1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắtnghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch

27 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM _________________ TRẦN BÁ HOẰNG NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH - ỨNG DỤNG CHO SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy Mã số: 62 58 02 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Mạnh Hùng 2. GS.TS Lƣơng Phƣơng Hậu Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Đình Lƣơng ………………………………………………. Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Bá Quỳ ………………………………………………. Phản biện 3: TS. Phan Anh Tuấn ………………………………………………. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam. 658 Võ Văn Kiệt - Phƣờng 1 - Quận 5 - Tp. Hồ Chí Minh vào hồi …. giờ …. ngày … tháng … năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện quốc gia - Thƣ viện viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - Thƣ viện viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 1 MỞ ĐẦU 0.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Sông phân lạch là loại hình sông tồn tại khá phổ biến trên các sông tƣơng đối lớn vùng đồng bằng. Đặc điểm nổi bật nhất của sông phân lạch là sự phát triển không đồng đều, không ổn định của các lạch, dẫn đến sự thay đổi ngôi thứ (chính, phụ) diễn ra ở một mức độ nào đó có tính chu kỳ. Chính những đặc điểm diễn biến đó, làm cho sông phân lạch gây trở ngại cho thoát lũ, giao thông thủy, lấy nƣớc và cuộc sống của cƣ dân trên các bãi hoặc ở hai bờ, nếu dòng sông là địa giới hành chính. Nhƣng sông phân lạch cũng có những khía cạnh có thể khai thác đáp ứng các yêu cầu về tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái phục vụ xây dựng thành phố, du lịch. Vì vậy, chỉnh trị để bảo vệ an toàn và khai thác tiềm năng kinh tế trên các đoạn sông phân lạch là một nhu cầu thực tế bức xúc cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trƣờng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 0.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chỉnh trị sông phân lạch là một vấn đề khoa học - công nghệ khó, một số công trình đã xây dựng không những không đạt đƣợc mục tiêu cải thiện tình hình, mà còn gây ra những hậu quả xấu. Sự thành bại của công trình chỉnh trị sông phân lạch chính là vấn đề điều chỉnh tỷ lệ phân nƣớc và phân cát giữa các lạch. Hiệu quả của các giải pháp chỉnh trị lại phụ thuộc vào việc bố trí không gian. Nói tổng quát là cần có sự phân tích chính xác về đối tƣợng chỉnh trị và đối tƣợng tác động. Việc nghiên cứu chỉnh trị sông phân lạch là tiến hành nghiên cứu các vấn đề biến động cả về không gian lẫn thời gian, tƣơng tác giữa chất lỏng (dòng chảy), chất rắn (công trình) và chất rời (bùn cát) nên cần huy động nhiều phƣơng pháp phối hợp nhau nhƣ chỉnh lý số liệu thực đo, mô hình vật lý và mô hình toán. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thực nghiệm hoặc bán thực nghiệm và có phạm vi ứng dụng xác định. 0.3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu các loại giải pháp công trình điều chỉnh tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng trong chỉnh trị sông phân lạch và đánh giá hiệu quả của chúng khi áp dụng các phƣơng án bố trí không gian khác nhau. 2 Nghiên cứu đề xuất phƣơng án bố trí không gian hợp lý cho các giải pháp công trình để đạt mục tiêu chỉnh trị cho một vài đoạn sông phân lạch trọng điểm trên sông Cửu Long. 0.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Phân loại, phân tích đặc điểm hình thái, diễn biến, nêu rõ bản chất và quá trình hình thành, phát triển của các đoạn sông phân lạch vùng ĐBSCL, chỉ ra rằng đó là dấu tích của các delta triều cửa sông trong quá trình lấn ra biển. 2. Thông qua chỉnh lý số liệu thực đo, đề xuất phƣơng pháp xác định tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng trong đoạn sông phân lạch vùng triều sông theo quan hệ giữa các yếu tố hình thái lòng sông các lạch và các yếu tố thủy lực dòng chảy. Từ đó chỉ ra độ nhạy của các yếu tố tác động đến tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng. 3. Bằng phƣơng pháp thí nghiệm thủy lực trên MHVL, nghiên cứu xây dựng các biểu đồ đánh giá hiệu quả điều chỉnh tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng của các sơ đồ bố trí không gian khác nhau trong công trình chỉnh trị sông phân lạch vùng triều sông, phục vụ lựa chọn phƣơng án công trình thích hợp với mục tiêu chỉnh trị. 4. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, thông qua phần mềm MIKE 21C, tiến hành các thí nghiệm số trên MHT lòng động, đánh giá hiệu quả của các phƣơng án bố trí hệ thống công trình cho hiệu quả đề ra trong chỉnh trị đoạn phân lạch Cù lao Long Khánh trên sông Tiền. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ SÔNG PHÂN LẠCH 1.1. CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ SÔNG PHÂN LẠCH 1.1.1. Nhu cầu nghiên cứu đoạn sông phân lạch Sông phân lạch là loại sông tồn tại rất phổ biến trên các sông tƣơng đối lớn vùng đồng bằng. Ở nƣớc ta, ở cả 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam, nhất là trong vùng ĐBBB, ĐBSCL đều tồn tại phổ biến lọai sông này. Trong sông phân lạch các nút phân lƣu và hội lƣu đều là những vị trí co hẹp ổn định, ít diễn biến. Đặc điểm diễn biến nổi bật nhất của sông phân lạch là các lạch không ổn định và sự thay đổi ngôi thứ diễn ra ở một mức độ nào đó có tính chu kỳ. Chính những đặc điểm diễn biến 3 đó, làm cho sông phân lạch có thể gây trở ngại cho thoát lũ, giao thông thủy, lấy nƣớc v.v Do vậy, sông phân lạch đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. 1.1.2. Các vấn đề nghiên cứu Tổng quan các nội dung nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc và trên thế giới về sông phân lạch từ trƣớc đến nay, có thể gom lại ở 7 vấn đề sau: 1. Điều kiện hình thành và phát triển sông phân lạch. 2. Phân loại sông phân lạch. 3. Những vấn đề thủy lực: tính tóan phân chia lƣu lƣợng các lạch; kết cấu dòng chảy tại các nút phân lƣu và hợp lƣu. 4. Tính tóan chia nƣớc và chia cát trong sông phân lạch. 5. Dự báo sự phát triển và suy vong giữa các lạch. 6. Tính tóan xác định phƣơng án bố trí và kích thƣớc đập khóa trong giải pháp hạn chế dòng chảy lạch phụ. 7. Xác định phƣơng án bố trí không gian hệ thống công trình điều chỉnh tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng sông phân lạch. 1.2. CÁC THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Nguyên nhân hình thành sông phân lạch Các nhà khoa học trên thế giới xác định để hình thành đoạn sông phân lạch cần có 2 điều kiện: - Sông tƣơng đối rộng để bãi bên có khả năng phát triển đầy đủ. - Điều kiện quan trọng để duy trì sự ổn định của sông phân lạch là sự khác nhau của vị trí trục động lực của mùa lũ và mùa kiệt. 1.2.2. Diễn biến sông phân lạch Các nhà khoa học đã chứng minh các lạch luôn luôn trong quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái. Lạch mới hình thành luôn là lạch có xu thế phát triển, còn lạch cũ thƣờng là lạch có xu thế suy thoái. Quá trình này rất chậm chạp và tồn tại một mức độ thay đổi ngôi thứ qua lại có tính chu kỳ. 1.2.3. Công trình chỉnh trị đoạn sông phân lạch Chỉnh trị sông phân lạch thƣờng có nhiều mục tiêu: ổn định và cải tạo luồng lạch giao thông thủy, tăng khả năng thoát lũ, chống sạt lở bờ sông, tạo cảnh quan thành phố v.v Các loại công trình sử dụng rộng 4 rãi trong chỉnh trị sông phân lạch ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á gồm: Kè mõm cá, gia cố bờ, hệ thống mỏ hàn, công trình hƣớng dòng, công trình đón dòng, đập khóa ngầm, nạo vét v.v 1.3. CÁC THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1.3.1. Các hoạt động nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu về sông phân lạch đƣợc tiến hành tại các viện nghiên cứu, trƣờng đại học của các nhà khoa học nhƣ: GS.TS Lƣơng Phƣơng Hậu, PGS.TS Đỗ Tất Túc, PGS.TS Nguyễn Bá Quỳ, GS.TS Vũ Tất Uyên, PGS.TS Trịnh Việt An, PGS. Lê Ngọc Bích, PGS.TS Lê Mạnh Hùng, PGS.TS Hoàng Văn Huân v.v 1.3.2. Thành tựu nghiên cứu lý thuyết Các thành tựu nghiên cứu lý thuyết chuyên về sông phân lạch ở Việt Nam chƣa có nhiều. Lê Ngọc Bích có các nghiên cứu về đặc điểm hình thái của sông phân lạch trên sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Lƣơng Phƣơng Hậu nghiên cứu giải pháp mẫu về công trình điều chỉnh tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng trong sông phân lạch và phƣơng pháp tính toán cao trình đập khóa trong lạch phụ. 1.3.3. Các công trình chỉnh trị đoạn sông phân lạch đã xây dựng Nghiên cứu lý thuyết không có nhiều, song nghiên cứu ứng dụng thì không ít. Một số công trình chỉnh trị thành công nhƣ: Công trình chỉnh trị đoạn sông phân lạch Hà Nội trên sông Hồng để chống bồi lấp Cảng Hà Nội; Chỉnh trị đoạn phân lạch Trung Hà trên sông Đà; Công trình chỉnh trị đoạn phân lạch Quản Xá trên sông Chu. Bên cạnh đó có những công trình không thành công nhƣ: Công trình điều chỉnh tỷ lệ phân lƣu đoạn Phú Gia-Tứ Liên trên sông Hồng; Công trình chỉnh trị đoạn sông phân lạch Quảng Huế. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHỈNH TRỊ SÔNG PHÂN LẠCH 2.1.1. Định nghĩa và phân loại đoạn sông phân lạch Những đoạn sông mà dòng chảy tách, nhập thành nhiều lạch bởi các cồn bãi bồi tụ trong lòng dẫn, trong các tài liệu phƣơng Tây thƣờng gọi chung là "braided river". Có 2 loại sông phân lạch lớn: 5 1. Loại phân lạch ổn định, có cồn bãi giữa cao ngang với bãi tràn 2 bên, phần lớn có 2 lạch hoặc đôi khi có 3 lạch, các cồn bãi giữa tƣơng đối lớn, ổn định, thƣờng có thực vật sinh trƣởng hoặc có cƣ dân sinh sống, phần lớn thời gian nhô trên mặt nƣớc, có thể gọi là sông phân lạch già. 2. Loại sông có nhiều lạch, nhiều cồn bãi non, phân bố tản mạn và chuyển động không ổn định (wandering). Ngoài ra, có một số ngƣời mở rộng hơn về khái niệm sông phân lạch: Ở vùng núi và trung du, vùng cửa sông ảnh hƣởng triều. Luận án này chỉ đề cập sông phân lạch loại 1. 2.1.2. Kết cấu dòng chảy tại khu vực phân lƣu Tính chất dòng chảy ở vùng phân lƣu có ảnh hƣởng quyết định đến tỷ lệ phân phối nƣớc, phân cát. Gần cửa phân lạch luôn tồn tại độ dốc ngang. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thông qua chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo từ sông thiên nhiên. Vấn đề nghiên cứu đặc trƣng của các đoạn sông phân lạch vùng ĐBSCL chủ yếu đƣợc tiến hành trên cơ sở chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo: Tài liệu địa hình, địa chất, thủy văn- Thủy lực. 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trên mô hình vật lý. Những nội dung nghiên cứu về hiệu quả của các loại công trình trong chỉnh trị sông phân lạch sẽ đƣợc tiến hành thông qua thí nghiệm trên mô hình vật lý. 2.2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hiệu quả phân chia lại lƣu lƣợng của các sơ đồ giải pháp công trình với các tham số bố trí không gian khác nhau trong lòng dẫn đoạn sông phân lạch (Đoạn cù lao Ông Hổ). 2.2.2.2. Cơ sở nghiên cứu Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về sông biển. 2.2.2.3. Thiết kế mô hình 1. Phạm vi và tỷ lệ mô hình: Đoạn sông thí nghiệm có L= 14km, B= 6km (kể cả bãi giữa). Luận án đã chọn loại mô hình biến thái với tỷ lệ: l =400 và h =80, biến suất l / h =5. Nhƣ vậy kích thƣớc mô hình là: L m x B m x H m = 45m x 15m x 0,65m. 6 Hình 2.3 Mặt bằng tổng thể mô hình thí nghiệm 2. Loại mô hình: Trong luận án này, hiệu quả của các loại công trình đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng, không nghiên cứu biến hình lòng dẫn nên chỉ nghiên cứu trên mô hình lòng cứng. Từ đó, với l =400 và h =80 nhƣ đã chọn, suy ra các hệ số tƣơng tự có liên quan của mô hình nhƣ sau: 94,8 hv ; 286216. 2/3 hlQ 2.2.2.4. Trình tự công tác nghiên cứu 1. Xác định nhiệm vụ, lập đề cƣơng nghiên cứu; 2. Thiết kế mô hình; 3. Chế tạo mô hình và lắp đặt thiết bị; 4. Chạy thử mô hình; 5. Hiệu chỉnh mô hình, sửa nhám; 6. Tiến hành thí nghiệm; 7. Chỉnh lý và phân tích số liệu thí nghiệm; 8. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu. 2.2.2.5. Thí nghiệm kiểm định Thí nghiệm kiểm định bao gồm kiểm định tƣơng tự hình học, tƣơng tự sức cản (đƣờng mặt nƣớc) và tƣơng tự Froude. 7 2.2.2.6. Nội dung thí nghiệm 1. Các cấp lưu lượng và mực nước thí nghiệm Luận án đã chọn 3 cấp lƣu lƣợng - mực nƣớc sau: lũ lịch sử năm 2000, lũ trung bình nhiều năm (coi là lƣu lƣợng tạo lòng) và lƣu lƣợng tần suất 50% (thƣờng xuyên xảy ra) để tiến hành thí nghiệm: Bảng 2.4. Các cấp lưu lượng - mực nước thí nghiệm Thứ tự Lƣu lƣợng TN MNTL Z t (m) MNHL Z h (m) Chênh lệch Z (m) Q n (m 3 /s) Q m (l/s) 1 16.100 56,27 +2,62 +2,32 0,30 2 14.000 48,93 +1,84 +1,56 0,28 3 9.000 31,48 +0,39 +0,20 0,19 2. Các giải pháp công trình đưa vào thí nghiệm gồm: a) Các hạng mục công trình riêng rẽ dùng ba loại: - Công trình hƣớng dòng (HD) đặt ở các vị trí khác nhau trên bờ lạch phải, góc lệch khác nhau, có chiều dài khác nhau. - Công trình đón dòng (ĐD) đặt đầu mũi cù lao, với 2 góc lệch khác nhau. - Đập khóa ngầm (ĐK) để dâng nƣớc, tăng sức cản trong lạch phải, đặt ở 3 vị trí khác nhau (đầu, giữa và cuối lạch), có cao trình đỉnh đập khác nhau. Ngoài ra, do thí nghiệm mô hình lòng cứng, không thể khảo sát hiệu quả xói sâu lòng dẫn do tác dụng của các công trình chỉnh trị, nên tiến hành thí nghiệm bổ sung giải pháp nạo vét mồi đối với ngƣỡng cạn đầu lạch trái. b) Các giải pháp tổ hợp công trình: Những hạng mục công trình riêng rẽ khó có thể tạo ra đƣợc những hiệu quả lớn để điều chỉnh lớn tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng. Vì vậy, cần nghiên cứu sử dụng các tổ hợp công trình khác nhau, tìm ra phƣơng án bố trí thích hợp cho mục tiêu chỉnh trị. - Tổ hợp TH.A: Hƣớng dòng 1A + đập khóa K5 - Tổ hợp TH.B: Đón dòng 2A + đập khóa K5 + đón dòng 2A - Tổ hợp TH.C: Hƣớng dòng 1A + đón dòng 2A +đập khóa K5 + Nạo vét N1. Một số hình ảnh phản ánh hoạt động của thí nghiệm đƣợc thể hiện trong hình 2.5. 8 Xử lý số liệu thí nghiệm Thí nghiệm kiểm định Hình 2.5. Các hình ảnh hoạt động nghiên cứu mô hình thí nghiệm 2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu bằng mô hình toán Phƣơng pháp nghiên cứu trên mô hình toán đƣợc ứng dụng để kiểm chứng hiệu quả của các giải pháp chỉnh trị sông phân lạch đã đƣợc luận án đề xuất vào một đoạn sông cụ thể. Ở đây, trƣờng hợp nghiên cứu ứng dụng cho chỉnh trị điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng cho đoạn sông phân lạch Tân Châu - Hồng Ngự trên sông Tiền. 2.2.3.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu (VNC) có thể tìm hiểu trên hình 2.8. Hình 2.8. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay có nhiều mô hình tóan mô phỏng quá trình diễn biến lòng dẫn sông nhƣ: Mô hình tóan họ MIKE của Đan Mạch, mô hình HEC của Mỹ, WROCLAW của trƣờng Đại học Nông nghiệp Warszaw (Ba Lan) v.v Trong nƣớc cũng có mô hình tóan Hydrogis của TS. Nguyễn Hữu Nhân, mô hình tóan 3 chiều lòng động của TS. Lê Song Giang đang trong giai đọan thiết lập và thử nghiệm. [...]... NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TẾ CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH 4.1 LỰA CHỌN ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ YÊU CẦU CHỈNH TRỊ 4.1.1.Giới thiệu đoạn sông nghiên cứu Đoạn sông Tân Châu - Hồng Ngự (TC-HGN) là đoạn sông phân lạch ở thƣợng lƣu sông Tiền Từ Tân Châu, sông Tiền chia thành 3 lạch, trong đó sông Cái Vừng ở bờ phải, là lạch nhỏ nhất và tƣơng đối ổn định ở mức phân lƣu từ 5% đến 6% lƣu lƣợng toàn sông Trong... rất nhiều đoạn sông phân lạch Dựa vào điều kiện thủy động lực của từng đoạn sông có thể phân chia thành 3 loại: Sông phân lạch vùng triều sông, sông phân lạch vùng triều biển và sông phân lạch cửa sông giáp biển 3.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của sông phân lạch vùng thƣợng châu thổ ĐBSCL Đặc trƣng mặt bằng của đoạn phân lạch, các nhà khoa học thƣờng dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá: Hệ số phân lạch P; Độ... NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÂN CHIA LẠI LƢU LƢỢNG GIỮA CÁC LẠCH CỦA CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH (LẤY ĐOẠN CÙ LAO ÔNG HỔ LÀM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU) 3.3.1 Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự biến động trong phân chia lƣu lƣợng của sông phân lạch Dựa vào kết quả phân tích đặc trƣng diễn biến các đoạn phân lạch vùng sông Cửu Long đã trình bày ở trên, ta thấy rằng ở ĐBSCL ít có nhu cầu biến đoạn phân lạch. .. Nash-Sutcliffe (NSE) và tỉ số độ lệch quan trắc tiêu chuẩn (RSR) đã đƣợc sử dụng Kết quả cho thấy chỉ số NSE = 0,917 và RSR = 0,096 chứng tỏ kết quả mô phỏng là rất tốt CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC ĐẶC TRƢNG SÔNG PHÂN LẠCH VÀ BỐ TRÍ KHÔNG GIAN CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ CÁC ĐOẠN PHÂN LẠCH TRÊN SCL 3.1 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA SÔNG PHÂN LẠCH ĐBSCL 3.1.1.Tổng quan sông phân lạch trên sông Cửu Long Ở... trạng và trị số thiết kế, có thể sử dụng riêng rẽ hoặc tổ hợp các giải pháp cơ bản sau: Giải pháp hƣớng dòng; Giải pháp đón dòng; Giải pháp tăng sức cản, dâng cao mực nƣớc trong lạch; Các giải pháp phụ trợ khác 3.3.3 Kết quả nghiên cứu hiệu quả phân chia lại lƣu lƣợng giữa các lạch của giải pháp công trình hƣớng dòng Trong thí nghiệm mô hình vật lý đã ứng dụng công trình hƣớng dòng với 2 giải pháp: ... gấp Cong gấp 3.1.3 Phân tích về tính chất đặc thù của các đoạn phân lạch ĐBSCL Về tổng thể, mật độ các đoạn phân lạch trên sông Cửu Long lớn hơn nhiều so với sông Hồng Các đoạn sông phân lạch trong phạm vi nghiên cứu, phần lớn là ổn định lâu dài về vị trí và kích thƣớc Hai trong số 12 đoạn phân lạch gần đây đã xẩy ra quá trình thay đổi tỷ lệ phân lƣu, làm thay đổi ngôi thứ của các lạch, gây sạt lở nghiêm... vụ du lịch, giải trí Do đó, mỗi lạch có thể vận động nhƣ 1 con sông riêng biệt 12 U/Uo; H/Ho; B/Bo; A/Ao; Q/Qo 3.2 PHÂN TÍCH CÁC MỐI QUAN HỆ HÌNH THÁI VÀ TỶ LỆ PHÂN LƢU TRONG SÔNG PHÂN LẠCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Kết quả diễn biến lòng dẫn của các lạch tất nhiên sẽ phản ánh vào các yếu tố thủy lực Do sông phân lạch là từ sông đơn lạch mà ra, do đó các yếu tố trong các lạch nhƣ lƣu lƣợng, độ sâu, chiều... thành đơn lạch thông qua bịt lấp hẳn lạch phụ mà chủ yếu là điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia lƣu lƣợng giữa các lạch để duy trì sự tồn tại và ổn định của cả các lạch Do đó, các yếu tố chính cần tác động bao gồm yếu tố hình thái và yếu tố dòng chảy 3.3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm điều chỉnh tỷ lệ phân lƣu trong sông phân lạch Từ các cơ sở lý thuyết về kết cấu dòng chảy khu vực phân lƣu của sông phân lạch, ... lấy điều kiện nghiên cứu là lòng dẫn và dòng chảy vùng ĐBSCL, các kết quả nghiên cứu trên có phạm vi ứng dụng phù hợp trong vùng ĐBSCL 4 Luận án đã ứng dụng kết quả nghiên cứu về bố trí không gian công trình chỉnh trị sông phân lạch vào đoạn sông phân lạch từ Tân Châu đến Hồng Ngự trên sông Tiền Kết quả mô phỏng cho thấy những kết quả nghiên cứu về độ nhạy của các loại giải pháp và hiệu quả bố trí không... Quy họach chỉnh trị đọan Tân Châu – Hồng Ngự 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ Lƣu lƣợng chảy vào lạch Cái Vừng khá ổn định trong nhiều năm ( khoảng 6%) Vì vậy khi tính toán NCS bỏ qua lạch Cái Vừng Nhƣ vậy mục đích chỉnh trị đoạn sông này làm sao cho tỷ lệ hai nhánh 21 HGN và LK bằng nhau Khi bố trí công trình chỉnh trị, kết quả phân chia lƣu lƣợng cho hai nhánh HGN và LK thay . nhiều đoạn sông phân lạch. Dựa vào điều kiện thủy động lực của từng đoạn sông có thể phân chia thành 3 loại: Sông phân lạch vùng triều sông, sông phân lạch vùng triều biển và sông phân lạch. lượng vào lạch trái của các giải pháp tổ hợp. CHƢƠNG 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TẾ CHỈNH TRỊ ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH 4.1. LỰA CHỌN ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ YÊU CẦU CHỈNH TRỊ TRƢNG SÔNG PHÂN LẠCH VÀ BỐ TRÍ KHÔNG GIAN CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ CÁC ĐOẠN PHÂN LẠCH TRÊN SCL 3.1. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA SÔNG PHÂN LẠCH ĐBSCL 3.1.1.Tổng quan sông phân lạch trên sông

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w