1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án nghiên cứu kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser trong một số chỉ định trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm

26 998 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (AH) là một trong các kỹ thuật được áp dụng trong Hỗ trợ sinh sản nhằm mục đích giúp cho phôi thoát ra khỏi màng trong suốt dễ dàng hơn, qua đó làm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ có thai trong Thụ tinh ống nghiệm (TTON). Có nhiều phương pháp AH đã được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên phương pháp AH bằng tia laser (LAH) hiện được nhiều nơi áp dụng vì tính tiện dụng và an toàn. Tuy nhiên vẫn còn có các ý kiến chưa thống nhất về chỉ định cũng như cách thức AH. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser diode 1,48 µm với hai phương pháp đục lỗ và làm mỏng màng trong suốt của phôi ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm trên 38 tuổi chuyển phôi tươi. 2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser diode 1,48 µm với hai phương pháp đục lỗ và làm mỏng màng trong suốt của phôi trên các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài bổ xung thêm dữ liệu khoa học về hiệu quả của LAH trên nhóm bệnh nhân > 38 tuổi và nhóm bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh. Thiết kế nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có chứng, tiêu chuẩn chọn mẫu khá khắt khe để đạt được độ đồng nhất giữa các nhóm nghiên cứu, do vậy kết quả của đề tài có độ tin cậy cao. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, có giá trị tham khảo và ứng dụng cao. Từ năm 2012, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đã áp dụng LAH đục lỗ 30µm cho 100% đối tượng chuyển phôi đông lạnh. Dễ dàng triển khai cách thức LAH này đem lại hiệu quả tại các labo có điều kiện tương tự. Là tài liệu tốt cho nghiên cứu và giảng dạy về hỗ trợ phôi thoát màng. 1 Điểm mới của đề tài Là nghiên cứu đầu tiên về AH theo dõi và đánh giá từ khi kích thích buồng trứng đến giai đoạn cuối cùng khi đứa trẻ TTON ra đời. Là nghiên cứu đầu tiên trong nước về LAH trên bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh, khuyến cáo nên thực hiện LAH cho các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh và không nên làm LAH cho các bệnh nhân TTTON lớn tuổi. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 120 trang không kể phụ lục và tài liệu tham khảo, có 5 biểu đồ, 22 hình ảnh và 50 bảng, tổng quan: 34 trang, đối tượng và phương pháp: 15 trang, kết quả: 27 trang, bàn luận: 42 trang. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) Một chu kỳ TTTON bao gồm: kích thích nang noãn, chọc hút lấy noãn ra ngoài cho kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy thành phôi để chuyển trở lại vào buồng tử cung. 1.2. Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thông dụng kèm theo TTTON (1) Đông lạnh phôi. (2) Đông tinh trùng. (3) Đông noãn. (4) Xin, cho phôi, noãn, tinh trùng. (5) Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. (6) Kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh. (7) Hỗ trợ phôi thoát màng. (8) Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ. (9) Nuôi cấy noãn non 1.3. Quá trình phát triển của phôi tiền làm tổ trong TTTON - Ngày 0: Chọc hút noãn. Cho noãn thụ tinh sau chọc hút 3- 6h. - Ngày 1: Kiểm tra thụ tinh dựa vào hình thái hai tiền nhân. - Ngày 2, 3: Giai đoạn phôi phân chia sớm 2-4-8 phôi bào. - Ngày 4: Phôi dâu, bắt đầu xuất hiện các hốc dịch nhỏ. - Ngày 5: Phôi nang nở rộng, dịch nang lấp đầy thể tích phôi, có khối tế bào nội phôi và các nguyên bào lá nuôi. - Ngày 6: Phôi thoát màng. 2 Kỹ thuật AH được thực hiện trên phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5. Khi AH trên phôi ngày 2 hoặc ngày 3, thường đến ngày 5 phôi sẽ thoát màng (sớm hơn tự nhiên một ngày), giúp cho phôi làm tổ sớm hơn, dễ đồng bộ với niêm mạc tử cung hơn. 1.4. Hỗ trợ phôi thoát màng 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát màng của phôi - Màng trong suốt: Mô hình cấu trúc màng trong suốt người được xây dựng dựa trên phân tích màng trong suốt của động vật có vú. Người ta cho rằng màng trong suốt người gồm bốn loại glycoprotein (ZP1, ZP2, ZP3, ZPB). Nghiên cứu gần đây cho thấy màng trong suốt là màng kép có ba lớp đồng tâm. Các sợi của lớp trong cùng tỏa tròn hình vành tia. Các sợi lớp ngoài cùng xếp theo hướng tiếp tuyến. Các sợi lớp giữa xếp ngẫu nhiên. Dưới KHV phân cực, các lớp này lưỡng chiết, phân biệt rõ 3 lớp với lớp giữa chiết quang ít nhất. Trong quá trình thoát màng, màng trong suốt mỏng đi do hai yếu tố: (1) Xuất hiện các chu kỳ co thắt và dãn ra của phôi; (2) Vai trò của chất lysins do các nguyên bào lá nuôi và niêm mạc tử cung tiết ra làm ly giải màng trong suốt. Sự mỏng đi của màng trong suốt liên quan đến tỷ lệ có thai cao và hình thái phôi tốt. - Sự phát triển của phôi: Khi phôi ngừng phát triển, hiện tượng thoát màng không thể xảy ra. Phôi không có đủ số lượng tế bào, áp lực nội phôi không đủ làm phôi không nở ra được để thoát màng. 1.4.2. Hỗ trợ phôi thoát màng: khái niệm, chỉ định, các phương pháp 1.4.2.1. Khái niệm: Dựa trên giả thuyết về sự bất thường có thể có của màng trong suốt và sự thoát màng của phôi trong TTTON, AH là kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt được thực hiện giúp phôi dễ thoát ra để làm tổ. 1.4.2.2. Các chỉ định của AH trên bệnh nhân TTTON. 3 Chỉ định AH nhìn chung chưa thống nhất giữa các trung tâm TTTON. Tuy nhiên, AH thường được chỉ định cho các trường hợp: 1. Bệnh nhân tiên lượng kém (ít phôi, lớn tuổi, tăng FSH, màng trong suốt dày bất thường). 2. Bệnh nhân thất bại nhiều lần mặc dù chất lượng phôi tốt. 3. Bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh. Ngoài ra, AH có thể chỉ định trong các trường hợp nuôi noãn non (IVM), hỗ trợ sinh thiết phôi chẩn đoán di truyền trước làm tổ (PGD), bất thường màng trong suốt của phôi 1.4.2.3. Các phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng a. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp cơ học: là phương pháp cổ điển nhất. Người ta sử dụng một kim giữ phôi và một loại kim chuyên dụng xuyên thủng màng trong suốt, sau đó mài màng trong suốt vào kim giữ để xé rách một đoạn nhỏ trên màng. Phương pháp này hiện ít được sử dụng vì khó thao tác, dễ gây tổn thương phôi. b. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng men pronase: Phôi được cho vào môi trường có chứa men pronase trong một thời gian ngắn (khoảng 10 giây). Toàn bộ màng trong suốt của phôi sẽ mỏng đi hay hoàn toàn biến mất. Phương pháp này hiện ít được sử dụng. c. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng axit Tyrode (TAH): Lợi điểm của axit Tyrode là chi phí đầu tư ban đầu thấp và cơ động. Nhược điểm là chi phí cho dụng cụ tiêu hao mỗi lần thực hiện cao vì cần dùng một bộ kim vi thao tác. Hơn nữa, kích thước của lỗ thủng tạo ra do axit ăn mòn thường khó kiểm soát vì phụ thuộc vào lượng axit bơm ra và sự khác biệt về đặc tính màng trong suốt của phôi cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của người thực hiện d. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser (LAH): LAH cho phép tạo lỗ thủng nhanh chóng, dễ dàng, chính xác, hạn chế thời gian phôi ở môi trường bên ngoài tủ cấy, không đòi hỏi một số dụng cụ vi thao tác như kim giữ phôi, kim hút môi trường hóa chất như AH bằng axit Tyrode. 4 Ngoài ra, với hệ thống này, có thể ứng dụng triển khai thêm nhiều kỹ thuật khác thuận lợi hơn. Nhược điểm của LAH là nguy cơ nhiệt từ tia laser có thể lan truyền tỏa ra làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh phôi, nhưng hệ thống phần mềm điều chỉnh bước sóng và thời gian xung của tia laser đã được chuẩn hóa. Do vậy, người thực hiện không cần có tay nghề cao vẫn kiểm soát được độ an toàn. 1.4.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến AH 1.4.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về AH a. Nghiên cứu các phương pháp AH: AH bằng tia laser hiệu quả, an toàn, dễ hơn phương pháp hoá học hoặc cơ học. b. Nghiên cứu trên một số chỉ định của bệnh nhân TTTON * Nhóm bệnh nhân TTTON tiên lượng tốt và/hoặc không chọn bệnh nhân: AH không làm tăng rõ tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ. * Nhóm bệnh nhân tiên lượng kém: AH không có hiệu quả rõ trên nhóm bệnh nhân tiên lượng kém (Cochrane 2009). * Nhóm bệnh nhân IVF thất bại nhiều lần: Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của AH trên nhóm bệnh nhân này. * Nhóm bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh: Các nghiên cứu trên chưa thống nhất kết quả, dù AH có xu hướng cải thiện ở nhóm này. * Nhóm bệnh nhân lớn tuổi: Kết quả các nghiên cứu còn có mâu thuẫn do nhóm này có nhiều nguyên nhân thất bại làm tổ. c. Các nghiên cứu AH bằng cách làm mỏng, làm thủng hoặc lột bỏ màng trong suốt: Cochrane 2007 kết luận làm mỏng không tăng đáng kể tỷ lệ có thai trong khi chỉ đục một lỗ thủng có thể tác động tích cực đến tỷ lệ này. Tuy nhiên, theo Cochrane 2009 dù làm mỏng hay đục lỗ và trên nhóm bệnh nhân ngẫu nhiên thì AH vẫn có hiệu quả. Làm mỏng không mất phôi bào, bảo vệ phôi tốt hơn, tránh nguy cơ gây nhiễm, ngược lại có thể đục lỗ hiệu quả hơn làm mỏng vì làm mỏng lớp áo trong của màng vẫn còn nguyên vẹn. 5 * Hiệu quả của vị trí AH: Thoát màng xảy ra hoàn toàn và nhanh hơn khi AH gần vị trí của khối tế bào nội phôi. d. Các nghiên cứu về thai đôi cùng túi ối sau AH: Tỉ lệ thai đôi cùng trứng chiếm khoảng 0,8% sau khi AH (Cochrane 2009). Khi đục lỗ hoặc làm mỏng màng trong suốt với kích thước nhỏ (< 15µm) sẽ dễ làm phôi bào bị kẹt dẫn đến tăng tỷ lệ này. e. Trẻ ra đời sau kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng: Tỷ lệ trẻ có bất thường nhiễm sắc thể không tăng so với trẻ TTON nói chung. 1.4.3.2. Các nghiên cứu trong nước về hỗ trợ phôi thoát màng - Đặng Quang Vinh và cs.(2009): AH bằng axit Tyrode có hiệu quả tương đương LAH trên bệnh nhân tiên lượng kém. - Lê Thụy Hồng Khả và cs.(2009) so sánh LAH đục lỗ và làm mỏng trên nhóm không chọn bệnh nhân cho kết quả có thai và làm tổ của hai phương pháp đục lỗ và làm mỏng như nhau. - Đoàn Thị Hằng và cs.(2011) làm mỏng bằng axit Tyrode cải thiện tỷ lệ có thai và làm tổ so với nhóm chứng trên bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh. - Hán Mạnh Cường và cs.(2010) đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai nhóm chuyển phôi đông lạnh làm LAH. 1.4.3.3. Xu hướng và những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu về hỗ trợ phôi thoát màng (1) LAH đơn giản, dễ sử dụng, an toàn hơn so với phương pháp cơ học và hóa chất. (2) Chỉ định AH chưa thống nhất do kết quả các nghiên cứu mâu thuẫn, do phương pháp, chỉ định, cách thức AH khác nhau, do các nguyên nhân thất bại làm tổ khác. (3) Chưa thống nhất được đục lỗ hay làm mỏng tốt hơn và với kích thước bao nhiêu là tốt nhất. (4) Chưa có nghiên cứu so sánh đục lỗ và làm mỏng với nhóm chứng trên nhóm đối tượng có chỉ định chọn lọc. CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: 6 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng 1: Các bệnh nhân chuyển phôi tươi > 38 tuổi - Đối tượng 2: Các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh (FET) Mỗi đối tượng được chia làm ba nhóm: Nhóm chứng: không làm LAH trước khi chuyển phôi. Nhóm đục lỗ: LAH tạo lỗ thủng 30 µm trên màng trong suốt của phôi trước chuyển phôi. Nhóm làm mỏng: LAH bằng cách làm mỏng 50% độ dày trên ¼ chu vi màng trong suốt của phôi trước chuyển phôi. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn chung: Tất cả các bệnh nhân chuyển phôi tươi > 38 tuổi và bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh, có > 1 phôi rất tốt, niêm mạc tử cung > 8mm, < 14mm, chuyển phôi dễ, không có nhầy máu, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn riêng: - Đối tượng 1: Các trường hợp chuyển phôi tươi ngày 2 và ngày 3. - Đối tượng 2: Chọn các trường hợp chuyển phôi đông lạnh ngày 3. Tiêu chuẩn loại trừ: - Các trường hợp không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Đối tượng 1: Các trường hợp xin cho trứng. - Đối tượng 2: Các trường hợp IVF thất bại > 2 chu kỳ. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2009 đến tháng 9/2012. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu: Tính theo công thức tính cỡ mẫu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có chứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 2 21 2 2211β1α/21 )p(p ))p(1p)p(1pZ2PQ(Z n − −+−+ = −− 7 Trong đó: n: số bệnh nhân tham gia mỗi nhóm nghiên cứu. P = (p 1 + p 2 )/2; Q= 1-P; q 1 =1- p 1 ; q 2 =1- p 2 . α = Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc mắc phải sai lầm loại I. β = Xác suất của việc mắc phải sai lầm loại II. - Đối tượng 1: Các bệnh nhân > 38 tuổi: Lấy tỷ lệ có thai ước tính của nghiên cứu thử nghiệm trên 20 bệnh nhân đầu tiên của mỗi nhóm, thay số vào công thức so sánh mỗi cặp (3 nhóm tương ứng với 3 cặp so sánh) tính được cỡ mẫu trùm: n nhóm chứng = 66, n nhóm đục lỗ = 68, n nhóm làm mỏng = 68. Thực tế, nghiên cứu tiến hành trên 213 bệnh nhân chia 3 nhóm: n nhóm chứng =73; n nhóm đục lỗ =72; n nhóm làm mỏng = 68. - Đối tượng 2: Các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh: Lấy tỷ lệ có thai ước tính của 3 nghiên cứu: so sánh nhóm đục lỗ với nhóm chứng (Hiraoka và cs.2008), làm mỏng với nhóm chứng (Zhang và cs.2009) và nhóm đục lỗ với nhóm làm mỏng (nghiên cứu thử nghiệm tính tỷ lệ có thai của chúng tôi trên 20 bệnh nhân đầu tiên của mỗi nhóm), thay số tính được cỡ mẫu trùm: n nhóm chứng = 66, n nhóm đục lỗ = 66, n nhóm làm mỏng = 58. Thực tế, nghiên cứu tiến hành trên 200 bệnh nhân chia 3 nhóm: n nhóm chứng = 66; n nhóm đục lỗ =74; n nhóm làm mỏng =60. 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.2.3.1. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu Sơ đồ phân bố đối tượng nghiên cứu 8 2.2.3.2. Tiến hành qui trình thụ tinh trong ống nghiệm *Phác đồ kích thích buồng trứng và theo dõi siêu âm nang noãn Phác đồ dài dùng GnRH đồng vận khoảng 13-14 ngày, sau đó chuyển sang dùng thuốc kích thích nang noãn. Phác đồ ngắn dùng GnRH phối hợp với FSH từ ngày thứ 2 của chu kỳ. Thuốc kích thích nang noãn tiêm khoảng 8-13 ngày, khi siêu âm có > 3 nang noãn kích thước > 16 mm thì tiêm hCG. Chọc hút noãn sau tiêm hCG 34-36 giờ. *Chọc hút noãn và nuôi cấy phôi, chuyển phôi Noãn sau chọc hút được ủ trong tủ cấy 3-6h trước khi cho thụ tinh với tinh trùng đã được chuẩn bị bằng cách cấy với mật độ 150-200 ngàn tinh trùng/ml, cấy 2-3 noãn/giếng hoặc thụ tinh bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kiểm tra thụ tinh sau 12-14h tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và 16-18 giờ sau cấy. Dùng môi trường nuôi cấy của hãng Vitrolife, Thụy Điển và tủ cấy 37 0 C, 6%CO2. Đánh giá chất lượng phôi trước khi chuyển phôi. Có thể chuyển phôi ngày 2 hoặc ngày 3. Các phôi còn dư sau khi chọn phôi tươi để chuyển sẽ được đem đông lạnh. 2.2.3.3. Qui trình đông phôi và rã đông phôi (riêng đối tượng 2) 9 Đông phôi và rã đông phôi được thực hiện đúng qui trình độc lập, phân bố ngẫu nhiên ở từng nhóm nghiên cứu. - Đông lạnh phôi chậm: Sử dụng môi trường đông phôi và rã đông của hãng Vitrolife, Thụy Điển, dùng máy Planner chạy chương trình đông lạnh phôi chậm theo Gothenburg, Thụy Điển, 1999. - Đông phôi thủy tinh hóa: Sử dụng môi trường đông phôi và rã đông của hãng Kitazato, Nhật. Cọng trữ phôi của Kitazato, Nhật. - Chuẩn bị niêm mạc tử cung cho bệnh nhân trước FET. 2.2.3.4. Qui trình làm hỗ trợ phôi thoát màng - Chuẩn bị đĩa làm AH: Dùng đĩa Petri nhỏ 35mm (Vitrolife- Thụy Điển) và môi trường Gamete (Vitrolife- Thụy Điển). Phủ kín dầu Ovoil (Vitrolife- Thụy Điển) lên đĩa, để vào tủ cấy (37 0 C, 6% CO 2 ) ít nhất 30 phút trước khi sử dụng. - Chuẩn bị hệ thống laser: Sử dụng hệ thống laser Hamilton Thorn và phần mềm Zilos. Kiểm tra các thông số và chuẩn hóa tiêu điểm. Cài đặt vòng tròn đích ở dạng nhìn thấy ba vòng: vòng ngoài cùng màu tím- tương ứng với 50 0 C. Thông thường chọn thời gian xung 300 µs và công suất 300 mW (100%) để tác kích. - Thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng: nhặt phôi vào đĩa AH. Chọn vị trí bắn màng trong suốt của phôi ở nơi có khoang quanh phôi rộng nhất hoặc vị trí có nhiều mảnh vỡ (fragment). Bắn thủng màng trong suốt rộng 30 µm (đo bằng phần mềm Zilos) hoặc làm mỏng 50% độ dày trên 1/4 chu vi màng. Luôn đặt vòng tròn đích sao cho vòng tròn ngoài cùng không chạm vào phôi bào để khống chế tác động tỏa nhiệt có thể làm tổn thương phôi bào. - Đo độ dày màng trong suốt bằng phần mềm Zilos: Trước khi AH, chụp ảnh từng phôi. Sau khi AH, đo độ dày màng trong suốt trên ảnh lưu lại ở 4 điểm cách đều nhau trên màng (đơn vị đo: µm). 10 [...]... nhóm chứng không làm hỗ trợ phôi thoát màng, nhóm hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser với phương pháp đục lỗ và nhóm hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser với phương pháp làm mỏng, chúng tôi có các kết luận như sau: 1 Đánh giá hiệu quả của hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser diode 1,48 µm trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm > 38 tuổi chuyển phôi tươi: - Hỗ trợ phôi thoát màng bằng cách đục lỗ... thống kê - Hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser không ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai và đa thai trên các bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh KIẾN NGHỊ 1 Áp dụng phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser với cách đục lỗ 30µm cho tất cả các đối tượng chuyển phôi đông lạnh 2 Cân nhắc khi áp dụng hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser trên các đối tượng TTTON > 38 tuổi HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1 Nghiên. .. dày trên ¼ chu vi màng trong suốt không có hiệu quả đối với những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm > 38 tuổi chuyển phôi tươi 25 - Kết quả có thai sinh hóa, thai lâm sàng, thai tiến triển, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sinh sống khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở nhóm hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser đục lỗ 30µm so với làm mỏng 50% độ dày trên ¼ chu vi màng trong suốt - Hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia. .. thoát màng bằng tia laser không ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai và đa thai trên các đối tượng chuyển phôi tươi > 38 tuổi 2 Đánh giá hiệu quả của hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser diode 1,48 µm trên bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh: - Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng cách đục lỗ 30µm làm tăng có ý nghĩa thống kê tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai tiến triển, tỷ lệ sinh sống so với nhóm... NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1 Nghiên cứu các chỉ định khác của hỗ trợ phôi thoát màng trên các bệnh nhân TTTON 26 2 So sánh phương pháp đục lỗ và làm mỏng trên các đối tượng TTTON chọn lọc khác như: IVF thất bại > 2 lần, nhóm bệnh nhân tiên lượng kém 3 Nghiên cứu hiệu quả của AH trên các trường hợp phôi có hình thái bất thường của màng trong suốt 4 Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá ảnh hưởng của LAH... kỹ thuật này là sự lựa chọn thích hợp cho đối tượng TTTON nào Đối với các điều kiện hiện có của chúng tôi về các qui trình lâm sàng và qui trình trong phòng thí nghiệm (lab), đối tượng áp dụng hiệu quả kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser chính là nhóm bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh và cách thức hỗ trợ tối ưu là đục lỗ 30µm Đây là điểm quan trọng cần lưu ý vì AH chỉ là một giải pháp hỗ trợ, ... thai lâm sàng hoặc số có phôi chuyển - Tỷ lệ thai tiến triển (delivery rate, ongoing pregnancy rate): số bệnh nhân mang thai từ 20 tuần trở lên/ số bệnh nhân có phôi chuyển - Tỷ lệ sinh sống: số bà mẹ đẻ con sống/ số có phôi chuyển 2.2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu 2.2.7 Xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu được thu thập và xử lý trên chương trình SPSS 16.0 và Epi Info 7.0 Để so sánh hai biến không... nhóm AH và nhóm chứng Trên nhóm FET, tỷ lệ sinh sống cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm đục lỗ so với nhóm chứng Nhiều nghiên cứu cho thấy LBR không khác biệt giữa nhóm LAH và nhóm chứng 4.5 Kết quả trẻ sinh ra sau nghiên cứu 24 LAH không làm tăng tỷ lệ trẻ có nhiễm sắc thể bất thường Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser là một kỹ thuật an toàn, tiện lợi,... và ký vào bản cam kết đồng thuận làm thụ tinh trong ống nghiệm CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 3.1 Kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân > 38 tuổi: gồm 213 chu kỳ chuyển phôi tươi chia 3 nhóm: Nhóm chứng: 73 chu kỳ không làm AH, nhóm LAH đục lỗ: 72 chu kỳ và nhóm LAH làm mỏng: 68 chu kỳ 3.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu của các bệnh nhân > 38 tuổi Các kỹ thuật chỉ định, đặc điểm vô sinh, tuổi mẹ, đặc... các nghiên cứu so sánh đục lỗ và làm mỏng kể trên có thể thấy: các nghiên cứu khác nhau về thiết kế nghiên cứu, nhóm đối tượng bệnh nhân, đặc điểm mẫu nghiên cứu, kích thước đục lỗ và làm mỏng Hơn nữa, trong mỗi nghiên cứu còn rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể tác động đến kết quả có thai ngoài kỹ thuật AH: phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung, phác đồ KTBT, kỹ thuật chuyển phôi, phác đồ hỗ trợ hoàng . lỗ và làm mỏng màng trong suốt của phôi ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm trên 38 tuổi chuyển phôi tươi. 2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser diode 1,48. dịch…(2) nguyên nhân do phôi: bất thường gen, kỹ thuật nuôi cấy phôi và chuyển phôi, màng trong suốt cứng chắc Hỗ trợ phôi thoát màng chỉ giúp cho phôi dễ thoát ra khỏi màng trong suốt hơn, trong khi. non (IVM), hỗ trợ sinh thiết phôi chẩn đoán di truyền trước làm tổ (PGD), bất thường màng trong suốt của phôi 1.4.2.3. Các phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng a. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w