Từ đó đi sâu tìm hiểu các phươngpháp, cách thức xác định, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh cũng như quy trình và nộidung các nghiệp vụ về thực trạng công tác kế toán đối với nguồn kinh p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
VÕ THỊ LỆ THỦY
KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
HUYỆN CƯ KUIN, ĐẮK LẮK
(QUÝ I/2013)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN
Tỉnh Đắk LắkTháng 09/2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
VÕ THỊ LỆ THỦY
KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT
ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
HUYỆN CƯ KUIN, ĐẮK LẮK
(QUÝ I/2013)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN
Tỉnh Đắk LắkTháng 09/2013
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nguồn kinh phí
và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk”
do Võ Thị Lệ Thủy, sinh viên lớp DH09KEGL, chuyên ngành Kế toán, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày _
Giáo viên LÊ VĂN HOANgười hướng dẫn,
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành dưỡng dục con nên người
Và con cũng xin gởi lời biết ơn đến những người thân đã luôn ủng hộ, động viên controng suốt thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường Đại HọcNông Lâm TP Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sựnghiệp trong tương lai Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc Thầy Lê Văn Hoa đãtận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại Trường và hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Phòng Tài chính Kế hoạch huyện CưKuin đã tạo điều kiện cho em được thực tập Cảm ơn sự giúp đỡ của các Cô Chú vàAnh Chị trong Phòng Kế Toán cùng các phòng ban khác trong đơn vị Đặc biệt, emxin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Xanh – Kế Toán của đơn vị đã tận tình hướngdẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài của mình và giúp em có được những kiếnthức bổ ích, kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc trong tương lai của mình
Và cuối cùng xin cảm ơn đến tất cả những người bạn đã luôn quan tâm và ủng
hộ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế nênchuyên đề không trách khỏi những sai sót nhất định, rất mong được thầy cô tiếp tụcđóng góp những ý kiến để em có thể rút ra nhiều kinh nghiệm hơn nữa sau khi hoànthành chuyên đề này
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
VÕ THỊ LỆ THỦY
Trang 5Sau khi trình bày các vấn đề mang tính cơ sở và lý thuyết như đặt vấn đề vàmục tiêu nghiên cứu của đề tài ở chương 1, đến chương 2 tiến hành nghiên cứu kháiquát toàn bộ đơn vị, tình hình tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòngban và bộ phận kế toán, chế độ kế toán vận dụng Tiếp theo, chương 3 đưa ra các lýthuyết có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Từ đó đi sâu tìm hiểu các phươngpháp, cách thức xác định, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh cũng như quy trình và nộidung các nghiệp vụ về thực trạng công tác kế toán đối với nguồn kinh phí hoạt động,các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin ở chương 4.Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét và đồng thời đưa ra giải pháp sau quá trình phân tích,đúc kết vấn đề và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
DANH MỤC PHỤ LỤC x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc luận văn 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng TC - KH huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 4
2.1.1 Sơ lược về phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin 4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4
2.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị 4
2.2.1 Vị trí, chức năng của Phòng Tài chính Kế Hoạch 5
2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 5
2.3 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của đơn vị 8
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị 9
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9
2.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận 9
2.5 Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị: 11
2.6 Công tác kế toán tại đơn vị 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Cơ sở lý luận 14
3.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp 14
3.1.2 Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN 15
3.1.3 Nguyên tắc kế toán HCSN 16
Trang 73.1.4 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động 17
3.1.5 Kế toán các khoản thu hoạt động 21
3.1.6 Kế toán các khoản chi hoạt động 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị 29
4.1.1 Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng 30
4.1.2 Công tác lập dự toán chi tại đơn vị 32
4.1.3 Rút dự toán và sử dụng kinh phí 34
4.1.4 Quyết toán nguồn kinh phí 39
4.1.5 Sơ đồ tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị quý I/2013 41
4.2 Tình hình công tác kế toán các khoản chi hoạt động tại đơn vị 43
4.2.1 Chứng từ, tài khoản, và sổ sách sử dụng 43
4.2.2 Nội dung và quy trình chi 44
4.2.3 Phương pháp hạch toán 49
4.2.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp các khoản chi tại đơn vị quý I/2013 61
4.4 Quyết toán các khoản chi hoạt động 63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 68
5.3 Kết luận 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 9BHYT Bảo hiểm y tế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Bảng Tài Khoản Theo Dõi Nguồn Kinh Phí Hoạt Động 31
Bảng 4.2 Dự Toán Chi NSNN Năm 2013 Tại Đơn Vị 33
Bảng 4.3 Sổ Nhật Ký Sổ Cái (TK 461) Quý I năm 2013 42
Bảng 4.4 Bảng Tài Khoản Theo Dõi Chi Hoạt Động 43
Bảng 4.5 Danh Mục Mục Lục Ngân Sách Nhà Nước tại Đơn Vị 44
Bảng 4.6 Sổ Nhật Ký Sổ Cái (TK 661) quý I năm 2013 62
Bảng 4.7 Bảng Tổng Hợp Quyết Toán Kinh Phí 63
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Phòng Tài Chính Kế Hoạch 9
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Đơn Vị 11
Hình 2.3 Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ theo Hình Thức Nhật Ký Sổ Cái: 12
Hình 4.1 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Lập và Giao Dự Toán NS 32
Hình 4.2 Lưu Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Rút, Sử Dụng KP 35
Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Nguồn Kinh Phí Hoạt Động Qúy I/2013 41
Hình 4.4 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Chi 47
Hình 4.5 Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Các Khoản Chi Trong Qúy I/2013 61
Trang 13Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý củaĐảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhànước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
do Nhà nước ban hành Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế - tài chính,tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nângcao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp
Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị HCSN là tổ chức hệ thốngthông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng quyếttoán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công, tình hình chấpnhận dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị Đểquản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị cũng như chủ động trongviệc chi tiêu, hàng năm kế toán HCSN trong đơn vị phải lập dự toán cho từng khoảnchi và dựa vào dự toán này NSNN cấp phát kinh phí cho đơn vị Vì vậy, trong đơn vịHCSN không thể thiếu công tác kế toán HCSN
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán HCSN trong các đơn vị HCSN hoạtđộng dưới sự quản lý của Nhà nước và được sự đồng ý của khoa kinh tế trường ĐHNông Lâm TP HCM cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện CưKuin, nên em quyết tâm học hỏi và nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò
của công tác kế toán HCSN, em quyết định chọn đề tài “Kế toán nguồn kinh phí và
Trang 14các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, Đắk Lắk”.
Được thực tập tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, được tiếp cận làm quen vớitừng khâu của công tác kế toán từ: Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lưu trữ hồ sơtài liệu kế toán Đã giúp em nhận thức rõ, sâu về tính chất tổng hợp của kế toánHCSN Và có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý ngân sách ở một đơn vị HCSN
Từ đó, đưa ra một vài nhận xét, kiến nghị về việc hạch toán và tổ chức công tác kếtoán tại đơn vị với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toántại đơn vị
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua quá trình thực tập tại đơn vị và khảo sát chung về tình hình thực tế hạchtoán kế toán, tìm hiểu công tác quản lý để thấy được công tác kế toán nguồn kinh phíhoạt động từ khâu đầu vào và kế toán quá trình sử dụng đến khi quyết toán được thựchiện như thế nào?
Đi sâu vào tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình công tác kế toán
Rút ra những ưu nhược điểm, nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán tại đơn vị
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 10/06/2013 đến ngày 15/09/2013
- Thời gian số liệu sử dụng: Quý I năm 2013
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại bộ phận kế toán thuộc phòngTài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
- Địa chỉ: Thôn Kim Châu – xã Dray Bhăng – huyện Cư Kuin – tỉnh Đắk lắk
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1 Mở đầu:
Trình bày lí do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu vàcấu trúc luận văn
Chương 2 Tổng quan:
Trang 15Trình bày quá trình hình thành và phát triển của đơn vị, chức năng, nhiệm vụcủa đơn vị và các phòng ban, việc tổ chức bộ phận kế toán và chế độ kế toán vận dụng,
từ đó đưa ra nhận xét chung
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
Phần nội dung là cơ sở lý luận, trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đếnvấn đề nghiên cứu
Phần phương pháp nghiên cứu, nêu ra một số phương pháp mà đề tài có sửdụng trong quá trình thực hiện
Chương 4 Kết quả và thảo luận:
Trình bày thực trạng kế toán của đơn vị đối với nguồn kinh phí hoạt động, cáckhoản chi hoạt động Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán củađơn vị trong phạm vi đề tài nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và đề nghị
Kết luận chung về công tác kế toán của đơn vị đối với vấn đề đang nghiên cứu,
từ đó đưa ra những đề nghị giúp nâng cao tính khả thi của vấn đề nghiên cứu
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng TC - KH huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
2.1.1 Sơ lược về phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin.
Tên đơn vị: phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cư Kuin
Địa chỉ: Thôn Kim Châu – xã Dray Bhăng – huyện Cư Kuin
XX, ngành thuế được tách riêng và phòng tiếp nhận thêm bộ phận kế hoạch từ phòng
kế hoạch chuyển sang, từ đó phòng chính thức lấy tên là Phòng Tài chính Kế hoạch.Hiện nay, phòng phụ trách 2 mảng cơ bản:
Bộ phận quản lý Tài chính ngân sách
Bộ phận Kế hoạch đầu tư
2.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh
Trang 17Căn cứ Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 củaliên bộ Bộ tài chính – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môm về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấphuyện
Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về việc thành lập, sáp nhập quy định chức năng nhiệm vụ các cơ quan chuyên mônthuộc UBND cấp huyện
Ban hành quyết định số 466/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch 2.2.1 Vị trí, chức năng của Phòng Tài chính Kế Hoạch
Phòng Tài chính Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện CưKuin tỉnh Đắk Lắk, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng kýkinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân theo quy định của pháp luật
Phòng Tài chính Kế hoạch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng,chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồngthời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch - đầu tư
2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
a Nhiệm vụ - quyền hạn chung
- Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị và văn bản hướng dẫnthực hiện cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định của UBND huyện, Sở Kếhoạch – Đầu tư và Sở Tài chính về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn
- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnhvực tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thựchiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt
- Trình UBND huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụcải cách hành chính nhà nước về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế hoạch và đầu tư cho côngchức xã, phường
Trang 18- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin,lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về công tác tàichính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện, Sở Kế hoạch - Đầu tư và SởTài chính
- Kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của PL, giải quyết khiếu nại tốcáo về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn theo quy định của PL
- Tham mưu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của PL
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộcông chức của cơ quan theo quy định của pháp luật
- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao
b Nhiệm vụ - quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác:
* Đối với lĩnh vực Tài chính:
(1) Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch kế hoạchdài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiệnnhiệm vụ cải cách hành chính NN trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lýcủa Phòng
(2) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, cácquy hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn
(3) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán huyện, UBND cấp xã xây dựng dựtoán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBNDtỉnh và sự hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyệnquyết định
(4) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phâncấp quản lý, dự toán chi ngân sách của huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã,
Trang 19phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyếtđịnh, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cấp thiết để UBND trình HĐND huyệnquyết định và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định Lập dự toánthu chi ngân sách trình UBND để trình HĐND phê chuẩn; hướng dẫn kiểm tra việcquản lý, thực hiện quyết toán ngân sách xã, phường.
(5) Hướng dẫn kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ
kế toán của UBND xã, phường, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sựnghiệp của nhà nước thuộc địa bàn; phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản
lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của PL
(6) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách
NN trên địa bàn theo quy định của Pháp luật
(7) Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do UBND huyện quản lý; thẩm định
và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã; lập quyếttoán thu chi ngân sách của huyện; tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước trênđịa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách của huyện trình UBND huyện xem xét gửi SởTài chính; báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính sau khi đượcHĐND huyện phê duyệt
- Tổ chức thẩm tra, quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyệnphê duyệt theo thẩm quyền; thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằngvốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý; làm thường trực Hội đồng đấu giáquyền sử dụng đất của huyện
(8) Quản lý tài sản NN tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấphuyện quản lý theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính
* Đối với lĩnh vực Kế hoạch - Đầu tư:
(1) Tổng hợp và trình UBND huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu
tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xétthầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện
(2) Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của
PL và phân công của UBND huyện
Trang 20(3) Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng chuyên mônnghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tưvào trên địa bàn huyện.
(4) Phổ biến, hướng dẫn việc phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh
tế hộ gia đình; thực hiện việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã, hộkinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật
(5) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư;kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền
(6) Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và
hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của PL
b) Tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch,
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổchức trên đại bàn huyện
(7) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao theo quy định
2.3 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của đơn vị
Thuận lợi:
Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị phục vụ cho công tác tương đối tốt Phòngđược trang bị thiết bị cần thiết để thu thập thông tin và xử lý các công việc một cáchnhanh chóng
Về lao động: Đội ngũ cán bộ công chức của phòng có trình độ chuyên môn cao,năng động, sáng tạo, luôn có tinh thần đoàn kết nội bộ, làm việc hết sức mình và cótinh thần trách nhiệm cao nên mọi công việc được giải quyết thuận tiện
Về địa bàn: phòng Tài chính Kế hoạch nằm ngay trung tâm trụ sở UBND huyệnrất thuận tiện cho việc giao dịch với các phòng ban và các đơn vị sử dụng ngân sách.Bên cạnh đó đơn vị được sự quan tâm của UBND huyện Cư Kuin luôn tạo điều kiện
để phòng hoàn thành kế hoạch được giao
Khó khăn:
Trang 21Số lượng cán bộ, công chức còn thiếu nên cũng khó khăn để đảm bảo hoànthành tốt công việc nhanh chóng, kịp thời.
Phương hướng hoạt động:
Tham mưu cho UBND huyện phân cấp quản lý đầu tư cho UBND các phường,xã
Đề xuất những biện pháp thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế,khuyến khích đầu tư
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thu chi ngân sách của cácđơn vị, đặc biệt là Ngân sách xã, phường
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Nguồn: Bộ phận kế toán – Phòng TCKH
2.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận
Trưởng phòng: có nhiệm vụ phụ trách chung gồm phụ trách trực tiếp khối
phường, xã, bộ phận XDCB, bộ phận kế hoạch đầu tư và bộ phận ngân sách Chịutrách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành toàn diện các công việc của phòng Trực tiếpphụ trách các công tác:
Phó phòng
Bộ phận
kế hoạch tổng hợp
Bộ phận
kế toán HCSN
Bộ phận theo dõi giá đất và bán đấu giá quyền SDĐ
Trưởng phòng
Trang 22 Cân đối thu, chi ngân sách toàn huyện
Quyết toán và quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB
Tổ chức cán bộ
Phó phòng: là người giúp Trưởng phòng, có nhiệm vụ phụ trách năm bộ
phận: bộ phận thẩm định và quyết toán dự án, chương trình XDCB và bộ phận kếhoạch tổng hợp, đồng thời chịu trách nhiệm điều hành chung các công việc của phòngkhi trưởng phòng đi vắng Ngoài ra, còn phụ trách các công tác: cấp giấy chứng nhậnĐKKD, công tác kế hoạch, quản lý quỹ đào tạo và kinh phí nội bộ của phòng, tổ chứcbán đấu giá quyền SDĐ và tài sản tịch thu, phụ trách bộ phận kế toán HCSN và bộphận theo dõi giá đất và bán đấu giá quyền sử dụng đất Đồng thời phụ trách trực tiếpcác công việc: tài chính đối với HCSN, công tác bồi thường giải tỏa mặt bằng, quyếttoán vốn đầu tư XDCB và quản lý cấp phát biên lai, ấn chỉ
Bộ phận ngân sách: có chức năng chuyên quản tài chính, ngân sách 21
phường, xã trực thuộc và kiểm tra ngân sách tổng hợp của huyện và các đơn vị hỗ trợđồng thời theo dõi tài khoản tiền gửi
Bộ phận thẩm định và quyết toán dự án chương trình XDCB: có chức
năng thẩm định báo cáo kinh tế, kỹ thuật XDCB và chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáocông tác này, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB
Bộ phận kế hoạch tổng hợp: có chức năng tổng hợp, lập kế hoạch và báo
cáo thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB, tham mưu ra chủ trương đầu tư XDCB,thẩm định hồ sơ đấu thầu và chỉ định thầu đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo tổnghợp kết quả đấu thầu, chỉ định thầu Tổng hợp lập kế hoạch và báo cáo tình hình KT –
XH của thành phố, thu lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình
và thẩm định kết quả đấu thầu Ngoài ra, còn đảm nhận một số các công việc như: vănthư cơ quan, cấp giấy chứng nhận ĐKKD hộ cá thể, HTX và báo cáo tình hình cấpgiấy chứng nhận ĐKKD cho Sở kế hoạch đầu tư và Chi cục thuế huyện
Bộ phận kế toán HCSN: có nhiệm vụ chuyên quản các đơn vị HCSN hưởng
dự toán từ ngân sách huyện, theo dõi và tổng hợp báo cáo tài chính ngân sách các đơn
vị để cung cấp số liệu đồng chí kế toán ngân sách tổng hợp chung báo cáo toàn huyện.Ngoài ra, còn kiêm nhiệm thêm công tác thủ quỹ, kê biên định giá tài sản, theo dõi kýquỹ đấu giá quyền SDĐ của huyện
Trang 23 Bộ phận theo dõi giá đất và bán đấu giá quyền SDĐ: phụ trách công tác
đấu giá quyền SDĐ và bán tài sản tịch thu, quản lý giá trên địa bàn huyện
2.5 Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị:
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Đơn Vị
Nguồn: Bộ phận kế toán – Phòng TCKH
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:
- Trưởng phòng: có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo bộ phận kế toán trong đơn vị
thực hiện đúng chế độ chính sách, tổ chức đúng nguyên tắc chế độ Kế toán của Bộ tàichính ban hành
- Kế toán: có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác hợp lệ, hợp pháp của các
chứng từ gốc để làm căn cứ trình chủ tài khoản Kế toán có nhiệm vụ ghi chép vào cácloại sổ sách kế toán có liên quan, tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán theo quy địnhhiện hành của nhà nước
- Chuyên viên: chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước về lĩnh vực tài chính
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tiền của đơn vị, đồng thời thu đủ, chi đủ với số
tiền ghi trên các phiếu thu, chi, theo dõi quỹ tiền mặt tại đơn vị
2.6 Công tác kế toán tại đơn vị
Niên độ kế toán áp dụng: Theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc ngày 31/12
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam.
Ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế “VND”
Chế độ kế toán áp dụng: Đơn vị áp dụng chế độ Kế toán HCSN theo
quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và
Trưởng phòng
Thủ quỹ
Trang 24thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kếtoán HCSN ban hanh theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính
Hệ thống Chứng từ kế toán của đơn vị thực hiện đúng theo quy định của LuậtNSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và thông tư 03/2004/TT-BTC ban hànhngày 13/01/2004 của bộ tài chính
Hệ thống tài khoản: tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh, tóm tắt cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong tất cả các đơn vị HCSN nói chung và phòng Tàichính kế hoạch huyện Cư Kuin nói riêng đều áp dụng hệ thống tài khoản kế toán đượcban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.Đồng thời ban hành một số văn bản sửa đổi bổ sung hệ thống kế toán
Hình thức kế toán: NHẬT KÝ SỔ CÁI, có sự trợ giúp của Excel Hình 2.3 Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ theo Hình Thức Nhật Ký Sổ Cái:
Ghi hằng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Bộ phận kế toán – Phòng TCKH
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ Nhật ký – Sổ
cái
Bảng cân đối SPS
Báo cáo kế toán
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ quỹ
Trang 25Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã đượcdùng để ghi Nhật ký – Sổ cái, được dùng để ghi vào Sổ Thẻ kế toán có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán có liên quan phát sinhtrong tháng vào Sổ Nhật ký – Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hànhcộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tàikhoản ở phần Sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh trong tháng Căn cứ vào số phátsinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quýđến cuối tháng này,
Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dưcuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái Với:
Tổng số tiền của cột Tổng số tiền phát sinh Tổng số tiền phát
“Số tiền phát sinh” = Nợ của tất cả các = sinh Có của tất cả
Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
Kế toán cộng các sổ kế toán chi tiết và căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán chitiết lập các “bảng tổng hợp chi tiết” của từng tài khoản tổng hợp Nhật ký – sổ cái vàcác bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu và chỉnh lý số liệu được sử dụng
để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác
Cuối kỳ, Kế toán in các sổ chi tiết, báo cáo tài chính ra giấy, đóng thành bộ vàlưu cùng với sổ Nhật ký – Sổ cái theo quy định kế toán
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp
Trước hết cần phải tìm hiểu đơn vị HCSN: Đơn vị HCSN là đơn vị do NNquyết định thành lập nhằm thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản
lý NN về một lĩnh vực nào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quan quyền lực NN, cơquan quản lý NN theo ngành, các tổ chức đoàn thể…) hoạt động bằng nguồn kinh phíNSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảmbảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ Đảng và NNgiao cho từng thời kỳ
a) Khái niệm:
Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách của nhà nước tạicác đơn vị hành chính sự nghiệp, là công cụ điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế,tài chính của các đơn vị hành chính Do đó, để quản lý và chủ động trong các khoảnchi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán chotừng khoản chi tiêu này Dựa vào báo cáo dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phícho các đơn vị Chính vì vậy, kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị màcòn quan trọng đối với ngân sách nhà nước
b) Đặc điểm:
Đơn vị HCSN bao gồm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phi sản xuất, thựchiện quản lý NN, quản lý hành chính, thực hiện sự nghiệp giáo dục, y tế, quốc phòng,thể dục thể thao… Các đơn vị này tạo ra dịch vụ công để đáp ứng nhu cầu của xã hội.Bao gồm: - Hành chính thuần túy
- Sự nghiệp có thu
- Sự nghiệp kinh tế
Trang 27- Tổ chức đoàn thể nghề nghiệp xã hội.
Nguồn kinh phí đài thọ cho các đơn vị này thuộc NSNN cấp và từ các khoảnthu khác do luật định
Đơn vị HCSN là đơn vị kế toán phải có trách nhiệm thu thập, xử lý và cung cấpthông tin về hoạt động của đơn vị mình để phục vụ cho các đối tượng sử dụng theoquy định Bao gồm:
- Báo cáo tài chính (quý, năm)
- Báo cáo quyết toán ngân sách năm
- Báo cáo quyết toán tổng hợp ngân sách năm (đơn vị kế toán cấp trên)
c) Nhiệm vụ kế toán đơn vị HCSN:
- Thu thập, phản ánh, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình tiếpnhận, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, tình hình tài sản, nguồn hình thành tàisản, tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp, tình hình tài sản, tiền quỹ, công nợ của đơnvị…
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của nhà nước
- Kiểm tra việc quản lý sử dụng các loại vật tư, tài sản của đơn vị, kiểm tratình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, kỷ luật thanh toán công nợ…
- Ghi chép và phản ánh chính xác số vốn ngoài ngân sách do đơn vị tự thu vàđược phép để lại sử dụng
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toáncấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới
- Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và
cơ quan tài chính theo quy định
- Đồng thời cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác thống kê, nghiêncứu chính sách chế độ thu, chi tài chính
3.1.2 Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN
Tổ chức vận dụng theo chế độ kế toán mới: quyết định số 19/2006/QĐ-BTCngày 30/03/2006 của Bộ tài chính và thông tư 185/TT-BTC/2010 ngày 15/11/2010 Cụthể vận dụng theo 4 nội dung như sau: chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách kếtoán, báo cáo tài chính
Trang 28Công tác kế toán tại đơn vị HCSN cần chấp hành nghiêm các qui định sau đây :
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002
- Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 và Nghịđịnh số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vàtài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính về việchướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vàtài chính
- Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổsung
- Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị đinh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vàtài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư số 185/2010 /TT -BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính – Hướngdẫn sửa đổi, bổ sung chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
3.1.3 Nguyên tắc kế toán HCSN
Kế toán trong đơn vị HCSN phải tuân thủ các nguyên tắc tương tự như khi
áp dụng trong doanh nghiệp như:
o Hoạt động liên tục (going – concern concept): báo cáo tài chính phải đượclập trên cơ sở giả định là đơn vị đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bìnhthường trong tương lai gần, nghĩa là đơn vị không có ý định cũng như không buộc phảingừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợpthực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên cơ sởkhác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
Trang 29o Giá gốc (cost concept): Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Gía gốccủa tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặctính theo giá trị hợp lý của tái sản đó vào thời điểm tài sảnđược ghi nhận Gía gốc củatài sản không được tthay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
o Thận trọng (conservatism concept): Phải lập các khoản dự phòng nhưngkhông được lập quá lớn; không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoảnthu; không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; các khoảnthu và chi chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
o Nhất quán (consistency principle): Các chính sách và phương pháp kế toánđơn vị đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm
o Trọng yếu (materiality concept): thông tin phải thật chính xác, không làmsai lệch báo cáo tài chính
Ngoài các nguyên tắc trên thì trong đơn vị HCSN còn có hai nguyên tắc khác có tính đặc thù:
o Kết hợp giữa nguyên tắc cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích trong đó cơ sở tiềnmặt được sử dụng phổ biến
o Thực hiện kế toán phải phù hợp với mục lục NSNN
3.1.4 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động
a) Nguồn kinh phí được hình thành từ:
- Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm
- Các khoản thu hội phí và các khoản đóng góp của các hội viên
- Bổ sung từ các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu khác tạiđơn vị theo quy định của chế độ tài chính
- Bổ sung từ chênh lệch thu > chi từ hoạt động kinh doanh
- Bổ sung từ các khoản khác theo quy định của chế độ tài chính
- Tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án
- Các khoản được biếu tặng tài trợ của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài đơnnước
b) Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí hoạt động:
- Kế toán phải theo dõi trên sổ chi tiết theo từng nguồn hình thành nguồn kinhphí Không được ghi tăng nguồn kinh phí trong các trường hợp sau:
Trang 30+Các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưngchưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách.
+Các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận nhưng chứ có chứng từ ghi thu, ghichi ngân sách
- Đơn vị không được quyết toán các khoản tiền, hàng viện trợ, các khoản thuđược để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách
- Kinh phí hoạt động phải được hoạt động đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn,định mức của NN và trong phạm vi dự toán đã được duyệt
- Để theo dõi, quản lý số kinh phí hoạt động các đơn vị phại mở số chi tiếtnguồn kinh phí theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục, tiểu mục quy định trongmục lục ngân sách NN
- Cuối kỳ kế toán phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụngkinh phí hoạt động với cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo đúng chế độ quyđịnh Số kinnh phí sử dụng chưa hết được xử lý theo chế độ
- Cuối năm, nếu số kinh phí hoạt động chưa được duyệt quyết toán thì kế toánchuyển nguồn kinh phí năm nay sang năm trước
c) Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 008 (Dự toán chi hoạt động) để phản ánhnguồn kinh phí được cấp phát bằng dự toán
TK 461 có 3 tài khoản cấp 2:
4611 – Năm trước (thường xuyên và không thường xuyên)
4612 – Năm nay (thường xuyên và không thường xuyên)
4613 – Năm sau (thường xuyên và không thường xuyên)Nguồn kinh phí thường xuyên là nguồn kinh phí được cấp thường xuyênhàng năm để duy trì chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Nguồn kinh phí không thường xuyên do ngân sách cấp để thực hiện tinhgiảm biên chế, thực hiện nhiệm vụ đột xuất, mua sắm, sữa chữa TSCĐ
Năm nay: phản ánh số kinh phí thuộc niên độ ngân sách năm nay bao gồm
nguồn kinh phí được cấp năm nay và kinh phí năm trước chưa sử dụng chuyển sangnăm nay Cuối năm, số kinh phí đã sử dụng trong năm nếu quyết toán chưa được duyệt
Trang 31sẽ chuyển từ năm nay sang năm trước Đối với khoản kinh phí đã nhận nhưng chưa sửdụng nếu được cơ quan tài chính cho phép thì chuyển từ năm nay sang năm sau.
Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí năm trước đã sử dụng nhưng quyết toán
chưa được duyệt y
Năm sau: Phản ánh số kinh phí được cấp trước cho năm sau hoặc số kinh phí
đã sử dụng không hết được phép chuyển sang năm sau Đầu năm sau chuyển thànhnăm nay
- Kết cấu và nội dung phản ánh TK 461
Bên nợ:
- Số kinh phí hoạt động nộp lại ngân sách nhà nước hoặc nộp lại cho cấp trên;
- Kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phíhoạt động;
- Kết chuyển số kinh phí đã cấp trong kỳ cho các đơn vị cấp dưới;
- Kết chuyển số kinh phí hoạt động thường xuyên còn lại sang tài khoản 421
“chênh lệch thu, chi chưa xử lý”;
- Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động
Bên có:
- Số kinh phí đã nhận của Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên;
- Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí hoạt động;
- Số kinh phí nhận được do bổ sung từ các khoản thu phí, lệ phí, từ các khoảnthu sự nghiệp khác
Số dư bên có:
- Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa quyết toán;
- Số kinh phí được cấp trước cho năm sau (nếu có);
d) Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
(1) Nhận kinh phí hoạt động được cấp bằng tiền hoặc bằng hiện vật ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, …
Có TK 4612 (2) Nhận kinh phí hoạt động do cơ quan Tài chính hoặc cấp trên cấp và chuyểnthanh toán trực tiếp cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:
Trang 32Nợ TK 331
Có TK 4612(3) Trường hợp được cơ quan Tài chính hoặc cấp trên cấp kinh phí hoạt độngtheo dự toán chi hoạt động được giao:
- Khi nhận được quyết định của cấp có thẩm quyền giao dự toán chi hoạt động
Ghi đơn Nợ TK 008
- Khi rút dự toán Ngân sách để chi:
Nợ TK 111,152, 153, 155, 211, 213,661…
Có TK 4612Đồng thời, ghi đơn Có TK 008
- Trường hợp mua Tài sản cố định thì phải kết chuyển nguồn:
Nợ TK 6612
Có TK 466
- Trường hợp dự toán chi hoạt động chưa được cấp có thẩm quyền giao khi đơn
vị được kho bạc cho tạm ứng kinh phí
Khi nhận tạm ứng kinh phí của kho bạc ghi:
(4) Bổ sung nguồn kinh phí từ kết quả hoạt động sự nghiệp theo quy định củachế độ tài chính ghi:
Nợ TK 511
Có TK 4612(5) Khi nhận viên trợ chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách:
Nợ TK 111, 112
Có TK 521Khi nhận được chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách
Trang 33Nợ TK 521
Có TK 4612(6) Bổ sung các khoản chênh lệch thu chi làm tăng nguồn kinh phí:
Nợ TK 421
Có TK 4612(7) Cuối niên độ kế toán đơn vị phải nộp lại số kinh phí sử dụng không hết khinộp lại ghi:
Nợ TK 4612
Có TK 111, 112(8) Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số kinh phí hoạt động đã cấp trong kỳ cho cácđơn vị hoạt động cấp dưới, kết chuyển ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động ghi:
Nợ TK 4612
Có TK 341(9) Cuối niên độ kế toán nguồn kinh phí hoạt động đã sử dụng nhưng chưaquyết toán được kết chuyển từ năm nay sang năm trước ghi:
Nợ TK 4612
Có TK 4611(10) Kết chuyển chi hoạt động vào nguồn kinh phí hoạt động khi báo cáo quyếttoán năm được duyệt ghi:
Nợ TK 4611
Có TK 6611
3.1.5 Kế toán các khoản thu hoạt động
a) Các khoản thu hoạt động hình thành từ:
- Thu phí, lệ phí
- Thu theo đơn đặt hàng của NN
- Thu khác
b) Nguyên tắc kế toán các khoản thu;
- Các khoản thu hoạt động sự nghiệp gồm:
+ Các khoản thu về phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí được
NN giao theo chức năng của từng đơn vị (học phí, viện phí, phí phát thanh truyền hình,phí kiểm định…)
Trang 34+ Thu sự nghiệp là các khoản thu gắn với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụtheo chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của chế độ tài chính mà không phải
- Tất cả các khoản thu được phản ánh kịp thời, đầy đủ vào Bên có TK 511 Sau
đó căn cứ vào chế độ tài chính hiện hành mà kết chuyển số thu từ Bên nợ TK511 sangcác tài khoản có liên quan
- Khi thu phí, lệ phí đơn vị phải dùng biên lai thu tiền do Bộ tài chính phát hànhhoặc được Bộ tài chính cho phép sử dụng
- Số thu phí, lệ phí phải nộp ngân sách;
- Kết chuyển số thu được để lại đơn vị để trang trải chi phí cho thu phí, lệ phí và
số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi khi có chứng từ ghi thu,ghi chi ngân sách bổ sung nguồn kinh phí hoạt động;
- Kết chuyển số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chisang TK 521 -Thu chưa qua ngân sách, do cuối kỳ chưa có chứng từ ghi thu, ghi chingân sách;
- Số thu sự nghiệp phải nộp lên cấp trên để thành lập quỹ điều tiết ngành;
- Kết chuyển thu lớn hơn chi về thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước sangtài khoản 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý;
- Chi phí thanh lý, nhượng bán nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ;
Trang 35- Kết chuyển số thu về lãi tiền gửi và lãi cho vay vốn thuộc các dự án viện trợsang tài khoản có liên quan;
- Chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác;
- Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động khácsang tài khoản có liên quan;
Bên có
- Các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác;
- Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu hoạt động sự nghiệp và hoạt động khácsang tài khoản có liên quan
Số dư bên Có:
Phản ánh các khoản thu chưa được kết chuyển
d) Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Khi phát sinh các khoản thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, ghi;
Nợ TK 111, 112, 311
Có TK 511(2) Xác định số phí, lệ phí đã thu phải nộp cấp trên (nếu có), ghi;
Nợ TK 511
Có TK 342(3) Xác định các khoản thu phải nộp ngân sách, ghi
Nợ TK 511
Có TK 3332(4) Số phí, lệ phí đã thu, được Nhà nước cho để lại đơn vị để trang trải chi phícho việc thu phí, lệ phí, ghi;
Nợ TK 511
Có TK 461(5) Cuối kỳ, xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ nộp NSNN được để lại chitheo quy định nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu chi ngân sách, ghi;
Nợ TK 511
Có TK 521(6) Cuối kỳ kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của HĐSN theo quy địnhcủa chế độ tài chính vào các khoản liên quan, ghi;
Trang 36Nợ TK 511
Có TK 342, 461, 431, 421
3.1.6 Kế toán các khoản chi hoạt động
a) Các khoản chi hoạt động:
Các khoản chi hoạt động là các khoản chi mang tính chất hoạt động thườngxuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt như: Chi dùng cho côngtác nghiệp vụ, chuyên môn và chi quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhànước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang,các hội, liên hiệp hội, tổng hội do NSNN cấp do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tàitrợ, viện trợ, thu hội phí và các nguồn khác đảm bảo
Bao gồm: Các khoản chi cho người lao động, chi quản lý hành chính, chi hoạtđộng nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí, chi hoạt động sản xuất cung ứngdịch vụ, chi mua sắm tài sản, chi khác
- Chi cho người lao động: Đó là các khoản chi tiền lương, tiền công, các khoảnphụ cấp lương, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định Ngoài ra, còn
có các khoản chi học bổng, trợ cấp xã hội
- Chi quản lý hành chính: Chi mua vật tư văn phòng, cước phí dịch vụ côngcộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí
- Chi các hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí chi hoạtđộng sản xuất cung ứng dịch vụ, (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao TSCĐ)
- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên CSVC: nhà cửa, máy móc, thiếtbị
- Chi khác
b) Nguyên tắc kế toán các khoản chi
(1) Phải mở sổ kế toán chi tiết hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ
kế toán và theo Mục lục Ngân sách Nhà nước;
(2) Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán
và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết,giữa sổ kế toán với chứng từ vào báo cáo tài chính Trong kỳ này, các đơn vị HCSNđược tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức và tạm trích các qũy để sửdụng từ số tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định của chế độ tài chính
Trang 37(3) Hạch toán theo TK này những khoản chi thuộc kinh phí hằng năm của đơn
vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thườngxuyên như chi tinh giảm biên chế, chi thực hiện nhiêm vụ đột xuất, chi mua sắm, sửachữa lớn TSCĐ, …
(4) Không hạch toán vào TK này các khoản chi hoạt động sản xuất, kinh doanh,chi phí đầu tư XDCB bằng nguồn kinh phí đầu tư XDCB, các khoản chi thuộc chươngtrình, đề tài, dự án, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo giá hoặc khung giá củaNhà nước, chi phí trả trước
(5) Đơn vị phải hạch toán theo mục lục Ngân sách Nhà nước các khoản chi hoạtđộng phát sinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí đã thuphải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chingân sách theo quy định của chế độ tài chính;
(6) Đơn vị không được xét duyệt quyết toán ngân sách năm các khoản chi hoạtđộng từ các khoản tiền, hàng viện trợ từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách
được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quyđịnh Các khoản chi hoạt động chưa được xét quyết toán như đã nêu trên được phảnánh vào số dư bên Nợ TK 661 “Chi hoạt động” (Chi tiết chi hoạt động chưa có nguồnkinh phí) Đơn vị chỉ được xét duyệt quyết toán các khoản chi này khi có đủ chứng từghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và số phí, lệ phí
đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi theo quy định;
(7) Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thi toàn bộ số chi hoạtđộng trong năm được chuyển từ TK 6612 “Năm nay” sang TK 6611 “Năm trước” đểtheo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt Riêng đối với số chi trước chonăm sau theo dõi ở TK 6613 “Năm Sau” sang đầu năm sau được chuyển sang TK
6612 “Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động trong năm nay
Trang 38+ TK 6113: Năm sau – phản ánh các khoản chi trước cho năm sau (khiđơn vị được cấp trước kinh phí cho năm sau).
- Kết cấu và nội dung phản ánh
Các khoản chi hoạt động chưa được duyệt quyết toán
d) Một số nghiệp cụ kinh tế chủ yếu
(1) Xuất vật liệu, dụng cụ sử dụng chi hoạt động, ghi;
Nợ TK 661
Có TK 152, 153 (2) Tiền lương, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức vàđối tượng khác, ghi:
Nợ TK 661
Có TK 334, 335(3) Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi HCSN, ghi;
Nợ TK 661
Có TK 332 (4) Phải trả về dịch vụ điện, nước, điện thoại, ghi;
Nợ TK 661
Có TK 3311
Trang 39(5) Thanh toán các khoản tạm ứng, các khoản chi phí bằng tiền mặt hoặc tiềngửi, ghi;
Nợ TK 661
Có TK 312, 111, 112(6) Kết chuyển nguồn hình thành tài sản khi mua sắm TSCĐ bằng nguồn kinhphí hoạt động:
Nợ TK 661
Có TK 466(7) Căn cứ VL, DC tồn kho, khối lượng SCL hoàn thành quyết toán vào chihoạt động năm lập báo cáo:
Nợ TK 661
Có TK 337(8) Khi phát sinh các khoản thu giảm chi hoạt động, ghi;
Nợ TK 111, 112, 152
Có TK 661(9) Cuối năm kết chuyển năm nay thành số chi hoạt động năm trước, ghi
Nợ TK 6611
Có TK 6612(10) Những khoản chi không đúng chế độ không được duyệt y phải thu hồihoặc chuyển xử lý
Nợ TK 3118
Có TK 6611(11) Khi báo cáo quyết toán chi hoạt động được duyệt tiến hành kết chuyển sốchi vào nguồn kinh phí
Nợ TK 4611
Có TK 6611
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thứcấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan như các văn bản, thông tư, nghị định,quyết định về kế toán tài chính cũng như sổ sách kế toán tại đơn vị như các chứng từ,
sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo kế toán tài chính
Trang 40Trên cơ sở đó tìm hiểu về kế toán nguồn kinh phí, các khoản chi và thanh toán để thựchiện mục tiêu mà đề tài đã đặt ra.
- Phỏng vấn về công tác kế toán cụ thể như: lập dự toán thu chi NSNN và vềcông tác thu chi tại đơn vị
- Tiếp xúc thực tế, quan sát, mô tả việc luân chuyển các chứng từ, về việc hạchtoán cũng như các loại sổ sách, các báo cáo tại đơn vị liên quan đến nội dung đề tài
- Phương pháp mô tả: Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thựchiện đề tài nhằm mô tả lại những diễn biến, công việc được thực hiện tại bộ phận kếtoán nhằm giải đáp các vấn đề liên quan đến mục tiêu tìm hiểu công tác kế toán củađơn vị