chợ Đồng Xuân và Long Biên- Hà Nội
Tác giả: Doãn Hồ Phước
Năm: 2006
36. Lê Hồng Phượng (2008), Kiến thức, thái độ của học sinh điều dưỡng , hộ sinh về HIV/AIDS khóa luận tốt nghiệp cử nhân YTCC khóa 2004- 2008, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ của học sinh điều dưỡng , hộ sinh về HIV/AIDS
Tác giả: Lê Hồng Phượng
Năm: 2008
39. Sở Y tế tỉnh Lào Cai (2012). http://forum.hiv.com.vn/default.aspx?g=posts&amp;m=340152 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2011 và tiếp tục tăng lên 45.4% trong 6 tháng đầu năm 2012. Hình thái dịch  HIV/AIDS đang có xu hướng “già hóa” trong số nhứng người nhiễm HIV  được phát hiện, nguy cơ các trường hợp nhiễm HIV đã có sự chuyển dịch từ  nhóm tuổi 20-29 tuổi sang nhóm tuổi 3 - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
2011 và tiếp tục tăng lên 45.4% trong 6 tháng đầu năm 2012. Hình thái dịch HIV/AIDS đang có xu hướng “già hóa” trong số nhứng người nhiễm HIV được phát hiện, nguy cơ các trường hợp nhiễm HIV đã có sự chuyển dịch từ nhóm tuổi 20-29 tuổi sang nhóm tuổi 3 (Trang 15)
Bảng 3.4: Đánh giá hiểu biết của ĐTNC qua cách lựa chọn biện pháp - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.4 Đánh giá hiểu biết của ĐTNC qua cách lựa chọn biện pháp (Trang 42)
Bảng 3.7:  Trung vị và trung bình điểm kiến thức phòng chống HIV/AIDS - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.7 Trung vị và trung bình điểm kiến thức phòng chống HIV/AIDS (Trang 44)
Bảng 3.8: Tỷ lệ đạt kiến thức đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.8 Tỷ lệ đạt kiến thức đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS (Trang 46)
Bảng 3.9 :Nhận định thái độ kì thị liên quan đến HIV/AIDS - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.9 Nhận định thái độ kì thị liên quan đến HIV/AIDS (Trang 46)
Bảng 3.10: Thái độ của ĐTNC với việc dạy cho trẻ 12-14 tuổi về sinh hoạt - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.10 Thái độ của ĐTNC với việc dạy cho trẻ 12-14 tuổi về sinh hoạt (Trang 48)
Bảng 3.11: Tổng điểm thái độ của người dân (chấm theo thang điểm 6, &lt;6 - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.11 Tổng điểm thái độ của người dân (chấm theo thang điểm 6, &lt;6 (Trang 48)
Bảng 3.12: Đánh giá sự kì thị của người dân với người bị nhiễm - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.12 Đánh giá sự kì thị của người dân với người bị nhiễm (Trang 49)
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa các nhóm tuổi với mức độ hiểu biết về - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa các nhóm tuổi với mức độ hiểu biết về (Trang 51)
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa giới và thái độ muốn giữ kín chuyện người - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới và thái độ muốn giữ kín chuyện người (Trang 52)
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa giới và một vài quan điểm liên quan đến kì thị - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa giới và một vài quan điểm liên quan đến kì thị (Trang 53)
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xét nghiệm HIV - thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống hiv aids của người dân thị trấn quế, huyện kim bảng, tỉnh hà nam năm 2012
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xét nghiệm HIV (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w