1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

69 108 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

Chuyên đề thực tập chuyên ngành LỜI CẢM ƠN SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, của các cán bộ, nhân viên cơ sở thực tập. Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình đã tận tình hướng dẫn em trong chuyên đề này. Em xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên của Viện Kinh tế chính trị thế giới đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng cũng như các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung đã cung cấp cho em cái nhìn tổng quát trên lĩnh vực kinh tế để em có thể hoàn thành đề tài. Chuyên đề thực tập chuyên ngành LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Chống bán phá giá là một biện pháp đã được WTO thừa nhận để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nền kinh tế trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã và đang bị áp dụng thuế chống bán phá giá trên nhiều mặt hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới, khi rào cản thuế quan và phi thuế quan đang được giảm để tuân thủ với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO thì các vụ chống bán phá giá được sử dụng nhiều hơn nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO do vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam là một công cụ hữu ích trong tương lai và cần được phát huy vai trò giúp Việt Nam có thể kiểm soát lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa mà không trái với quy định của WTO Chính vì vậy nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam hiện nay là cần thiết và đây cũng chính là nội dung nghiên cứu của chuyên đề thực tập “Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO”. 2. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tiến hành khảo sát và nghiên cứu những vấn đề tổng quan chống bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong thời gian qua. 3. Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề sẽ nghiên cứu trong phạm vi thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam từ 2000 đến nay. SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên để sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá… 5. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề được tiến hành nghiên cứu nhằm tổng hợp những vấn đề chung về bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá của Việt Nam. Qua đó, chuyên đề đưa ra giải pháp nhằm đưa công cụ này trở thành công cụ tích cực bảo hộ ngành sản xuất trong nước của Việt Nam. 6. Kết cấu chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng chữ cái viết tắt…chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề tổng quan về bán phá giáthuế chống bán phá giá và tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới. Chương 2: Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Quan điểm về bán phá giá 1.1.1 Khái niệm Bán phá giá thường được hiểu là hành động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, làm cho những người bán khác phải hạ giá bán. Như vậy ở đây có sự so sánh về giá của một mặt hàng trên cùng một thị trường. Tuy nhiên khái niệm bán phá giá trong thương mại quốc tế hàm ý so sánh về giá của một mặt hàng trên hai thị trường khác nhau: Thị trường nước nhập khẩu và trị trường nước xuất khẩu. Nhìn chung , tất cả các nước cho rằng bán phá giá xảy ra khi hàng hoá xuất khẩu đựơc bán sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa . Mặc dù khái niệm bán phá giá đưa ra khá đơn giản tuy nhiên khi xác định giá bán của một mặt hàng cho thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu thì vô cùng phức tạp bởi vì khi đó phải xác định mặt hàng đó được bán với giá bán buôn hay bán lẻ, tỷ giá hối đoái , chi phí vận chuyển , thuế suất, thuế nhập…. 1.1.2 Cơ sở kinh tế của việc bán phá giá Trước khi tìm hiểu về tình hình điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới thay đổi mạnh mẽ như thế nào trong gần một thập kỷ qua cần nghiên cứu về cơ sở kinh tế của việc bán phá giá. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khi nào thì hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khi nào thì hành vi đó là bình thường về mặt kinh tế. Tìm hiểu cơ sở kinh tế của việc bán phá giá cũng sẽ giúp ích trong việc phân tích ai SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành là người có lợi, ai là người bị thiệt khi chấp nhận hay không chấp nhận hành vi đó. 1.1.2.1. Bán phá giá xảy ra do phân biệt giá quốc tế Phân biệt giá quốc tế xảy ra khi thị trường bị phân biệt giá là thị trường của các nước khác nhau. Song giá xuất khẩu thường cao hơn giá của thị trường nội địa do nhà xuất khẩu phải chịu thêm nhiều chi phí xuất khẩu như vận chuyển, bảo hiểm…Do đó, khi nhà sản xuất theo đuổi hành vi phân biệt giá quốc tế, tức là giá bán trong nước khác giá xuất khẩu thì hành vi đó chỉ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu sản phẩm thấp hơn giá bán của sản phẩm đó ở trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, bán phá giá cũng là một hiện tượng thông thường. Một công ty được hưởng lợi thế độc quyền trên thị trường nội địa do được bảo hộ bởi các rào cản thương mại tự nhiên và phi tự nhiên có thể bán sản phẩm trong nước với mức giá khá cao. Nếu chi phí xuất khẩu hàng hóa tương đối thấp, mức giá xuất khẩu do công ty đặt ra có thể sẽ thấp hơn nhiều so với giá bán ở thị trường trong nước. Trong trường hợp này, công ty sẽ dễ bị coi là bán phá giá. Bản chất hành vi bán phá giá kể trên không phải là do công ty đặt giá thấp ở thị trường xuất khẩu mà do công ty đã bán giá cao ở thị trường trong nước. Chính sức mạnh độc quyền ở thị trường trong nước đã làm giảm lợi ích của toàn xã hội. Nguyên tắc này vẫn đúng trong trường hợp công ty có sức mạnh độc quyền ở cả hai thị trường. Khi đó, công ty sẽ đặt giá thấp hơn ở thị trường có sức mạnh độc quyền yếu hơn. Do đó, nếu bán phá giá xảy ra dưới hình thức phân biệt giá thì biện pháp chống bán phá giá sẽ không mang lại lợi ích kinh tế gì vì ta cần chống lại sự định giá cao tại thị trường nội địa chứ không phải loại bỏ mức giá thấp ở thị trường xuất khẩu. SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tuy nhiên, trong trường hợp này có một số quan điểm ủng hộ việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc bán phá giá sẽ làm giảm giá hàng hóa tương tự tại thị trường nước nhập khẩu. Điều này làm giảm lợi nhuận và lương của các chủ công ty và người lao động sản xuất mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu và đe dọa lợi ích tiềm năng trong tương lai của họ hoặc làm ảnh hưởng đến mức sống của những đối tượng này. Tuy nhiên, giá bán của hàng nhập khẩu thấp hơn giá bán của sản phẩm nội địa rõ ràng đã đem lại lợi ích cho toàn xã hội nhiều hơn so với những thiệt hại mà các nhà sản xuất sản phẩm cạnh tranh phải gánh chịu. Trước khi có hàng nhập khẩu bán vào thị trường trong nước với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu của mặt hàng đó ở thị trường trong nước cân bằng ở điểm E, với giá p 1 và lượng tiêu thụ q 1 . Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giá thấp hơn là p 2 , lượng tiêu thụ tăng lên q 2 , trong đó SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành lượng hàng sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn q ’ 2 , lượng hàng nhập khẩu là q 2 - q ’ 2. Từ hình 1 có thể thấy rằng thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng diện tích hình thang ABFE, trong khi đó thặng dư của nhà sản xuất trong nước giảm một lượng bằng diện tích hình thang ABCE. Về tổng thể, toàn xã hội được lợi bằng diện tích tam giác CFE. Trong trường hợp này, nếu muốn, chính phủ một nước có thể đánh thuế để phân phối lại thu nhập nhằm bù đắp thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, hay thậm chí sử dụng biện pháp tự vệ. Áp dụng thuế chống bán phá giá trong trường hợp này không phải là giải pháp tối ưu. Quan điểm thứ hai cho rằng áp dụng thuế chống bán phá giá là biện pháp nhằm gây sức ép làm tăng tính cạnh tranh tại thị trường nước xuất khẩu bằng cách xoá bỏ các rào cản thương mại - công cụ tạo thế độc quyền cho nhà xuất khẩu. Hàng rào thương mại ở đây được hiểu là thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, v.v . chứ không phải những rào cản tự nhiên như chi phí vận tải. Nếu xét nền kinh tế thế giới như một tổng thể thì việc dỡ bỏ các rào cản thương mại trên cũng mang một ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, đây liệu có phải là điều mà những nước nhập khẩu mong đợi không bởi vì biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp này chỉ góp phần tăng cạnh tranh tại thị trường nước xuất khẩu. Quan điểm thứ ba cho rằng việc bán phá giá có thể gây lãng phí nguồn lực tại nước nhập khẩu do nước này cố gắng điều chỉnh để đạt được mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, lập luận này chỉ đúng khi hàng nhập khẩu bị bán phá giá trong thời gian ngắn. Nếu việc bán phá giá mang tính lâu dài thì những điều chỉnh về nguồn lực tại nước nhập khẩu là hoàn toàn hợp lý và không hề lãng phí. SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành Ngay cả khi việc bán phá giá có tính chất tạm thời, việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng không phải là giải pháp tối ưu trong một số trường hợp. Giả sử như một công ty đang đặt giá tương đối ổn định ở thị trường trong nước do thị trường này không chịu tác động nhiều của giá thế giới. Nhưng trên thị trường thế giới, công ty lại điều chỉnh giá sản phẩm theo giá thị trường. Do đó, khi giá thị trường thế giới xuống thấp, nhà xuất khẩu sẽ dễ dàng bị coi là bán phá giá. Nếu ta áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhằm tránh các chi phí điều chỉnh việc gia nhập và rút khỏi ngành của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu thì chính sách này chỉ có thể gạt nhà xuất khẩu ra khỏi thị trường nước nhập khẩu chứ không hề làm tăng giá thế giới. Hơn nữa, để thực hiện mục tiêu làm giảm các chi phí điều chỉnh không cần thiết do thương mại gây ra, nước nhập khẩu hoàn toàn có thể sử dụng một số biện pháp đối phó tạm thời khác ví dụ như biện pháp tự vệ. Tóm lại việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ để tránh các thiệt hại tạm thời do hàng nhập khẩu gây ra không phải là biện pháp tối ưu ngay cả khi hàng nhập khẩu bị coi là bán phá giá. 1.1.2.2. Bán phá giá xảy ra do giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất Những người ủng hộ quan điểm bán phá giá là sự phân biệt giá thường lập luận rằng bán phá giá do giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất cũng là một hình thức phân biệt giá. Họ cho rằng các công ty không thể duy trì việc bán hàng dưới chi phí nếu không bù lỗ cho phần hàng này bằng những phần hàng bán trên chi phí trong thị trường khác, tức là công ty đó đang thực hiện biện pháp phân biệt giá. Tuy nhiên, lập luận trên chưa giải thích được tại sao giá xuất khẩu dưới chi phí sản xuất lại bị coi là bán phá giá. Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa kinh tế của hành vi này, ta sẽ xem xét khái niệm “chi phí” bằng cách phân biệt “chi phí trung bình” và “chi phí biên”. Chi phí trung bình là chi phí tính trên một SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành đơn vị sản phẩm đầu ra. Chi phí biên là chi phí tăng lên do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí biên là yếu tố quyết định trong việc định giá của một công ty trong ngắn hạn khi phải chịu chi phí nhất định để thâm nhập thị trường. Điều này giải thích tại sao một công ty vẫn chấp nhận bán hàng với mức giá thấp hơn chi phí trung bình dù biết rằng đang bị lỗ. Thật vậy, có trường hợp nếu công ty không tiếp tục sản xuất thì công ty có thể sẽ bị lỗ nhiều hơn do vẫn chịu chi phí cố định. Trước hết chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tình huống giá xuất khẩu thấp hơn chi phí trung bình. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn chi phí biên. 1.2.2.3. Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí trung bình SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành MC: Đường chi phí biên AVC: Đường chi phí biến đổi trung bình MR: Đường thu nhập biên ATC: Đường chi phí trung bình Trong thời kỳ ngắn hạn, công ty tối đa hoá lợi nhuận của mình bằng cách lựa chọn đầu ra q * mà tại đó chi phí biên của công ty bằng với giá cả P của sản phẩm và bằng thu nhập biên MR. Lợi nhuận của công ty chính là hình chữ nhật ABCD. Mức sản lượng q 1 thấp hơn q * hay mức sản lượng q 2 cao hơn q * đều dẫn tới việc hạ thấp lợi nhuận. Vùng xám cho thấy mức giảm lợi nhuận tương ứng với việc lựa chọn sản lượng q 1 và q 2 . Các đường MR và MC cũng cắt nhau tại E, tương ứng với mức sản lượng q 0. Tuy nhiên ở mức sản lượng q 0 lợi nhuận chưa được tối đa hoá. Tăng sản lượng vượt quá q 0 sẽ tăng được lợi nhuận vì chi phí biên vẫn thấp hơn thu nhập biên. Do đó điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận của một công ty là thu nhập biên bằng chi phí biên ở điểm mà ở đó chi phí biên đang đi lên chứ không đi xuống. Trong ngắn hạn, khi thị trường suy thoái bất cứ công ty nào dù là cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo cũng có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn chi phí trung bình chỉ cần mức giá này cao hơn giao điểm của chi phí biên và chi phí biến đổi trung bình. Hành vi này của nhà sản xuất chính là để bù đắp chi phí cố định. Nhà sản xuất có thể hy vọng rằng sau một thời gian suy giảm tạm thời, thị trường sẽ hồi phục và công ty có thể tăng giá; hoặc chỉ đơn giản là nhà sản xuất đang cố gắng bán hàng nhằm giảm thiểu thua lỗ trước khi rút khỏi thị trường. Khi cả nhà sản xuất trong nước và nhà xuất khẩu đều bán phá giá dưới chi phí trung bình do suy thoái của thị trường thì việc đánh thuế chống bán phá giá đối với nhà xuất khẩu là không hợp lý. Trong trường hợp này, biện pháp SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A [...]... áp dụng thuế chống bán phá giá Hàn quốc cũng 28 lần áp dụng thuế chống phá giá và 70 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Nhật Bản thì tương đối đặc biệt khi chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá có 1 lần nhưng 60 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá 1.2.1.2 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước đang phát triển Trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, có 23 nước đang phát triển... cuộc điều tra chống bán phá giá và có 564 lần áp dụng thuế chống bán phá giá Cũng trong thời gian đó, hàng hóa xuất khẩu của 60 nước đang phát triển là đối tượng của 1100 cuộc điều tra chống bán phá giá và 736 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu Ấn độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, đã tiến hành 248 cuộc điều tra chống bán phá giá và... 155 lần áp dụng thuế chống bán phá giá Tuy nhiên, Ấn độ chỉ là đối tượng 37 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Achentina và Braxin cũng nhiều lần áp dụng thuế chống phá giá tương ứng với 97 và 51 lần Họ cũng là đối tượng tương ứng 7 và 45 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Trung quốc thì tương đối đặc biệt khi chưa áp dụng thuế chống bán phá giá lần nào nhưng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tới... tra chống bán phá giá và có 502 lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 32 nước phát triển lại là đối tượng của 745 cuộc điều tra chống bán phá giá và chịu 430 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu Trong số các nước phát triển, Hoa kỳ và EU luôn đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, ... bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước khác Hoa kỳ đã tiến hành 255 cuộc SV: Đoàn Văn Hưng Lớp: KTQT45A Chuyên đề thực tập chuyên ngành điều tra chống bán phá giá và có 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá EU cũng gần tương đương Hoa kỳ với 246 cuộc điều tra và có 153 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và cũng chỉ 18 lần bị áp dụng thuế. .. đến chống bán phá giá Kể từ khi WTO ra đời, tính đến thời điểm cuối năm 2001, trên thế giới đã có tất cả 2132 cuộc điều tra về chống bán phá giá và có tất cả là 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 50% tổng số cuộc điều tra) Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá Các loại mặt hàng chịu thuế chống. .. nước phát triển áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển và ngược lại Các nước phát triển còn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước phát triển khác và điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nước đang phát triển 1.2.1.1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước phát triển Kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành 899 cuộc điều. .. bán phá giá trên thế giới 1.2.1 Tổng quan về tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới Năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định về chống bán phá giá của WTO Đây chính là cơ sở pháp luật quốc tế mà các nước thành viên WTO phải tuân theo khi thực thi và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. .. đề thực tập chuyên ngành đưa ra việc giải quyết vấn đề bán phá giá thông qua đàm phán mà vẫn căn cứ theo điều 6 của GATT cho phép các nước hành động chống bán phá giá Nhưng chỉ khi việc bán phá giá làm tổn hại đến công nghiệp của nước nhập khẩu thì các biện pháp chống bán phá giá mới được áp dụng Ngày nay, các nước nhập khẩu chống bán phá giá bằng cách thu thuế nhập khẩu ngoại ngạch đối với sản phẩm... thường đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế riêng cho mỗi nhà sản xuất/xuất khẩu nếu biên độ phá giá khác nhau * Áp dụng thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm được sản xuất hoặc lắp ráp ở EU Theo Qui chế chống bán phá giá sửa đổi năm 1987, EU có thể đánh thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm sản xuất hoặc lắp ráp trong EU với những điều kiện sau: - Nhà sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm . trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá của Việt Nam trong điều kiện gia nhập. Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO . 2. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tiến hành khảo

Ngày đăng: 26/03/2013, 09:11

Xem thêm: Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1.1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước phát triển - Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO
1.2.1.1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước phát triển (Trang 21)
1.2.3.1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trong liên minh châu Âu - Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO
1.2.3.1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trong liên minh châu Âu (Trang 24)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w