1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề huy động vốn dân cư tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thanh hóa

34 630 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 85,46 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 2 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại: 4 1.1.Nguồn vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại 4 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn cuả ngân hàng thương mại 4 1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động cuả NHTM: 6 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM 8 1.2. Khái quát về huy động vốn từ dân cư: 14 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của vốn dân cư: 14 1.2.1. Vai trò của huy động vốn từ dân cư: 15 1.2.3. Các hình thức huy động vốn dân cư của NHTM: 15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM: 16 1.3.1 Nhân tố khách quan. 16 1.3.2 Nhân tố chủ quan 18 Chương 2: Thực trạng huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vietcombank Thanh Hóa 22 2.1 Khái quát chung về Vietcombank Thanh Hóa 22 2.1.1.Quá trình phát triển và Bộ máy tổ chức hiện nay 22 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh: 25 2.2. Thực trạng về huy động vốn dân cư tại Chi Nhánh Vietcombank Thanh Hóa: 32 2.2.1. Các hình thức huy động vốn dân cư. 32 2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn dân cư 36   LỜI MỞ ĐẦU Nguồn vốn có vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi nguồn vốn chính là cơ sở để ngân hàng thực hiện các chính sách và hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn vào nguồn vốn của một ngân hàng, ta có thể đánh giá được phần nào uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hàng trăm ngân hàng lớn bé khác nhau, họ đang không ngừng cạnh tranh quyết liệt để giữ chân cũng như thu hút nguồn vốn về phía mình. Cũng lãi suất như vậy, cũng dịch vụ như thế, các cá nhân và tổ chức rất khó có thể ra quyết định. Đấy vừa là cơ hội, vừa là thách thức không hề nhỏ đối với các ngân hàng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Làm thế nào để khách hàng lựa chọn mình để gửi tiền ? Tại sao khách hàng lại rời bỏ mình để lựa chọn một ngân hàng khác? Việc tìm kiếm nguồn vốn mới đã khó, làm thế nào để giữ chân được các nguồn vốn cũ lại càng khó hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chỉ mất 1 đồng để giữ chân một khách hàng, nhưng nếu ta mất khách hàng đó thì sẽ phải bỏ ra đến 6 đồng để tìm kiếm một khách hàng mới. Điều đó cho thấy việc duy trì khách hàng hiện tại của ngân hàng là một việc vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để giữ chân được khách hàng trước những lời mời chào vô cùng hấp dẫn từ các đối thủ cạnh tranh? Trên cơ sở lý luận thu được ở khi học ở trường và kinh nghiệm thu được khi thực tập tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Thanh Hóa”. Chuyên đề đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn dân cư của ngân hàng, chỉ ra những đạt được và hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề huy động vốn từ dân cư tại Chi nhánh Thanh Hóa. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động vốn dân cư tại Vietcombank Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại Chi nhánh.  

1 2 LỜI MỞ ĐẦU Nguồn vốn có vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi nguồn vốn chính là cơ sở để ngân hàng thực hiện các chính sách và hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn vào nguồn vốn của một ngân hàng, ta có thể đánh giá được phần nào uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hàng trăm ngân hàng lớn bé khác nhau, họ đang không ngừng cạnh tranh quyết liệt để giữ chân cũng như thu hút nguồn vốn về phía mình. Cũng lãi suất như vậy, cũng dịch vụ như thế, các cá nhân và tổ chức rất khó có thể ra quyết định. Đấy vừa là cơ hội, vừa là thách thức không hề nhỏ đối với các ngân hàng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Làm thế nào để khách hàng lựa chọn mình để gửi tiền ? Tại sao khách hàng lại rời bỏ mình để lựa chọn một ngân hàng khác? Việc tìm kiếm nguồn vốn mới đã khó, làm thế nào để giữ chân được các nguồn vốn cũ lại càng khó hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chỉ mất 1 đồng để giữ chân một khách hàng, nhưng nếu ta mất khách hàng đó thì sẽ phải bỏ ra đến 6 đồng để tìm kiếm một khách hàng mới. Điều đó cho thấy việc duy trì khách hàng hiện tại của ngân hàng là một việc vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để giữ chân được khách hàng trước những lời mời chào vô cùng hấp dẫn từ các đối thủ cạnh tranh? Trên cơ sở lý luận thu được ở khi học ở trường và kinh nghiệm thu được khi thực tập tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Thanh Hóa”. Chuyên đề đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn dân cư của ngân hàng, chỉ ra những đạt được và hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề huy động vốn từ dân cư tại Chi nhánh Thanh Hóa. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động vốn dân cư tại Vietcombank Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại Chi nhánh. 3 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại: 1.1.Nguồn vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn cuả ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện được các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi ngân hàng thương mại phải cần một yếu tố hết sức quan trọng đó là vốn. Vốn chính là cơ sở hình thành, tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như quyết định quy mô và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Có thể nói vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Về thực chất vốn của ngân hàng thương mại là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi. Họ chuyển tiền vào ngân hàng với các mục đích khác nhau: hoặc lấy lãi, hoặc nhờ thu, nhờ chi hay là dùng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Việc này có thể hiểu đó là họ chuyển quyền sử dụng vốn cho ngân hàng và số tiền mà ngân hàng phải trả hay làm dịch vụ chính là cái giá của quyền sử dụng các giá trị tiền tệ đó. Nhờ việc có được nguồn vốn các ngân hàng mới có thể tiến hành kinh doanh: cho vay, bảo lãnh, cho thuê … Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức thực tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. Các hoạt động này quyết định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì mặt hàng kinh doanh của Ngân hàng rất đặc biệt nên nhu cầu về vốn của Ngân hàng thương mại là rất lớn, do vậy nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm : * Nguồn vốn tự có : Nguồn vốn này được hình thành từ hai bộ phần là : + Vốn điều lệ: Đây là số vốn ban đầu của một Ngân hàng thương mại, là tiêu chuẩn được thành lập và đi vào hoạt động của NHTM. Về mặt quy mô thì vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. 4 Vốn điều lệ có thể do ngân sách Nhà nước cấp (đối với vốn NHTM quốc doanh), có thể do các thành viên đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu (đối với NHTM cổ phần) hoặc vốn điều lệ có thể do cá nhân tự bỏ vốn ra (đối với Ngân hàng tư nhân). Loại vốn này nói lên quy mô hoạt động và khat năng cạnh tranh ban đầu của Ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn này (đối với NHTM quốc doanh). + Vốn tích lũy: Vốn này được hình thành trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thông qua việc trích nộp các quỹ. Cứ mỗi Ngân hàng căn cứ vào kết quả hoạt động của mình mà trích một phần lợi nhuận nhằm bổ xung vào vồn tự có của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại tuỳ thuộc vào quy định của từng nước. * Vốn dự trữ : Theo quy định chung của các NHTM đều phải mở tài khoản tại các Ngân hàng trung ương và nộp vào đó các khoản dự trữ bao gồm : - Dự trữ tối thiểu pháp định. - Dự trữ để đảm bảo các hoạt động của Ngân hàng. - Các khoản dự trữ đặc biệt được pháp luật qui định. * Nguồn vốn điều hoà trong hệ thống. Vì các NHTM hoạt động trên các địa bàn khác nhau nên luôn luôn xuất hiện tình trạng ở Ngân hàng này có hiện tượng thừa vốn do huy động nhiều nhưng không sử dụng hết, trong khi đó Ngân hàng kia lại thiếu vốn. Sở dĩ có tình trạng này là do : Về phía Ngân hàng thừa vốn có thể do sự biến động lớn ở thị trường đầu ra dẫn đến việc không mở rộng được hoạt động trong khi vẫn phải duy trì việc huy động vốn vì mục đích giữ khách hàng. Còn về phía bên Ngân hàng thiếu vốn do thị trường đầu ra mở rộng trong khi thị trường đầu vào không thể mở rộng được hơn nữa, dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Chính lúc này Ngân hàng trung ương hoặc các hội sở chính sẽ thực hiện việc điều phối chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Chính vì thế, đây có thể coi là một nguồn vốn khá quan trọng, nó giúp Ngân hàng có thể mở rộng được thị trường đầu ra trong điều kiện thị trường đầu vào vẫn còn bị hạn chế và qua đó làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng. * Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng : + Nguồn vốn vay Ngân hàng nhà nước: NHTM thực hiện việc vay tiền của Ngân hàng Nhà nước thông qua hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá. Khi Ngân hàng có nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, họ có thể mang các giấy tờ có giá như : tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà 5 nước, tiền triết khấu. Nguồn vốn này hình thành chủ yếu là để đảm bảo kảh năng thanh toán của Ngân hàng. + Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế : Đây là loại vốn vay chiếm tỷ trọng không lớn ở nhữn nước đang phát triển, bởi vì ở các nước này Ngân hàng muốn có được vốn ở nguồn này phải được phép của Ngân hàng Nhà nước và thường dưới hình thức vay theo hiệp định. * Nguồn vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất để Ngân hàng có thể hoạt động để cho vay. Đây là số tiền Ngân hàng nhận được dưới nhiều hình thức khác nhau. - Nhận tiền gửi của khách hàng. - Vốn đi vay của các tổ chức tín dụng. - Vốn phát hành. Ngân hàng có quyền sử dụng số tiền này để phục vụ cho các mục đích của mình. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, việc huy động vốn của Ngân hàng theo quy chế tập trung toàn ngành và phụ thuộc vào chủ tiêu do trên giao thì này chuyển sang hạch toán kinh doanh, huy động vốn đuợc thực hiện một cách linh hoạt căn cứ vào các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước và nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. 1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động cuả NHTM: Nguồn vốn là một trong những cơ sở quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đặc biệt là nguồn vốn huy động được vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn ở các ngân hàng. Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn này. Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của ngân hàng liên quan chặt chẽ với Vốn đi vay của tài chính n dụng Tiền gửi của khách hàng Vốn phát hành Nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại Tiền ết kiệmTiền ký gửi Phát hành trái phiếu Phát hành kỳ phiếu Ký gửi có kỳ hạn Ký gửi không kỳ hạn Gửi rút ra phải báo trước Gửi để dành có hạn 6 lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất các công cụ nợ do ngân hàng phát hành. Nguồn vốn huy động không những giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huy động vốn, ngân hàng nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có căn cứ để xác định mức vốn đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp thời tệ tham ô, trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng. Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu cho vay của NHTM. Vốn tự có của ngân hàng chỉ phát sinh khi nhu cầu thanh toán tín dụng cấp bách còn ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn huy động được. Nếu một ngân hàng huy động được vốn trung và dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng đầu tư dài hạn. Nhưng hiện nay việc huy động vốn trung và dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nên một ngân hàng có thể dùng vốn hoạt động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhưng không được vượt quá một tỷ lệ nhất định vì điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM Một trong những hoạt động chủ yếu nhất của Ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay, để hiểu rõ hơn về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại ta có thể phân loại ra nghiệp vụ vốn theo sơ đồ sau : 7 • Tiển gửi của khách hàng: Tiền gửi của khách hàng bao gồm : tiền gửi tiết kiệm và tiền ký gửi. a) Tiền ký gửi: Tiền ký gửi gồm các khoản tiền gửi vào Ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn. Lịch sử phát triển hoạt động Ngân hàng cho thấy để bảo quản tốt tiền vàng, người ta đã thuê sở đúc tiền giữ hộ và sở này sẽ có một khoản thu nhập từ việc bảo quản tiền vàng. Đây là hình thức ban đầu của nghiệp vụ ký gửi. Hiện nay có rất nhiều loại tiền ký gửi. Đó là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tài khoản của các cơ quan xí nghiệp. Để có được tuận lợi trong sản xuất kinh doanh các cơ sở kinh tế có thể lựa chọn một hay nhiều Ngân hàng thương mại để giao dịch nhằm giải quyết việc thu chi chuyển tiền thanh toán và các dịch vụ tài chính khác. 8 Xét về mặt nghiệp vụ Ngân hàng thì tiền ký gửi có thể phân thành hai loại chính đó là : Tiền gửi không kỳ hạn : Đây là số tiền nằm trong tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán và có thể rút ra vào kỳ lúc nào. Pháp luật một số nước không cho phép tính lãi đối với tiền tạm thời nhãn rỗi trong tài khoản cơ quan xn. Tuy nhiên, cũng có nước cho phép tính lãi nhưng rất thấp. Tiền gửi không kỳ hạn trước hết được dùng để thanh toán vãng lai, vịec thanh toán vãng lai này có thể tiến hành dưới dạng tiền mặt, séc hoặc uỷ nhiệm chi. Sau khi mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, chủ tài khoản phải giao cho Ngân hàng quyền ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ phát dinh trên tài khoản của họ ở Ngân hàng. Chi phí hoạt động này của Ngân hàng khá lớn nhưng trên thực tế Ngân hàng có thể bù đắp được khoản chi phí này qua việc sử dụng số dư các tài khoản này để cho vay lại, và đây chính là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có thể để ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi. Hai loại tài khoản này khác nhau ở chỗ nếu để ở tài khoản tiền gửi thì chủ tài khoản được sử dụng số thực của mình nghĩa là tài khoản khách hàng phải luôn luôn dư có. Loại tài khoản này thuận lợi, an toàn, tuy có lãi suất thấp, thuận tiện trong thanh toán (có thể chuyển đổi thành tiền mặt 100%) nên đây là loại tài khoản rất hấp dẫn khách hàng, tạo ra một lượng vốn lớn phục vụ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nếu ở tài khoản vãng lai thì chủ tài khoản có thể rút tài khoản ra bất cứ lúc nào hoặc tạm vay trong thời hạn nhất định vì tài khoản có thể dư nợ hoặc dư có. Nhưng trên thực tế hiện này trong các tài khoản tiền gửi cũng có thể dư nợ nếu có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và Ngân hàng. Đối với tài khoản vãng lai có hai loại lãi suất được áp dụng đồng thời: lãi suất mà đơn vị phải trả cho Ngân hàng (nếu dư nợ trên tài khoản) và lãi suất lãi suất này do chủ tài khoản và Ngân hàng phải trả cho đơn vị (nếu tài khoản dư có), hai lãi suất này di chủ tài khoản và Ngân hàng thoả thuận trước và lãi suất trả cho số dư nợ luôn lớn hơn lãi suất trả cho số dư có. Chính vì vậy mà khách hàng luôn tìm cách bỏ tiền vào tài khoản nhằm giảm mức dư nợ đến mức thấp nhất, từ đó làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng. 9 Trong những năm qua ý nghĩa của tiền gửi không kỳ hạn ở Ngân hàng tăng lên rõ rệt. Nếu trước đây những tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng chủ yếu của doanh nghiệp và của những người thu nhập cao thì ngày nay đa số công nhân viên chức đều có tài khoản tiết kiệm bởi vì một mặt các công ty, xí nghiệp hợp lý nhất là trả lương không bằng tiền mặt, thêm vào đó ngân hàng thương mại lại có rất nhiều dịch vụ giúp cho chủ tài khoản thanh thanh toán kịp thời nhanh chóng các tài khoản chi tiêu thường kỳ của họ như : tiền thuê nhà, thuê bao điện thoại, nộp thuế Do đó tiền gửi không kỳ hạn đã trở thành một nguồn cho vay hết sức quan trọng đồng thười cũng đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn : là loại tiền gửi không dùng để thanh toán mà chủ yếu là để kiếm lời cao. So với tiền gửi vãng lai thì loại tiền gửi này có thời hạn gửi tiền dài hơn thông thường ít nhất là 1 tháng. Tiền gửi có kỳ hạn đối vơi snhh là số tiền gửi đến một ngày nhất định mới phải trả lại cho khách hàng. Điều này giúp cho Ngân hàng nắm được vốn trong các thời kỳ đã có kế hoạhc cho vay không phải tồn quỹ cao để đề phòng sự rút vốn bất thường. Đo đó việc sử dụng nguồn vốn này cho vay rất hiệu quả, vì vậy lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Đối với tiền có kỳ hạn đến hạn mới được lấy ra, nếu xét về nguyên tắc. Tuy nhiên trong trường hợp ngoại lệ người gửi muốn rút tiền ra trước thời hạn, trong trường hợp này có 2 cách giải quyết. Hoặc người gửi tiền ấy được vay của Ngân hàng một khoản tiền mà họ cần, sau đó khi đến hạn trả tiền sẽ sử dụng tiền đó để hoàn trả cho Ngân hàng. Hoặc thoả thuận với Ngân hàng rút trước thời hạn nhưng hưởng lãi suất thấp. Ta thấy trong mọi trường hợp thì Ngân hàng luôn tự chủ được về thời hạn hoàn trả tiền ký gửi cho khách hàng, vì vậy đấy là một nguồn rất quan trọng, có độ ổn định cao của Ngân hàng. b) Tiền gửi tiết kiệm: Ở các nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp hoá phát triển tiền tiết kiệm là loại tiền có số lượng lớn thứ hai trong số các loại tiền gửi vào Ngân hàng. Đặc điểm của loại tiền gửi này là người gửi tiền được giao cầm sổ tiết kiệm, sổ này được coi như là giấy chứng nhận việc gửi tiền vào Ngân hàng của khách hàng. Gửi 10 tiết kiệm là những người có được một số tiền tích luỹ bằng ngoại tệ hay nội tệ nhất định và muốn tích luỹ số tiền này theo kiểu “tích tiểu thành đại”, Hoặc do số tiền của họ không đủ lớn để đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc người chủ không có khả năng hoặc không thích kinh doanh, khi đó họ sẽ đến Ngân hàng để gửi tiền. Tiền gửi tiết kiệm chia làm 2 loại : - Gửi tiền có kỳ hạn. - Gửi tiền không kỳ hạn. Gửi tiền có kỳ hạn : nghĩa là gửi tiền theo một thời gian nhất định đến một ngày mới trả lại cho người gửi tiền. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng Với loại tiền gửi này tuỳ theo pháp luật của từng nứoc mà sẽ có những quy định cụ thể khác nhau về việc rút tiền. Đối với loại gửi tiền này thì người gửi tiền và quỹ tiết kiệm không phải thoả thuận trước về thời hạn rút tiền mà cả hai bên đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Ví dụ như : trong một thời hạn nhất định người gửi tiền chỉ được rút ra một số tiền nhất định, muốn rút số tiền lớn hơn phải báo trước cho Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định được quy định. Gửi tiền không kỳ hạn: đây là hình thức gửi tiền mà thời hạn rút do bên người gửi và Ngân hàng tự thoả thuận. Đối với tiền gửi này các Ngân hàng thuộc cấc thành phần như nhân dân lao động, công nhân viên chức, học sinh, các khoản tiền này chủ yếu là để dành dụm nhằm trang trải chi tiêu cần thiết, đồng thời có một khoản tiền lãi bù đắp co sịnh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp đa số thời hạn báo trước là một vài ngày kể từ sau thời hạn thoả thuận rút tiền ban đầu. Qua một số điểm phân tích ta thấy, với loại tiền gửi có kỳ hạn thì Ngân hàng có thể dự tính được toàn bộ các vấn đề phát sinh đối với khoản tiền này như : khi nào phải trả tiền và sử dụng bao nhiêu và trong bao lâu theo các thời hạn khác nhau cho Ngân hàng chủ động biết được thời hạn của người gửi tiền và do tính thời hạn ổn định của loại tiền gửi này. Trong khi đó với loại tiền gửi không kỳ hạn, thời hạn rút tiền không ổn định do khách hàng có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào, nếu họ cần vì vậy Ngân hàng không thể sự dụng toàn bộ số tiền này để cho vay mà chỉ dùng [...]... tin vào ngân hàng và ồ ạt đi rút tiền, điều này được thể hiện rõ rệt qua một vài tháng trong năm 2012 của Chi nhánh, lượng vốn huy động từ dân cư là số âm Chính những diễn biến trên đã làm lượng vốn huy động từ dân cư trong năm 2012 giảm rõ rệt so với năm 2011 ( hơn 50% ) chỉ còn 96 tỷ VND 2.2 Thực trạng về huy động vốn dân cư tại Chi Nhánh Vietcombank Thanh Hóa: 2.2.1 Các hình thức huy động vốn dân cư. .. tình hình huy động vốn dân cư của Vietcombank trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Nhìn vào biểu đồ huy động vốn dân cư của Vietcombank, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù mới thành lập nhưng việc huy động vốn từ dân cư của ngân hàng khá ổn định, điều này chứng tỏ việc huy động vốn của ngân hàng đang rất tốt Năm 2010, những ngày đầu khi ngân hàng mới thành lập, trong tháng đầu tiên ngân hàng đã huy động được... thời điểm, thời gian sử dụng, chi n lược quảng cáo khuyến mãi cũng như hậu mãi phù hợp làm giảm hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng Chương 2: Thực trạng huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vietcombank Thanh Hóa 2.1 Khái quát chung về Vietcombank Thanh Hóa 2.1.1.Quá trình phát triển và Bộ máy tổ chức hiện nay Ngày 26/02/2010, chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Thanh Hóa được thành lập theo quyết... động và đặc điểm của từng Ngân hàng mà các hình thức huy động này đuợc biến đổi và thực hiện cho phù hợp 1.2 Khái quát về huy động vốn từ dân cư: 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của vốn dân cư: Huy động vốn từ dân cư chi m tỷ trọng không lớn trong nguồn vốn của NHTM nhưng lại là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của các NHTM nên các NHTM thường tìm mọi cách để duy trì và thu hút vốn huy động từ các dân cư Huy động. .. một ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, vốn của ngân hàng Vietcombank Thanh Hóa được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động, nguồn vốn điều động từ các Ngân hàng khác trong hệ thống … Tuy nhiên, trong chuyên đề này em chỉ tập trung đánh giá nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng Huy động vốn từ dân cư Năm 2010 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng... Thanh Hóa • Hạn chế và nguyên nhân Ngoài những thành công nhất định mà ngân hàng Vietcombank Thanh Hóa đã đạt được, Chi nhánh vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn từ dân cư như: * Nguồn tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng còn quá nhỏ bé, mặc dù không có số liệu cụ thể nhưng thông qua tình hình tại Chi nhánh thì vấn đề huy động tiền gửi ngoại 34 tệ đang gặp rất nhiều khó khăn và. .. lực về vốn cho ngân hàng 2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn dân cư Mặc dù thành lập chưa lâu và trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay nhưng với nỗ lực của ban quản trị cùng các nhân viên trong Chi nhánh, Vietcombank Thanh Hóa đã có những bước khởi đầu khá ấn tượng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn từ dân cư nói riêng Mặc dù vậy, trong Chi nhánh vẫn... hợp lý nhất Khi các ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và hợp lý, cùng với việc mở rộng hệ thống màng lưới hoạt động, và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn Ngược lại khi các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa đa dạng,... hình của ngân hàng Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế... tiền huy động âm, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tỷ trọng lượng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong năm 2012 chỉ còn 47.12% trong số vốn huy động được từ dân cư • Phát hành giấy tờ có giá: Huy động vốn bằng giấy tờ có giá là biện pháp cho phép huy động được sô vốn nhanh nhất vì lãi suất huy động của loại hình này rất cao Việc phát hành giấy tờ có giá nhằm mục đích huy động . Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, em đã quyết định lựa chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Thanh Hóa . Chuyên đề đi sâu vào phân. Giải pháp tăng cư ng huy động vốn dân cư tại Chi nhánh. 3 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại: 1.1.Nguồn vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1 vào phân tích thực trạng huy động vốn dân cư của ngân hàng, chỉ ra những đạt được và hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề huy động vốn từ dân cư tại Chi nhánh Thanh Hóa. Kết

Ngày đăng: 07/10/2014, 15:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w