1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BẢO LÃNH NGÂN HÀNGđề tài bài tập nhóm

7 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 20,96 KB

Nội dung

Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Theo luật các TCTD 2010, khoản 18 điều 4 thì bảo lãnh ngân hàng là: hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ

Trang 1

BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

I. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh ngân hàng

1. Khái niệm

a. Khái niệm bảo lãnh

Theo điều 361 BLDS 2005, bảo lãnh là: việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa

vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn

mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình

b. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng

Theo luật các TCTD 2010, khoản 18 điều 4 thì bảo lãnh ngân hàng là: hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ

và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

2. Đặc điểm

a. Thành phần của một nghiệp vụ bảo lãnh

- Người bảo lãnh là người phát hành bảo lãnh ( ngân hàng)

- Người được bảo lãnh là người yêu cầu bảo lãnh

- Người thụ hưởng bảo lãnh là người nhận cam kết bảo lãnh

Như vây, một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh mà còn bao hàm những mối quan hệ, đó là:

- Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh Đây là mối quan

hệ gốc phát sinh yêu cầu bảo lãnh, trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh

có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với người hưởng bảo lãnh

- Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh với người được bảo lãnh Đây là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng với khách hàng hưởng tín dụng

b. Đặc điểm

Với bản chất đó, bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm như :

- Bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch thương mại đặc thù;

- Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên ,mang tính phụ thuộc;

- Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập,

- Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác

Trang 2

Cụ thể, các đặc điểm nổi bật được hiểu như sau:

a. Bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch thương mại đặc thù

Một mặt, bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng ( chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện thực hiện có tính chất chuyên nhiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận

Mặt khác, khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng phải sử dụng đến chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình bỏ ra khi chấp nhận vai trò người thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng Hoạt động này cũng thường chịu sự chi phối của một số quy tắc pháp lý đặc thù chỉ áp dụng riêng cho quan hệ bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp của các tổ chức tín dụng như quy tắc về thủ tục bảo lãnh, phí bảo lãnh, giới hạn bảo lãnh, và các chế tài đối với các bên vi phạm cam kết trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng

b. Bảo lãnh là mối quan hệ của nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau

Để thiết lập quan hệ bảo lãnh thì sự thoả thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là điều kiện bắt buộc Bảo lãnh xét về biểu hiện bên ngoài thì bao gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh; nhưng về mặt pháp lý thì quan hệ bảo lãnh chỉ đòi hỏi bắt buộc phải có hai bên là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Về mặt nguyên tắc thì các bên có các bên có thể ký kết hợp đồng bảo lãnh gồm 3 bên, là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh Tuy nhiên, do bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh không phải là chủ thể thuộc cấu trúc chủ thể của hợp đồng bảo lãnh, nên họ không

có các quyền và nghĩa vụ tương ứng như trong quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thì tư cách của họ không phải là tư cách của các bên ký hợp đồng bảo lãnh, mà là tư cách của chủ thể quan

hệ hợp đồng có nghĩa vụ của người bảo lãnh được đảm bảo bằng biện pháp bảo lãnh

c. Tính độc lập

Đây là đặc tính rất quan trọng của bảo lãnh ngân hàng Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh Tính độc lập thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng, trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với ngân hàng và người được bảo lãnh

I. Chức năng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng

1. Chức năng

- Thứ nhất, bảo lãnh là chức năng bảo đảm

Trang 3

Là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng, cung cấp cho người thụ hưởng một sự đảm bảo chắc chắn với quyền lợi của họ Theo đó thì người thụ hưởng sẽ được hưởng một khoản bồi thường về tài chính nếu người được bảo lãnh vi phạm cam kết, từ đó hình thành nên sự đảm bảo chắc chắn cho người nhận bảo lãnh Chính sự đảm bảo này tạo ra sự tin tưởng khiến cho các hợp đồng được ký kết một cách dễ dàng và thuận lợi Đây là điểm khác biệt giữa bảo lãnh và tín dụng chứng từ

- Thứ hai, bảo lãnh là công cụ tài trợ vốn

Không chỉ là bảo đảm, bảo lãnh còn là công cụ tài trợ cho người được bảo lãnh Thông qua bảo lãnh người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ… Do vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn như trong cho vay nhưng bảo lãnh ngân hàng giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như trong trường hợp cho vay

Thứ ba, bảo lãnh mang chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng : Bảo lãnh cho phép người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh và ngân hàng có quyền đòi lại những khoản tiền này Do đó, ngân hàng luôn phải theo dõi kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh Mặt khác trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán tiền bồi hoàn cho bên nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng

sẽ phải có trách nhiệm nợ và hoàn trả khoản bồi hoàn đó cho ngân hàng bảo lãnh Vì về thực chất bảo lãnh là lấy tiền vi phạm trả cho người hưởng lợi

Người được bảo lãnh luôn bị một áp lực cho việc bồi hoàn bảo lãnh Như vậy, bảo lãnh có chức năng đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết Điều này càng làm tăng thêm tính bảo đảm cho người thụ hưởng và có mối liên quan chặt chẽ giữa chức năng bảo đảm và chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng Mặc dù vậy, khi ký kết hợp đồng và thụ hưởng bảo lãnh, người thụ hưởng vẫn mong muốn người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng chứ không mong chờ ở khoản bồi hoàn tài chính từ bảo lãnh

2. Vai trò

Bảo lãnh ngân hàng đối với các doanh nghiệp này có ý nghĩa rất quan trọng nó tạo động lực để các doanh nghiệp này cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời tạo nền tảng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sự hợp tác với các đối tác nước ngoài khác

Trang 4

Đối với doanh nghiệp, vai trò của bảo lãnh ngân hàng thể hiện : Thúc đẩy cạnh tranh,

mở rộng sản xuất Sở dĩ vậy do bắt nguồn chức năng của bảo lãnh ngân hàng, tạo điều kiện cho bên nhận bảo lãnh tìm kiến đối tác, tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng không tốn nhiều thời gian và kinh phí , đồng thời hạn chế rủi do đến với bên nhận bảo lãnh

Mặt khác đối với các doanh nghiệp khi được ngân hàng bảo lãnh thì phải chụi một khoản phí bảo lãnh, đó là khoản chi phí của doanh nghiệp do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biệm pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách có hiệu quả, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với ngân hàng, vai trò bảo lãnh ngân hàng được thể hiện : trước hết bảo lãnh ngân hàng đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng thông qua chi phí bảo lãnh, phí này đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách hàng Bảo lãnh ngân hàng cũng hỗ trợ các hình thức thanh toán khác của ngân hàng như thanh toán quốc tế ( bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh L /C trả chậm ….)

3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng

a. Phân loại theo bản chất của bảo lãnh

- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (KHÔNG HIỂU ^^)

Ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là đồng nghĩa vụ, tuy nhiên, khách hàng có nghĩa vụ đầu tiên, còn ngân hàng có nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có các bằng cớ nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm

- Bảo lãnh độc lập

Cơ chế hoạt động của bảo lãnh này dựa trên hai quy tắc là độc lập và hoàn toàn phù hợp Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh Việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn Tuy nhiên, tính độc lập của bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt đồi mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnh

b. Phân loại theo mục đích bảo lãnh

Căn cứ vào khoàn 10,11,12,13,14,15,16 điều 3 quy định về bảo lãnh ngân hàng

2012

http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx? ItemID=28008

Trang 5

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì TCTD sẽ thực hiện thay

Nhằm chống đỡ rủi ro cho người hưởng thụ trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Bảo lãnh này được thay thế cho yêu cầu kí quỹ mà người đặt hàng đề nghị với người cung ứng để bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng Hiệu lực hợp đồng bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hóa của họ

- Bảo lãnh hoàn thanh toán :

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì TCTD sẽ thực hiện thay

- Bảo lãnh vay vốn :

Bảo lãnh vay vốn là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh

- Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của của TCTD với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì TCTD sẽ thực hiện thay

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (bảo lãnh bảo hành)

Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là cam kết của của TCTD với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì TCTD sẽ thực hiện thay

- Bảo lãnh hải quan : Bảo lãnh nộp thuế là một loại bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ nộp thuế của khách hàng với cơ quan hải quan có thẩm quyền Trường hợp khách hàng không tái xuất hàng hóa, không nộp thuế hoặc nộp thuế không đầy đủ, đúng hạn thì TCTD phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trang 6

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Với loại bảo lãnh này ngân hàng hỗ trợ cho các công ty, tổ chức phát hành chứng khoán và phân phối chứng khoán bằng việc thỏa thuận mua chứng khoán để bán

c Theo phương thức phát hành bảo lãnh

- Bảo lãnh trực tiếp

là hình thức ngân hàng trực tiếp thanh toán tiền bảo lãnh cho người hưởng thụ mà không thông qua một trung gian nào, sau đó truy đòi nợ từ người bảo lãnh sau đó truy đòi

nợ từ người được bảo lãnh Việc phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng có thể thực hiện thông qua một ngân hàng trung gian có thể là ngân hàng đại lý hoặc ngân hàng phục

vụ người thụ hưởng nhưng đều gọi chung là ngân hàng thông báo

- Bảo lãnh gián tiếp

là hình thức bảo lãnh qua đó người yêu cầu bảo lãnh không trực tiếp liên hệ với ngân hàng phát hành mà thông qua một ngân hàng trung gian thông thường là ngân hàng phục vụ mình hoặc là một ngân hàng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao dịch với ngân hàng phát hành

- Đồng bảo lãnh

Là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối

d. Theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh

- Bảo lãnh theo yêu cầu

Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành Yêu cầu thanh toán có thể là văn bản yêu cầu thanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh (các văn bản này do người thụ hưởng lập và không xác nhận của bên thứ 3 độc lập hoặc người được bảo lãnh)

- Bảo lãnh kèm chứng từ

Điều kiện thanh toán ở đây là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ 3 (thường là một bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận)

Chứng từ có thể được xuất trình theo 1 trong 2 cách:

+ Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía người được bảo lãnh.

Trang 7

+ Người thụ hưởng xuất trình

THAM KHẢO

https://voer.edu.vn/m/phan-loai-bao-lanh-ngan-hang/b35fe8ad

1. QUy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hang

2. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia bảo lãnh ngân hang

1. Trách nhiệm

2. Quyền lợi

3. Rủi ro bảo đảm bảo lãnh

Có cần số liệu ko?

Ngày đăng: 08/10/2014, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w