1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố hải dương

85 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 526,66 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Cùng với bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, nước ta có quá nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) trong khi đó, quy mô của nền kinh tế nước ta còn khá khiêm tốn. Thị trường ngân hàng Việt Nam vốn đã “chật hẹp” nay lại càng chật hẹp hơn, buộc các ngân hàng thương mại trong nước phải cạnh tranh với nhau để giảnh, giữ thị trường. Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các ngân hàng khi tham gia thị trường buộc phải tìm nhiều các biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh để tồn tại và phát triển trên thị trường. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải có nguồn vốn dồi dào. Mặt khác nguồn vốn tự có lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các ngân hàng thương mại cần có những giải pháp để tăng cường huy động vốn đặc biệt là nguồn tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế nói chung và nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng nói riêng.Trong những năm qua cùng với những hoạt động tài chính ngân hàng, Agribank Hải Dương luôn tự đổi mới và hoàn thiện, khắc phục những hạn chế và khó khăn còn tồn tại góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hoạt động của chi nhánh và hoạt động của hệ thống Agribank.Là một trong những Chi nhánh cung ứng tín dụng đứng đầu trong toàn tỉnh,với hoạt động tín dụng luôn chiếm hơn 90% tổng thu, Chi nhánh đã xác định: “chất lượng tín dụng quyết định sự sống còn của đơn vị và tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là tiền gửi”. Hiện nay, công tác huy động tiền gửi tại đơn vị vẫn còn nhiều bất cập, cơ cấu tiền gửi huy động được không ổn định. Xuất phát từ thực tế trên, kết hợp với quá trình thực tập Agribank Hải Dương nên em đã chọn đề tài “Tăng cường huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Hải Dương” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương. Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động huy động tiền gửi của Agribank Hải Dương. Thời gian nghiên cứu: từ năm 20082010.4. Phương pháp nghiên cứuDựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, cùng với các phương pháp: thống kê, phân tích, đánh giá…5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệpGồm 3 phần chính :Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải DươngChương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNGHUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1Nguồn vốn của ngân hàng thương mại1.1.1Khái niệmTheo luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:MỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂULỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI31.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại31.1.1 Khái niệm31.1.2 Phân loại31.1.2.1. Nguồn tiền gửi41.1.2.2. Nguồn đi vay81.1.2.3. Vốn chủ sở hữu101.1.2.4. Nguồn khác151.2 Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại161.2.1 Sự cần thiết của hoạt động huy động tiền gửi đối với Ngân hàng thương mại171.2.2 Các hình thức huy động tiền gửi khách hàng của Ngân hàng thương mại181.2.2.2 Theo đối tượng huy động201.2.2.3 Theo thời hạn huy động221.2.2.4. Phân theo loại tiền231.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hoạt động huy động tiền gửi231.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi231.2.2.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi241.2.2.3 Chi lãi tiền gửi251.2.3.4. Số lượng sản phẩm huy động261.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại271.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan271.3.2 Nhóm nhân tố khách quan30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI AGRIBANK HẢI DƯƠNG332.1. Tổng quan về Agribank Hải Dương332.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Hải Dương332.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank Hải Dương342.1.3 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh352.1.3.1 Tình hình Tài sản Nguồn vốn352.1.3.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh372.1.3.3 Các hoạt động cơ bản392.2 Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương502.2.1. Các văn bản pháp lý quy định hoạt động huy động tiền gửi502.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi502.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi502.2.2.2. Cơ cấu nguồn tiền gửi522.2.2.4. Các sản phẩm tiền gửi của Agribank Hải Dương622.3 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương622.3.1 Kết quả đạt được622.3.2 Hạn chế622.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế622.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan622.3.3.2 Nguyên nhân khách quan62CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI AGRIBANK HẢI DƯƠNG623.1. Định hướng đối với hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương623.1.1. Định hướng chung623.1.2. Định hướng đối với hoạt động huy động tiền gửi623.2. Giải pháp tăng cường hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương623.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi623.2.2. Phát triển hệ thống dịch vụ623.2.3. Tăng cường hoạt động truyền thông Marketing ngân hàng623.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực623.2.5. Tăng cường tiềm lực tài chính623.3. Kiến nghị623.3.1. Đối với Hội Sở chính623.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước623.3.3. Đối với Cơ quan liên quan62KẾT LUẬN62DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO62DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒBẢNG Bảng 2.1: Sơ đồ bộ máy điều hành của NHNoPTNT chi nhánh thành Hải Dương34Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Agribank Hải Dương35Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Hải Dương37Bảng 2.4: Tổng kết hoạt động cho vay theo loại tiền giai đoạn 2008201040Bảng 2.5: Tổng kết hoạt động cho vay phân theo kì hạn giai đoạn 2008201041Bảng 2.6: Tổng kết hoạt động cho vay phân theo thành phần kinh tế42Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của Agribank Hải Dương43Bảng 2.8: Tình hình huy động vốn tại Agribank Hải Dương44Bảng 2.9: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh giai đoạn 2008201047Bảng 2.10: Tình hình chi trả kiều hối của Chi nhánh giai đoạn 2008201048Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phân theo đối tượng52Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phân theo loại tiền56Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phân theo kì hạn58BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Tăng trưởng tiền gửi khách hàng giai đoạn 2008201051Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phân theo đối tượng53Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phân theo loại tiền56Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phân theo kì hạn59Biểu đồ 2.5: Mối tương quan giữa chi lãi tiền gửi và tổng chi phí61 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTNHNoPTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônVCSHVốn chủ sở hữuNHTMNgân hàng thương mạiNHTWNgân hàng Trung ƯơngTCTDTổ chức tín dụngNHNgân hàngUSD Đồng đô la MỹNHNNNgân hàng nhà nướcLC Thư tín dụngTCKTTổ chức kinh tếWTO Tổ chức thương mại thế giớiTPThành phốCN Chi nhánhNHNoNgân hàng nông nghiệpCNVCCông nhân viên chứcVINASHINTập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt NamNHNNNgân hàng nhà nướcVNĐ Đồng Việt NamTPKTThành phần kinh tế HDHải DươngVietinbankNgân hàng Công Thương Việt NamVCBNgân hàng Ngoại Thương Việt NamACBNgân hàng Á ChâuEURĐồng tiền chung châu ÂuLC Thư tín dụngKQKDKết quả kinh doanhNHNNNgân hàng nhà nướcTCTDTổ chức tín dụngNHNgân hàngVNViệt NamHSC Hội sở chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ  CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC ĐỀ TÀI: MÔN HỌC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GIẢNG VIÊN HD : SINH VIÊN TH : NGUYỄN THỊ NGỌC MSSV : 11023493 LỚP : CDTN13TH THANH HÓA, THÁNG 10 NĂM 2013 1 Chuyên đề môn học GVHD: LỜI CẢM ƠN Trước khi bắt đầu bài viết chuyên đề môn học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Qúy thầy cô trường “Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh”. Nơi mà trong suốt thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, rèn luyện và tìm hiểu thêm những kiến thức mới những trí thức mới. Và em xin được gửi lời cám ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là là những người đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề môn học. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: MỤC LỤC Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, nước ta có quá nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) trong khi đó, quy mô của nền kinh tế nước ta còn khá khiêm tốn. Thị trường ngân hàng Việt Nam vốn đã “chật hẹp” nay lại càng chật hẹp hơn, buộc các ngân hàng thương mại trong nước phải cạnh tranh với nhau để giảnh, giữ thị trường. Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các ngân hàng khi tham gia thị trường buộc phải tìm nhiều các biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh để tồn tại và phát triển trên thị trường. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải có nguồn vốn dồi dào. Mặt khác nguồn vốn tự có lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các ngân hàng thương mại cần có những giải pháp để tăng cường huy động vốn đặc biệt là nguồn tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế nói chung và nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng nói riêng. Trong những năm qua cùng với những hoạt động tài chính ngân hàng, Agribank Hải Dương luôn tự đổi mới và hoàn thiện, khắc phục những hạn chế và khó khăn còn tồn tại góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hoạt động của chi nhánh và hoạt động của hệ thống Agribank. Là một trong những Chi nhánh cung ứng tín dụng đứng đầu trong toàn tỉnh,với hoạt động tín dụng luôn chiếm hơn 90% tổng thu, Chi nhánh đã xác định: “chất lượng tín dụng quyết định sự sống còn của đơn vị và tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là tiền gửi”. Hiện nay, công tác huy động tiền gửi tại đơn vị vẫn còn nhiều bất cập, cơ cấu tiền gửi huy động được không ổn định. Xuất phát từ thực tế trên, kết hợp với quá trình thực tập Agribank Hải Dương nên em đã chọn đề tài “Tăng cường huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh thành phố Hải Dương” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại. Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động huy động tiền gửi của Agribank Hải Dương. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, cùng với các phương pháp: thống kê, phân tích, đánh giá… 5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp Gồm 3 phần chính : Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Như vậy, Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ; vốn của ngân hàng chủ yếu phải là vốn bằng tiền. Để bắt đầu hoạt động ngân hàng, chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Trong quá trình hoạt động thì ngân hàng thực hiện kinh doanh tiền tệ phần lớn dựa trên số vốn huy động được. Thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi chưa cần sử dụng đến trong sản xuất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng quá trình luân chuyển vốn qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ thực tế trên, các nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm: “Nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”. 1.1.2 Phân loại Có rất nhiều tiêu thức để phân loại nguồn vốn như: Theo nguồn hình thành, nguồn vốn được chia thành: vốn chủ sở hữu, nguồn tiền gửi, nguồn tiền vay, các nguồn khác. Theo loại tiền, nguồn vốn được chia ra thành: nguồn vốn nội tệ và nguồn vốn ngoại tệ. Theo thời hạn, nguồn vốn được chia thành: nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và nguồn vốn dài hạn. Trong phạm vi bài viết, em sẽ phân chia nguồn vốn dựa trên tiêu thức nguồn hình thành tức là nguồn vốn được chia thành: nguồn tiền gửi, nguồn tiền vay, vốn chủ sở Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: hữu, các nguồn khác. 1.1.2.1. Nguồn tiền gửi Nguồn tiền gửi của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được ngân hàng dùng làm vốn kinh doanh. Bản chất của nguồn tiền gửi là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiêm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền còn lại. Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010: « Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận ». Tiền gửi là nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Nó là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng. Đây là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt NH với các loại hình kinh doanh khác. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm về các biến động của lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kì chi tiêu, và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp và dân cư cho vay. Trong điều kiện có lạm phát, người có tiền tiết kiệm thường quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm. Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, các dịch vụ đa dạng… đều ảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc nguồn tiền. Thời vụ chi tiêu ảnh hưởng đến quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Vào dịp tết, nguồn tiền tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướng giảm sút, đặc biệt là trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Tại các thành phố lớn, nơi tập trung tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hình thành người Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: gửi tiền lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kì hạn của nguồn tiền. Khi ngân hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng. Các nguồn tiền gửi thanh toán thường biến động mạnh (kém ổn định) hơn tiền gửi tiết kiệm. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Phân loại tiền gửi: Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (hay tiền gửi giao dịch và phi giao dịch) Theo thời hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn, kỳ hạn trung, kỳ hạn dài Theo đối tượng gửi: Tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp, NH khác, tổ chức xã hội chính trị…. Trên thực tế: các ngân hàng thường sử dụng kết hợp các loại tiền gửi  Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch) Đây là khoản tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào NH để nhờ NH giữ và thanh toán hộ. Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức các lệnh rút tiền cho một cá nhân hay cho bên thứ ba, được chỉ rõ là người hưởng lãi. Đây là loại tiền gửi không có kì hạn. Khoản tiền này thường có số dư không ổn định, lãi suất thấp thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ NH với mức phí thấp. Tiền gửi giao dịch bao gồm tiền gửi giao dịch không hưởng lãi thông thường và tiền gửi giao dịch hưởng lãi. - Tiền gửi giao dịch hưởng lãi là sự kết hợp giữa tiền gửi giao dịch không hưởng lãi thông thường và tiền gửi tiết kiệm. Nó cho phép Ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải thông báo trước về việc rút tiền. Do đòi hỏi này ít khi được thực hiện nên Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng. Tiền gửi có thể phát séc là tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu: tức là, nếu người gửi tiền tới NHTM gửi và đề nghị thanh toán bằng cách viết ra một giấy rút tiền, NHTM sẽ phải thanh toán cho người đó ngay lập tức. Tương tự, nếu một người nhận được một tấm séc thanh toán và mang tờ séc đó chuyển vào NHTM, thì NHTM phải chuyển lập tức số tiền ấy vào tài khoản của họ. Thủ tục mở rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư. Một số ngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi- chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán). Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH Chuyên đề môn học GVHD: tướng của tài khoản thanh toán để năng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. - Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi thông thường là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi giao dịch có thể huy động. Đồng thời kì hạn tiềm năng của tiền gửi giao dịch là ngắn nhất bởi vì nó có thể được rút ra mà không cần báo trước.  Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Đây là khoản tiền được lập ra để thu hút vốn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dự định dành tiền sử dụng sau một thời gian xác định. Với tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng vẫn có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần phải đợi đến khi đáo hạn nhưng số tiền gốc còn lại phải đảm bảo duy trì số dư tối thiểu theo quy định. Điều này tạo điều kiện cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kì hạn. Kì hạn tiền gửi loại này càng dài thì lãi suất tiền gửi loại này càng cao. Ngoài ra, khoản tiền gửi có kỳ hạn có thể được dùng cho nhiều mục đích khác: - Số dư trên tài khoản tiền gửi được phép cầm cố vay vốn, hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại các NHTM. - Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập,… ở nước ngoài.  Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Đây là khoản tiền được lập ra để thu hút khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (tiết kiệm) của tầng lớp dân cư, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp cho người gửi tiền một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi. Theo quy chế tiền gửi về tiền gửi tiết kiệm 1160, tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đối với tiền gửi loại này, khách hàng thông thường phải đợi đến khi đáo hạn mới được rút vốn. Ngân hàng dùng khoản tiền này chủ yếu phục vụ cho hoạt động cho vay Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc – MSSV: 11023493 - Lớp: CDTN13TH [...]... động tiền gửi tiết kiệm Theo đối tượng huy động: Huy động tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, Huy động tiền gửi từ các các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác Theo thời hạn huy động: huy động từ tiền gửi không kì hạn và huy động từ tiền gửi có kì hạn Phân theo loại tiền gửi: Huy động bằng tiền gửi nội tệ và Huy động bằng tiền gửi ngoại tệ 1.2.2.1 Theo mục đích huy động • Huy động tiền gửi. .. khác, tiền gửi khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM Nó là cơ sở chính của các khoản vay và do đó, là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng Do vậy, cần phải quan tâm đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại, và tìm cách tăng cường nguồn huy động này 1.2 Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại Hoạt động huy động tiền gửi là hoạt động. .. đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp. .. đang gia tăng và ngược lại - Tỷ trọng tiền lãi trả cho tiền gửi huy động trên tổng chi phí được tính bằng cách lấy số tiền lãi phải trả cho tiền gửi huy động chia cho tổng chi phí Tổng chi phí bao gồm tiền lãi phải trả cho người gửi tiền, chi phí trả lãi cho các khoản huy động và vay các TCTD, chi phí phi trả lãi (chi phí trả cho các khoản khuyến mãi, quay số trúng thưởng khi huy động tiền gửi, chi phí... với ngân hàng, lựa chọn đến giao dịch tại ngân hàng làm tăng nguồn tiền gửi đồng thời cũng có thể chọn giao dịch tại ngân hàng khác, làm giảm nguồn tiền này tại ngân hàng Do đó, để tăng cường huy động tiền gửi thì một điều cực kỳ quan trọng là các các bộ, nhân viên ngân hàng phải có đủ kỹ năng, trình độ và tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện các dịch vụ kinh doanh ngân hàng  Công nghệ ngân hàng. .. thị trường để xây dựng cơ cấu tiền gửi hợp lí 1.2.2.3 Chi lãi tiền gửi Chi lãi tiền gửi là việc trả lãi của ngân hàng cho các loại tiền gửi căn cứ theo lãi suất huy động mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận Đối với mỗi loại tiền gửi, tiền lãi phải trả được tính bằng cách lấy số lượng tiền gửi gốc nhân với lãi suất huy động rồi nhân tiếp với kì hạn gửi tiền Lãi suất huy động là một yếu tố rất quan... hoạt động huy động tiền gửi đối với Ngân hàng thương mại Hoạt động huy động tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của NHTM Đây cũng là điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Quy mô của tiền gửi là rất lớn so với các nguồn vốn khác, thông thường nó chi m trên 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng của các ngân hàng Hoạt động huy động tiền. .. hay chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này Tiền gửi thanh toán có chi phí huy động thấp, ngoài chi phí trả lãi rất nhỏ, ngân hàng còn thu chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán Để tăng nguồn tiền này, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và. .. qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí huy động thấp, ngoài chi phí trả lãi rất nhỏ, ngân hàng còn thu chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán Để tăng nguồn tiền này, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng. .. vốn… và một số chi phí khác) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động tiền gửi, quy mô nguồn tiền gửi cao hay thấp, cơ cấu tiền gửi có đa dạng hay không Mức tỷ trọng tiền lãi cao cho biết khả năng huy động tiền gửi của Chi nhánh tốt hay quy mô nguồn tiền gửi là lớn, cơ cấu tiền gửi đa dạng Ngược lại, mức tỷ trọng này mà thấp thì tức là khả năng huy động tiền gửi của Chi nhánh chưa tốt Ban lãnh đạo Chi nhánh . Xuất phát từ thực tế trên, kết hợp với quá trình thực tập Agribank Hải Dương nên em đã chọn đề tài Tăng cường huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh thành. trong ngân hàng. Do vậy, cần phải quan tâm đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại, và tìm cách tăng cường nguồn huy động này. 1.2 Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương. huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại Agribank Hải Dương Sinh

Ngày đăng: 07/10/2014, 06:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w