1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch tuynel Trường Lâm Thanh hoá

84 268 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 10,57 MB

Nội dung

Trang 1

Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa của Nhà nước, một mặt đã

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn lao, đó là sự

cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường Để đứng vững được trên thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý

tài chính cung cấp thông tin chính xác để giúp lãnh đạo đưa ra được những quyết

định quản lý đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong các công cụ

quản lý tài chính thì hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu đề thực hiện kiểm

tra, xử lý thông tin Trên thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chỉ phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nhất là kế toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

thì có thể nói các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường một cách liều lĩnh,

không biết kết quả, hậu quả của việc mình làm, sẽ không có phương hướng và những quyết định đưa đến những thành công trong kinh doanh

Chính vì vậy trong thời gian học tập tại trường ĐHKT Quốc dân - Khoa kế tốn tơi đã thực sự quan tâm tới công tác tập hợp chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, kết hợp với thời gian tìm hiểu thực tế ở Công

ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm với những nhận thức của bản thân, tôi đã mạnh đạn đi sâu tìm hiểu vấn đề này và lựa chọn làm chuyên đề tốt nghiệp của

minh

Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Trần Văn Thuận và sự nỗ lực

của bản thân tôi đã hoàn thành chuyên đề này với đề tài “Kế toán chỉ phí sản

xuất và tính gia thành sản phẩm tại Công ty cố phần Gạch Tuynel Trường

Lam — Thanh Hoá”, đề tài đi sâu vào các nội dung chủ yếu sau:

- Bản chất, nội dung, phương pháp hạch toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế toán tập hop chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cô phần Gạch Tuynel Trường Lâm

Trang 2

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chỉ phí sản xuất và tính

giá thành sán phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Phần 2: Thực trạng kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cỗ phần Gạch Tuynel Trường Lâm

Phần 3: Hồn thiện kế tốn chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

Công ty cỗ phần Gạch Tuynel Trường Lâm

Với thời gian có hạn, khả năng nắm bắt trên lý thuyết cũng như thực tế chưa

nhiều nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo hướng dẫn để chuyên đề thêm phong phú và thiết thực

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Trần Văn Thuận và các anh chị trong Phòng kế toán Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm đã giúp tơi hồn thành chun đề này

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 2 năm 2006 Sinh Viên

Trang 3

PHAN 1

NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN

VE KE TOAN CHI PHI SAN XUAT VA TINH GIÁ THÀNH SAN PHAM TRONG DOANH NGHIEP SAN XUAT

1.1 SU CAN THIET CUA KE TOAN CPSX VA TINH GIÁ THÀNH SẢN

PHAM TRONG DOANH NGHIEP SAN XUAT

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Để tổn tại và

phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp đều cố

gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, phấn đấu tăng lợi nhuận Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ trong sản xuất kinh đoanh Bởi vì

thông qua khâu kế toán này, doanh nghiệp có thé so sánh chi phí bỏ vào sản xuất kinh đoanh với doanh số thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao hay thấp

Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên liên tục kế toán vật tư, tiền vốn, kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý chỉ phí Do vậy có thể cung cấp một cách kịp thời số

chỉ phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý CPSX

đối với từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Căn cứ vào đó chủ doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng các yếu tố chi phi là tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh

định mức chỉ phí với chỉ phí thực tế đã bỏ ra Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu của doanh nghiệp

Một khi doanh nghiệp tiết kiệm được CPSX, giảm giá thành sản phẩm trong

khi chất lượng vẫn được đảm bảo thì uy tín của doanh nghiệp ngày càng được

khẳng định Chính vì vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất va tính giá thành sản

phẩm là không thể thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế

Để tìm hiểu được nội dung, phạm vi, phương pháp kế toán tập hợp CPSX và

tính giá thành sản phẩm thì trước hết chúng ta tìm hiểu về bản chất của CPSX và giá thành sản phẩm

Trang 4

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

1.1.1.1 Khái niệm CPSX

Chỉ phí sản xuất - kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà

doanh nghiệp phải ding trong mét ky dé thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Thực chất CPSX là sự dịch chuyền vốn — dịch chuyền giá trị của các yếu tô sản xuất vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm lao vụ, dịch vụ)

1.1.1.2 - Phân loại CPSX

CPSX - kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình kinh doanh Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại CPSX Xuất

phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, CPSX cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau

Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định

Xét về mặt lý luận cũng như thực tế, có rất nhiều cách phân loại CP khác nhau như phân theo nội dung kinh í tế, theo công dụng, theo vị trí, theo quan hệ của Cp với quá trình sản xuất v.v mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít, nhiều cho mục

đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát CP phát sinh ở các góc độ khác nhau Vì thế, các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định

trong quản lý CPSX và giá thành sản phâm

Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng phổ biến trong hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trên góc độ của kế toán tài chính

a- Phân loại theo yếu tô chỉ phí

Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của CPSX khác nhau để chia ra các yếu tố chỉ phí Mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chỉ phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế vào cùng một nhóm, không phân biệt chỉ phí đó phát sinh từ lĩnh vực

hoạt động sản xuất nào, ở đâu và dùng vào việc gì Cách phân loại này còn được

gọi là phân loại chỉ phí sản xuất theo yếu tố Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX trong kỳ được chia thành các yếu tố sau:

- CPNVL: Bao gom toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản

xuất trong kỳ

- CPNC: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi

trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của

Trang 5

b— Phân theo khoản mục chỉ phí trong giá thành sản phẩm

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện

cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục, cách phân loại dựa theo công dụng của chỉ phí và mức phân bổ chỉ phí cho từng đối

tượng Cũng như cách phân loại theo yếu tố số lượng khoản mục chỉ phí trong giá

thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở

mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau

Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt nam bao gồm 5 khoản

mục chỉ phí:

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chỉ phí về nguyên liệu, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu Tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương phát sinh

- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chỉ phí vật liệu và nhân công trực tiếp)

- Chi phi bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chỉ phí phát sinh liên quan đến tiêu

thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chỉ phí phát sinh liên quan đến

quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp

Ngoài cách phân loại trên CPSX kinh doanh còn được phân theo nhiều cách

khác nhau như phân theo quan hệ chi phí và khối lượng cơng việc hồn thành;

phân theo quan hệ của chỉ phí với quá trình sản xuất Các cách phân loại này đã

được đề cập trong kế toán quản trị

1.1.2 — Giá thành sản phẩm

1.1.2.1— Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành

1.1.2.2 - Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng được các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành

Trang 6

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

nhiều phạm vị tính toán khác nhau Về lý luận cũng như trên thực tế ngoài các khái niệm giá thành xã hội, gái thành cá biệt còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ

Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia

thành giá kế hoạch, giá định mức và giá thực tế

- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch

- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở

các định mức chỉ phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (

thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đối của các định mức chỉ phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm

- Giá thành thực tế: giá thành là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc sản

xuất sản phâm trên cơ sở các chi phi phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phi phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi

phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chỉ phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực

tiếp và chi phi sản xuất chung

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản

chi phi phat sinh liên quan đến việc sản xuat, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất,

quản lý bán hàng).Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá

thành toàn bộ và được tính theo cơng thức:

Giá thành tồn bộ Giá thành Chi phí quản lý Chi phí

của sản phẩm =_ sản xuất + doanh +_ tiêu thụ

tiêu thụ sản phẩm nghiệp sản phẩm

Trang 7

CPSX và giá thành giống nhau ở bản chất đều thê hiện lượng hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chỉ phí khác trong quá trình sản xuất Song giữa CPSX và giá thành cũng có những điểm khác biệt sau:

- CPSX luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm lại gắn với một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành

- CPSX trong kỳ bao gồm CPSX phát sinh trong kỳ và CPSX dở dang cuối kỳ,

còn giá thành sản phẩm không chỉ có một phần CPSX trong kỳ mà còn gồm cả phần CPSX dở dang kỳ trước chuyển sang những chỉ phí đã tính trước vào giá thành hay những chỉ phí kỳ trước phân bồ vào kỳ này

Như vậy, CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau Điều này được thể hiện ở chỗ: CPSX là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, còn giá

thành sản phẩm là thước đo sản phẩm sản xuất đã bỏ ra để có được sản phẩm đó

Sự tiết kiệm hay lãng phí CPSX sẽ dẫn tới giá thành hạ hoặc tăng

1.1.4 - Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

quan trọng đề đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản

lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kế toán chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trong

trong toàn bộ nội dung tổ chức cơng tác kế tốn của doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính

xác giá thành sản xuất sản phẩm Các thông tin về chi phi và giá thành là những căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên

quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

1.2 - KE TOAN CHI PHi SAN XUẤT VÀ GIÁ THANH SAN PHAM TRONG DOANH NGHIEP SAN XUAT

1.2.1 - Kế toán chỉ phí sản xuất:

1.2.1.1 - Đối tượng và phương pháp kế toán chỉ phí sản xuất:

a, Đối tượng kế toán chỉ phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi và giới hạn mà các CPSX phát

sinh cần được tập hợp, theo đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, phân tích chỉ phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm

Trang 8

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình - Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội sản xuất, các giai đoạn công nghệ - Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc, lao vụ, các bộ phận chi tiết sản

phẩm, các công trình, hạng mục công trình

Để xác định đối tượng kế toán tap hop CPSX cụ thể ở mỗi doanh nghiệp cần căn cứ

vào:

- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Sản phẩm đơn gián hay phức tạp, quá trình sản xuất liên tục hay kiểu song song

- Loại hình sản xuất: Sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt

- Đặc điểm tổ chức sản xuất: Có hay không có phân xưởng bộ phận sản xuất

- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp

- Đối tượng tính giá thành và đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp Khi xác định đối tượng tập hợp CPSX cần dựa vào tổng thể các căn cứ trên Có như vậy mới có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý CPSX và tính giá

thành sản phẩm kịp thời, đúng đắn

b, Phương pháp hạch toán chỉ phí sản xuất

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phâm Phương pháp hạch toán chỉ phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng đề tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chỉ phí Về cơ bản phương pháp hạch toán chỉ phí bao gồm các phương pháp hạch toán chỉ phí theo sản phâm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng và theo nhóm sản phẩm vv Về thực chất khi vận dụng các phương pháp hạch toán chỉ phí sản xuất trong cơng tác kế tốn hàng ngày chính là việc kế toán

mở các thẻ ( hoặc số) chỉ tiết hạch toán chỉ phí san xuất theo từng đối tượng đã xác

định, phản ánh các chỉ phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phi theo từng đối tượng Mỗi phương pháp hạch toán chỉ phí ứng với một loại đối tượng hạch toán chỉ phí nên tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối

tượng mà có cần tập hợp và phân loại chỉ phí

1.2.1.2 - Kế toán chỉ phí nguyên vật trực tiếp

CPNVLTT bao gồm toàn bộ các khoản chỉ phí về nguyên vật liệu chính, phụ

Trang 9

hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Những chi phí trực tiếp sẽ được quy nạp trực tiếp

còn những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng sẽ tiến hành phân bổ như sau:

Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ Tỷ lệ cho từng đối tượng = của từng đối tượng x phan (hoặc sản phẩm) (hoặc sản phẩm) bổ Trong đó: Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tý lệ (hay hệ số) phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) ngoài ra còn sử dụng các tài khoản

có liên quan:

Tài khoản 152: Nguyên vật liệu

Tài khoản 133: ( 1331: Thuế GTGT được khấu trừ) Tài khoản 111: Tiền mặt

Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng Tài khoản 154: Chi phí SXKD dở dang

Tài khoản 621 tài khoản này được mở chỉ tiết theo từng đối tượng tập hợp chỉ

phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất v.v.)

Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ

Bên có:

- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết

- Kết chuyên chi phí vật liệu trực tiếp

Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư

Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tiến hành cụ thể như sau:

Trang 10

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình Nợ TK 621 (chỉ tiết theo từng đối tượng) - Tap hop chi phí vật liệu

Có TK 152 - Giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại

- Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản

xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ vào giá thực tế xuất dùng: Nợ TK 621 (Chỉ tiết theo đối tượng) - Tập hợp chỉ phí vật liệu

Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Co TK 331, 111,112 Vật liệu mua ngoài Có TK 411 - Nhận cấp phát, nhận liên doanh Có TK 154 - Vật liệu tự sản xuất hay th ngồi gioa cơng Có các TK khác (311, 336, 338) - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết: Nợ TK 152 (chỉ tiết vật liệu)

Có TK 621 (chỉ tiết đối tượng)

- Cuối kỳ, kết chuyền chio phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành:

No TK 154 (chỉ tiết theo đối tượng) Có TK 621 (chỉ tiết theo đối tượng)

Trang 11

TK 151,152,111,

112,331 TK 621 TK 154

ân đà :Á Kết chuyên chỉ phí vật Vật liệu dùng trực tiệp ° ¬¬ fi p iva

chê tạo sản phâm tiên ca P

hanh lao vu, dich vu

TK 152

Vật liệu dùng không

hêt nhập kho

1.2.1.3 - Kế toán chỉ phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp

sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương

phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương Ngoài ra CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các qũy BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động

chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền

lương phát sinh của CPNC TT

Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử đụng tài khoản 622 ( Chi phi nhân cơng trực tiếp) ngồi ra còn sử dụng các tài khoản có liên quan như tài khoản 334, 338, 154 Tài khoản này được mở chỉ tiết theo từng đối tượng tập hợp chỉ phí như tài khoản 621 Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ

Bên có: Kết chuyển chỉ chí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành

Tài khoản 622 cuối kỳ không có số du

Phương pháp hạch toán cụ thể:

Trang 12

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình Nợ tài khoán 622 (chỉ tiết theo từng đối tượng)

Có TK 334 - Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp - Trích bảo hiểm xã hội, BHYT, kinh phí cơng đồn theo tỷ lệ quy định

Nợ TK 622 (chỉ tiết theo đối tượng)

Có TK 338 (3382,3383,3384)

- Cuối kỳ kết chuyền chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành

theo từng đối tượng:

Nợ TK 154 (chỉ tiết theo đối tượng) Có TK 622 (chỉ tiết theo đối tượng)

SƠ ĐÒ 1.2: KẺ TỐN CHI PHÍ NHÂN

CÔNG TRỰC TIẾP

TK334 TK 622 TK154

Tiền lương và phụ cấp lương

sua ˆ 2 :Á Kết chuyển chỉ phí

phải trả cho công nhân trực tiêp €t chuyên chỉ phí

nhân công trực tiếp TK 338

Các khoản đóng góp theo tỷ lệ

với tiền lương thực tế của

nhân công trực tiêp phát sinh

1.2.1.4 Kế toán chỉ phí sản xuất chung

Chỉ phí sản xuất chung là những chỉ phí cần thiết còn lại để sản xuất ra sản

phẩm sau chỉ phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chỉ phí nhân công trực tiếp Đây là

những chỉ phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp để theo dõi các khoản chỉ phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 " Chỉ phí sản xuất chung" mở chỉ tiết theo từng phân xưởng, bộ phận

sản xuất , dich vụ Khi hạch toán , chỉ phí sản xuất chung được chi tiết theo định

Trang 13

hoàn thành như chỉ phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chỉ phí quản lý hành chính phân xưởng ) và biên phí gôm ( những chi phí còn lại, thay đôi theo lượng sản phâm hoàn thành)

Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phâm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiệt thành 6 tiêu khoản:

+ 6271: "Chi phí nhân viên phân xưởng” + 6272: "Chi phí vật liệu"

+ 6273: " Chi phi dụng cụ sản xuất "

+ 6274: "Chi phí khấu hao TSCĐ"

+ 6277: "Chi phi dich vụ mua ngoài”

+ 6278: "Chi phi bằng tiền khác"

Ngoai ra tuy theo yéu cau quan ly cua từng doanh nghiệp, từng ngành, TK 627 có thê mở thêm một sô tiêu khoản khác đê phản ánh một sô nội dung hoặc yêu tô chi phí

Hạch toán chỉ chí sản xuất chung được tiến hành như sau:

- Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nơ TK 627 (6271 - Chỉ tiết phân xưởng bộ phận)

Có TK 334 - Lương nhân viên phân xưởng

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phi):

No TK 627 ( 6271- Chỉ tiết phân xưởng bộ phận) Có TK 338 (3382,3383,3384)

- Chi phí vật liệu dùng chung cho từng phân xưởng:

Nợ TK 627 (6272 - Chỉ tiết cho từng phân xưởng)

Có TK 152 - Chỉ tiết tiểu khoản

- Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất đùng cho các bộ phận, phân xưởng:

Nợ TK 627 ( 6273 - Chỉ tiết theo từng phân xưởng)

Có TK 153 - Giá trị xuất đùng (loại phân bổ 1 lần)

- Trích KHTSCĐ của phân xưởng:

Nợ TK 627(6274 - Chỉ tiết theo từng phân xưởng)

Trang 14

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

Nợ TK 627 (6277 - Chỉ tiết theo từng phân xưởng) Nợ TK 133 (1331 - Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 111, 112, 331 - Gia tri mua ngoai

- Các chi phí phải trả (trích trước khác) tính vào chi phi san xuất chung trong ky

(chi phí sữa chữa TSCĐ, chỉ phí ngừng SX kế hoạch)

Nợ TK 627 ( chỉ tiết theo từng phân xưởng)

Có TK 335 ( Chỉ tiết chi phí phải trả) - Phân bổ các chỉ phí trả trước

Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 242 (chỉ tiết chỉ phí trả trước)

- Các chỉ phí bằng tiền khác (Tiếp tân, hội nghị)

No Tk 627 (6278-Chi tiét theo phân xưởng)

Có TK liên quan (111,112)

- Các khoản ghi giảm chi phí SX chung

Nợ TK liên quan (111,112,152,138)

Có TK 627 (chỉ tiết phân xưởng)

- Cuối kỳ, tiến hành phân bồ chỉ phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các

đối tượng chịu chi phí (nhóm sản phẩm, sản phẩm lao vụ, địch vụ)

Nợ TK 154 - chỉ tiết cho từng đối tượng

Có TK 627 - Chỉ tiết theo từng tiểu khoản

Trang 15

TK 627 TK 334,338 TK 111,112,152

Chi phi nhan vién

a Các khoản thu hồi phân xưởng - - ghi giảm chỉ phí sản xuât chung TK 152 153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 154

Phan bé (hoặc kết chuyển )

_TK 242, 335 — chi phí sản xuất chung cho

cóc đối tượng tính giá Chi phí theo dự toán

TK 632

TK 214 Két chuyén chi phi san

¬ xt chung cơ định

Chi phí khâu hao TSCĐ (Không phân bổ) vào

giá vốn

TK 331, 111, 112 TK 1331

Các chỉ phí sản xuất khác mua ngoài phải trả hay đã trả

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

Trang 16

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

1.2.1.5 Kế toán tống hợp chỉ phí sản xuất

Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bố các loại chỉ phí sản

xuất (chi phí sản phẩm) Các chi phí SX kế trên cuối cùng đều phải tổng hợp vào bên nợ TK 154 " CPSXKD đở dang" TK 154 được mở chỉ tiết theo từng ngành SX, theo từng nơi phát sinh chi phí, hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phâm, từng

chỉ tiết SP, từng loại lao vụ, dịch vụ của các bộ phận SX-KD chính, SXKD phụ (kế cá th ngồi gia cơng chế biến) Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:

Bên nợ: Tổng hợp CPSX trong kỳ (CP nguyên, vật liệu TT, CP nhân công TT, CPSX chung)

Bên có:

- Các khoản ghi giảm chỉ phí sản phẩm

Trang 17

SO DO 1.4: KE TOAN TONG HOP CHI PHi SAN XUAT SAN PHAM THEO PHUONG PHAP KKTX TK 154 TK6IL Ð DBKxxx | — TK 152,111 Các khoản giảm trừ chi phí Chi phí NVL trực tiếp TK 155,152 Nhập kho TK 622 TK 157 Giá thành Gửi bán thực tế Chi phí nhân công truc tiép TK 627 TK 32 _ Chỉ phí sản xuất chung Tiểu thụ DCK xxx

1.2.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dớ dang cuối kỳ 1.2.2.1 Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm đở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn

đang nằm trong quá trình sản xuất Đề tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phái tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phâm đở dang Tuỳ theo đặc điểm của tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tinh chất sản phẩm mà doanh nghiệp

Trang 18

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình 1.2.2.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chỉ phí được tính hết cho thành phẩm Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi

A 1 2 ha 2

Giá trị vật liệu Số lượng sản phâm đở dang Toàn bộ giá

chính nằm cuôi kỳ tri vat ligu

trong san ~ x chinh xuat

pham do dang Số lượng + Số lượng dùng

thành phẩm SP dở

dang

+ Xác định giá trị sản phẩm đở dang theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phâm dở đang để quy sản phẩm dở đang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đồi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp chỉ nên áp dụng tính chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính

phải xác định theo số liệu thực tế đã dùng

Chi phi chế biến Số lượng SPDD cuối kỳ Tổng chi phí

nằm trong sản = quy đổi ra thành phẩm X_ chếbiến

phẩm đở dang Số lượng Số lượng sản phẩm từng loại (theo từng loại) thành + dở dang quy đôi

phẩm ra thành phẩm

+ Xác định giá trị SP đở dang theo 50% chỉ phí chế biến

Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại chi phí chế biến sản phâm chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chỉ phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này

Thực chất đây là một dạng của PP ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó

giả định SP dở đang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm

Giá trị SP dở dang Giá trị NVL chính nằm 50% chi phí

= +

chưa hoàn thành trong SP dở dang chế biến

+ Xác định giá trị sản phẩm dé dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Trang 19

Theo phương pháp này trong giá trị SP dở dang chỉ bao gồm CP NVL trực tiếp hoặc CP trực tiếp NVL và nhân công trực tiếp không tính đến các chi phí khác

+ Xác đinh giá trị SP do dang theo chi phi định mức hoặc kế hoạch:

Căn cứ vào định mức tiêu hao hoặc chỉ phí kế hoạch cho các khâu các bước, các công việc trong quá trình chế tao SP dé XD gia trị SP dở dang

Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương phác để xác định giá trị

sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính, và vật liệu phụ năm trong sản phâm đở đang

1.2.3 Tính giá thành sản phẩm:

1.2.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đề hạch toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp

thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chỉ phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận cũng như thực tiễn hạch toán và là nội

dung cơ bản nhât của tổ chức hạch toán chi phí Sx, tính giá thành sản phẩm Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau Đó là giai đoạn hạch toán chỉ tiết chỉ phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chỉ tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành theo đơn vị tính giá thành quy định Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chỉ phí, yêu cầu hạch

toán kinh đoanh nội bộ, theo đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp

và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định Có thể

nói việc phân chia quá trình hạch toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hop chi phi trong hạch toán chỉ phí sản xuất

Như vậy xác định đối tượng hạch toán chỉ phí sản xuất chính là việc xác định

giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phat sinh chi phí và nơi chịu

chi phi Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn

VỊ

1.2.3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ

thuật tính toán chi phi cho từng đối tượng tính giá thành Về cơ bản, phương pháp

tính giá thành bao gồm::

Trang 20

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

chỉ phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp: lay tong sô chỉ phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm đở dang đầu kỳ so với cuôi kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành

- Phương pháp tổng cộng chỉ phí: áp dụng cho các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn

công nghệ, đối tượng hạch toán chỉ phí sản xuất là cá bộ phận, chỉ tiết sản phẩm

hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi

phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm

- Phương pháp hệ số: phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh

nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chỉ phí khơng hạch tốn riêng cho từng loại sản phẩm mà đựoc hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số

quy đổi của các loại sản phâm đó về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng CP liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tap hop dé tính ra giá thành SP gốc và gía

thành từng loại SP

Số lượng Số lượng Hệ số

_yn x )

SP gốc i=1 san pham i CP san pham i

Giá thành đơn vị Tổng giá thành SX của các loại sản phẩm

sản phẩm gốc(Z‹) Tổng số sản phẩm góc quy đồi(Q›)

Giá thành Giá thành Hệ số chi phi

= X

1 san pham i 1 SP géc Sản phẩm gốc

- Phương pháp tý lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy

cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, diệt kim, đóng dày, cơ khí chế tạo để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chỉ phí sản xuất

theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chỉ phí giữa CPSX

thực tế với CPSX kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và

Trang 21

Giá thành thưc — Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa CP thực tế so với té don visan = định mức đơn vị thực tÊ x CP kê hoạch hoặc định mức

phâm từng loại sản phâm từng loại của tât cả các loại sản phâm

- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phâm chính thu được còn có thể các sản

phẩm phụ (các DN chế biến đường, rượu bia, mỳ ăn liền .) để tinh gia trị sản

phẩm chính, kế toán phải loại trừ sản phâm phụ khỏi tông chỉ phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phâm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thê sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu

Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phi Gia tri san Giá trị sản thành sản = phảm chính đở + sản xuât phát - phâmphụ - phâm chính dở phâm chính dang đâu kỳ sinh trong kỳ thu hồi dang cuôi kỳ - Phương pháp liên hiệp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tô

chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, điệt kim, đóng giày, may mặc Trên thực tế, kế toán có thé kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chỉ phí, tổng cộng CP với tỷ lệ, hệ

Trang 22

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

PHÀN 2:

THỰC TRẠNG KÉ TỐN CHI PHÍ SẢN XUÁT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SAN PHAM TAI CONG TY CO PHAN GACH TUYNEL TRUONG LAM

2.1 NHUNG DAC DIEM KINH TE KY THUAT CUA CONG TY CO PHAN GACH TUYNEL TRUONG LAM ANH HUONG DEN KE TOAN CHI PHI SAN XUAT VA TINH GIA THANH SAN PHAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty a Quá trình hình thành:

Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường LâmThanh Hoá ra đời hoạt động từ

năm 1978 Tiền thân là xí nghiệp gạch Trường Lâm Tĩnh Gia Thanh Hố trực

thuộc cơng ty xây dựng số 5 Thanh Hoá

Tháng 2/1997 xí nghiệp gạch Trường lâm được đổi tên là xí nghiệp gạch Tuynel Trường lâm

Tháng 6/1999 công ty xây dựng số 5 được sáp nhập về công ty xây dựng số 1 Thanh Hoa

Thực hiện chính sách cổ phần hoá của Đảng và nhà nước, tháng 7/2003 xí nghiệp Gạch Tuynel Trường Lâm được cô phần hoá và lấy tên là công ty cổ phần

Gạch Tuynel Trường Lâm- Thanh Hoá theo quyết định thành lập sé 2166

QĐ/UBTH ngày 03/7/2003 của UBNDTinh Thanh Hoá Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số 2603000094 ngày 29/7/2003 Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá cấp

Địa chỉ trụ sở của công ty được đóng tại: Thơn Hồ Lâm, xã Trường Lâm, Huyện

Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá

Mã số thuế: 2800221474-I Điện thoại: 037-617046

Số hiệu tài khoản : 50110000008980 Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh

Hoá

b.Sự trưởng thành và phát triển:

Từ ngày thành lập năm 1978 công ty có số cán bộ công nhân viên là 25

người, vốn điều lệ là 15 triệu đồng Thời kỳ này HĐSX của xí nghiệp cơ bản là phương thức thủ công, thị trường tiêu thy ít đa số là hộ gia đình mua đề xây dung,

nên kết quả kinh đoanh đạt thấp

Đến tháng 2/1997 tổng số cán bộ công nhân viên là 60 người, trong đó cán

bộ làm công tác quản lý là 12 người với vốn điều lệ tăng lên là §00 triệu đồng

Trang 23

rộng uy tín tăng lên do giá cả hợp lý, chất lượng tốt, phương thức bán hàng thuận

tiện

Xí nghiệp đã chú trọng đến việc đầu tư thêm vốn, mua sắm dây chuyền công

nghệ sản xuất gạch bằng máy Năm 2002 Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm một lò nung và một đây chuyền mới với công suất đạt 4,5 vạn viên trên một năm

Đến tháng 7/2003 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 220 người trong đó có 185 người trong biên chế , còn lại là hợp đồng Số cán bộ làm công tác

quản lý là 21 người Vốn điều lệ của công ty là 2 tý đồng Trong đó vốn sở hữu nhà nước chiếm 51% vốn của các cô đông công ty đóng góp chiếm 49%

Việc thành lập công ty cổ phần gạch Tuynel Trương lâm- Thanh Hoá là

việc áp dụng triệt để tiền vốn, nhân tài vật lực, việc đóng cổ phần là việc tạo cho

công nhân có tỉnh thần trách nhiệm tăng năng suất lao động tăng doanh thu và

mang lại lợi nhuận cho công ty

Công ty có diện tích tồn bộ khn viên là 15ha đủ để cung cấp nguồn

nguyên liệu chính và diện tích cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện tại Song về tương lai để mở rộng sản xuất thì diện tích này không đáp ứng

được do vậy công ty đã chú trọng đầu tư mua thêm 2 ha đất và thuê thêm 5,1 ha dat đề mở rộng diện tích cho hoạt động xản xuất kinh doanh

Các phòng ban của công ty cũng được sắp xếp lại phù hợp với hoạt động

sản xuất kinh đoanh Dưới chủ tịch hội đồng quản tri và ban giám đốc Công ty có 3 phòng và 7 bộ phận làm việc theo dây chuyền từ khâu chỉ đạo điều hành đến trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường Công ty đã đã thành lập bộ phận kinh doanh chuyên quảng cáo, tiếp thị sản phẩm ( Nằm trong phòng tổ chức hành chính

của công ty) Bên cạnh đó công ty cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiểu của người tiêu dùng

Về mặt xã hội: Do đoanh thu ngày càng cao nên thu nhập của người lao

động tăng theo, cải thiện đáng kể đời sống của công nhân viên Sự đổi mới về

XSKD nói chung , cũng như đổi mới về máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ

nói riêng đã giúp cho công ty ngày càng đứng vững trên thị trường, doang thu năm

Trang 25

2.1.2 Đặc điểm tố chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.1: Tô chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cô đông Chủ Tịch Hội đông Quản trị Ban giám đốc Giám đốc điều hành Phó giám doc

Phòng tô chức Phòng kế hoạch Phòng kế toán

hành chính Kỹ thuật Thông kê

Cơ Chế Tạo Phơi đảo Xếp Nung Xuống

điện biên hình vận goòng đôt 2 tô goong

máy ủi than 1,2,3,4 chuyên 2 tô 2 tô

Trang 26

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo cho công

tác quản lý được thuận lợi trong những năm qua Công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hiệu quả theo hình thức trực tuyến, gồm khối trực tiếp sản xuất và khối gián tiếp sản xuất

* Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

a- Bộ phận gián tiếp sản xuất: Bao gồm các phòng quản lý các mặt của Công ty

- Hội đông quản trị (5 người do Đại hội đồng cổ đông bẩu ra): Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến Công ty là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước

- Ban giám đóc (3 người): Là người chỉ huy cao nhất sau Chủ tịch hội đồng

quản trị (CTHĐQT) phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, là

người chịu trách nhiệm trước CTHĐQT và trước khách hàng, đồng thời trước cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động của Công ty Là người đại điện cho Công ty ký kết mọi hoạt động kinh đoanh khi CTHĐQT uỷ nhiệm Ban giám đốc của Công ty gồm cú: Giám đốc và 2 phó giám đốc

+ Giám đốc: Có quyền đại diện thành lập, bổ nhiệm các trưởng ca sản xuắt, các bộ phận nghiệp vụ Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Công ty ký nhận tài sản,

tiền vốn do Công ty ban giao dé quan lý sử dụng vào sản xuất kinh doanh sao cho

đạt được lợi nhuận cao nhất trong sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển của Công ty ngắn, trung và đài hạn

+ Phó giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động

sản xuất kinh đoanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả

và được tiến hành thông suốt liên tục

- Phòng tổ chức hành chính (6 người ): có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất lên Giám đốc việc sản xuất dây chuyền sản xuất, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ tay nghề của từng người, phòng tô chức hành chính có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán

bộ công nhân viên trong Công ty, theo dõi đôn đốc, thực hiện các chính sách với

người lao động, giúp Giám đốc Công ty lập đanh sách và làm thủ tục về BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ công nhân viên trong Công ty phát động và theo dõi các phong trào thi đua

- Phòng kế toán thống kê (4 người ): thực hiện công tác kế toán quá trình sản xuất kinh đoanh của Công ty theo đúng chế độ hiện hành

Trang 27

bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty, thông qua việc Giám đốc bằng đồng tiền

giúp Giám đốc nắm bắt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế

hoạch và báo cáo quyết toán theo định kỳ, lập báo cáo thống kê về tình hình sản

xuất kinh doanh, đề xuất với ban Giám đốc và CTHĐQT phương án về quán lý sản

xuất và quản lý tài chính của Công ty

- Phòng kế hoạch - kỹ thuật (4 người) : Giúp Ban Giám đốc lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý và hàng năm Lập kế hoạch và theo đõi các thiết bị máy móc, có kế hoạch thay đổi sửa chữa trình Ban Giám đốc

Cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư cho quy trình sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo kĩ

thuật các khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm

b Bộ phận trực tiếp sản xuất:

Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất gạch tập trung theo dây chuyên

Khối trực tiếp sản xuất của Công ty được chia làm 12 tổ: Tổ cơ điện máy ủi (12

người), Tổ chế biến than (6 người), Tổ tạo hình số 1 (20 người), Tổ tạo hình số 2 (20 người), Tổ tạo hình số 3 (20 người), Tổ tạo hình số 4 (20 người) , Tổ phơi đảo

vận chuyên (40 người), 2 Tổ xếp goòng (20 người), 2 Tổ nung đốt (6 người), 2 tô xuống goòng bốc ( 24 người )

Bộ phận trực tiếp sản xuất thực hiện theo chức năng chuyên mơn hố của dây chuyền sản xuất từ khâu đầu tiên là nhào đất, trộn đất đến khâu cuối cùng là đưa thành phẩm lên xe tiêu thụ

Chính vì vậy khi tính tiền lương ta phải đưa về sản phẩm để tính tiền lương bình quân của từng người dựa trên cơ sở sản phẩm sau đó lấy số lượng của mỗi

loại gạch nhân với giá bình quân của mỗi viên gạch là bao nhiêu như vậy sẽ tính

được tiền lương sản phâm của từng người

2.1.3 - Đặc điểm tố chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

a-Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Trang 28

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

Với chức năng hoạt động Sản xuất gạch xây dựng của Công ty đã góp phần

quan trọng trong việc xây đựng quốc phòng, giao thông vận tải, đáp ứng phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá và các huyện lân cận thuộc Tỉnh Nghệ An Đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của Khu Đô thị mới Nghi

Sơn đã và đang tiến hành xây dựng các nhà máy, công trình quan trọng của Tỉnh Thanh Hoá và của cả nước

Ngoài chức năng hoạt động sản xuất gạch Tuynel các loại, nhiệm vụ của Công ty là tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường và uy tín của sản phẩm tiêu thụ Để đảm bảo được doanh thu kinh doanh và lợi nhuận của Công ty theo kế hoạch đã xây dựng cho từng năm thì việc thực hiện các phương thức tiêu

thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng, do vậy những năm qua Công ty đã xác định rõ tầm quan trọng và tính chiến lược của vấn đề này

b- Đặc điểm hoạt động sán xuất kinh doanh: + Sơ đồ 2.2: Mô hình sản xuất Tạo hình I Tạo hình 2 Dat thd Day chuyén Phơi khô Lò nung Tạo hình 3 Tao h inh 4

Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm - Thanh Hoá sản xuất ra sản phẩm

chính là các loại gạch, quy trình sản xuất theo kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn sản xuất Nếu quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng, mặt khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lẫy từ nguyên vật liệu chính đó là đất thó nên quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau

Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nơi quy định qua dây chuyền của máy tạo hình 1, 2, 3, 4 đây gọi là bán thành phẩm của các loại gạch

Từ công nghệ tạo hình 1, 2, 3, 4 này đưa ra khu vực phơi sấy, sau đó chuyên vào lò nung, lúc bày ra sản phẩm đưa vào kho vật liệu gọi là sản phẩm hoàn thành

Trang 29

Do đặc điểm là Doanh nghiệp sản xuất trực tiếp chuyên về mặt hàng gạch

xây dựng các loại Công ty cô phần gạch Tuynel Trường lâm tổ chức một phân xưởng sản xuất gồm 10 công đoạn sau:

- Cơ điện máy ủi - Chế biến than - Tạo hình - Cơ khí - Vệ sinh công nghiệp - Xếp lò - Phơi đảo vận chuyền - Xếp goàng - Nung đốt - Xuống goàng bốc xe - Vận chuyên

2.1.4 Đặc điểm tố chức bộ máy kế tốn của Cơng ty

Công ty cô phần Gạch Tuynel Trường Lâm - Thanh Hoá, kế toán thực hiện

đầy đủ các thành phần gồm: Kế toán vốn bằng tiền, kế toán vật tư, kế toán tài sản

có định (TSCĐ ), kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương, kế toán tập

hop chi phi và tính giá thành sản phẩm, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Phòng kế toán của Công ty gồm 4 người, 01 kế toán trưởng và 3 kế toán viên ( kế toán phần hành) giúp việc cho kế toán trưởng Bộ máy kế tốn của Cơng ty chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty

Phịng kế tốn của Cơng ty có chức năng chủ yếu là đảm bảo cân đối về tài chính phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh, có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc

thực hiện tồn bộ cơng tác thống kê trong phạm vi Công ty, giúp Công ty sứ dụng vốn có hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy trong

Công ty

Đảm bảo được yêu cầu phân cấp hạch tốn của Cơng ty như tính toán ghi

Trang 30

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình Tập hợp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó phân tích các

hoạt động kinh tế đồng thời quyết toán các nguồn tiền lương tiền thưởng của Công ty cho công nhân viên

Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thống kê kế tốn định kì của Cơng ty

theo quy định

Bộ máy kế toán quản lý tất cả tài sản và vốn sản xuất của Công ty, tổ chức

hạch toán rõ ràng từng loại tài sản, tiền vốn theo chế độ qui định

Như vậy để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đảm bảo sự lãnh đạo, sự chỉ đạo tập

trung, thống nhất, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của tổ chức quản lý, yêu cầu trình độ quản lý, bộ máy kế tốn của Cơng ty sắp xếp theo một trình tự khoa học, hợp lý, dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ TỔ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty cỗ phần Gạch Tuynel Trường Lâm Kế toán trưởng

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán So

Thanh toán vật tư bán hàng tiên lương Thủ quỹ

Thống kê

phân - xưởng Thủ kho

Trang 31

* Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:

- Kế toán trướng: Là người đứng đầu phụ trách chung tồn phịng kế tốn, chỉ

đạo toàn bộ hoạt động tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về

mặt tài chính Là người phân tích các kết quả kinh doanh và cùng với Phó giám

đốc tài chính giúp Giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư để đạt hiệu

quả cao nhất Kế toán trưởng phân công nhiệm vụ phần hành cho từng kế toán để

mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình mà điều lệ tổ chức kế toán đã ban hành Đồng thời là người chịu trách nhiệm về kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ tập hợp số liệu đề ghi vào sổ tổng hợp sau đó lập báo cáo tài chính, chỉ đạo theo dõi, ghi chép số liệu ban đầu của nhân viên kế toán thống kê phân xưởng

-_ Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh tốn, tồn bộ chi phi bằng tiền mặt, tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt

động về số liệu và tình hình biến động thu chỉ, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi của Công

ty, lập báo cáo theo sự phân công của kế toán trưởng

- Kế toán vật tr: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, tiến

hành phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quý tiến hành

đối chiếu với thủ kho, theo dõi quản lý sử dụng và trích khẩu hao TSCD

- Kế toán bán hàng: Có trách nhiệm theo đối bán hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hoá, tổng hợp đoanh thu chuyền cho kế toán theo dõi

- Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính chỉ trả lương cho lao động, ngoài ra

còn tính và trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ), Kinh phí cơng đồn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ qui định

- Thủ quÿ: Là người quản lý số tiền mặt tại Công ty, thu, chỉ theo phiếu thu, phiếu chỉ, "hàng tháng, hàng kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán

- Thống kê phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi diễn biến sản xuất và việc thực hiện kế hoạch ngày ngày của các phân xưởng

- Thú kho: Có trách nhiệm theo dõi cung ứng xuất nhập các loại nguyên vật liệu, phụ tùng cho phân xưởng

Bộ phận kế tốn của Cơng ty mỗi người có một trách nhiêm, nhiệm vụ khác

nhau nhưng có mối quan hệ liên kết với nhau, điều này đã giúp cho công việc được

Trang 32

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế tốn tại Cơng ty

Cơng ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm- Thanh Hoá là đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty đầu tư và xây dựng Thanh Hố Cơng ty đang áp

dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ

Tài chính

2.1.5.1 Thông tin chung về tô chức công tác kế toán - Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng theo phương pháp khấu

trừ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt nam

- Tỷ giá sử dụng khi quy đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá quy đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại từng thời điểm

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Trị giá vốn thực tế

Trang 33

+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT)

+ Biên lai thu tiền (Mẫu số 05-TT)

- Chứng từ bán hàng bao gồm: Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT-3LL)

- Lao động tiền lương:

+ Bảng chấm công (Mẫu số 01-LĐTL)

+ Bang thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)

+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03-LĐTL) + Báng thanh toán BHXH (Mẫu số 04-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL)

+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc cơng việc hồn thành (Mẫu số 06-LĐTL) + Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL)

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL)

- Hàng tồn kho:

+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT) + Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyền nội bộ (Mẫu số 03-VT) + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04-VT)

+ Biên bản kiếm nghiệm (Mẫu số 05-VT) + Thẻ kho (Mẫu số 06-VT)

+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07-VT)

+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 08-VT) - Tài sản cố định:

+ Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)

+ Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)

+ Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03-TSCĐ)

Trang 34

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình

2.1.5.3 Hệ thống tài khoản kế tốn:

Cơng ty sử dụng theo hệ thống tài khoản quy định chung trong chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất theo Quyết định số 1141-TC/QĐÐ/CĐÐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính

Những Tài khoản công ty hiện đang sử dụng là: - Tài khoản 111 ( Tiền mặt )

- Tài khoản 112 ( Tiền gửi ngân hàng )

- Tài khoản 131 ( Phải thu khách hàng )

- Tài khoản 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ )

- Tài khoản 154 ( Chi phí sản xuất kinh đoanh đở dang )

- Tài khoản 155 ( Thành phẩm )

- Tài khoản 156 ( Hàng hoá ) - Tài khoản 138 ( Phải thu khác)

- Tài khoản 141 ( Tam tng )

- Tài khoản 152 ( Nguyên liệu, vật liệu ) - Tài khoản 153 ( Công cụ dụng cụ )

- Tài khoản 211 ( TSCĐ hữu hình )

- Tài khoản 214 ( Hao mòn TSCĐ ) - Tài khoản 241 ( XDCB dở dang ) - Tài khoán 311 ( Vay ngắn hạn )

- Tài khoản 333 ( Thuế và các khoản nộp NSNN )

- Tài khoản 331 ( Phải trả cho người bán )

- Tài khoản 334 ( Phải trả công nhân viên )

- Tài khoản 336 ( Phải trả nội bộ )

- Tài khoản 338 ( Phải trả, phải nộp khác ) + 3382 Kinh phí công đoàn

+ 3383 Bảo hiểm xã hội +3384 Bảo hiểm tế

- Tài khoản 411 ( Nguồn vốn kinh doanh ) - Tài khoản 421 ( Lợi nhuận chưa phân phối )

- Tài khoản 431 ( Quỹ khen thưởng, phúc lợi )

Trang 35

- Tài khoản 621 ( Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp )

- Tài khoản 622 ( Chi phí nhân công trực tiếp ) - Tài khoản 627 ( Chi phí sản xuất chung )

+ 6271 CP nhân viên phân xưởng + 6272 CP VL, CC, DC

+ 6274 CP khau hao TSCD

+ 6278 CP dich vu mua ngoai - Tài khoản 632 ( Giá vốn hàng bán )

- Tài khoản 641 ( Chỉ phí bán hàng )

- Tài khoản 642 ( Chi phí quản lý DN )

- Tài khoản 711 ( Thu nhập khác )

- Tài khoản 811 ( Chi phí khác )

- Tài khoản 911 ( Xác định kết quả kinh doanh )

2.1.5.4 Hệ thống số kế toán: - Số kế toán tổng hợp, bao gồm:

+ Chứng từ ghi số gồm CTGS số 1,2.4,5,7,8,10 + Bảng kê: gồm bảng kê số 1,2,3,4,5,6,7,8,11

+ Số cái: được mở riêng cho từng tài khoản cấp 1 Số lượng số cái bằng số

lượng tài khoản cấp 1 Số mở cho cả năm, mỗi tháng được theo dõi trên một cột

của Số cái

+ Bang phân bổ: Gồm bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ

nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao; Số cái

- Số kế toán chỉ tiết, bao gồm:

+ Số quỹ tiền mặt

+ Số số dư TK 1521; 1522; 1523; 153

+ Số chỉ tiết thanh toán với khách hàng

+ Số chỉ tiết các TK chi phi

2.1.5.5 Hệ thống Báo cáo tài chính

Trang 36

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình + Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số 01 - DN )

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02 - DN )

+ Báo cáo lưu chuyên tiền tệ ( Mẫu số B03 - DN ) + Thuyết minh Báo cáo tài chính ( Mẫu số 09 - DN)

Cuối mỗi niên độ kế toán, phòng kế toán tiến hành lập các báo cáo trên gửi cho các cơ quan chủ quản theo chế độ qui định như: Tổng Công ty đầu tư và xây dựng Thanh Hoá, Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá, Sở Tài Chính và Cục thuế Thanh Hoá

So dé 2.4 So dé ghi số kế toán theo hình thức chứng từ ghi số Chứng từ gốc R Bảng tổng hợp —

SỐ quỹ chứng từ gôc Sô (thẻ) kê

toán chi tiêt Số đăng ký chứng Chứng từ ghí sô Số tổng hợp từ ghi sô chi tiét Số cái

Bảng cân đối số wy cao

phat sinh € toan

Ghi trong ngay Ghi chú: Quy trình ghi số: Ghi cuối kỳ

Trang 37

2.2 THỰC TRẠNG KÉ TOÁN CHI PHÍ SÁN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHAM TAI CONG TY GACH TUYNEL TRUONG LAM:

2.2.1 - Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sắn xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:

Chi phi sản xuất là những chỉ phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm Hiện nay tại Công ty cô phần gạch Tuynel Trường lâm-Thanh hoá được

chia ra làm 3 khoản mục theo chế độ hiện hành như sau:

- CPNVLTT: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp và sản xuất sản phẩm

- CPNCTT: Bao gồm toàn bộ chỉ phí về tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất

- CPSXC: Là những chỉ phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng Tại Công ty CPSXC bao gồm:

+CPNVPX

+ Chi phí công cụ, dụng cụ

+ Chỉ phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền

Công tác quản lý CPSX tại Công ty khá quy củ từ công đoạn sản phẩm đến quy

trình hạch toán cụ thể, trong sản xuất Công ty thực hiên quản lý chặt chẽ các thao

tác vận hành của công nhân sản xuất, thường xuyên kiểm tra bảo đưỡng máy móc

thiết bị Trong hạch toán, kế toán còn mở các số chi tiét dé theo doi phan anh

tình hình phát sinh chỉ phí theo từng đối tượng Việc tổ chức tốt công tác quản lý CPSX tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp CPSX và tính giá thành tại Công ty Sau này

* Đối tượng kế toán CPSX

Đối tượng tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến kế toán tập hợp CPSX và

tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung

cấp từ quá trình tập hợp CPSX, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản

lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên TK số chỉ

tiết

Trang 38

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình nghệ và trình độ hạch toán, đối tượng tập hợp CPSX ở Công được xác định là

nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ chứ không tập hợp theo từng tổ sản

xuất

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể ở Công ty, kỳ tính giá thành được xác định là cuối tháng

* Phương pháp kế toán tập hợp CPSX

Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp CPSX như trên, phương pháp

hạch toán CPSX được sử dụng ở Công ty là phương pháp hạch toán theo nhóm

sản phẩm Theo phương pháp này các chỉ phí được tập hợp từ các chứng từ kế

toán cho tất cả các loại sản phẩm theo từng khoản mục chỉ phí, sau đó kế tốn

Cơng ty sẽ tiến hành phân bồ gián tiếp cho mỗi loại sản phẩm trong nhóm đó theo tiêu thức thích hợp Theo cách phân loại CPSX thành 3 khoản mục, Công ty sử

dụng các TK sau đề tập hợp CPSX

- TK 621: “CPNVLTT” để tập hợp CPNVLTT của toàn phân xưởng

- TK 622: “CPNCTT” dé tap chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương

của công nhân sản xuất

- Tk 627: “CPSXC” để tập hợp các khoản chỉ phí phát sinh trong phân xưởng

như chi phí khấu hao, chi phí công cụ, dụng cụ TK này được chia thành 4 TK

cấp 2 như sau:

+ TK 6271: CPNVPX

+ TK 6272: CPVL, công cụ dụng cụ

+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

+ TK 6278: Chi phi dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền 2.2.2.1- Kế toán Chỉ phí NVLTT

NVLTT là cơ sở cấu thành thực thể chính của sản phẩm CPNVLTT ở Công ty CP gạch Tuynel Trường lâm - Thanh hoá bao gồm chỉ phí về đất, than và điện

Đặc điểm nỗi bật của CPSX ở Công ty là CPNVLTT không chiếm tỷ

trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 30%) do chi phi dé mua dat, than không lớn lắm so với các khoản chỉ phí khác Khác với các hợp tác xã sản xuất gạch thủ cơng khác, tồn bộ CPNLTT dùng đẻ sản xuất gạch phải mua theo giá thị trường Do vậy mà công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty luôn được quan tâm đúng mức

Trang 39

vật liệu cần lĩnh về số lượng Quản đốc phân xưởng duyệt, sau đó đưa lên phòng

kế toán Phòng kế toán viết phiếu xuất kho theo số lượng căn cứ vào yêu cầu xuất kho mà phân xướng gửi lên, đồng thời ghi luôn giá trị xuất kho

Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ đề xác định giá trị vật liệu xuất kho Theo phương pháp này trị giá vật liệu xuất kho được xác định như sau:

Trị giá vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá bình quân

xuất kho xuất kho gia quyền

Trị giá thực tế VL tồn kho + Trị giá thực tế VL nhập kho trong tháng Đơn giá BQ = -~-~-~ ~-~-~-~-~~~~~~~==============rrrrr==rrrrrrrrrrrrrrrrrrr=r=~ Số lượng VL tồn kho đầu tháng + Số lượng VI nhập kho trong tháng

Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật cho từng loại sản phẩm kế toán xuất kho NVI theo đơn giá bình quân và không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Ví dụ: Trong tháng 10/2005 Công ty xuất kho các loại vật tư như sau:

Vật tư tồn kho đầu tháng 10/2005 Tên NVL Số lượng Đơn giá Thành tiền Đất 45.650m` | 26.0003/m” | 1.186.900.000 Than 26320Kg | 250/Kg |6.580.000 Vật tư nhập trong tháng Tên NVL|_ Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ) Đất 6.000 m* | 25.000°/m? | 150.000.000 Than 32.200 Kg 235%/Kg 7.571.700

Căn cứ vào số lượng, trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ, sử dụng phương pháp bình quân gia quyền ta xác định được trị giá vật liệu xuất dùng

cho sản xuất tháng 10/ 2005 như sau:

Trang 40

Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình + Đắt: 5500 mỶ 1.186.900.000 + 150.000.000 Don gia xuat kho = - = 25,884/m° 45.650 + 6.000 Trị giá xuất kho = 5.500 x 25,884 = 142.362.000! + Than: 55.000 Kg 6.580.000 + 7.571.700 Don gid xuat kho = - = 241,8Kg 26.320 + 32.200 Trị giá xuất kho = 55.000 x 241,8 = 13.299.000° + Dién

Tiêu hao điện trong thang: 76911,336 x 1250 = 96.139.170°

* Phiéu nhập vật tư có mẫu như sau:

Biéu 2.1:

Công ty CP gạch Tuynel Mẫu số 01 - VT

Trường lâm - Thanh hoá QD 1141s6 TC/CDKT

ngay 1/11/1995 cua BTC

PHIEU NHAP KHO

Ngày 10/10/2005 Số 20

Họ tên người giao hàng: Hợp tác xã Hoà lâm - Trường lâm

Theo hóa đơn số: 2530 ngày 10/10/2000 của HTX Hoà lâm - Trường lâm

Nhập tại kho: Nguyên - Vật liệu

TT Tênvậttư |ĐVT| MS Số lượng Don gift Thanh tiền

Theo CT Thuc nhap

1 | Nhập dat m 6.000 6.000 | 25.000 150.000.000

Thuế GTGT 10% 15.000.000

Cộng 165.000.000

Bằng chữ: (Một đrăm sáu mươi lăm triệu dong chan)

Người giao hàng Thủ kho Kế toán trướng Thú trướng đơn vị

Ngày đăng: 08/10/2014, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w