TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN
VŨ THỊ HIEN
BUOC DAU NGHIEN CUU DAC DIEM
HINH THAI, GIAI PHAU MOT SO LOAI
THUOC LOP NGOC LAN (MAGNOLIOPSIDA)
O PHU THO
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Thuc vat hoc
Người hướng dẫn khoa học TS DO THI LAN HUONG
Trang 2MUC LUC
Loi cam on
Cam doan
Danh muc cac anh
Danh muc cac bang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU -e2-s server 1
In la chẽ 1
1.2 Nhiệm VỤ 70G G G5 G555 999 9.9 0 00.04 000096090 2 1.3 Nội dung nghiên CỨU 022 2G G 5 55 2 5 999 999999 559995 98999995659 2
1.4 Ý nghĩa .5 555 << 2333 3E3939191915131913 31593 3 3 3030501750587178510505 2
1.5 Bố cục của khóa luận: 2-5-5° < 5s 22s 2 SsEsessEeesesessesesrse 3
PHẦN 2: TỎNG QUAN TÀI LIỆU 2-5-5° <2 sS2Sssesssesessseses 4
3.1 Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới - 4 3.2 Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam 5
PHAN 3: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN .5- << ss5s+ 7
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2-2-s©ceseeessereserssrree 7 2.1 Đối tượng nghiên €ứu . s- << sssss©s£sessSesvseEersesessrsrszssrsrssse 7 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - «<< sssss=sessssesessss 7 2.3 Phương pháp nghiÊn CỨU 2< <5 55 << 5 555559995 5665 25056529 8 2.4 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên €ứu < << << s<<s<s=sese
PHẢN 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Cây dâm bụt (Hibiscus rosa §SỈ1€11SiS ÌU,) e5 c5SS5s°eS5 5555555” 12 4.2 Cây dâu tằm (Morws alba Ì ) 5scsescscssesteesrsstersssssersrsse 21 4.3 Cây mơ lông (Paederia ƒoetidA Ì ) -os s55 c5 55555 s55 955559 27 4.4 Cay triic dao (Nerium oleander ÌU.) oeco 5s 55 S599 659 950 699 32 4.5 Cây nhót (Elaeagnus lafiƒolid Ì ) occ G5555 S599 659 9509999 39
4.6 Cây hoa hồng (JÈاđ §p.) . < << s52 S2 S2 E3 3E3E5E5ESESE51e1EEeEsEsrsez 44
Trang 3PHÀN 5: KÉT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐÈ XUẤTT -. ss5c<c<<sss<cs 54
5.1 KẾT luẬn 5-5-5522 s55 E929 9S 9 9 3 5159595 959558305058598915105 5055 55 54
5.2 Ý kiến đỀ XUẤT . «<< s1 991 9101790023091 9002900109 9g 55
Trang 4LOI CAM ON
Dé hoàn thành đợt thực tập này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Đỗ Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sinh —- KTNN đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu và làm thí nghiệm tại phịng thí nghiệm Thực vật —- trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Hà Nội, ngày 1Š tháng 5 nam 2013
Sinh viên
Trang 5LOI CAM DOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Đỗ Thị Lan Hương
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả này không trùng với kết quá nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào đã được công bố
Nêu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Trang 64.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19 4.20 4.21 4.22 4.23 4.24 4.25 DANH MỤC CÁC ẢNH
Hình thái cây dâm bụt
Cấu tạo giải phẫu rễ cây dâm bụt
Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây dâm but Nốt sần trên thân cây dâm bụt
Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt
Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp cây dâm bụt Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt
Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâm bụt
Biểu bì trên của lá dâm bụt
Biểu bì dưới của lá đâm bụt
Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây dâm bụt
Cấu tạo giải phẫu bó dẫn chính của lá đâm bụt Cấu tạo giải phẫu phiến lá dâm bụt
Hình thái cây dâu tằm
Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây dâu tằm Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâu tằm Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dâu tằm Lỗ vỏ trên thân cây dâu tằm
Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây dâu tằm Cấu tạo giải phẫu bó mạch chính lá cây dâu tằm Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây dâu tằm
Hình thái cây mơ lông
Lá cây mơ lông
Trang 74.26 4.27 4.28 4.29 4.30 4.31 4.32 4.33 4.36 4.37 4.38 4.39 4.40 4.41 4.42
Biểu bì trên của lá mơ lơng
Biểu bì dưới lá mơ lông
Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây mơ lơng
Cấu tạo giải phẫu bó mạch lá cây mơ lông
Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây mơ lơng Hình thái cây trúc dao
Trang và nhị hoa trúc dao Nhuy hoa trúc đào
4.34 4.35
Cấu tạo giải phẫu rễ cây trúc đào
Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây trúc đào
Cấu tạo giải phẫu thân cây trúc đào
Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây trúc đào
Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp của cây trúc đào Mô mềm ruột trong cấu tạo thân cây trúc đào
Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây trúc đào Cấu tạo giải phẫu gân chính lá trúc đào Cấu tạo giải phẫu phiến lá trúc đào
4.43 4.44 4.45 4.46 4.47 4.48 4.49 4.50 4.51 4.52
Cấu tạo giải phẫu một phần phiến lá trúc đào Hình thái cây nhót
Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cây nhót Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây nhót Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây nhót
Cấu tạo giải phẫu phiến lá nhót
Lơng đa bào hình sao ở lá nhót
Hình thái cây hoa hồng
Trang 84.53 4.54 4.55 4.56 4.57 4.58
Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây hoa hồng Biểu bì trên của lá hoa hồng
Biểu bì dưới của lá hoa hồng
Cấu tạo giải phẫu gân chính lá hoa hồng
Trang 9DANH LUC CAC BANG
Bảng I : Một số loài nghiên cứu
Trang 10PHAN 1: MO DAU
1.1.Đặt vấn đề
Khắp nơi trên Trái Đất, từ những vùng hoang mạc khô cằn của vùng nhiệt đới, dưới những đáy đại dương sâu thẳm, các vùng lạnh lẽo của Bắc và
Nam cực đâu đâu chúng ta cũng có thể gặp các đại diện của giới thực vật
Giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, có vai trị to lớn trong tự nhiên, có thể nói là sẽ khơng có sự sống trên Trái Đất này nếu không có sự ton tai
của giới thực vật
Trước hết, nhờ quá trình quang hợp của cây xanh mà sự cân bằng giữa khí O¿ và CO; trong khí quyền được đảm bảo, do đó đảm bảo lượng O¿ cần thiết cho các cơ thể sống Kết quả của quá trình quang hợp là tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thực vật đồng thời thực vật cũng chính là nguồn thức ăn cho các động vật khác và đặc biệt là con
người Hơn nữa, trong tự nhiên, các quần xã thực vật nhất là thực vật rừng có vai trò to lớn trong việc điều hồ khí hậu, làm giảm tác hại của gió, bão, hạn chế sự xói mòn
Thực vật sống trong môi trường tự nhiên nên chịu tác động trực tiếp
của các yếu tố môi trường Để có thể tồn tại nhất là trong những điều kiện khắc nghiệt các cơ quan phải có những biến đổi thích nghi Những đặc điểm
thích nghi phải được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
Việc tìm ra mối liên quan giữa các tổ chức về hình thái, giải phẫu của
cây với điều kiện sống của nó là một trong những hướng nghiên cứu của Hình
thái — giải phẫu thực vật
Ở mỗi loài, những đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu đều có những biến đôi phù hợp với chức năng và hoàn cảnh sống Những biến đổi
Trang 11Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giải phẫu thực vật là một trong những
vấn để được các nhà sinh học trên thế giới quan tâm từ rất sớm Tuy nhiên,
nhìn chung các vấn đề còn mang tính chung chung ít đi sâu vào đối tượng loài
cụ thể Các tài liệu về hình thái giải phẫu còn thực vật còn rất hạn chế
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số đối tượng quen thuộc với con người, đi sâu tìm hiểu những đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng Cụ thể là “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu một số loài thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Phú Thọ”
Ở dé tài này, chúng tơi chỉ có thể khai thác và làm sáng tỏ một khía
cạnh nhỏ của vấn đề đồng thời bổ sung thêm dẫn liệu minh họa cho lý thuyết và thực hành nhằm giúp cho công tác giảng dạy, nghiên cứu sau này
1.2 Nhiệm vụ
- Thu thập những dẫn liệu về các chỉ tiêu giải phẫu
- Làm quen và nắm vững phương pháp nghiên cứu về hình thái, giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá trên các đối tượng nghiên cứu
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa hình thái, cấu tạo giải phẫu với chức năng
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái — giải phẫu của các loài nghiên cứu - So sánh đặc điểm hình thái — giải phẫu giữa các loài nghiên cứu với nhau
- Rút ra một số đặc điểm chung của các loài thuộc lớp Ngọc lan
1.4 Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học
Bồ sung những kiến thức về hình thái, giải phẫu của một số loài thực
vật thuộc lớp Ngọc lan
Trang 12Vận dụng kết quá đạt được làm phong phú thêm dẫn liệu về hình thái,
giải phẫu thích nghi khi giảng dạy bộ mơn “Hình thái giải phẫu học thực vật” và “Sinh lý học thực vật” trong các trường Phổ thông, Cao đắng và Đại học
1.5 Bố cục của khóa luận: gồm 56 trang, 58 ảnh, được chia thành các phần chính như sau: phần 1 (Mở đầu: 3 trang), phần 2 (Tổng quan tài liệu: 3 trang), phần 3 (Đối tượng, địa điểm, thời gian, phương pháp nghiên cứu: 5 trang), phần 4 (Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 41 trang), phần 5 (Kết luận và ý
Trang 13PHAN 2: TONG QUAN TAI LIEU
3.1 Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật học là một trong những môn khoa học sinh học được rất nhiều tác giả quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu ngay từ thuở sơ khai Trong đó, khoa học nghiên cứu hình thái, giải phẫu học thực vật được phát triển tương
đối sớm và đóng vai trò quan trọng Một số tài liệu xưa đã chứng minh điều
này Trong các sách cổ của Trung Quốc như “Hạ tiểu chí” (cách đây hơn 3000 năm) và “Kinh thi” (cách đây gần 3000 năm) đã mô tả hình thái và các giai đoạn sống của nhiều loài cây Thế ki XI trước Công nguyên, một pho
sách cổ Án Độ “Su-scơ-ru-ta” đã mô tả hình thái 760 loại cây thuốc
Théophraste (371-286 trước Công nguyên) viết nhiều sách về thực vật như
“Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ” Trong đó, lần đầu tiên đã đề cập
đến các dẫn liệu có hệ thống về hình thái, cấu tạo cơ thể cùng với cách sống, cách trồng cũng như công dụng của nhiều loại cây
O thé ki XI va XII, Caesalpine, Rivenus, Tournefor đã xây dựng hệ
thống phân loại trên cơ sở đặc tính hình thái của hạt, phôi, tràng hoa
Năm 1703, John Ray đã phân biệt sự khác nhau giữa cây Một lá mầm và Hai lá mầm, tách chúng làm hai nhóm phân loại lớn
Đặc biệt với sự phát minh ra kính hiển vi của Robert Hook (thế kỉ
XVII), người ta đã quan sát được cấu tạo bên trong của thực vật điều mà trước đó người ta khơng thể nhìn thấy được bằng mắt thường Cũng từ đây đã mở ra nhiều hướng mới trong nghiên cứu về thực vật và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu hình thái, giải phẫu học có giá trị lớn ra đời
Trang 14nghiên cứu giải phẫu thực vật Năm 1884, Haberland đã phát triển hướng
nghiên cứ này trong cuốn “Giải phẫu - sinh lý thực vật”
Gitta thé ki XIX, công trình nghiên cứu về thực vật có hạt của Hoffmeister đã xoá bỏ được ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín
Năm 1877, Debarry cho xuất bản cuốn sách “Giải phẫu so sánh các cơ quan sinh dưỡng” trong đó đã phân biệt các loại mô, túi tiết, mạch, ống nhựa mủ Cách phân biệt của ông tuy cịn mang tính chất nhân tạo nhưng cũng đánh dấu một bước tiễn bộ trong việc nghiên cứu cấu tạo giải phẫu cơ thể
thực vật
Càng về sau này các tác giả thường đi sâu vào mô tả thành phần, cấu
tạo chỉ tiết các cơ quan sinh dưỡng của cây Kixeliva N.X trong cuốn “Giải
phẫu và hình thái thực vật” đã mô tả tỉ mi về hình thái rễ và cấu tạo giải phẫu
rễ non Takhtajan (1971) đã hệ thống hoá nguồn gốc, sự tiến hoá của các cơ quan, các mô của thực vật hạt kín trong cuốn “Những ngun lí tiến hố của
thực vật Hạt kín”
3.2 Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, luôn biến động làm cho
thực vật nước ta đa dạng cả về số lượng cũng như thành phần loài Và từ lâu trong nhân dân cũng đã có những kiến thức về thực vật học khá phong phú Lê Quý Đôn (thế ki XVD trong bộ “Vân đài loại ngữ”, đã mô tả khá chỉ tiết một số loài cây
Trong thời kì thực dân Pháp đơ hộ chỉ có cơng trình nghiên cứu về giải
phẫu gỗ của H.Lecomte trong cuốn “Các cây gỗ ở Đông Dương”
Trang 15ta hình thái, giải phẫu chung của các cơ quan sinh dưỡng, chưa đi sâu vào đối
tượng loài cụ thể
Những năm gần đây, nhiều tác giả trong nước đã chú ý đến hướng
nghiên cứu giải phẫu thích nghi
Năm 1970, Phan Nguyên Hồng đã mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu một số cơ quan của các loài ngập mặn theo hướng thích nghỉ
Năm 1980, trong luận văn sau đại học của Trần Văn Ba “Bước đầu
nghiên cứu hình thái, giải phẫu rễ cây của một số loài thực vật của rừng ngập
mặn” đã mô tá, so sánh cấu tạo các loại rễ trên cùng một cây, từ đó chứng
minh tính thích nghi với chức năng và môi trường sống ở vùng ngập mặn
TS Phạm Văn Năng từng nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thích nghi của
biểu bì
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) trong luận văn cao học “Cấu tạo giải
phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của cây trang” đã tìm được các đặc điểm thích nghỉ sinh sản trong cấu tạo của một số loài cây họ Đước trong điều kiện bãi lầy, thường xuyên phải chịu tác động của sóng gió thủy triều
Ngồi ra, các luận văn sau đại học của nhiều tác giả như Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bao Khanh, Mai Sỹ Tuấn, đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thích nghi với môi trường sống của một số loài cây nước mặn
Đỗ Thị Lan Hương (2012): “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loại cây dây leo thuộc miền Bắc Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi phù hợp với chức năng của các cơ quan đinh dưỡng bước đầu đã được nghiên
cứu một cách cụ thể Tuy nhiên, việc nghiên cứu phần lớn được tiễn hành trên
Trang 16PHAN 3: DOI TUONG, DIA DIEM, THOI GIAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Rễ, thân, lá của một số loài thuộc lớp Hai lá mầm
Báng 1: Một số loài nghiên cứu
STT Tên loài Họ Cơ quan nghiên cứu
Dam but (Hibiscus rosa Bong -
1 Ré, than, 1a
sinensis L.) (Malvaceae)
: Dau tam -
2 Dâu tăm (Morus alba L.) Ré, thân, lá
(Moraceae)
Cà phê -
3 Mơ lông (Paederia foetida L.) Ré, thân, lá (Rubiaceae)
Trúc đào
4 Truc dao (Nerium oleander L.) | (Apocynaceae) | Ré, than, lá
Nhót -
5 Nhót (Elaeagnus latfolia L.) Ré, thân, lá (Elaeagnaceae)
` Hoa hồng -
6 Hoa hong (Rosa sp.) Ré, thân, lá (Rosaceae)
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điêm:
+ Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu ở các địa điểm thuộc huyện Thanh Sơn - Phú Thọ
+ Thực hành giải phẫu các đối tượng nghiên cứu tại phịng thí nghiệm
Trang 17* Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 3/2012 đến 5/2013
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Ngoài thực dia
- Thu thập mẫu
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh về hình thái chung của các loài nghiên cứu - Ngâm mẫu: Chọn các mẫu ở các đối tượng có kích thước trung bình
Các mẫu sau khi lay được xử lí sơ bộ bằng cách: rửa sạch bùn đất rồi để khô
nước, sau đó tiễn hành ngâm vào dung dịch cồn 30 - 40% để giữ mẫu 2.3.2 Trong phịng thí nghiệm
* Định tên loài, họ cụ thể bằng phương pháp điển hình trong nghiên
cứu phân loại
* Phương pháp giải phẫu thông thường: Cắt bằng tay:
Các cơ quan sinh dưỡng thuộc các đối tượng nghiên cứu có kích thước trung bình nên chúng tôi dùng phương pháp cắt bằng tay:
+ Cầm vật cắt ở tay trái, kẹp giữa ngón cái và ngón giữa, ngón trỏ được dùng như điểm tựa cho lưỡi dao
+ Tay phải cầm lưỡi dao cạo thật mỏng và sắc để cắt (dùng một miếng cà rốt hay su hào làm thớt cắt) Chú ý cắt lát thật mỏng thẳng góc với trục của mẫu vật, không nháy lại nhát cắt, lát cắt phải đảm bảo vng góc với trục thẳng của vật cắt
Nhuộm lát cắt:
Chúng tôi tiến hành nhộm kép với thuốc nhuộm Xanh metylen và
Carmine Quy trình như sau:
Trang 18Bước 2: Rửa sạch Javen bằng nước cất
Bước 3: Ngâm mẫu bằng dung dịch axit axetic để tây sạch Javen cịn
dính lại (nếu khơng Javen sẽ làm mat màu thuốc nhuộm)
Bước 4: Rửa sạch axit axetic bằng nước cất (rửa 2 lần)
Bước 5: Nhuộm đỏ mẫu bằng dung dịch Carmine trong khoảng 25 — 30
Bước 6: Rửa mẫu trong nước cắt
Bước 7: Nhuộm trong dung dịch Xanh metylen loãng khoảng 20 giây Bước 8: Rửa sạch bằng nước cất
Chú ý: Nếu cần giữ mầu trong thời gian dài thì có thể tăng thời gian
nhuộm lên gấp đơi, sau đó rửa lại bằng nước cất và bảo quản trong dung dich
glyxerin
Bước 9: Lên kính bằng dung dịch glyxerin, trong mỗi lam kính chỉ đề các lát cắt của một đối tượng nghiên cứu và lát cắt không quá nhiều sẽ khó xem
Chup anh qua kính hiển vi quang học Axiokop nối với máy ảnh kĩ thuật số
2.4 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
VỊ trí địa lý - hành chính: Thanh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh
Phú Thọ được thành lập năm 1883 Ngày 9/4/2007, huyện Thanh Sơn cũ được chia thành 2 huyện Thanh Sơn (mới) và Tân Sơn Phía Bắc giáp 2 huyện Tam Nông và Yên Lập Phía Nam giáp tỉnh Hịa Bình, phía Tây giáp huyện Tân Sơn, phía đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hịa Bình Thanh Sơn có 23
đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm một thị trấn và 22 xã
Địa hình: Địa hình Thanh Sơn phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
Trang 19Trên địa bàn huyện có sơng Bứa, sơng Dân, suối Cái, ngịi Lạt và nhiều suối nhỏ khác chảy qua
Đặc điểm khí hậu: Cũng như các huyện trong tỉnh, đặc điểm khí hậu ở
Thanh Sơn có tính chất nhiệt đới âm gió mùa Đặc điểm này thê hiện ở 3 đặc
tính sau:
Tính chất nhiệt đới nóng âm:
Nhiệt độ trung bình năm từ 22.5°C — 23.5°C Nhiệt độ trung bình cao nhất 33.6 ”C (tháng 6 và tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất 13.4°C (tháng
1), nhiệt độ tối cao tuyệt đối 412C và tối thấp tuyệt đối 4.0 °C
Lượng mưa năm phân bố không đều trong huyện do địa hình tạo nên,
mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10
Độ am trung bình từ 85- 87%, độ am trung binh cao nhất tới 96%, trung
bình thấp nhất 60%
Tính chất gió mùa:
Các yếu tố khí hậu biến đổi theo mùa rõ rệt Trong năm có 2 mùa gió
chính: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gió thịnh hành là gió mùa Đông — Bắc, thường kèm theo mưa rét, có khi xuất hiện sương muối Trong những tháng cịn lại, gió thịnh hành chủ yếu là gió Tây Nam và Đông Nam, các đợt gió Tây Nam khơ và nóng cịn gió đơng Nam có khí hậu mát mẻ Vì vậy, chế độ nhiệt âm có thể chia ra 2 mùa chính trong năm: mùa mưa (nóng) và mùa khô (lạnh) Độ dài của các mùa không bằng nhau và có sự chênh lệch gữa các
năm Giữa các mùa có một giai đoạn chuyển tiếp ngắn, đặc điểm khí hậu có
thể chuyển đột ngột từ trạng thái này sang từ trạng thái khác Do sự ảnh hưởng của gió mùa nên nhiệt độ mùa hè thì nóng, nhiệt độ mùa đơng thì lạnh Tháng nóng nhất thường là tháng 7, tháng lạnh nhất thường là tháng 1 Chênh
lệch giữa nhiệt độ tối cao với nhiệt độ tối thấp từ 35-40 độ C
Trang 20Tính biến động của khí hậu:
Tính biến động của khí hậu biểu hiện ở sự đao động theo thời gian của
các yếu tố khí hậu Trong mùa đơng, gió mùa đơng Bắc lạnh và khô xen kẽ với những đợt khơng khí nhiệt đới nóng và am đã tạo nên sự dao động mạnh mẽ về chế độ nhiệt và âm Trong mùa hạ, thường xảy ra những biến động thời
tiết (mưa lũ, gió bão, khơ hạn v.v) do các nhiễu động thời tiết như: giông bão,
đải hội tụ nhiệt đới v.v hoạt động xen kẽ lẫn nhau gây nên Lượng mưa
trong mùa hạ (mùa mưa) thường chiếm 80-85% lượng mưa trong năm
Như vậy, đặc điểm khí hậu, đất đai của huyện Thanh Sơn nói riêng
cũng như tỉnh Phú Thọ nói chung là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loài thực vật, đặc biệt những loài thực vật Hạt kín Số lượng các loài phong phú và đa dạng, mang tính đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
Trang 21PHAN 4: KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN
4.1 Cây dâm but (Hibiscus rosa sinensis L.) 4.1.1 Hinh thai
Anh 4.1 Hinh thai cay dam but (Hibiscus rosa sinensis L.)
Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, tiết diện tròn Thân non màu xanh lục hoặc xanh lục phot nau do, rai rac có lơng đa bào; thân già màu nâu xám, có nốt
san (anh 4.1)
Lá đơn, mọc cách Phiến lá hình trứng hay hình bầu dục, đầu nhọn, gốc
tròn, mép lá có răng cưa 2/3 phía trên, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới Gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới với 5-7 gân chính Hai mặt lá có
ít lông như thân, mặt trên chủ yếu lông ở gân Cuống lá hình trụ, màu xanh
lục, có nhiều lơng đa bào Có lá kèm
Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành Hoa đều, lưỡng tính, mẫu
5 Lá bắc giống lá thường Lá đài 5, đều Tiền khai hoa van Lá đài phụ 6-10,
gần đều, rời, màu xanh lục Nhị nhiều, không đều, đính trên đế hoa thành 1
vòng Hạt phấn hình cầu gai, màu vàng, rời
Trang 224.1.2 Giải phẫu 4.1.2.1 Rễ cây
Rễ đảm nhận chức năng hút nước, ion khoáng và giữ chặt cây vào đất Cắt ngang qua phần rễ của cây dâm bụt, chúng tôi thấy phần trụ chiếm tỉ lệ
tương đương với phần vỏ (ảnh 4.2)
Ảnh 4.2 Câu tạo giải phẫu rễ cây dim but (Hibiscus rosa sinensis L.)
Ảnh 4.3 Cấu tạo giải phẫu một phần rễ cay dam but (Hibiscus rosa sinensis L.) 1 Bần; 2 Mô mềm vỏ; 3 Libe cứng; 4 Gỗ thứ cấp; 5 Libe mềm; 6 Tầng sinh trụ; 7 Gỗ sơ cấp
Trang 23Phần vỏ: Phía ngoài cùng của phần vỏ là 5-10 lớp tế bào bần hình chữ
nhật xếp thành dãy xuyên tâm Tế bào có kích thước tương đối đều, vách
thấm suberin Bần có tác dụng bảo vệ chống sự xâm nhập của vi sinh vật, nam, bảo vệ cho các mô bên trong khỏi bị phá hoại Nằm ngay dưới lớp ban
là 3-5 lớp tế bào mô mềm vỏ gồm những tế bào hình đa giác mang mỏng có
kích thước khơng đều, xếp khơng sít nhau để lại những khoảng gian bảo, có vai trị dự trữ (ảnh 4.3)
Phần trụ: Tầng phát sinh trụ gồm 5-7 lớp tế bào có màng mỏng, kích thước nhỏ xếp song song với nhau Sự hoạt động của chúng cho ra phía ngồi là libe thứ cấp và gỗ thứ cấp ở phía trong Nó cịn sinh ra 1-2 dãy tia ruột thứ
cấp, ngăn cách các bó dẫn với nhau, gồm các tế bảo vách mỏng bằng
xenlulozơ làm chức năng trao đổi chất và trao đối khí giữ mơ mềm ruột với các tổ chức bên ngoài
Vỏ trụ được cấu tạo bởi 1-2 lớp tế bào hóa sợi thành từng cụm trên đầu
các bó libe Mỗi bó libe gồm có: Libe sơ cấp ngay dưới cụm sợi vỏ trụ, tế bào
hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe thứ cấp kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe
Gỗ chiếm diện tích lớn của lát cắt ngang, mạch gỗ hình đa giác, kích
thước khác nhau, xếp lộn xộn Gỗ sơ cấp nằm trong cùng kích thước nhỏ hơn,
gỗ thứ cấp kích thước mạch lớn hơn Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, trịn
hoặc bầu dục (ảnh 4.3)
Hạt tính bột hình trịn hoặc đa giác, có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong vùng gỗ Tinh thê canxi oxalat hình cầu có nhiều trong vùng libe, rải rác trong mô mêm vỏ
Trang 244.1.2.2 Thân cây
Ảnh 4.4 Nốt sần trên thân cây dâm bụt (Hibiseus rosa sinensis L.)
ra
Ảnh 4.5 Cấu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp
cây dam but (Hibiscus rosa sinensis L.) 1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Mô mềm vỏ; 4 Libe cứng;
5 Libe mềm; 6 Gỗ; 7 Tầng sinh trụ
Trang 25Ảnh 4.7 Cấu tạo giải phẫu một phần than cay dam but (Hibiscus rosa sinensis L.)
1 Mô mềm gỗ; 2 Gỗ thứ cấp; 3 Gỗ sơ cấp; 4 Mô mềm ruột; 5 Tia ruột
Ảnh 4.8 Cấu tạo giải phẫu một phần than cay dam but (Hibiscus rosa sinensis L.)
1 Libe ; 2 Tang sinh trụ; 3 Mô mềm vỏ; 4 Tinh thể canxi oxalat
Trang 26Thân có sinh trưởng thứ cấp nên biểu bì được thay thế bởi chu bì Chu bì phát triển với tang sinh bần tạo ra phía ngoài là tầng bần dày gồm 3-8 lớp tế
bào hình chữ nhật (ảnh 4.5) Tế bào bần có vách thắm suberin, dày, giúp bảo
vệ các mô bên trong được tốt hơn Mặt ngoài của tầng bần có lỗ vỏ đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa thân cây và môi trường
Tiếp đến là lớp vỏ lục gồm vài ba lớp tế bào hình đa giác, kích thước
nhỏ, xếp tương đối sít nhau Ở thân sơ cấp có mơ dày góc, 3-4 lớp tế bào hình
đa giác hay bầu dục, vách đày không hố gỗ, mềm, dẻo, kích thước không đều, xếp lộn xộn
Hệ thống mô mềm vỏ (5-6 lớp) tế bào hình trứng, chứa nhiều tinh bột
với vách mỏng, kích thước to hơn tế bảo mô đày, xếp lộn xộn, không sít nhau
để lại nhiều khoảng gian bào
Trụ giữa gồm nhiều bó dẫn, các bó mạch được ngăn cách nhau bởi một
vài dãy tế bào tỉa ruột
Mỗi bó libe gồm có: Libe sơ cấp ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ,
bị ép sát với phần mô mềm vỏ Libe thứ cấp kết tầng: các đải libe cứng xếp luân phiên với các đải libe mềm, tạo thành các vòng libe cứng và các vòng libe mềm
Libe cứng: gồm các sợi libe, bắt màu xanh Libe cứng luôn tạo thành từng đám không tạo thành vòng liên tục quanh thân
Libe mềm: gồm các yếu tố rây, tế bào kèm và mô mềm libe, bắt màu hồng Libe mềm tạo thành các vòng liên tục Sát với tầng sinh trụ là libe mềm
Bó gỗ:
Gỗ thứ cấp: gồm các mạch gỗ và mô mềm gỗ Mạch gỗ xếp thành các dãy xuyên tâm Tế bào mơ mềm gỗ hình chữ nhật xếp theo chiều xuyên tâm Gỗ thứ cấp chiếm phần lớn diện tích bề mặt lát cắt ngang của thân
Trang 27Gỗ sơ cấp: bị đây vào phía trong của gỗ thứ cấp Các bó gỗ sơ cấp cũng có dạng phân hố l¡ tâm
Tia ruột gồm một hai dãy tế bào từ mô mềm ruột đi ra, qua gỗ thứ cấp,
các dãy tế bào này loe rộng thành hình phễu Kích thước tế bảo tia ruột
thường lớn
Mô mềm ruột, tế bào hình trịn hoặc đa giác, các tế bào ở tâm kích
thước to hơn các tế bào bên ngoài, 2-3 lớp sát gỗ sơ cấp hóa mô cứng Tỉnh thể canxi oxalat hình cầu gai, rai rac trong tia ruột, mô dày; mô mém vo, libe,
mô mềm ruột Hạt tỉnh bột có nhiều trong mơ mềm ruột có vai trị dự trữ chất dinh dưỡng
4.1.2.3 Lá cây
Ảnh 4.9 Biểu bì trên của lá dâm bụt Ảnh 4.10 Biểu bì dưới lá dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.) (Hibiscus rosa sinensis L.)
Gân giữa lồi nhiều ở cả 2 mat Biéu bì trên và dưới, gồm một lớp tế bào
hình chữ nhật, tế bào biểu bì dưới kích thước lớn hơn, lớp cutin mỏng, biểu bì
dưới có lơng tiết
Hai đầu bó dẫn có 2-3 lớp tế bào mô đày nằm đưới biểu bì trên và dưới
giúp đảm bảo chức năng nâng đỡ của gân, đồng thời bảo vệ các mô bên trong
Tiếp đến là lớp mô mềm, vách mỏng, gồm các tế bào hình đa giác, kích thước
khơng đều, xếp lộn xộn
Trang 28
Ảnh 4.11 Cầu tạo giải phẫu gân chính 14 cay dam but (Hibiscus rosa sinensis L.)
1 Biéu bi; 2 M6 mềm; 3 Mô cứng; 4 Gỗ: 5 Libe;
6 Tinh thé canxi oxalat; 7 Mô dày 8 Lông tiết
Ảnh 4.12 Cầu tạo giải phẫu bó mạch cuống lá cây dâm but (Hibiscus rosa sinensis L.)
1 Mô mềm; 2 Mô cứng; 3 Gỗ; 4.Tinh thể canxi oxalat; 5 Libe
Trang 29
Anh 4.12 Cau tạo giải phẫu phiến lá cAy dam but (Hibiscus rosa sinensis L.)
1 Biểu bì trên; 2 Mô giậu; 3 Mô khuyết; 4 Biểu bì dưới
Các bó dẫn xếp thành hình cung: Libe ở dưới, gỗ ở trên Mạch gỗ hình trịn hay bầu dục, xếp thành dãy Mô mềm gỗ gồm 1-2 dãy tế bào hình đa giác giữa hai bó gỗ 2-3 lớp tế bào libe sát mạch gỗ có hình chữ nhật, xếp xuyên
tâm, các tế bào libe còn lại hình đa giác, kích thước nhỏ, xếp lộn xộn Bên
dưới libe là những cụm sợi, (2-3 lớp tế bào) Bên trên gỗ là những tế bào mô
cứng (1-2 lớp tế bào) làm cho gân thêm cứng rắn Tỉnh thể canxi oxalat hình cầu gai kích thước to có nhiều trong mô giậu, rải rác trong mô mềm và mô dày
Phiến lá gồm biểu bì trên và dưới là một lớp tế bào hình chữ nhật, tế
bào biểu bì trên kích thước to hơn, rải rác có những tế bào kích thước to hơn
hắn, lớp cutin mỏng; biểu bì dưới có nhiều lỗ khí và lơng tiết Phần mô cơ bản
chủ yếu của phiến lá là thịt lá, chứa một lượng lớn các hạt lục lạp và các
khoảng gian bào Thịt lá phân hố thành mơ giậu và mô khuyết Mô giậu gồm những tế bào kéo dài thẳng góc với mặt phiến lá, có nhiều lục lạp, chúng có vai trị quan trọng đối với quá trình quang hợp của cây Phần tiếp giáp giữa mô giậu và mơ khuyết có các bó dẫn nhỏ nằm rải rác Chúng tham gia vào chức năng dẫn truyền các chất trong lá Tế bào mô khuyết chứa ít lục lạp, sắp
Trang 30xếp rời rạc tạo những khoảng trống Đây là nơi dự trữ khí cung cấp cho q
trình quang hợp của cây Nhiều tinh thể canxi oxalat hình cầu gai kích thước to và nhỏ trong mô giậu và mô khuyết
4.2 Cây dâu tam (Morus alba L.)
4.2.1 Hinh thai
Ảnh 4.14 Hình thái cây dau tam (Morus alba L.)
Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3m Cành mềm, lúc non có lơng, sau nhẫn và có màu xám trắng, chồi nách nhỏ màu nâu vàng Vỏ thân có nốt sần, có mủ trắng như sữa (ảnh 4.14)
Lá đơn, mọc so le, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu,
phiến mỏng, mềm, dài 5-10 (15) em, rộng 4-8 (10) cm, mép có răng cưa đều,
phiến nguyên hay đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non, 3 gân ở gốc,
các gân bên đạt tới chiều dài của phiến Mặt trên của lá màu lục sam, mat dưới màu lục nhạt hơn, nồi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lơng tơ mịn rải rác trên gân lá Cuống dài 2-4 cm, mảnh, có lơng thưa Có lá kèm
Trang 31Hoa don tinh, cùng gốc hay khác gốc Cụm hoa đực là chùm, dài 1,5-2 cm Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài 1-1,5 cm Quả phức, khi chưa chín
màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dai 1-2 cm Vi hơi chua và ngọt Cây sinh trưởng được trên nhiều loại đất do đó được trồng ở nhiều nơi
để nuôi tằm, phục vụ ngành sản xuất tơ tằm
4.2.2 Giải phẫu 4.2.2.1 Rễ cây
Anh 4.15 Cau tạo giải phẫu một phần ré cay dau tam (Morus alba L.)
1 Ban; 2 Mô mềm vỏ; 3 Libe; 4 Gỗ thứ cấp
Ngoài cùng là tầng bần với nhiều lớp tế bào xếp thành dãy xuyên tâm Phần thứ cấp xuất hiện lớp thụ bì bong ra
Mơ mềm vỏ gồm một số lớp tế bào có màng móng, hình trứng hoặc elip
xếp khơng sít nhau để lại những khoảng gian bào
Tia ruột rộng (1-3 dãy) tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm Libe không liên tục mà tạo thành nhiều bó khơng đều, có các đám sợi vách xenlulôzơ xen kẽ với mô mềm libe Gỗ thứ cấp chiếm gần hết diện tích phần trụ, mạch gỗ to, mô mềm gỗ hóa sợi thành từng đám Tinh thể canxi oxalat hình khối và cầu gai có nhiều trong mơ mềm vỏ và libe
4.2.2.2 Thân cây
Trang 32
Ảnh 4.16 Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây dau tam (Morus alba L.) 1 Ban; 2 Mô mềm vỏ; 3 Libe; 4 Gỗ; 4 Gỗ; 5 Mô cứng; 6 Mô mềm ruột
Ảnh 4.17 Cấu tạo giải phẫu một phan than cay dau tam (Morus alba L.)
1 Bần; 2 Mô mềm vỏ; 3 Mô cứng
Trang 33
Ảnh 4.18 Lỗ vỏ trên thân cay dau tam (Morus alba L.)
Ngoài cùng là lớp bần khá dày, có nhiều lỗ vỏ Lỗ vỏ là thành phần của chu bì mà ở đó tầng sinh bần hoạt động mạnh hơn các phần khác và sản sinh ra các mô khác với bần ở chỗ có nhiều khoảng gian bao.Tang sinh ban 16 vo cũng có các khoảng gian bào Lỗ vỏ có chức năng trao đổi khí giữa cây với môi trường (ảnh 4.18)
Tế bào mô mềm vỏ có hình bầu dục, vách mỏng, chứa nhiều tỉnh thể
canxi oxalat Hệ thống mô cơ phát triển có vai trò bảo vệ và nâng đỡ cho thân
Các đám sợi vỏ trụ vách xenlulozơ dày, khoang tế bào hẹp bao bọc gần như
liên tục xung quanh vòng libe
Libe gồm sợi và mô mềm libe xen kẽ Vùng gỗ phát triển nhiều, xếp thành một vòng liên tục Mạch gỗ to ở ngoài, càng vào trong càng nhỏ dần
(ảnh 4.18)
Tia ruột hẹp, thường chỉ là một dãy tế bào, giữ vai trò trao đối chất giữa mô mềm ruột và các phần bên ngoài gỗ Tế bào mô mềm ruột gần tròn, to, vách mỏng, chứa canxi oxalat Mô mêm ruột thường hóa mơ cứng
Trang 344.2.2.3 La cay
Ảnh 4.19 Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây dâu tam (Morus alba L.) 1 Biểu bì; 2 Mơ dày; 3 Gỗ; 4 Libe; 5 Mô mềm; 6 Tinh thê canxi oxalat
Ảnh 4.20 Cấu tạo giải phẫu bó mạch lá cây dau tam (Morus alba L.) 1 Libe; 2 Gỗ; 3 Mô mềm
Trang 35
Ảnh 4.21 Câu tạo giải phẫu phiến lá cây dau tam (Morus alba L.)
1 Biểu bì trên; 2 Mô giậu; 3 Mơ khuyết; 4 Biểu bì dưới
Gân lá: Ngoài cùng là lớp biểu bì, biểu bì trên là những tế bào hình chữ
nhật hoặc đa giác vách khá thẳng Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí làm chức năng
trao đối khí giữa cây với mơi trường
Biểu bì có nhiều lông che chở đơn bào ngắn (ảnh 4.19) Mô dày ở biểu
bì dưới tập trung nhiều ở chỗ lồi của gân lá Cung libe gỗ hình chữ U, gỗ phía trên, libe phía dưới, mạch gỗ xếp thành dãy xen kẽ với các dãy mô mềm gỗ Mô mềm và libe chứa rất nhiều tỉnh thể canxi oxalat
Phiến lá được giới hạn bởi lớp tế bào biểu bì Biểu bì trên kích thước
lớn Tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn, có ít lơng, nhưng nhiều lỗ khí hơn (ảnh
4.21) Mô giậu gồm 1 lớp tế bào, có chứa nhiều lục lap, thích nghỉ với chức
năng quang hợp Dưới mỗi tế bào biểu bì có khoảng 4-5 tế bào mô giậu Mô
khuyết gồm những tế bào đa giác, cạnh trịn, khơng đều, sắp xếp rời rạc để hở
nhiều khoảng trống chứa khí, giúp cây trao đổi khí với mơi trường
Trang 364.3 Cay mo long (Paederia foetida L.)
4.3.1 Hinh thai
Ảnh 4.22 Hình thái cây mơ lông Anh 4.23 La cay mo long
(Paederia foetida L.) (Paederia foetida L.)
Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm Thân màu xanh lục hoặc màu
tím, có nhiều lơng cứng màu trang; tiết điện tròn ở thân già, hơi dẹt ở thân
non (ảnh 4.22)
Lá đơn, nguyên, mọc đối, có mùi đặc trưng; phiến lá hình tim đỉnh nhọn, dài 9-lI cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu xanh lục mặt dưới màu tím, có
nhiều lơng cứng màu trắng: gân lá hình lơng chim nổi rõ ở mặt dưới, 6 cặp gân phụ đối hoặc gần đối Cuống lá hình lịng máng, dài 2-3 cm, màu xanh, có nhiều lơng trắng; 2 lá kèm ở giữa 2 cuống lá, dạng vây tam giác hoặc hình tim
dài 0,3-0,5 cm, màu xanh (ảnh 4.23)
Cụm hoa xim hai ngả phân nhánh ở nách lá hoặc ngọn cành, dài 10-50
cm Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5 rat it mau 6, không cuống, lá bắc hình
tam giác nhỏ Tràng hoa 5-6 cánh đều, màu tím mặt ngồi màu trắng xanh ở mặt trong
Trang 37Bộ nhị: 5-6 nhị đều, rời Hạt phần rời, màu trắng Bộ nhụy: bầu dưới hình chng 2 ơ, I vòi nhụy ngắn, màu hồng nhạt
4.3.2 Giải phẫu 4.3.2.1 Rễ cây
Ảnh 4.24 Cầu tạo giải phẫu một phần rễ cây mơ lông (Paederia foetida L.)
1 Ban; 2 Mô mềm vỏ; 3 Tia ruột; 4 Gỗ: 5 Libe
Ngoài cùng là lớp tế bào bần, kích thước tương đối đều, xếp sít nhau khơng để lại những khoáng gian bào
Dưới ban là mô mềm vỏ gồm một số lớp tế bào màng mỏng, hình trứng, xếp khơng sít nhau tạo những khoảng gian bào nhỏ
Bó mạch: Libe gồm nhiều tế bào hình đa giác nhỏ, bắt màu hồng với carmin Gỗ chiếm tâm, mạch gỗ lớn Bó gỗ phân hố li tâm Giữa gỗ và libe là các dãy tế bào tầng phát sinh trụ Gỗ sơ cấp nằm chính giữa tâm của rễ
Tia ruột nằm ở giữa các bó libe-gỗ Chúng gồm các tế bào hình chữ nhật, xếp theo kiểu xuyên tâm Các tế bào tỉa ruột loe rộng dần ra ở phía mơ mềm vỏ
Trang 384.3.2.2 Than cay
Ảnh 4.25 Cấu tạo giải phẫu một phần thân cây mơ lông (Paederia foetida L.) 1 Biểu bì; 2 Mô dày; 3 Mô mềm vỏ; 4 Gỗ; 5 Libe; 6 Mô mềm ruột
Tế bào biểu bì hình chữ nhật, kích thước khơng đều, vách ngồi có phủ
lớp cutin mỏng, có nhiều lơng che chở đa bào đài Mơ dày góc gồm 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác kích thước không đều
Tiếp theo là tế bào mô mềm vỏ (3-4 lớp) hình bầu dục, kích thước lớn,
xếp khơng sít nhau, để lại nhiều khoảng gian bào Vỏ trong có đai Caspary Đây là điểm đặc biệt trong cấu tạo thân cây Vỏ trụ gồm 3-4 lớp tế bào đa
giác, kích thước khơng đều
Libe sơ cấp gồm các tế bào đa giác, kích thước không đều, xếp thành
cụm Tầng sinh trụ tạo libe và gỗ thứ cấp ở giữa bó sơ cấp Libe thứ cấp là
những tế bào hình chữ nhật kích thước không đều, vách mỏng, xếp xuyên tâm
Gỗ thứ cấp không liên tục, mạch gỗ hình đa giác trịn, kích thước lớn, phân bố
thành từng cụm; mơ mềm gỗ hình đa giác hoặc hình chữ nhật kích thước đều,
bao quanh mạch Gỗ sơ cấp tập trung thành cụm Mô mềm ruột gồm các tế bào hình đa giác trịn, kích thước không đều, vách xenlulozơ mỏng
Trang 394.3.2.3 Lá cây
Ảnh 4.26 Biểu bì trên lá cây mơ lơng Ảnh 4.27 Biểu bì dưới lá cây mơ lông (Paederia foetida L.) (Paederia foetida L.) 1 Lỗ khí Dunst G3 =
Ảnh 4.28 Cầu tạo giải phẫu gân chính lá cây mơ lông (Paederia foetida L.)
1 Biểu bì; 2 Mơ dày; 3 Mô giậu; 4 Gỗ: 5 Libe; 6 Mô mềm; 7 Lông che chở
Gân lá: Biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật, kích thước đều, cutin mỏng, nhiều lông che chở đa bào đài ở cả biểu bì trên và dưới Bên dưới lớp
biểu bì là lớp mơ dày góc gồm 3- 4 lớp tế bào hình đa giác gần trịn, kích
thước không đều, tập trung nhiều ở phần lồi ra của gân chính Mơ mềm gồm
Trang 40các tế bào đa giác tròn hoặc gần trịn, kích thước khơng đều, xếp khơng sít nhau để lại nhiều khoảng gian bào
Ảnh 4.29 Cầu tạo giải phẫu bó mạch lá cay mo léng (Paederia foetida L.)
1 Mô mềm; 2 Gỗ; 3 Libe
Ảnh 4.30 Cấu tạo giải phẫu phiến lá mơ lông (Paederia foetida L.) 1 Biểu bì trên; 2 Mô giậu; 3 Mô khuyết; 4 Biểu bì dưới