LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khố luận, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Ngọc Thạch - người hướng dẫn
trực tiếp đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hoàn thiện khố luận này
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khố luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi đưới sự hướng dẫn củaTS Bùi
Ngọc Thạch Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khố luận này
Hà Nội tháng 05năm 2013
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hằng
Trang 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất phân lân chung Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất axit Sunfuric
Bang |: Bang 2: Bang 3: Bang 4: Bang 5: Bang 6: Bang 7: Bang 8: Bang 9:
DANH MUC CAC BANG
Các chỉ tiêu hố, lí của phân bón Supe lân Lâm Thao phải phù hợp
với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng
Các chỉ tiêu hố, lí của phân bón NPK —S 12.5.10-I14 Lâm Thao phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng
Các chỉ tiêu hố, lí của phân bón NPK - S 8.8.4- 7 Lâm Thao phải
phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng
Liều lượng bón cho cây bắp cải Liều lượng bón cho cây khoai tây
Liều lượng bón cho cây đậu tương Liều lượng bón cho cây lúa vụ xuân
Liều lượng bón cho cây lúa vụ mùa
Hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây lúa các tỉnh Đồng
Trang 4CAC Ki HIEU VIET TAT
CB-CNVC : Cán bộ - công nhân viên chức
CNH, HDH : Cong nghiép hoa, hién dai hoa CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CPXNK : Cô phần xuất nhập khâu
DN : Doanh nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hop tac xa
TM : Thuong mai
TNHH : Trach nhiệm hữu hạn
TT : Thi tran
UBND : Ủy ban nhân dân MTV : Một thành viên
Trang 5
MO DAU 1 L¥ do chon dé tai
Nhà máy Supe Phét phát Lâm Thao — nay là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao — một trong những đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp Việt Nam, được ra đời vào những năm đầu của thập niên
60 (Thế kỷ XX) trong bối cảnh miền Bắc đi vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thir I, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Lao Động Việt Nam lần thir III:
“Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc để làm hậu thuẫn cho miền Nam thực hiện thắng lợi đấu tranh thống nhất đất nước”
Trên tinh thần đó, nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao đã có những bước phát triển khơng ngừng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước, đưa cả nước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Sau bốn lần cải tạo và mở rộng sản xuất, nhà máy đã nâng công suất từ 100.000 tấn Supe Phốt phát/ năm lên 1.500.000 tấn phân bón chứa lân/ năm Sản phẩm phân bón của nhà máy đã góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản lượng lương thực, vừa đám bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa có các sản phẩm nông nghiệp dé xuất khâu, đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực, trở thành cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới
Hiện nay, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là doanh nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản có sản lượng phân bón
lớn nhất đất nước, xứng đáng là điểm sáng của ngành công nghiệp, được nhà
nước 3 lần trao tặng Anh hùng: Anh hùng lao động (1985), Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân (1999), Anh hùng lao động thời kì đổi mới (2000) Có được thành quá như hôm nay là ngay những ngày đầu xây dựng,
Trang 6ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ,
cộng với sức mạnh đồn kết và nhất trí cao độ của tập thể CB-CNVC Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao suốt 50 năm qua
Việc nghiên cứu hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trên rất nhiều lĩnh
vực như: Vấn đề đường lối đổi mới đất nước của Đảng, vấn đề kinh tế thị
trường, vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, vấn để sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, vấn đề xuất khâu hàng hoá, vấn dé hội nhập quốc tế, vấn đề mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, vấn đề môi trường, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, vấn đề cổ phần hoá
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi quyết định lựa chọn vẫn đề “Hoạt
động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong
những năm đổi mới (1986-201 1)” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sứ nghiên cứu vấn đề
Cách đây 5 năm, trong Lễ kỷ niệm 45 năm ngày Công ty bước vào sản xuất và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ (24/6/1962 —
24/6/2007), Lãnh đạo Công ty đã tiễn hành biên soạn và xuất bản cuốn sách
Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao — 45 năm xây dựng và phát triển
(1962 — 2007) Cuốn sách đã ghi chép được những sự kiện tiêu biểu, những
giai đoạn phát triển khác nhau, đáp ứng được nguyện vọng của các thế hệ CB
— CNVC, để lại những dấu ấn quan trọng, tơn vinh những đóng góp to lớn và
ý nghĩa của nhiều thế hệ CB — CNVC Supe Lâm Thao chung tay xây đấp nên Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh bom đạn tàn phá, nhiều tư liệu khơng
cịn lưu giữ đầy đủ Cho nên sau khi xuất bản năm 2007, Công ty đã nhận
được nhiều ý kiến bổ sung đóng góp quý báu của các bậc cán bộ lão thành,
mục đích làm sao cho cuốn sách được đầy đủ và phong phú hơn ở lần xuất
bản sau
Trang 7
Từ đầu năm 2010 lại đây, Công ty đã thực hiện thành cơng Cổ phần
hố theo đúng tỉnh thần của Chính phủ trong lộ trình tái cấu trúc các doanh
nghiệp Nhà nước Sau khi Cổ phần hố, Cơng ty tiếp tục phát triển toàn điện
và tăng cường bền vững, đặc biệt là nâng cao hiệu quả kinh doanh, kế thừa
thành tựu của các giai đoạn trước, mở ra giai đoạn phát triển mới cả về chất
lẫn về lượng Vì vậy, rất cần tổng kết thành kinh nghiệm, bổ sung và viết tiếp lịch sử truyền thống của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm
Thao trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế
Hướng về Lễ kỷ niệm 50 năm Công ty Cổ phần Supe Phốt phát Lâm
Thao bước vào sản xuất (24/6/1962 — 24/6/2012), Đảng uỷ và Tổng giám đốc
Công ty quyết định xuất bản cuốn sách lịch sử truyền thống Công £y Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao 50 năm xây dựng và phát triển bễn vững (1962 — 2012 Xuất bản lần này, bố sung những phần còn thiếu, chỉnh lý
những chỗ chưa chính xác, biên soạn thêm chương V: 7c hiện cổ phan hoa,
phát triển toàn diện và bền vững (2007-2012) và Chương kết luận: Những
đóng góp tiêu biểu trong 5Ú năm qua, định hướng phát triển trong giai đoạn
2012-2020
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào phân tích đầy đủ về hoạt động của Công ty Chính vì vậy, việc nghiên cứu về “Hoạt
động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trong
những năm đổi mới (1986-201 1)” là điều rất cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích:
Dựng lại bức tranh lịch sử Hoạt động của Công ty Cô phần Supe Phốt
phát và Hoá chất Lâm Thao, nêu bật những thành tựu và hạn chế của Công ty,
đồng thời rút ra những đặc điểm, vai trò nổi bật của Công ty này trong quá
Trang 8Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài này nhằm giải quyết một số nhiệm vụ chính như sau:
Tìm hiểu cơ sở hình thành và quá trình hoạt động của Công ty trước
năm 1986
Hoạt động của Công ty Cô phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao
trong những năm đổi mới (1986-2011)
Quy trình sản xuất các sản phâm chính của Công ty
Thuận lợi và khó khăn trong q trình hoạt động của Công ty
Đặc điểm và vai trò của Công ty Cô phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-20 1)
Phạm vỉ nghiên cứu:
Về không gian: Khoá luận nghiên cứu hoạt động của Công ty Supe
Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trên địa bàn xã Thạch Sơn — huyện Lâm Thao — tinh Phi Tho
Về thời gian: Từ 1959 đến năm 2011, tức là từ khi Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao thành lập đến 2011, song chủ yếu là thời gian từ 1986 đến
năm 2011
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu
Chủ yếu là các cơng trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, các bài báo, tạp
chí của các nhà nghiên cứu, các trang wed liên quan đến đề tài nghiên cứu Phương pháp nghiêm cứu
Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic, trong đó phương pháp
lịch sử là chủ yếu
Sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh các tư liệu lịch sử
Thực hiện phương pháp điền dã tại khu vực Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, cũng như một số cơ sở sản xuất của Công ty
Trang 10
5 Đóng góp của khoá luận
Khoá luận đã làm rõ:
-_ Cơ sở hình thành Cơng ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm
Thao
-_ Hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm
Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)
-_ Đặc điểm và vai trò của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá
chất Lâm Thao trong những năm đổi mdi (1986-201 1)
6 Bố cục cúa khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá
chất Lâm Thao
Chương 2: Hoạt động của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và
Hoá chất Lâm Thao trong những năm đổi mới (1986-2011)
Trang 11
NỘI DUNG
CHUONG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỎ PHAN SUPE PHÓT PHÁT VÀ HÓA CHÁT LÂM THAO TRƯỚC NĂM 1986 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đất Lâm Thao, Phú Thọ 1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.L VỊ trí địa lí
Lâm thao là huyện đồng bằng- trung du của tỉnh Phú Thọ Trung tâm là
thi tran Lam Thao, cach thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía tây Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh
Phía Nam giáp huyện Tam Nơng
Phía Đơng giáp thành phó Việt Tri
Phía Tây giáp với thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nơng
Diện tích: 120,61 km? Dân số: 114000 người [19] Mật độ: 941 người/km”
Huyén li: thi tran Lam Thao
Huyện Lâm Thao gồm 2 thị tran Lam Thao và thi tran Hung Son va 15
Trang 12Lịch sử
Huyện Lâm Thao vào đời Lý là châu Chân Đăng, đời Trần là lộ Thao Giang, đời Lê là phủ thuộc phía Tây trấn Sơn Tây đến đời Nguyễn đổi làm phủ Lâm Thao thuộc trấn Sơn Tây Năm 1945 đổi phủ làm huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ, sau đổi thành huyện Phong Châu Nay là huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ[19] 1.1.1.2.Khí hậu
Khí hậu Lâm Thao mang đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ấm, mưa nhiều, một năm chia làm hai mùa rõ rệt (mùa hè và mùa đông)
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng nam 23°C
Mùa hè, bất đầu tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ trung
bình 27C
Mùa đông bắt đầu thang 11 va két thúc tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung
binh 19°C
Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối cao, trung bình 85%, giữa đầu tháng và cuối tháng có sự chênh lệch nhưng không đáng kẻ
Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình/năm: 720 mm, trung binh/thang:143 mm, phan
bố không đều trên toàn bộ lãnh thỏ
Mùa hè, có gió Đơng Nam và mưa nhiều
Mùa Đơng, có gió Đơng Bắc, lượng mưa ít, trung bình 66,2 mm [15]
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Do có điều kiện tự nhiên là đồng bằng xen lẫn đổi núi thấp và kinh
nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nơng nghiệp phát triển tồn diện và bên vững
Trang 13
Kinh tế: nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, cơng nghiệp, dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế Các nhà máy Supe photphat, ắc
quy, vật liệu xây dựng thủ công nghiệp cũng đang dần dần phát triển Huyện Lâm Thao cách TP Việt Trì hơn 10 km, giáp ranh TX Phú Thọ,
có ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý và giao thông với một mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuý rất thuận lợi cho việc
giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004: 12,6%
Cơ cấu kinh tế:
Nông lâm nghiệp: 38,54%; Công nghiệp - xây dựng: 29,51%;
Dịch vụ: 31,54%
Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 500kg/người/năm [19] Huyện Lâm Thao chỉ cách thành phố Việt Trì hơn 10 cây số, giáp ranh
thị xã Phú Thọ, có ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý và giao thông với một
mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội
Trong cơ cấu kinh tế của Lâm Thao thì nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính; công nghiệp, dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí trong nền kinh tế
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nơng nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.Hiện nay, Lâm Thao đang đây nhanh
việc đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất, lương thực đã và đang trở
Trang 14yếu là lợn nái ngoại, lợn hướng nạc, bò thịt, bị lai sind Ni trồng thủy sản
dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành thế mạnh của Lâm Thao
Các sản phẩm như tôm càng xanh, cá chim trắng, trê phi, rô phi, chép lai, cá tra, tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm lên tới trên dưới
1.000 tan
Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng trở nên sôi động hơn với hoạt động của gần 50 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH;
thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động Nhiều mặt hàng đã được khăng định và chiếm lĩnh thị trường như: bao PP - PE, bìa các-tơng sóng
3 lớp, 5 lớp, vải bảo hộ, chè nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xuất khẩu, ắc quy, vật liệu xây dựng,
Tiểu thủ công nghiệp cũng bước đầu tham gia vào nền kinh tế chung của huyện thông qua việc khôi phục một số làng nghề thủ công truyền thống
như nghề làm ủ ấm Sơn Vi, sơn mài, mành tre trúc Mục tiêu đến năm 2010:
Bình quân thu nhập/khẩu đạt: 6,5 - 7 triệu đồng/năm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8 - 10%/năm; Bình quân thu nhập/ha đất
canh tác đạt 40 - 50 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp: 26-28%; công nghiệp - xây dựng: 35-36%; dịch vụ: 37-38% [19]
1.2 Hoạt động của Công ty cỗ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trước năm 1986
1.2.1 Sự thành lập nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao - tiền
thân của Công ty cỗ phân Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
1.2.1.1.Cơ sở thành lập nhà may
Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao được chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ khởi cơng xây dựng ngày 8 tháng 6 năm 1959
Trang 15
Nhà máy được xây dựng trên đất huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nên có tên
“Supe Phốt phát Lâm Thao” Sau 3 năm thi công lắp đặt, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các chuyên gia Liên Xô cùng với công sức hơn 2.000 cán bộ và
công nhân Việt Nam suốt 1.000 ngày đêm lao động không ngừng nghỉ, khánh thành Nhà máy và bước vào sản xuất ngày 24 tháng 6 năm 1962
Sự ra đời của Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao được coi là sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp non trẻ nước ta vào thời điểm miền Bắc vừa được giải phóng Với cơng trình này, vào
đầu thập niên 60 của thế ký XX, chúng ta đã có một nhà máy sản xuất phân
bón lớn vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á; được coi là “đứa con đầu lịng của ngành cơng nghiệp phân bón” là “bơng hoa hữu nghị Việt - Xô” biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng của 15 nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa vào nửa cuối thế kỉ XX [4]
Việc xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX là một quyết tâm lớn, một chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta Ra đời một nhà máy sản xuất phân bón Supe Phốt phát lớn nhất đất nước và khu vực, trong bối cảnh hai miền Nam - Bắc bị chia cắt tam
thời theo tỉnh thần Hiệp định Giơnevơ( ký kết ngày 21 tháng 7 năm 1954) thé
hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về phát triển ngành công nghiệp phân bón phục vụ cho nông nghiệp miền Bắc (1960 - 1975) và nông nghiệp trong cả nước (sau năm 1975 thống nhất lại hai miền) Để xây dựng nhà máy Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, chúng ta có đủ yếu tố tự nhiên
và xã hội để xây dựng Nhà máy [4]
1.2.1.1.1 Thiên nhiên ưu đãi nguôn quặng Apatit đôi đào
Trang 164km Trữ lượng tập trung ở các khu vực: Mỏ Cóc, Cam Đường, Ngịi Bo,
có tất cả 21 điểm khai thác từ khi phát hiện tới nay
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt 9 tháng kháng chiến
chống Pháp, việc khai thác quặng Apatit ngưng trệ Ngay sau chiến thắng
Điện Biên Phủ việc khôi phục lại mỏ Apatit Lào Cai được khẩn trương triển
khai với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô trong chương trình khai thác 500.000 tan quặng/ năm Sau 3 năm khôi phục, năm 1957 mỏ Apatit Lào Cai
đã đi vào hoạt động.Đây là một cô gắng rất lướn của toàn Đảng, toàn dân ta, trong những năm đầu hồ bình lập lại trên miền Bắc [4]
Apatit là loại Phốt phát Canxi có nhiều trong các loại đá phun trào của núi lửa, được tìm thấy ở Lào Cai Đây là nguyên liệu chính dé sản xuất phân bón Supe Phốt phát đơn chất lượng cao, dùng cho nông nghiệp, tăng độ màu
mỡ cho đất, đưa lại năng suất cây trồng cao, được ưa chuộng và có thị trường tiêu thụ rộng lớn
Về trữ lượng: trữ lượng quặng Apatit dồi đào và dễ khai thác, được
coi là yếu tố “địa lợi” mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta để cung cấp
nguyên liệu cho Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao
2.2.1.1.2.Nhụ cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp
Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho ngành cơng nghiệp phân bón là phải đáp ứng được nhu cầu phân bón cho các
loại cây trồng trong điều kiện canh tác theo hướng thâm canh, tặng vụ, đưa
nông nghiệp đi lên theo hướng sản xuất lớn Do cấu trúc địa lý, chúng ta có
đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ được mệnh danh là “hai vựa lúa”
lớn nhất nước Ngoài ra cịn có vung đồng bằng chạy dọc các tỉnh miền Trung, được hình thành bởi phù sa màu mỡ do các con sông bồi đắp nên
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, đất canh tác của Việt Nam khoảng 7,8 triệu héc ta, trong đó có khoảng 4,2 triệu héc ta chuyên canh lúa Diện tích đất
Trang 17
canh tác lúa nước tập trung ở đồng bằng Còn trung du và miền núi chủ yếu là
lúa nước, lúa nương, ngô, đậu, khoaI, sẵn, lạc, vừng, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp Ngoài ra những vùng đồi có lợi thế trồng cây công nghiệp như chè, cao su, hồ tiêu, điều cũng rất cần phân bón hoá học [4]
Dân số nước ta năm 2012 có khoảng 70% làm nông nghiệp và cư trú ở nông thôn.Từ thủa xa xưa, người Việt đã biết trồng lúa nước, như truyền thuyết vua Hùng dạy dân cày cấy đã được lưu truyền đến bây giờ.Bởi vậy nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, duy trì dinh dưỡng cuộc sống của
người Việt chúng tatừ ngàn đời nay Trong kinh nghiệm canh tác nông nghiệp,
người Việt đã đúc kết 4 yêu tố: “Nhất nước — Nhì phân — Tam cần - Tứ giống”
phải được coi trọng và kết hợp với nhau mới đưa lại năng suất cao [4]
Các nhà kinh tế kỹ thuật của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã
khẳng định rằng “Khoảng 40 đến 50 % tổng sản lượng nông sản được tăng thêm là do phân bón Bởi vậy, đối với cây trồng, không chỉ có vấn đề giống, nước, mà yêu cẩu về phân bón cũng là điều kiện đặc biệt cần thiết để đưa năng suất lên cao” [5, tr.12]
Như vậy, muốn canh tác theo hướng sản xuất lớn trong nơng nghiệp thì khơng đơn thuần chỉ dùng nguồn phân truyền thống như: phân bắc, phân chuồng, phân xanh Vì rằng nguồn phân truyền thóng tuy khối lượng nhiều, nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng cho cây trồng thấp,đề tăng năng suất phải dùng các loại phân hóa học như Supe Phốt phát, phân lân nung chảy, phân tổng hợp NPK, phân đạm thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng
nông sản tốt, cải thiện đất
Trang 18trường 770.989 tấn Lấy mặt hàng phân đạm: Năm 1980 mới tiêu thụ dưới
200.000 tấn thì đến năm 1995 đã là 1,2 triệu tắn, năm 2006 đã lên tới 1,7 triệu
tấn, năm 2010 đã lên tới 2.000.000 tấn [5]
Về năng suất, giữa thập niên 60 chúng ta cố gắng phấn đấu đạt 5 tan
thóc/ héc ta với mơ hình điển hình tiên tiến cánh đồng 5 tắn Đến năm 2006,
chúng ta đã đạt 10 — 12 tấn thóc/ héc ta Năm 2011, năng suất đạt 13 đến 15
tấn thóc/ héc ta Năm 1976, khi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV
đặt ra mục tiêu phần đấu 21 triệu tấn lương thực vào năm 1980, đến năm 2006
chúng ta đạt 36 triệu tắn, năm 2011đã đạt đích 43 triệu tấn Như vậy, lượng
phân bón tiêu thụ hàng năm của ngành nơng nghiệp bình quân tăng từ 15 đến 17% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp Thực tế đó đã dự báo được hướng phát triển của nông nghiệp nước ta, làm nảy sinh nhu cầu phân bón theo hướng tự chủ và bền vững, đó là yếu tố khách quan thúc đây sự ra đời và phát triển của nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao [4]
1.2.1.1.3 Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc
Đó là yếu tố chủ quan, mang tính quyết định cho sự ra đời nhà máy
Supe Phốt phát Lâm Thao Nhìn lại bối cảnh lịch sử đất nước sau chiến dịch
Điện Biên Phú thắng lợi ngày 7 tháng 5 năm 1954, dẫn tới lễ kí kết đình chiến của Hiệp định Gionevo ngày 21 tháng 7 năm 1954, hai miền Nam — Bắc tạm thời chia cắt ở vĩ tuyến 17, lấy con sông Bến Thành làm gianh giới, Lực
lượng vũ trang của ta tập kết về miền Bắc và lực lượng vũ trang của địch rút vào miền Nam Thê chế chính trị hai miền khác nhau Sau hai năm sẽ tổ chức
tổng tuyển cử tự do, đi tới thống nhất đất nước [4]
Nhưng rồi, hiệp định Gionevo khơng được phía bên kia thi hành, bởi chế độ độc tải Ngơ Đình Diệm (được Mỹ hậu thuẫn) đã ngang nhiên phá hoại Như vậy, cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền Nam sẽ vơ cùng khó khăn,
ác liệt và kéo dài Chúng ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kháng Pháp 9 năm
Trang 19
trường kỳ, gian khổ, tiêu hao nhiều nhân lực, vật lực, nên không đủ sức kéo
dài thêm nữa Vì vậy, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng miền Bắc vững mạnh đề làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước là một giải pháp tình thế chiến lược [4]
Ngay kì họp lần thứ 4, Quốc hội khóa I, họp tại Ba Đình — Hà Nội, từ
ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1955 khẳng định: Nhiệm vụ trọng tâm là củng cố miền Bắc, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản vùng mới giải
phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, với hai giai đoạn: giai đoạn khôi phục kinh tế (1955-1957); Giai đoạn cải tạo và phát triển (1958-1960) Hoàn thành
hai giai đoạn này, miền Bắc cơ bản sẽ xác lập quan hệ sản xuất mới — quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
mà cơ bán chúng ta đã giải phóng được lực lượng sản xuất trong cải cách
ruộng đất (1955-1956) và cải tạo tư bản tư doanh (1957-1958) [4]
Thực trạng nông nghiệp miền Bắc sau năm 1954 ruộng đất bị bỏ hoang lên tới 140.000 héc ta.Hàng ngàn trâu bò bị giết trong chiến tranh nên thiếu
sức kéo.Hầu hết, các cơng trình thủy lợi, đê điều bị địch phá hoại hư hỏng
nặng Thiên tai liên tiếp làm mắt mùa gây đói kéo dài từ vụ mùa năm 1954
đến giữa năm 1955 [4]
Cịn về cơng nghiệp, hầu hết các nhà máy đều bị địch phá hỏng nặng nề
hoặc tê liệt như xe lửa Tràng Thi, diêm Bến Thủy, điện Thanh Hóa, phốt phát
Hàm Rồng Những Nhà máy xí nghiệp trong vùng mới tiếp quản thì bị địch
phá hoại trước khi rút chạy vào Nam, kéo theo là sụ di tản của các nhà tư bản cùng đội ngũ thợ có tay nghề cao và những kỹ sư giỏi Trong lĩnh vực công
nghiệp, số kỹ sư chỉ có 23 người và vài trăm cán bộ có trình độ trung cấp kỹ
thuật Vật tư thiết bị thiếu, con người cũng thiếu, kèm theo là nạn thất nghiệp tràn lan Sản lượng công nghiệp giảm sút nghiêm trọng Tỷ trọng công nghiệp
Trang 201,5% (năm 1995) trong tổng sản lượng công - nơng nghiệp Trong khi đó, tỷ
lệ này khi bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế ở Trung Quốc (năm 1949) là
17%; ở Triều Tiên (năm 1954) là 42,4% [18]
Trước thực trạng khó khăn về kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng, tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã mở phiên họp đề
ra nhiệm vụ cấp bách là phải nhanh chóng khơi phục sản xuất nông — công
nghiệp — tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng, đồng thời, phát triển một số nhà máy của ngành công nghiệp nặng để cung cấp vật tư và công cụ cho sản xuất nông nghiệp Tiếp đến là Nghị quyết Hội nghị Trung ương thứ VIII (khóa II, tháng 8 năm 1955) với nội dung đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH Vì vậy, ngành phân bón đã được Đảng ta chú trọng ngay những năm tháng
miền Bắc mới được giải phóng [4]
Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được Đáng giao phó được thê hiện bằng
một loạt triển khai của Bộ Công nghiệp trên lĩnh vực phân bón như: Khơi phục và mở rộng mỏ Apatit Lào Cai, đây mạnh sản xuất phân Phốt phát Hải
Phòng, Phốt phát Hàm Rồng (Thanh Hóa), Phốt phát Vinh (Nghệ An) và các
cơ sở sản xuất phân hóa học do Trung ương quản lý “Kết quá về phân Phốt phát đã tăng từ 6.400 tấn (1955) lên 51.000 tấn (1960), phân hóa học tăng từ
22.530 tắn (1957) lên 490.000 tấn (1960) Công tác chuẩn bị gấp rút cho các
dự án trọng điểm lớn của Nhà nước là tiến hành xây dựng các Nhà máy sản
xuất phân bón hiện đại như: Supe Phốt phát Lâm Thao, Phân đạm Bắc Giang,
phân lân thủy tinh Văn Điển” [17, tr.66] Các Nhà máy xây dựng mới đều
được sự giúp đỡ chí tình của Liên Xơ, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác [4]
1.2.1.1.4 Củng cố và phát triển khối xã hội chủ nghĩa
Đây là yếu tố vừa mang tính lịch sử, vừa là một đòi hỏi rất thực tiễn
của 15 nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa được hình thành sau cách mạng tháng Mười Nga (1917) và phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ II
Trang 21
(1939-1945) cho đến cuối thập niên 1960 Đó là các nước anh em trong khối
xã hội chủ nghĩa phải gắn kết nhau và hỗ trợ nhau để cùng phát triển mà vai
trò đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc
Thế giới những năm 1955 — 1960 đã ghi nhận sự hùng mạnh của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) Với vai trò “người anh cả” trong khối các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô đã giúp đỡ các nước anh em, trong đó có Việt Nam, nhiều máy móc thiết bị và đội ngũ chuyên gia để phát triển kinh tế Trung Quốc cũng đã làm hết sức mình với Việt Nam bằng
triển khai xây dựng một loạt các nhà máy như: Hóa chất Việt Trì, Phân đamg
Hà Bắc Cịn Liên Xơ thì trực tiếp xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm
Thao và Mỏ Apatit Lào Cai
Các nước trong khối xã hội chủ nghĩa đều xác định: giúp đỡ bạn tức là làm cho mình lớn mạnh, đủ tiềm lực đề “đối trọng” với Mỹ và Tây Âu trong
bối cảnh chiến tranh lạnh kéo dài suốt ba thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX
Sự lớn mạnh của từng thành viên trong khối sẽ tăng cường sức mạnh cho toàn
khối Trong khối cũng có thành viên do điều kiện địa lý chiến lược lẫn hoàn cảnh lịch sử khác nhau, mà nhận được sự ưu tiên viện trợ của các nước anh em trong khối với mức độ khác nhau [4]
Đối với Việt Nam cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam phải hoàn thành để đi tới thống nhất đất nước.Muốn vậy, miền Bắc phải
củng cố tiềm lực, xây dựng cơ sở vật chất lớn mạnh, làm hậu thuẫn cho miền
Nam thực hiện đấu tranh thống nhất đất nước.Chúng ta đã trở thành “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa” Do vậy, chúng ta nhận được sự giúp đỡ chí tình của các nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa trên tinh thần chủ nghĩa
quốc tế vô sản
Như vậy, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao được xây dựng bởi nhu
Trang 22hội chủ nghĩa Nguồn vốn đề xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao là nằm trong viện trợ khơng hồn lại 400 triệu rúp của Đảng, chính phủ và nhân dân Liên Xô giành cho Việt Nam Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định nhân chuyến đi thăm Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em
(1957) “Nhà máy Supe Phốt phát Phú Thọ là món quà của Đảng Cộng sản, chính phủ và nhân dân Liên Xô gửi tặng nhân dân Việt Nam” [4]
1.2.1.2 Quá trình thành lập nhà máy
Trước khi đi vào công việc xây dựng nhà máy, cần phải khẳng định những thành tựu đạt được trong giai đoạn ban đầu khôi phục và xây dựng nền
công nghiệp ở miền Bắc, từ 1955 — 1960 với ba nhiệm vụ căn bản sau đây:
Vừa khôi phụ kinh tế sau chiến tranh, vừa tiến hành cải tạo xã hội, vừa
phát triển kinh tế và văn hóa.Chỉ riêng về công nghiệp, miền Bắc lúc đó giống như một đại công trường xây dựng với tốc độ xây dựng có thể nói là “mỗi ngày có thêm một Nhà máy mới”
Đạt được kết quá đó là nhờ có nghị quyết trung ương VIII (khóa II — tháng 8 — 1955) và Nghị quyết Trung ương XIV (khóa II — tháng 4— 1958) đã
kịp thời nắm bắt tỉnh hình thực tiễn và chỉ đạo sát sao những vấn đề thực tiễn
đặt ra trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh Lại vừa phải đấu tranh giữu vững đường lối thống nhất đất nước
Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ III (tháng 9 năm 1960) đã thông qua
đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục thực hiện thắng
lợi cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước
Nghị quyết Đại hội Đảng III khẳng định “Cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm
xây dựng cơ sở vật chất — kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ” và “Điểm mấẫu chốt trong công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đơng thịi, ra sức phát triển nông nghiệp và cong nghiép nhe” [11, tr.126]
Trang 23
Đại hội Dang TII xác định rõ định hướng và mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “Đưa miễn Bắc tiễn nhanh, tiễn mạnh, tiễn vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, củng có miền Bắc thành hậu phương vững mạnh cho cuộc đầu tranh ở miễn Nam, tiến tới thong nhất nước nhà” [L1, tr.127J
Thực hiện đường lối “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý” trong đó chú trọng vào ngành phân bón hóa chất để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trong nhưng năm đầu miền Bắc mới giải phóng, Bộ Cơng nghiệp
đã tích cực triển khai thăm đò, khảo sát, lựa chọn địa điểm để xây dựng Nhà
máy Supe Phốt phát đầu tiên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa [4] 1.2.1.2.1 Chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Được sự giúp đỡ của Liên Xô, cộng với sự quyết tâm chỉ đạo của chính
phủ ta, ngày 23 tháng 7 năm 1955, Bộ Công nghiệp do thứ trưởng Trần Đại
Nghĩa làm đại diện đã kí hợp đồng số 604/2 và Nghị quyết số 18 - BCN/255
với nhóm chuyên gia Liên Xô phối hợp với Bộ Công nghiệp tiến hành khảo
sát, lựa chọn địa điểm đề xây dựng Nhà máy Supe Phốt phátđầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa [16]
Tên gọi ban đầu là “Ban lựa chọn địa điểm” gồm có 7 người (3 cán bộ
Việt Nam và 4 chuyên gia Liên Xô)
Ban lựa chọn địa điểm đã sưu tầm tài liệu cần thiết và tiến hành khảo
sát 4 địa điểm tại các vùng quanh Hà Nội, Hải Phòng, Mạo Khê (Quảng
Ninh), Phú Thọ Sau khi đi nghiên cứu thực địa tại 4 địa điểm trên, Ban lựa chọn địa điểm cân nhắc rất kĩ các yếu tố địa hình, cấu trúc địa chất, nguồn
điện cung cấp, nguồn nước, than đốt, vận tải, nguyên liệu, văn hóa, tập quán làm sao cho phù hợp với tính chất sản xuất của một Nhà máy hóa chất
Trang 24thuộc huyện Thanh Ba, nằm về phía tây thị xã phú thọ, cách thị xã khoảng
3km Địa điểm này có ưu điểm:
Đất cao hơn mực nước mặt, có độ tái trọng tốt, chị được lực nén giới
hạn 3kg/cm2 Địa điểm ở gần đường sắt Lào Cai — Hà Nội (chỉ cách 1,3 km),
lại nằm cạnh sông hồng thuận lợi cho cấp và thốt nước Hướng gió Đơng
Nam và Tây Bắc không ảnh hưởng đến khí thải đối với thị xã Phú Thọ Ngày
14 tháng I1 năm 1955, Ban chọn địa điểm đã nhất trí đề nghị Bộ Công nghiệp chọn địa điểm Phú Thọ để xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Bởi vậy, lúc
đầu nhà máy có tên là Supe Phốt phát Phú Thọ [4]
Đến ngày 3 tháng 7 năm 1956, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô do
ông Tô Quang Dâu làm đại diện lâm thời đã tiếp nhận được 6 gói tài liệu thiết
kế Nhà máy Supe Phốt phát gửi về nước
Nhưng yếu tổ phát sinh buộc phải thay đổi địa điểm nếu đặt nhà máy ở xã Thanh Hà sát với sân bay quân sự và thị xã Phú Thọ Đây là yếu tố bắt lợi
về quốc phòng và dân sinh trong bối cảnh đất nước những năm chưa thống
nhất, khi có chiến tranh phá hoại xảy ra là không thể tránh khỏi thiệt hại, nhất
là an toàn tính mạng cho nhân dân Bởi vậy, ngày 25 tháng 9 năm 1956, Cục
thiết kế - Bộ Công nghiệp đã có cơng văn số 789/BCH - TK báo chính thức với Bộ Công nghiệp về việc Bộ Quốc phịng khơng đồng ý địa điểm xây dựng
nhà máy tại Phú Thọ vì lí đo gần sân bay, không được an toàn khi chiến tranh
né ra va anh hưởng tới hoạt động quân sự
Sân bay Phú Thọ là sân bay quân sự, đã chiến, rộng khoảng 80 héc ta, do người Pháp làm và sau đó người Nhật đã sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II (Khi Nhật đổ bộ vào nước ta) Hiện tại sân bay vẫn còn và đang
được Bộ Quốc phòng quản lý Có hai khó khăn nổi cộm lúc đầu là: thứ nhất, phải thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy; Thứ hai, chúng ta chưa tìm thấy
quặng pyrit (nguyên liệu chính dùng sản xuất Axít Sunfuric để phối trọn với
Trang 25
quặng Apatit tạo thành Supe lân) Cho nên, “dự kiến ban đầu là quý III năm 1956 sẽ bắt đầu xây dựng, nhưng phải chậm lại đến giữa năm 1959” mới thực
hiện được [4]
Do thay đổi địa điểm đã làm cho công tác thiết kế sơ bộ và bản vẽ kỹ
thuật cũng phải điều chính lại cho phù hợp Theo con số báo cáo của cục kiến thiết cơ bán gửi Bộ Công nghiệp ngày 25 tháng 9 năm 1956, chi phí này đã
gần 2.450.000 Rúp [4]
Trước tình thế đó, Ban lựa chọn địa điểm đã phải chuyên hướng khảo
sát xuống vùng Lâm Thao (men theo đê sông Hồng) Đoàn đã đến địa điểm 3
xã Thạch Sơn, Cao Mại, Chu Hóa, thuộc huyện Lâm Thao thì lấy một cánh đồng trồng màu (chủ yếu là bầu bí) của hai xã Thạch Sơn và Cao Mại, có hình
thé bac thang, rộng rãi nằm giữa các quả đồi, có tên gọi là xứ “Voi đằm” (còn
gọi là đầm voi đầm) Sau một thời gian khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu và đánh giá, Đoàn đã quyết định đề nghị Bộ Công nghiệp đồng ý xây dựng nhà máy ở địa điểm này
Địa điểm này có những yếu tổ lợi thế sau đây: Cấu trúc địa chất tốt, chịu
lực nén cao, ít phải xử lí va gia cố nền móng Nhà máy cao hơn mực nước biển khoảng 27 mét, cao hơn mực nước sông Hồng 12 mét Vị trí cao sẽ tránh được
nước lũ nếu như đê sông Hồng bị vỡ Từ vị trí đặt nhà máy chỉ cách sơng Hồng 1,§ km, thuận lợi cho cấp thoát nước và vận tải đường thủy Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội chạy qua ga Tiên Kiên chỉ cách nhà máy khoảng 3km, thuận lợi cho vận tải quặng Apatit cung cấp cho nhà máy và vận chuyển sản phẩm phân bón đi các tỉnh Từ quốc lộ 2 Hà Nội — Yên Bái — Lào Cai vào
tới vị trí dự kiến đặt nhà máy khoảng 9km đã có đường đất cho người và ngựa
đi từ xa xưa Các xã Thạch Sơn — Chu Hóa — Cao Mại- Tiên Kiên — Hy Cương là những quá đồi thấp kế tiếp nhau thuận lợi cho xây dựng khu nhà ở công
Trang 26phải làm con đường sắt 3km từ ga Tiên Kiên vào Nhà máy và con đường ô tô dài 9km từ quốc lộ 2 cũng vào tận Nhà máy Nhưng hai khó khăn này hồn tồn có thê khắc phục được trong điều kiện lúc bấy giờ.Vì vậy, cánh đồng xứ
“voi đằm” xã Thạch Sơn được chọn làm vị trí đặt Nhà máy Bao quanh là các xã Tiên Kiên, Chu Hóa, Cao Mại, đều có đất nằm trong một loạt các cơng trình như nhà ở, chợ buôn bán, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, sân bóng,
bể bơi tồn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng đi kèm, nhằm đảm bảo cho hàng ngàn công nhân sinh sống và làm việc cho Nhà máy trong quá trình xây dựng cũng
như khi khánh thành đưa nhà máy vào sản xuất sau này [4]
1.2.1.2.2 Thành lập ban kiến thiết
Đến giữa tháng 6 năm 1958, sau khi Bộ Cơng nghiệp đã trình Phủ Thủ
tướng phê duyệt điều chỉnh vị trí xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát đặt tại
Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), công tác xúc tiến xây dựng nhà máy được tiến hành gấp rút với quyết tâm rất cao là sớm xây dựng được một Nhà máy sản
xuất phân bón hiện đại vào tầm cỡ bậc nhất trong khu vực, biểu tượng cho sức mạnh của chủ nghĩa xã hội [4]
Ngày 13tháng 6 năm 1958, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số 548/
BCN-KB2 do Thứ trưởng Đinh Đức Thiện ký về việc thành lập “ ban kiến
thiết Nhà máy Supe Phốt phát” trực thuộc Cục Kiến thiết cơ bản- Bộ Công
nghiệp Ban kiến thiết Nhà máy Supe Phốt phát gọi tắt là Ban kiến thiết Supe
được thành lập ngay sau ngày có Quyết định 548/BCN-KB2;
Do tính chất đặc thù của một nhà máy hóa chất hiện đại, được Liên Xô
giúp đỡ cả về thiết kế, lắp đặt, vận hành cho nên phải có thêm bộ máy
chuẩn bị sản xuất, lúc đó có tên gọi là “Ban chuẩn bị sản xuất” Nghĩa là trên
công trường, lực lượng thi công vẫn tiến hành công việc của họ, còn lực
lượng chuẩn bị sản xuất thì tổ chức thành “khung” có đủ các bộ phận điều
hành chí đạo (giám đốc, các phòng chức năng) và bộ phận trực tiếp sản xuất
Trang 27
là các phân xưởng, ca kíp, tổ, đội theo chuyên môn dây chuyền sản xuất quy định Bởi vậy, khoảng giữa năm 1959, Bộ Công nghiệp đã thành lập Ban Chuẩn bị sản xuất bên cạnh Ban Kiến thiết Nhà máy [4]
1.2.1.2.3 Thành lập Ban Chuẩn bị sản xuất
Trưởng ban chuẩn bị sản xuất là ông Lê Tự Ông Lê Tự là cán bộ cao
cấp của quân đội, quân hàm thượng tá Ông đã giữ nhiều chức vụ trọng trách trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như: Phó chính ủy Qn khu Tả ngạn, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Đơng Hịa bình lặp lại
ơng được cấp trên điều sang Bộ Công nghiệp giữ chức Chánh văn phòng Bộ
trước lúc nhận chức Trưởng Ban Chuẩn bị sản xuất
Điều đáng lưu ý là số cán bộ quân đội chuyên sang Ban Chuẩn bị sản
xuất phần lớn có trình độ văn hóa cấp 1 va cấp 2, một số ít cấp 3, đã được thử
thách qua chiến đấu, rất nhiệt tình cách mạng, từng giữ chức chỉ huy từ cấp
trung đội, đại đội, tiểu đoản, trung đoàn Lực lượng cán bộ chiến sỹ quân đội
chuyền ngành sang bổ sung cho Ban Chuẩn bị sản xuất khoảng trên 130 người Đề giúp cho Ban Kiến thiết va Ban Chuan bj sản xuất phối hợp ăn khớp
và trôi chảy công việc với đồn chun gia Liên Xơ, công trường đã thành lập
tố phiên dịch tiếng Nga (lúc đầu có 5 người) đo đồng chí Mùi làm tổ trưởng Sau đó, bổ sung thêm 2 người, nâng số cán bộ phiên dịch lên 7 người
Về phía chuyên gia Liên Xô những ngày tháng đầu tiên trên công trường chuẩn bị thi công, bạn ới có 3 người nhưng đến lúc bước sang giai đoạn khởi công xây dựng (1959 - 1962) chuyên gia đã lên tới 48 người, trong đó có hai chuyên gia là nữ
Như vậy, trước lúc động thổ đề khởi công xây dựng Nhà máy, công tác
chuẩn bị đã được triển khai kịp thời, với hai ban: Ban Kiến thiết và Ban
Chuẩn bị sản xuất Hai ban đã khẩn trương đi vào ổn định tổ chức và hoạt
Trang 28hoạch, đúng thời gian, với quyết tâm rất cao của cả hai phía: Việt Nam và Liên Xô [4]
1.2.1.2.4 Chiến dịch 1000 ngày đêm trên công trường
Cánh đồng mang tên xứ “voi đằm” và toàn vùng đất Lâm Thao đã bừng
lên một sự kiện chưa từng có ở mảnh đất bán sơn địa này — đó là lễ khởi công
động thổ xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao: ngày 18 tháng 6 năm
1959, mắt gần một năm gắp rút triển khai (13/6/1958-8/6/1959) và mắt đúng 5
năm chuẩn bị, kể từ khi thành lập Ban lựa chọn địa điểm (ngày 23 tháng 7 năm 1955)
Từ lúc thành lập Ban Kiến thiết Supe (13 tháng 6 năm 1958) cho đến
lúc làm lễ khởi cơng xây dựng (§ tháng 6 năm 1959) trên cơng trường đã hình thành những đội công tác khác nhau, tập trung vào 3 lực lượng như sau:
Đội xây dựng
Gồm lực lượng cán bộ, công nhân của bộ kiến trúc, phối hợp với gần
1000 quân nhân trong các đơn vị lực lượng vũ trang, sẽ tham gia trực tiếp dọn
dẹp mặt bằng, đào móng, đồ bê tơng, làm đường phụ cận, xây dựng nhà ở và
các công trình phụ trợ
Đội hóa chất
Gồm lưc lượng sản xuất của nhà máy khoảng 500 người là những thành
viên học sinh được tuyến vào để đào tạo tại chỗ, họ sẽ trở thành công nhân vận hành sản xuất sau này, cùng với 130 người là cán bộ khung của Ban Chuẩn bị sản xuất, do đồng chí Lê Tự làm trưởng ban Lực lượng này theo sắt
các chuyên gia Liên Xô để làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, đồng thời, sẽ làm quen công việc và học các nghề tại chỗ dé sau này sẽ là lực lượng chính của dây chuyền sản xuất
Đội thanh niên xung phong
Gồm hơn 500 người sẽ kết hợp với một số dân công các xã Thạch Sơn, Cao Mại, Tiên Kiên, Chu Hóa, Hy Cương và một số xã khác trong huyện
Trang 29
Lâm Thao tiến hành mở đường oto và đường sắt vào Nhà máy Lực lượng thanh niên xung phong còn là lực lượng hỗ trợ đắc lực khi công trường mở chiến dịch đổ bê tông các hạng mục cơng trình
Về phía Liên Xơ
Kế từ khi cử nhóm chuyên gia dầu tiên sang khảo sát thực địa và cùng
với Việt Nam chọn địa điểm đặt Nhà máy, phía bạn đã lần lượt đưa máy móc thiết bị sang Cho tới trước khi động thổ xây dựng, những thiết bị thi công: xe
ủi, máy xúc, xe vận tải, xe cần cầu và các thiết bị trong dây chuyền axit đã lần lượt được đem sang
LỄ khởi công xây dựng
Được tổ chức trọng thể ngày 8 tháng 6 năm 1959 trước sự chứng kiến của hàng ngàn công nhân, lao động địa phương, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy,
Uỷ ban hành chính các cấp trong tỉnh Phú Thọ Về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Duy Trinh — Uỷ viên Bộ chính trị - Chủ nhiệm Ban kế hoạch nhà nước Đồng chí Lê Thanh Nghị - Uỷ viên Trung ương Đảng — Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Về phía Liên Xơ có đại sứ quán Liên Xô và
Trưởng phái đoàn kinh tế Liên Xô tại Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô
xây dựng nhà máy.Đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã phát biểu ý kiến trên cương vị thay mặt Trung ương Đáng và Nhà nước, chào mừng các vị đại biểu, chào mừng các đồng chí chuyên gia Liên Xô, các đồng chí cán bộ và công nhân xây dựng Nhà máy phân bón hóa học đầu tiên của nước ta [4]
Hàng chục ngàn tiếng võ tay râm ran trong nắng sớm, biểu lộ sự vui sướng và lịng tin vơ bờ bến vào đường lối lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam trên con đường cơng nghiệp hóa Những người nơng dân Lâm Thao nói
riêng và Phú Thọ nói chung đều làm công nghiệp từ cây lúa, cây chè mà đi
Trang 30chắc bông, cây sai quả, che tăng búp một nguồn phân mà với nông dân
chưa bao giờ họ thấy Vì vậy, hàng chục vạn hộ nông dân ở 5 xã: Cao Mại, Thạch Sơn, Chu Hóa, Hy Cương, Tiên Kiên, sẵn sàng giúp đỡ anh em trên công trường những điều kiện có thể, từ hi sinh ruộng vườn, đất đồi, ngày
công đống góp với ý nghĩa góp sức cùng cơng trường sớm xây dựng thành công Nhà máy [4]
Trong buổi khởi công xây dựng, một ấn tượng khó quên đi vào lời hứa
danh dự của người công nhân Supe là một bản “Quyết tâm thư” của tập thể cán bộ, nhân viên công trường xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát Phú Thọ gửi lên Trung ương Đảng lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch, Bộ Công nghiệp, Tỉnh ủy Phú Thọ
Bốn lời hứa danh dự được thể hiện sinh động suốt 1000 ngày đêm lao
động cật lực trên “đại công trường” xây dựng Nhà máy Supe Mảnh đất Lâm Thao như bừng lên trong khí thế thi đua sôi nổi của hàng ngàn con người từ nhiều miền quê của đất nước tụ họp về đây chung lưu đấu cật xây dựng Nhà máy trong những năm đầu tiên gây dựng cơ đồ nền công nghiệp XHCN
Để tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho lực lượng lao động, cơng đã hình thành ra 6 đội thi cơng theo nhóm ngành, Đội I và Đội 2 đóng ở xã Tiên Kiên Đội 3 và đội 4 đóng ở xã Chu Hóa Đội 5 và đội 6 đóng ở xã Thạch Sơn Riêng đội 5 và đội 6 là lực lượng 100% nữ, chuyên môn làm đường sắt và đường oto
Tổng cộng vừa đường sắt và đường oto có chiều dài khoảng 13km
Tổ chức ăn ở những ngày tháng đầu tiên bộn bè thiếu thốn và khó khăn
Nơi ở của họ là những dãy nhà tranh tre dựng tạm trên những quả đổi, ngay nhà ở của các chuyên gia Liên Xô cũng sơ sài không khá hơn là bao Những
khu nhà ở tranh tre, nhà ăn tập thể, nhà văn hóa, trường tiểu học, nhà mẫu giáo, trạm xá khám chữa bệnh tất cả được tạo dựng trên nền đất hoang sơ,
cuộc sống sinh sôi từ trong gian khó buổi đầu tiên xây dựng Nhà máy
Trang 31
Về công tác Đảng và tơ chức đồn thể
Đồng chí Nguyễn Văn Ty, được cấp trên chỉ định làm Bí thư Đảng ủy
công trường trực thuộc Tỉnh ủy Phú Thọ Theo đó, các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên, phụ nữ cũng được hình thành và đi vào hoạt động Có thể
nói là, ngay từ những ngày đầu chúng ta đxa chuẩn bị khá chu đáo bộ máy tổ chức mang tính tổng hợp với một công trường lớn như Supe trước đó chúng
ta chưa có tiền tệ và kinh nghiệm tô chức
Sự kiện khởi công xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát ngày § tháng 6
năm 1959 đã ghi thêm một mốc son mới đối với một tỉnh trung du nghèo như
Phú Thọ bước đầu xây dựng công nghiệp Có thể nói trong ba năm liên tiếp
(1958, 1959, 1960) tinh Phi Tho như một công trường với hai điểm nhấn
công nghiệp: Một là, khu cơng nghiệp Việt Trì Hai là, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao
Công trường xây dựng Nhà máy Supe Phốt phát, từ khi khởi công xây
dựng, trên công trường ngày đêm náo nhiệt bởi tiếng máy ủi đất, máy cần cầu
bốc dỡ và lắp đặt các thiết bị, xe vận tải ra vào trở vật tư máy móc Hàng ngàn
con người, từ đào móng nhà, dựng giàn giáo mở đường, xây tường rào
đều lao động thủ công là chính
Trên cơng trường chính xây dựng Nhà máy, cuộc chiến lao động chạy
đua với thời gian diễn ra sôi nổi và gấp gáp Sau một năm rưỡi thi công lắp
đặt, đến giữa năm 1961 đã hoàn thành hai phân xướng chính của Nhà máy — đó là Phân xưởng Axít số 1 và Phân xưởng Supe số 1 Hai phân xưởng được bàn giao chạy thử kĩ thuật.Cùng trong thời gian đó, hàng chục hạng mục cơng trình của Nhà máy cũng được gấp rút thi công
Để tiếp nhận và đi tới mục tiêu cuối cùng là cán bộ và công nhân Việt
Trang 32Để chuẩn bị tốt khi bước vào sản xuất, công tác biên soạn những bản
quy trình kỹ thuật và các bản chỉ dẫn đóng vai trị cực kỳ quan trọng Bởi sản
xuất trong mơi trường hóa chất đóng vai trị liên hồn, liên tục, khép kín tuyệt
đối và phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mới đám bảo được an toàn cho người lao động và môi trường Do vậy phải có các bản quy trình kỹ thuật
và các bản chỉ dẫn để người công nhân trực tiếp sản xuất chấp hành
Chỉ trong một thời gian, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, anh em thực tập đã hoàn tất những bản quy trình kỹ thuật và các bản chí dẫn bằng tiếng Việt theo từng công đoạn và vị trí sản xuất khác nhau của toàn bộ dây chuyền sản xuất Nó có tác dụng làm cho cán bộ và công nhân khong còn
bỡ ngỡ, lúng túng khi trực tiếp sản xuất Chính những bản quy trình, quy
phạm kỹ thuật đã giáo dục ý thức và xây dựng tác phong lao động công nghiệp cho cán bộ, công nhân
1.2.1.2.5 Tổ chức bộ máy chuẩn bị sản xuất
Trên cơng trường, phía kiến thiết cơ bản đảm nhận việc thi công, lắp
đặt hồn chỉnh đến đâu thì bàn giao hạng mục đó cho ban Chuẩn bị sản xuất
tiếp nhận
Ban chuẩn bị sản xuất có các bộ phận chức năng giúp việc như sau: Kế hoạch (yêu cầu 5 người) phải lập ra kế hoạch về nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu hóa chất, cơ khí, điện, phịng thí nghiệm trung tâm
Tổ chức (yêu cầu 3 người) phải nghiên cứu bộ phận tổ chức của Nhà
máy, đào tạo cơng nhân, bố trí cán bộ công nhân
Cung cấp, tiêu thụ (yêu cầu 8 người) có nhiệm vụ tiếp nhận quặng Apatit và nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và tổ chức mạng lưới cung ứng sản phẩm cho các địa phương
Kỹ thuật cơng trình có nhiệm vụ kiểm tra kỹ thuật chất lượng từng hạng mục công trình do kiến thiết cơ bản bàn giao Yêu cầu nắm vững từng hạng mục công trình đo ai trực tiếp và phụ trách xây lắp
Trang 33
1.2.1.2.6 Khánh thành nhà máy, ẩi vào sản xuất
Ngày 24 tháng 6 năm 1962, lễ khánh thành được tổ chức long trọng
ngay tại sân chính vào nhà máy Sự kiện này một lần nữa chứng minh cho
đường lối phát triển công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960) là đúng đắn
Tới dự lễ cắt băng khánh thành có đầy đủ cán bộ lãnh đạo Trung ương,
lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, các Bộ, Ban ngành, chính quyền các cấp địa phương,
nhân dân các xã xung quanh Nhà máy
Lấy sự kiện cắt băng khánh thành Nhà máy 24/6/1962 đề tinh thời gian,
từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng Nhà máy và giao cho Bộ
Công nghiệp thành lập Ban lựa chọn địa điểm (30/11/1955) chúng ta mất 7
năm Tính từ khi bố nhát quốc đầu tiên động thổ xây dựng (8/6/1959) thì
chúng ta mất đúng 3 năm Đó là hành trình gian lao vất vả của lãnh đạo Bộ Công nghiệp, Cục Kiến thiết cơ bản, các ban ngành liên quan Tất cả được tạo nên sức mạnh tập thể, thúc đây cho sự ra đời của Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao [4]
1.2.2 Hoạt động của Công ty cỗ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao 1.2.2.1.Hoạt động của Công ty cổ phẩn Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao từ năm 1962 đến 1964
Cả Nhà máy tưng bừng khí thế bước vào sản xuất, Bộ máy tổ chức và nhân lực của Nhà máy được bồ trí như sau:
Ban giám đốc có 3 đồng chí.Giám đốc là đồng chí Lê Tự, hai phó giám đốc Ba đồng chí trong Ban giám đốc đầu tiên của Nhà máy vốn là sĩ quan quân đội, được chuyên ngành về Nhà máy từ ngày đầu và được chuyên sang
Liên Xô thực tập
Trang 34Về tô chức lực lượng trực tiếp sản xuất của các phân xưởng chính và các phân xưởng phụ trợ được tổ chức theo dây chuyền với tính chất chuyên
môn khác nhau Lúc này, Nhà máy có 8 phân xưởng
Về trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật, hơn một ngàn con người
khi bước vào quản lí vận hành Nhà máy chỉ có 20 người có trình độ đại học,
trong đó có 5 kỹ sư cơng nghệ, trung cấp kỹ thuật có 57 người, sơ cấp kỹ thuật có 48 người
Thời gian bắt đầu bước vào sản xuất từ giữ năm 1962 đến hết năm 1964, Nhà máy đã trải qua hơn hai năm khởi đầu vạn hành với những bước
triển khai rất cụ thê
Về tổ chức sản xuất
Nhà máy sản xuất theo 3 ca 4 kíp Cơng nhân làm 6 ngày thì được hai ngày nghỉ ca Cán bộ phòng ban chức năng làm việc theo chế độ thông tầm Các quản đốc phân xưởng, đốc cơng, thợ cả, thì theo ca như công nhân để điều hành sản xuất Để đảm bảo sức khỏe công nhân, Nhà máy tổ chức bữa ăn ca do Nhà máy lo liệu Ngoài ra, Nhà máy còn tổ chức đua đón cơng nhân đi
làm trên chặng đường từ khu tập thê đến Nhà máy dài 4km bằng xe lửa
Về công nghệ sản xuất Supe Phốt phát
Công đoạn 1: Đưa quặng Apatit vào trộn đều với Axit Sufuric theo ty
lên 1⁄4 trong thùng quay hóa thành Khi đã trộn đều, axit với apatit tác dụng
với nhau, sinh ra phản ứng háo học, tạo thành Supe tươi
Công đoạn 2: Supe lân tươi được chuyên sang kho ủ Phải ủ đúng 21 ngày tại kho thì mới ra Supe thương phẩm
Công đoạn 3: Khi đã ủ đạt tiêu chuẩn là Supe thương phẩm thì chuyển sang khâu đóng gói và đưa đi tiêu thụ
Thời kỳ ban đầu này, mỗi ca sản xuất được khoảng 90 tắn Mỗi ngày có ba ca thì sản xuất được khoảng 270 tấn Supe Chỉ trong một thời gian rất
Trang 35
ngắn, được sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô, cán bộ và công nhân
đã cơ bản làm chủ được kỹ thuật sản xuất Supe và Axít Cuối năm 1962,
nghĩa là sau 6 tháng cắt băng khánh thành, Nhà máy đã chạy ổn định, đạt công suất thiết kế [4]
Nhưng khó khăn ban đầu, mặt hàng phân lân Supe Phốt phát là hoàn
toàn mới mẻ với nông dân Bởi vậy sức tiêu thụ chưa nhiều, bà con chưa quen dùng, tâm lí chung là lo ngại Theo báo cáo tổng kết của 6 tháng cuối năm
1962, Nhà máy đã sản xuất được 50.483 tấn, tiêu thụ được 45.422 tấn Mặt
hàng Axit Sunfuric sản xuất được 16.320 tấn, tiêu thụ được 395 tan
Bước sang năm 1963, nhà máy đã bắt đầu đốt quặng Pyrit của Trung
Quốc thay cho quặng Pyrit của Liên Xô
Nhà máy đã gặp nhiều khó khăn như: Xưởng Axít cịn có một số van dé
trở ngại là quặng Pyrít dự trữ cịn ít, quặng lại rớt, nghiền không đủ dùng phải giảm sức tải Việc cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế gặp khó khăn là vì năm đầu tiên chưa có kinh nghiệm, có cái thừa, có cái thiếu Vượt lên
khó khăn đó, cán bộ và cơng nhân Nhà máy đã đạt được kết quả sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm chính là Axit Sunfuric, va Supe lân trong hai năm 1963- 1964 tăng nhanh chóng
Sau hai nam di vao vận hành khai thác, Nhà máy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt cả công suất thiết kê, một thành quả vượt ra ngoài dự kiến
ban đầu Thành quả đó chứng minh lòng tin tuyệt đối vào Đảng, Bác Hồ của cán bộ và công nhân Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao
1.2.2.2 Sản xuất và chiến đầu trong những năm tháng hào hùng của đất nước
(1965 -1967)
Tinh hinh moi, nhiém vu moi
Nam 1964 duoc danh gia la nam “dinh cao” hoan thanh và vượt mức ké
Trang 36các Nhà máy, xí nghiệp trên miền Bắc đều ở thời điểm phát triển một cách
ngoạn mục, báo hiệu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) sẽ hoàn thành
thắng lợi vượt bậc VớiNhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, sản phẩm Supe
lân ngày càng được nông dân tin dùng [4]
Đang trên đà phát triển thuận lợi cả sản xuất và tiêu thụ thì cuộc chiến tranh phá hoại nổ ra Mỹ dựng ra “Sự kiện vịnh Bắc bộ” tàu hải quân Việt
Nam tấn công tàu khu trục Mỹ trên hải phận quốc tế, làm cớ phát động cuộc chiến tranh, ngang nhiên dùng máy bay ném bom bắt phá miền Bắc mở đầu là trưa ngày 5 tháng 8 năm 1964 và 6 tháng sau là 7 tháng 2 năm 1975 Từ đây, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao và các Nhà máy, xí nghiệp ở miền Bắc
đứng trước tình hình mới, nhiệm vụ mới của giai đoạn 10 năm gian khổ ác liệt
nhất, vừa sản xuất vừa chiến đấu dưới làn bom đạn [4]
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1964 Mỹ đã nhiều lần cho máy bay trinh sát xâm phạm vùng trời của tỉnh, cả ban ngày lẫn ban đêm, để thăm dò hoả lực phịng khơng của ta và trinh sát các mục tiêu để đánh phá, song song với hàng động quân sự, máy bay Mỹ còn thả nhiều truyền đơn xuống các địa phương đề gây chiến tranh tâm lý, làm hoang mang
tỉnh thần trong tầng lớp nhân dân
Thực hiện nghị quyết Trung ương lần thứ XI và lần thứ XII, hưởng ứng
lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “triệu người như một, quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược” Tinh uỷ Phú Thọ đã ra nghị quyết 10(tháng I1 năm 1965) nhằm chỉ đạo Đảng bộ trong Tỉnh bám sát tình hình thực tế đã chuyển hướng kịp thời sang chiến tranh
Bám sát nghị quyết XI, Nghị quyết XII của Trung ương, được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp, Đáng uỷ và Ban giám đốc Nhà máy Supe đã kịp thời triển khai cơng tác phịng không của Nhà máy, vừa đám bảo sản
xuât, vừa bảo vệ tính mạng của công nhân và tài sản của Nhà nước Tỉnh thân
Trang 37
được xác định cho cán bộ và công nhân là: Bám máy sản xuất trong bất kỳ tình huống và hồn cảnh khó khăn nguy hiểm, lấy phòng tránh là chủ yếu, vi
kẻ địch đánh ta bằng khơng qn là chính.Với Nhà máy, đây là mục tiêu cố
định, lại là mục tiêu rất lớn, luôn phải sản xuất liên tục, nên không thể nguy trang, không thể di chuyên, đó là điểm yếu rất dễ cho máy bay Mỹ đánh phá đúng mục tiêu, gây tổn thất lớn Bởi vậy, Đảng uỷ và Ban giám đốc đã triển khai kịp thời công tác phịng khơng cho nhà máy Cụ thê:
-_ Hưởng ứng sôi nổi và tiếp tục phát động sâu rộng phong trào Ba sẵn sang và Ba đảm đang trong CB — CNVC
- Tổ chức sơ tán những bộ phận cần thiết, những tài liệu quan trọng, những người già yếu, trẻ nhỏ về các xã xung quanh Nhà máy
- Lực lượng chính vẫn phải bám trụ Nhà máy, tổ chức sản xuất 3 ca liên tục
- Tuyển chọn những đồng chí trẻ khoẻ và một số cán bộ quân đội chuyền ngành thành lập ra Đại đội pháo phịng khơng bảo vệ Nhà máy
Để phục vụ đắc lực cho quốc phòng, nhất là mặt hàng Axít ắc quy cung
cấp cho các đơn vị cao xạ pháo, vận tải quân sự Nhà máy đã tháo dỡ một số máy móc thiết bị để xây đựng một số xưởng Axít phục vụ cho quốc phòng
Trong từng ca sản xuất, từng tổ, từng đội đều được xác định rõ nhiệm vụ và hiệu lệnh: địch đánh các mục tiêu xa Nhà máy thì vẫn sản xuất bình thường
Có thể nói rằng, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao đã chủ động triển
khai lực lượng sản xuất lẫn lực lượng tự vệ bán chuyên trách và chuyên trách
để đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ Từ Ban giám đốc cho đến cán bộ đầu ngành và đến từng người công nhân đã xác định được tỉnh
thần và nhiệm vụ mới trong điều kiện mới, chủ động đương đầu với một cuộc
Trang 38Kiên cường bám trụ Nhà máy để sản xuất
Trạn ném bom mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại đối với tỉnh Phú Thọ
nói chung và cũng là đối với Lâm Thao nói riêng, đó là 24 tháng 6 năm 1965 đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom phá ga xe lửa Tiên Kiên Ga xe lửa này là mối vận tải quặng Apatít từ Lào Cai về cho Nhà máy Supe Phốt phát Lâm
Thao Hành động leo thang này đã đồ thêm vào dầu vào lửa, làm cháy lên tỉnh
thần chiến đấu bảo vệ Nhà máy của công nhân Supe Lâm Thao
Sau trận ném bom, bắn phá ga xe lửa Tiên Kiên ngày 24 tháng 6 năm 1965, tinh hình ngày càng trở nên căng thăng trước cường độ cũng như quy mô đánh phá của không quân Mỹ trên địa bàn toàn Tinh “Chỉ riêng năm 1966, máy bay địch đã xâm phạm bầu trời Phú Thọ 169 ngày đêm, gồm 625 lần tốp
và 1.738 chiếc, bắn phá 352 địa điểm trong Tỉnh Mục tiêu chúng bắn phá chủ
yếu là giao thông, kế cả đường bộ, đường sắt và đường sông ” [9, tr.366] Đối với Nhà máy Supe, trận bom đầu tiên máy bay Mỹ ném vào Nhà máy là ngày 11 thang 9 năm 1965, lúc 7 giờ 30 phút Không quân Mỹ đánh đúng vào giờ chuyển ca đêm sang ca sáng Một buổi giao ca như muôn vàn
buổi giao ca khác Do chủ động phòng tránh, khi có cịi báo động, anh chị em công nhân và cán bộ chạy vào hầm trú ân ở phịng thín nghiệm trung tâm lánh nạn Một số vị trí quan trọng, anh chị em vẫn phải đứng bên máy làm
việc.Biết là nguy hiểm, nhưng nhiệm vụ khơng được rời vị trí Rất may là chỉ
có hai công nhân bị thương nhẹ, máy móc thì bị thiệt hại lớn
Sau trận đánh phá, lãnh đạo và công nhân Nhà máy đã không quản vất
vả khó khăn, lao vào khắc phục sửa chữa máy móc thiết bị
Bước sang các năm 1966 — 1967 — 1968, mức độ đánh phá của địch càng nhiều lên Riêng số lần đánh vào hệ thống giao thông vận tải tăng gấp 7 lần so với năm 1965.Hầu hết các tuyến đường sắt, nhà ga, đường bộ, cầu
cống đều bị đánh phá
Trang 39
Tình hình đánh phá ác liệt vào giao thông vận tải đã gây cho Nhà máy Supe khó khăn rất lớn là nguồn quặng Apatít từ Lào Cai về, quặng Pyrít nhập cảng Hia Phòng lên bị ách tắc Đó là chưa nói khó khăn sản phẩm phân bón làm ra đưa đi các tỉnh cũng bị ngưng trệ vì cầu Việt Trì bị hỏng nặng
Đứng trước tình hình khó khăn do địch gây ra, cán bộ và công nhân
Nhà máy Supe đã nỗ lực vượt bậc, phát huy trí tuệ tập thể, khắc phục khó khăn, bám sát nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu trong thời chiến, triển khai
cơng tác phịng tránh, bảo vệ máy móc thiết bị
Về phịng khơng, Nhà máy đã kịp thời phân tán ra khỏi khu vực Nhà máy những máy móc thiết bị chưa cần thiết, tổ chức đào hầm, đắp các thành
đất che chắn Các xe ô tô, máy xúc, máy ủi, đều có hầm trú ấn
Về sản xuất, Nhà máy đã có kế hoạch phấn đấu cân đối giữa các mặt: sản xuất, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm Ngay trong lúc khó khăn do địch đánh phá, Nhà máy đã chủ động đề nghị với Bộ Cơng nghiệp có kế
hoạch kết hợp với Bộ Giao thơng vận tải bố trí tăng thêm toa xe để tranh thủ
vận chuyển quặng về dự trữ vào những ngày giao thông không bị đánh phá Nhà máy đã tự sản xuất và sửa chữa lại những phụ tùng thiết bị thay thế cần thiết để phục vụ cho công tác sửa chữa
Về tiêu thụ sản phẩm, Nhà máy đề nghị với Bộ Công nghiệp tăng cường vận tải bằng ô tơ, vì câù Việt Trì bị đánh đi đánh lại nhiều, đường sắt bị hỏng toàn bộ Cấp trên đã điều động đội xe vận tải của Tỉnh Thái Bình
gần 20 chiếc về tăng cường cho Nhà máy Đội xe này trở phân lân của Nhà máy vượt qua phà Việt Trì đưa phân lân về các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh bắc miền Trung Sau khi chuyển tải, đội xe lại quay về hướng Hướng Lại để bốc quặng Pyrít chớ về Nhà máy
Về kế hoạch, lao động tiền lương
Trang 40hoạch từng tháng, từng quý, từng năm kịp thời Những chí tiêu kế hoạch lập
nên đều thể hiện tính phấn đấu và sát với thực tế Các chế độ báo cáo thực
hiện kịp thời, đúng quy định, đúng thời gian [4]
Công tác đào tạo cán bộ, bồ túc tay nghề nâng bậc cho công nhân, phát triển đội ngũ công nhân làm nguồn tự bố sung luôn được chú ý làm tốt Trong hoàn cảnh bị máy bay đánh phá ác liệt, Nhà máy vẫn tiếp tục mở thêm một
lớp trung cấp điện và một lớp đại học tại chức Cử 13 cán bộ công nhân đi họcđại học hành thụ và nhiều anh em đi học nước ngoài Bình quân mỗi năm,
nâng bậc cho 70 đến 90 công nhân [4]
Công tác định mức, đã tiến hành xây dựng lại định mức lao động mới
cho phù hợp với tình hình thực tế chiến tranh Thực hiện trả lương theo sản phẩm và mở rộng ở những bộ phận có thê áp dụng được Các chế độ tiền
lương, bồi dưỡng hiện vật, trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, được
thực hiện nghiêm chỉnh, đúng chế độ Nhà nước
VỀ công tác kỹ thuật, các máy móc thiết bị luôn được bảo đưỡng tốt và
thực hiện đầy đủ chế độ sửa chưuã, nên đã hạn chế được hư hỏng bất thường Trên cơ sở kinh nghiệm của các năm trước được đúc kết lại, Nhà máy đã soạn lại các quy trình kỹ thuật sản xuất Axít.Supe lân
VỀ công tác tài vụ, các phân xưởng thường xuyên quản lý giá thành và
hoạch toán đều dặn hàng tháng, đã nâng cao được ý thức tiết kiệm, hạn chế được tình trạng tham ơ, lãng phí trong sản xuất
Về phong trào thi đua, đây mạnh việc phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, học tập văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, để phục vụ cho sản xuất được tốt hơn Hàng năm đã huy động được 70% cán bộ công nhân tham gia học tập bổ
túc văn hoá với tinh thần phấn khởi sôi nổi Phong trào xây dựng lao động xã hội chủ nghĩa lên cao
Tổng hợp tình hình sản xuất của Nhà máy trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (lần thứ nhất) như sau: