1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng
trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới Nó là
một trong những công cụ hữu ích của Nhà nước trong việc thực hiện các mục
tiêu tăng trưởng, ổn định và công bằng trong quản lý kinh tế vĩ mô
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm tới lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói riêng Các chính sách bảo
hiểm xã hội luôn được đổi mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, góp phần đảm bảo đời sống của người lao động, ổn định xã hội, thúc
đẩy kinh tế phát triển Hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội đã được xây dựng từ
Trung ương đến địa phương trong cả nước
Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là một cơ quan thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là cơ quan trực tiếp tổ chức thực
hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Trong nhiều năm qua, việc thực hiện chế độ chính sách bảo
hiểm xã hội ở Thanh Hoá đã đạt được những thành công quan trọng Số đơn vị
sử dụng lao động và số người tham gia bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên Đồng thời, nguồn thu bảo hiểm xã hội cũng có sự tăng trưởng khá, liên tục qua các năm Các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động được thực hiện khá tốt Lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội của các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội được chỉ trả đầy đủ, kịp thời và an toàn Có được kết
quả đó khơng thể khơng nói đến những cố gắng lớn của ngành Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá trong việc đổi mới quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh
việc phân cấp quan ly cho cấp huyện, nâng cao hiệu quả quản ly thu, chi bao
hiểm xã hội ở Thanh Hoá
Trang 2Chẳng hạn, biên chế cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội còn thiếu, cơ sở vật
chất, điều kiện kỹ thuật cịn khó khăn Điều đó đã dẫn đến tình trạng quá
tải trong quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội tại cấp huyện Theo đó, việc khai thác tiềm năng của một tỉnh lớn như Thanh Hoá cho phát triển bảo hiểm xã
hội, phát triển kinh tế của tỉnh bị hạn chế Bên cạnh đó, do cịn có những điểm chưa hợp lý, phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở Thanh Hoá chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và thụ hưởng các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, Trong khi đó, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nên kinh tế thế giới Thị
trường lao động ngày càng phát triển, các quan hệ lao động càng trở nên
phức tạp Người lao động và người sử dụng lao động phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn Thực tế đó địi hỏi quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở Việt Nam nói chung và ở Thanh Hố nói riêng phải được tiếp tục hoàn thiện và đổi mới mạnh hơn nữa Thực tế đó cũng địi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề quản lý và phân cấp quản lý thu,
chi bảo hiểm xã hội ở Thanh Hố, nhằm tìm ra giải pháp hữu ích cho vấn đề
này, đáp ứng những yêu cầu mới mà thực tiễn đặt ra Đó cũng là lý do tôi chọn vấn đề: ” Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội ở tinh Thanh Hoa" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với hy vọng góp một phần nhỏ vào những nghiên cứu chung đó
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Có thể gom các cơng trình đó theo hai nhóm sau:
Nhóm đề tài nghiên cứu ở tâm Quốc gia:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh: "Hoàn thiện quản lý quỹ bảo
Trang 3- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Tuý: "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam" năm 2006
Nhóm đề tài nghiên cứu trong phạm vì tỉnh Thanh Hố
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tám: "Hoàn thiện quản lý
bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" năm 2004
- Đề tài cấp ngành của tác giả Đỗ Quang Hiệu: "Thực trạng và giải pháp quản lý chỉ trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa" năm 1999 và "Nghiên cứu mơ hình thu chỉ bảo hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" năm 2000
Những cơng trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ
sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm xã hội, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về bảo hiểm xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô Luận án tiến sĩ của tác giả
Đỗ Văn Sinh nghiên cứu về vấn đề quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Luận án tiến
sĩ của tác giả Nguyễn Kim Thái nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Tuý nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ở Việt Nam Hai đề tài cấp ngành của tác giả Đỗ Quang
Hiệu nghiên cứu ở góc độ quản lý chi trả các chế độ dài hạn và nghiên cứu mơ
hình thu, chi bảo hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tám nghiên
cứu về vấn đề quản lý bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
1995-2003 Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện
các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng và thực thi theo Điều lệ
do Chính phủ ban hành, chưa được bổ sung, sửa đổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý
Trang 4trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Song, cho đến nay, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề này Mặc dù vậy, các cơng trình đó vẫn là những tài liệu tham khảo rất có giá trị trong nghiên cứu đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội Đánh giá thực trạng vấn đề
này tại tỉnh Thanh Hoá Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện
phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý và phân cấp quản ly thu, chi bảo hiểm xã hội
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và phân cấp quan ly thu, chi bao
hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân cấp quản ly thu, chi bao
hiểm xã hội
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu phân cấp quan ly thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá Về thời gian, luận văn nghiên cứu phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở Thanh Hoá trong thời kỳ từ năm 1995
đến nay, trong đó, trọng tâm nghiên cứu trong giai đoạn 2003 - 2007 Các số
liệu cập nhật đến năm 2007
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài các phương pháp duy vật biện
Trang 5dịch, quy nạp; phương pháp hệ thống, so sánh, điều tra, thống kê trên cơ sở các
số liệu tổng hợp, báo cáo, điều tra về tình hình kinh tế xã hội và hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hố và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
- Làm rõ nội dung phân cấp quản lý thu, chi bao hiểm xã hội ở cấp tỉnh - Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá, chỉ rõ các kết quả, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của
thực trạng đó
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trong thời gian tới, trong đó, có đề xuất thực hiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội tới cấp xã, phường, thị trấn ở tỉnh Thanh Hoá
7 Kết cấu của luận văn
Trang 6VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 QUAN LY BAO HIEM XA HOI
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm quản lý bảo hiểm xã hội
Trước hết nói về khái niệm bảo hiểm xã hội Luật Bảo hiểm xã hội được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thơng qua ngày 29/6/2006 đã xác định: "Bđo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH" [33 tr.10]
Như vậy, BHXH là một hình thức bảo vệ người lao động trên cơ sở sử
dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và tài
trợ của Nhà nước để trợ cấp vật chất cho người đóng BHXH, trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập, hoặc chết theo quy định của pháp luật Do vậy, bảo hiểm xã hội có những đặc trưng cơ bản, đó là:
Thứ nhất, BHXH là sự bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động
Thứ hai, các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, già yếu, chết Do những rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập Họ cần phải có nguồn thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống Đây là đặc trưng cơ bản nhất của BHXH
Trang 7một quỹ tài chính gọi là quỹ BHXH Quỹ này dùng để chỉ trả các trợ cấp khi có phát sinh các nhu cầu về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Thứ tư, các hoạt động về BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp
luật Các chế độ BHXH cũng do luật định Nhà nước bảo trợ các hoạt động của BHXH
BHXH là hình thức bảo hiểm được thực hiện ở tất cả các quốc gia và Nhà nước ở tất cả các quốc gia đều tham gia quản lý BHXH Vậy quản lý BHXH là gì?
Quản lý BHXH có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Trên
cơ sở vận dụng khái niệm quản lý nói chung vào lĩnh vực BHXH, chúng ta có
thể xác định khái niệm quản lý BHXH như sau: Quản lý BHXH là sự tác động
của cơ quan quản lý tới hoạt động BHXH nhằm thực hiện các mục tiêu xác định trong từng thời kỳ
Cơ quan quản lý (chủ thể quản lý) của quản lý BHXH là cơ quan BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương Theo Nghị định số 19/CP, ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam, cơ quan quản lý BHXH ở cấp Trung ương là BHXH Việt Nam Ở địa phương, cơ quan quản
lý BHXH có BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH huyện
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Ở cấp xã, phường, thị trấn khơng có cơ quan quản lý BHXH mà chỉ có Ban đại diện chỉ trả do cơ quan quản lý BHXH
huyện, quận, thị xã, thành phố ký hợp đồng uỷ quyền quản lý kinh phí chỉ trả
các chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn xã, phường, thị trấn
Trang 8Cơ chế quản lý BHXH là các quy định về tổ chức thu, chỉ BHXH, quy
định về kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ chính sách BHXH
* Phân biệt một số khái niệm
Quản lý nhà nước về BHXH là sự tác động của cơ quan Nhà nước tới lĩnh
vực BHXH nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra trong từng thời
kỳ nhất định
Quản lý BHXH và quản lý nhà nước về BHXH được phân biệt ở năm
điểm sau:
Thứ nhất, khác với chủ thể quản lý BHXH, chủ thể quản lý nhà nước về
BHXH gồm rất nhiều cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động
TB&XH, các bộ và cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực BHXH, UBND
cấp tỉnh, huyện Chủ thể quản lý BHXH là cơ quan BHXH Ở Trung ương, BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ; sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động TB&XH và các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan, sự giám sát của tổ chức cơng đồn 6 dia phuong, co quan quan
lý BHXH chịu sự chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc của BHXH Việt Nam và su quản lý nhà nước của UBND các cấp (tỉnh, huyện)
Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước về BHXH là lĩnh vực BHXH, còn đối tượng quản lý BHXH là hoạt động BHXH, là những người tham gia và thụ
hưởng chế độ, chính sách BHXH Như vậy, có thể thấy rằng đối tượng quản lý nhà nước về BHXH có phạm vi rộng hơn nhiều so với đối tượng quản lý
BHXH Đối tượng quản lý BHXH và cơ quan BHXH cũng thuộc đối tượng
quản lý nhà nước về BHXH
Thứ ba, mục tiêu quản lý nhà nước về BHXH là tạo dựng một cơ sở pháp
Trang 9ổn định chính trị Mục tiêu quản lý BHXH là xây dựng và hình thành nguồn
quỹ BHXH ổn định, vững chắc trên cơ sở đóng góp của các bên tham gia
BHXH, đầu tư tăng trưởng phát triển quỹ BHXH; chỉ trả kịp thời trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thứ tư, cơ chế quản lý nhà nước về BHXH gồm các luật liên quan tới
BHXH, chiến lược, kế hoạch, chế độ chính sách BHXH Cơ chế quản lý
BHXH là các quy định về tổ chức thu, chỉ BHXH, quy định về kiểm tra, kiểm
soát việc thu, chỉ BHXH
Thứ năm, nội dung quản lý nhà nước về BHXH gồm bảy nội dung chính:
1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm
xã hội;
ii) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo
hiểm xã hội;
1i) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
¡v) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội;
v) Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội;
vi) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
vii) Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội [33, tr 13]
Ở nước ta, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vẻ BHXH Bộ Lao động TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về BHXH Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
Trang 10Nội dung quản lý BHXH gồm: Quy định về tổ chức thu, chỉ BHXH; thực
hiện việc tổ chức triển khai thu, chỉ BHXH; tổ chức kiểm tra, giám sát thu, chi BHXH; tuyên truyền giải thích chế độ, chính sách BHXH Nói cách khác, quản lý BHXH có nội dung chủ yếu là quản lý thu, chỉ BHXH
Như vậy, khái niệm quản lý nhà nước về BHXH là một khái niệm rất rộng, bao trùm lĩnh vực BHXH của một quốc gia Trong khi đó, khái niệm
quản lý BHXH có phạm vi hẹp hơn, chỉ giới hạn trong hoạt động thu, chỉ
BHXH đối với các đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH Cùng với việc phân biệt quản lý BHXH và quản lý nhà nước về BHXH,
chúng ta cần phân biệt khái niệm chính sách BHXH và chế độ BHXH
"Chính sách BHXH là những quy định chung của Nhà nước gồm những
chủ trương, những định hướng lớn về các vấn đề cơ bản của BHXH, như mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và chế độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức tổ
chức thực hiện các chế độ BHXH" [31, tr.44]
Chế độ BHXH là những quy định cụ thể của pháp luật, về trách
nhiệm và quyền lợi của người tham gia BHXH, tuỳ theo tính chất, ý
nghĩa của chế độ bảo hiểm cụ thể, hiện áp dụng các chế độ bảo
hiểm sau: chế độ ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất Các chế độ trợ cấp nằm trong hệ thống pháp luật BHXH [15, tr 45] Ngoài các chế độ trên, hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện một loại chế độ trợ cấp BHXH gần giống như dạng trợ cấp tàn tật theo quy định tại Công ước 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế Đó là chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Nghị
định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) 1.1.2 Nội dung quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
1.1.2.1 Quy định về thu, chỉ bảo hiểm xã hội
* Quy định về thu bảo hiểm xã hội
Các đối tượng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả người sử
Trang 11Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức,
viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; công nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công
an nhân dân; hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ
công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người lao động làm việc có thời hạn ở
nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc; phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước
ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc; người lao động là xã viên, kể
cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động
theo Luật Hợp tác xã
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ sở ngồi cơng lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá thể dục thể thao, khoa học công nghệ,
môi trường, xã hội, dân số gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các đơn vị sự
nghiệp khác, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ
hợp tác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động
Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện thông qua danh
sách đăng ký đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động Người lao động
Trang 12theo dõi diễn biến q trình đóng BHXH và xét duyệt, giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động khi có yêu cầu
Mức đóng BHXH hàng tháng đối với người sử dụng lao động bằng 15%
tổng quỹ tiên lương tháng của những người lao động trong đơn vị tham gia BHXH, trong đó: đóng cho cơ quan BHXH là 13%, được giữ lại đơn vị 2% để
chỉ trả hai chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động trong đơn vị Người lao
động đóng 5% tiền lương, tiền công tháng Riêng đối với hạ sỹ quan, binh sỹ
quân đội nhân nhân, hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân nhân phục vụ có thời
hạn thì mức đóng BHXH bằng 17% mức tiền lương tối thiểu do người sử dụng
lao động đóng
Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiên lương, tiền công tháng
đối với người lao động là phu nhân, phu quân hưởng lương từ NSNN Trong đó, người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng I1% Trường hợp
phu quân, phu nhân không phải là cán bộ công chức Nhà nước nhưng đã có
q trình tham gia BHXH bắt buộc thì hàng tháng họ đóng 16% mức tiên
lương đã đóng BHXH trước khi đi nước ngồi
Tiên đóng BHXH của người lao động và quỹ lương được dùng để đóng
BHXH của cơ quan, đơn vị được xác định trên cơ sở mức lương của từng
người lao động ở từng lĩnh vực công tác khác nhau
Tiền lương tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử
dụng lao động để tính đóng BHXH tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực
lượng vũ trang, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng là tiền lương theo
ngạch, bậc được xác định theo các quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ- UBTVQHII ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI; Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
Tiền lương tháng của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng
Trang 13thang bảng lương của Nhà nước quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
và Nghị định số 207/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ
Tiền lương, tiên cơng tháng đóng BHXH của người lao động làm việc
trong các hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên xác
định thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động thuộc các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân do người sử dụng lao động quản lý
nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp
là chủ sở hữu, giám đốc các doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên là mức tiền lương do điều lệ công ty quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
Đối với nguồn thu BHXH, Nhà nước quản lý tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước Tất cả mọi đóng góp của từng cá nhân, từng cơ
quan, đơn vị đều phải chuyển hết về BHXH Việt Nam để hình thành quỹ
BHXH tập trung Để thực hiện thu nộp BHXH, BHXH tỉnh, huyện có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách số lao động đăng ký
đóng BHXH, đăng ký quỹ lương và số tiền đóng BHXH Định kỳ hàng tháng có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận việc đóng BHXH của từng lao động trong đơn vị và tiến hành ghi sổ BHXH Thực hiện việc tính lãi nộp
chậm nếu đơn vị không đóng BHXH đúng thời gian
Để thu nhận và quản lý số tiền thu nộp BHXH của các cơ quan, đơn vị, cơ quan BHXH tỉnh, huyện được mở hai tài khoản Một là, tài khoản chuyên thu tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện để giao dịch tiền thu nộp
BHXH của các đơn vị hành chính sự nghiệp và một số đơn vị doanh nghiệp có
Trang 14Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT tỉnh, huyện để thanh toán giao dịch tiền thu
BHXH của các doanh nghiệp và các đơn vị khác Vào các ngày 10, 25 hàng
tháng và 31/12 hàng năm, BHXH cấp huyện phải chuyển hết số tiền có trong hai tài khoản chuyên thu về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh Định kỳ
hàng tháng, vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng, BHXH tỉnh phải chuyển
hết số tiền có trong hai tài khoản chuyên thu về tài khoản chuyên thu của
BHXH Việt Nam, không được sử dụng tiền thu để chi cho bất cứ cơng việc gì Do tính chất đặc thù trong tổ chức hoạt động, các cơ quan thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh, huyện như Quân đội (Ban Chỉ huy Quân sự), Công an sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện việc thu nộp BHXH tập trung và chuyển cho cơ quan BHXH Việt Nam Các đơn vị này
có trách nhiệm ghi số BHXH về thời gian, mức đóng góp để làm căn cứ giải
quyết các chế độ BHXH cho người lao động
* Quy định về chỉ bảo hiểm xã hội
Đối tượng chỉ BHXH có thể là chính bản thân người lao động, cũng có thể là những thân nhân ruột thịt của người lao động (bố, mẹ, vợ chồng, con) trực tiếp phải nuôi dưỡng Đối tượng có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng nhiều hay ít, tuỳ thuộc mức độ đóng góp (thời gian đóng
góp và tiền lương làm căn cứ đóng góp), các điều kiện lao động và biến cố rủi ro mà người lao động mắc phải
Về kinh phí chỉ trả các chế độ BHXH, các đối tượng đã hưởng BHXH từ
01/01/1995 trở về trước được chỉ trả chế độ từ nguồn ngân sách nhà nước Các
đối tượng thụ hưởng BHXH được xét duyệt sau ngày 01/01/1995 được chỉ trả chế độ từ nguồn quỹ BHXH Cơ quan BHXH quản lý kinh phí và thực hiện chi trả các chế độ BHXH hàng tháng cho các đối tượng hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp phục vụ người bị tai nạn lao động, trợ cấp tuất, trợ cấp theo
Trang 15hiện trả các chế độ một lần, bao gồm: trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp khi người hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp hàng tháng đã nghỉ việc chết; trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, công nhân cao
su, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết; thực hiện quản lý kinh
phí chỉ trả các chế độ ốm đau, thai sản, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau cho người
lao động đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động có tham gia BHXH
Để quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí, BHXH tỉnh
được mở tài khoản chuyên chỉ tại Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT tỉnh, tiếp nhận kinh phí do BHXH Việt Nam cấp để chỉ trả cho đối tượng do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH cấp huyện chỉ trả cho các đối tượng hưởng BHXH do BHXH cấp huyện trực tiếp quản lý BHXH cấp huyện cũng được mở tài khoản chuyên chi tai Ngan hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện để
tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về và để chi trả cho đối tượng mà
mình quản lý
Khoản kinh phí trong tài khoản trên không được sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác, ngồi việc chi trả các chế độ BHXH Những quy định này giúp các đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí trong tài khoản của đơn vị cấp dưới thuận lợi hơn
Để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn quỹ BHXH, chỉ trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH, đồng thời không gây tồn đọng quỹ quá lớn tại các đơn vị dự toán cấp 2 (BHXH tỉnh) và cấp 3 (BHXH cấp huyện), việc dự toán phải được thực hiện tốt, sát với nhu cầu chi cho đối tượng ở địa phương
Về phương thức chi trả các chế độ BHXH, các đơn vị dự toán cấp 2 và
cấp 3 lựa chọn các phương thức chỉ trả cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương nhằm đảm bảo được nguyên tắc chi trả đúng chế độ, đầy đủ,
Trang 16Hiện nay, có hai phương thức chi trả đang được áp dụng là chỉ trả trực tiếp và chi trả gián tiếp Phương thức chi trả trực tiếp là việc cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống BHXH chỉ trả trực tiếp cho người được hưởng các chế độ BHXH Phương thức chỉ trả gián tiếp là việc cơ quan BHXH các cấp uỷ quyền cho các đơn vị sử dụng lao động, các Ban đại diện chỉ trả phường, xã, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban đại diện chi tra x4, phường) hoặc hệ thống Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thẻ (ATM) chỉ trả cho người được hưởng các chế độ BHXH
1.1.2.2 Tổ chức thực hiện thu, chỉ bảo hiểm xã hội
Theo quy định hiện hành, Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người
lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH BHXH Việt
Nam ban hành các mẫu hồ sơ hưởng BHXH, giấy chứng nhận hưu trí, giấy
chứng nhận trợ cấp BHXH hàng tháng; ban hành quy định về hồ sơ và quy
trình giải quyết các chế độ BHXH; ban hành các quy định quản lý nội bộ; đảm bảo các điều kiện vật chất thiết yếu phục vụ cho hoạt động bộ máy, đồng thời
hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra BHXH cấp dưới tổ chức thực hiện
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, BHXH tỉnh có tránh nhiệm tổ
chức hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động tổ chức thực hiện thu, ch BHXH
theo phân cấp quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn BHXH cấp huyện tổ chức thu
BHXH và thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động trên địa bàn, thông
qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể; ban hành các quy định phân cấp quản lý cho các cơ quan đơn vị trực thuộc; quy định cụ thể, giao trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý thu, chỉ BHXH cho các đơn vị trực thuộc; tích cực cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ tin học trong các hoạt động nghiệp vụ; phối hợp chặt chế với UBND các cấp, các sở, ngành, don
vị liên quan để chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHXH trên
Trang 17BHXH cấp huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và hướng dẫn của
BHXH tỉnh, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thu nộp BHXH và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động trên địa bàn; phối hợp chặt chế
với UBND xã, phường để thu BHXH của cán bộ chuyên trách và công chức
cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra các Ban đại diện chi trả xã, phường trong việc cấp phát lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng trên địa bàn xã, phường
Để đảm bảo chế độ, chính sách BHXH được thực hiện theo quy định của
pháp luật, BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm tuyên truyền
chế độ, chính sách BHXH nhằm nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHXH
Hiện nay, Báo BHXH, Tạp chí BHXH là cơ quan ngôn luận của BHXH Việt
Nam, là phương tiện thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách
BHXH, đưa chính sách BHXH của Đảng, Nhà nước đi vào thực tế cuộc sống
1.1.2.3 Kiểm tra, kiểm soát thu, chỉ bảo hiểm xã hội
Kiểm tra, kiểm soát thu, chỉ BHXH là một trong những nội dung quan trọng của quản lý BHXH Kiểm tra, kiểm soát trong quản lý BHXH gồm:
thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng như Thanh tra Nhà nước, Kiểm
toán Nhà nước, Thanh tra lao động, kiểm tra của tổ chức Đảng, tổ chức cơng đồn, hoạt động kiểm tra giám sát của các Đoàn Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, kiểm tra của cơ quan BHXH và kiểm tra liên ngành
Đối tượng kiểm tra, kiểm soát bao gồm việc trích nộp BHXH của các đơn
vị sử dụng lao động, hồ sơ tài liệu liên quan đến q trình đóng và thụ hưởng BHXH của người lao động; việc chi trả các chế độ BHXH tại các xã, phường của các Ban đại diện chỉ trả các xã, phường; việc quản lý và các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ ngành BHXH (BHXH cấp trên kiểm tra BHXH cấp dưới)
Hàng năm, BHXH tỉnh thực hiện các cuộc kiểm tra tại BHXH cấp huyện
Trang 18trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động; quyền và trách nhiệm của người lao
động trong quá trình tham gia và hưởng BHXH theo quy định của pháp luật
Quyền của người lao động khi tham gia BHXH là được cấp số BHXH; được nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời khi có yêu cầu;
được yêu cầu người sử dụng lao động và tổ chức BHXH cung cấp thông tin
về BHXH theo quy định của Luật BHXH; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo về BHXH Đồng thời, người lao động phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH: đóng BHXH đầy đủ, kịp thời; thực hiện nghiêm túc quy định về việc lập hồ sơ BHXH và bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định
Quyền của người sử dụng lao động là từ chối thực hiện những yêu cầu
không đúng quy định của pháp luật về BHXH và có quyền khiếu nại, tố cáo về
BHXH Mặt khác, đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của mình là đóng BHXH cho người lao động theo quy định của Luật
BHXH; bảo quản sổ BHXH của người lao động trong thời gian người lao động
làm việc; lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH; trả
trợ cấp BHXH cho người lao động; cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo
yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [ 33, tr.17-1§]
Việc xử lý vi phạm pháp luật về BHXH trước đây được thực hiện căn cứ vào Nghị định 113/2004/NĐ-CP và hiện nay thực hiện theo Nghị định
135/2007/NĐ-CP, ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BHXH Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
của chủ sử dụng lao động được quy định trong Nghị định này đó là hành vi
khơng đóng BHXH cho toàn bộ số người lao động thuộc diện tham gia BHXH
bắt buộc; đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt
buộc; đóng BHXH khơng đúng thời gian quy định; đóng BHXH không đúng
Trang 19động hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản; không lập hồ sơ hoặc không làm thủ tục để người lao động hưởng BHXH trong thời hạn 30 ngày; không trả trợ
cấp BHXH cho người lao động; không nộp hồ sơ để cơ quan BHXH cấp số
BHXH cho người lao động; không bảo quản tốt số BHXH của người lao động
dẫn đến sổ mất mát, hư hỏng, sữa chữa, tẩy xố; khơng cung cấp thông tin hoặc báo cáo sai về BHXH cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyên khi có
yêu cầu
Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của người lao động là khơng
đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc hoặc thoả thuận với chủ sử dụng lao động
không nộp BHXH bắt buộc; kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy
xoá trong tài liệu hồ sơ liên quan đến việc hưởng BHXH; không cung cấp
thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho chủ sử dụng lao động và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; làm giả hồ sơ để hưởng BHXH
1.1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội
Để triển khai thực hiện chính sách BHXH theo Điều lệ BHXH, ngày
16/2/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt
Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương do ngành Lao động-Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang quản lý
Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg, ngày 24/01/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam về BHXH Việt Nam, ngày 06/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
Chính phủ thành lập Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam bao gồm đại
điện của Bộ Lao động-TBXH, Bộ Tài chính, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam và BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý, chỉ
Trang 20Hội đông quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ như sau
- Thẩm định kế hoạch hoạt động hàng năm, giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch của tổ chức BHXH
- Quyết định hình thức đầu tư quỹ BHXH theo đề nghị của tổ chức BHXH
- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn
hệ thống tổ chức của BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các
chức danh lãnh đạo của tổ chức BHXH [33, tr.66]
Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ có chức năng thực hiện các chế độ chính sách BHXH và quản lý sử dụng các quỹ BHXH theo quy định của pháp luật BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương Ở Trung ương là BHXH Việt Nam; ở tỉnh, thành phố là BHXH tỉnh, thành phố; ở
huyện, thị xã, thành phố là BHXH huyện, thị xã, thành phố
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau
- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH và kế hoạch năm năm về thực hiện chính sách BHXH; đề án bảo
tồn và tăng trưởng quỹ BHXH
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách BHXH; thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện; chỉ các khoản trợ cấp về BHXH cho đối tượng
tham gia BHXH đây đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định
- Cấp các loại sổ, thẻ BHXH
- Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ
- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà
nước có liên quan về sửa đổi, bổ sung chính sách BHXH, cơ chế quản lý quỹ,
Trang 21- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết chế độ
BHXH và nghiệp vụ thu, chỉ BHXH theo thẩm quyền
- Kiểm tra việc thu chi BHXH đối với các cơ quan đơn vị, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sử dụng lao động để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
- Từ chối việc chi trả các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia BHXH không đủ điều kiện hưởng hoặc khi khơng có căn cứ pháp lý về các hành vi
giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng BHXH
- Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định của pháp luật về chế độ
BHXH cho đối tượng tham gia BHXH
- Giải quyết khiếu nại tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện
chính sách BHXH
- Lưu trữ hồ sơ đối tượng tham gia và hưởng BHXH
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện công
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHXH - Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, các tổ chức
chính trị xã hội ở Trung ương và địa phương, các bên tham gia BHXH để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách BHXH - Quản lý công chức viên chức, tài chính, tài sản và thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh như sau
+ Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách chế độ BHXH, cấp các loại sổ, thẻ BHXH
Trang 22+ Tổ chức quản lý, lưu giữ hồ sơ các đối tượng hưởng BHXH
+ Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng đúng
quy định
+ Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, chế độ kế tốn thống
kê theo quy định của Nhà nước và BHXH Việt Nam
+ Kiểm tra thực hiện chế độ thu, chi BHXH đối với các tổ chức sử dụng
lao động, cá nhân Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan pháp
luật để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
+ Giải quyết khiếu nại tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền
+ Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền về BHXH
+ Tổ chức ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, điều hành hoạt động
+ Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức tài chính và tài
sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam
- Nhiệm vụ, quyên hạn của Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố như sau + Xây dựng chương trình kế hoạch cơng tác năm trình Giám đốc BHXH
tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện
+ Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu theo phân cấp của BHXH tỉnh
+ Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH do BHXH chuyển đến theo phân cấp Theo dõi việc thay đổi địa chỉ danh sách tăng giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi tra
+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH để giải quyết theo thẩm
quyền hoặc báo cáo BHXH tỉnh xem xét giải quyết
Trang 23+ Thực hiện công tác tuyên truyền về BHXH
+ Quản lý công chức viên chức, tài chính và tài sản theo quy định phân cấp của BHXH tỉnh
1.2 PHAN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
Có thể nói, phân cấp quản lý hiện đang được áp dụng khá phổ biến trong các hệ thống quản lý lớn, nhỏ ở nhiều ngành, lĩnh vực và ở nhiều quốc gia
Khi đề cập tới phân cấp quản lý của cơ quan Nhà nước ở phạm vi quốc gia, các tác giả cuốn" Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" đã đưa ra khái niệm phân cấp quản lý
như sau:
Phân cấp quản lý là việc tái cơ cấu hay tổ chức lại thẩm quyền
để tạo ra một hệ thống cùng chịu trách nhiệm giữa các cơ quan Nhà
nước ở cấp Trung ương và các cấp địa phương, qua đó, tăng cường chất lượng và hiệu quả toàn diện của hệ thống quản lý, nâng cao thẩm
quyền và năng lực của các cấp chính quyên địa phương [I, tr.29]
Tuy nhiên, nếu xem xét phân cấp quản lý nói chung, chúng ta có thể hiểu
rằng phân cấp là việc tái cơ cấu hay tổ chức lại thẩm quyền để tạo ra một hệ
thống cùng chịu trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý các cấp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Chúng tơi nhất trí với các tác giả trên về khái niệm phân cấp quản lý Van dụng khái niệm này vào quản lý thu, chỉ BHXH, chúng ta có thể xác định phán cấp quản lý thu, chỉ BHXH là việc tái cơ cấu hay tổ chúc lại thẩm quyền để tạo ra một hệ thống cùng chịu trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý BHXH các cấp (Trung ương, tỉnh!thành phố, huyện/quán/thị xã) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu, chỉ BHXH
Trang 24của cơ quan quản lý BHXH các cấp Phân cấp quản lý nói chung và phân cấp
quản lý thu, chỉ BHXH nói riêng chính là sự vận dụng nguyên tắc tập trung
trong quản lý Phân cấp quản lý thu, chỉ BHXH là phương thức đảm bảo sự tham gia đông đảo của các thành viên, của cộng đồng vào quá trình ra quyết định quản lý Việc cho phép các thành viên, các chủ thể quản lý ở cấp dưới tự giải quyết những nhu cầu có tính ưu tiên của mình sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, hình thành được bộ máy quản lý cởi mở, thân thiện và gần dân hơn Phân cấp quản lý cho phép phá vỡ tính cứng nhắc của sự tập trung quyền lực, đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo, sát thực tiễn của các quyết định quản lý, theo đó, các chế độ, chính sách BHXH của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn
Phân cấp quản lý thu, chỉ BHXH được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Nếu căn cứ vào các khâu của chu trình quản lý có thể có phân cấp quản lý trong lập kế hoạch, thu, chi BHXH, phân cấp trong tổ chức thực hiện thu,
chi BHXH, phân cấp trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi BHXH
Phân cấp quản lý thu, chí BHXH cũng có thể được thực hiện ở hai giai đoạn của hoạt động BHXH đó là phân cấp quản lý thu BHXH và phân cấp quản lý chỉ BHXH
Nếu xét về tầm quản lý, có thể có phân cấp quản lý thu, chỉ BHXH ở cấp
Trung ương và địa phương (phân định thẩm quyền quản lý giữa BHXH Việt
Nam và BHXH ở địa phương)
Phân cấp quản lý thu, chi BHXH cịn có thể được thể hiện ở phân cấp về phạm vi thẩm quyền ra quyết định quản lý thu, chỉ BHXH, phân cấp về tổ
chức bộ máy, biên chế, phân cấp về kiểm tra xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý thu, chỉ BHXH Cách tiếp cận về phân cấp quản lý thu chỉ
BHXH này sẽ được sử dụng trong đề tài
1.2.2 Nguyên tắc phân cấp quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội
Phan cấp quản lý thu, chỉ BHXH được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
Trang 25Nguyên tắc này đòi hỏi việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và đối tượng quản lý thì giao cho cấp đó quản lý, thực hiện Cấp trên chỉ quản lý những việc mà cấp dưới không quản lý được, không thực hiện được hoặc quản lý, thực hiện không hiệu quả
Ở cấp quản lý càng cao, phạm vi mà chủ thể quản lý bao quát càng rộng,
đối tượng càng xa chủ thể quản lý những quyết định/tác động của chủ thể
quản lý càng khó chính xác, dễ bị quan liêu, không kịp thời
Việc phân cấp quản lý cho cấp dưới không chỉ khắc phục được những hạn chế trên mà còn giảm bớt áp lực công việc cho chủ thể quản lý cấp trên, bảo đảm các mục tiêu được thực hiện một cách tốt nhất
Hai là, nguyên tắc hài hoà trong phân cấp quản lý
Nguyên tắc này đòi hỏi các nội dung phân cấp quản lý phải phù hợp với nhau, không mâu thuẫn chồng chéo nhau Phân cấp quản lý lập kế hoạch thu, chi BHXH phải phù hợp với phân cấp tổ chức thực hiện và phù
hợp với phân cấp kiểm tra, kiểm soát quản lý thu, chi BHXH Phân cấp
quản lý thu, chỉ BHXH phải phù hợp với phân cấp quản lý tổ chức bộ máy
quản lý BHXH Tổ chức quản lý BHXH được tổ chức thành một hệ thống
gồm nhiều cấp, mỗi cấp có nhiệm vụ quyền hạn nhất định Nguồn quỹ BHXH là nguồn tài chính được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động để đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo quy định của pháp luật nên cũng phải được tổ chức
cho phù hợp với cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lý, sử dụng Bên cạnh đó,
việc phân cấp quản lý thu, chỉ BHXH cũng cần chú ý tới quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý nhà nước của UBND các cấp, đảm bảo sự phối hợp
nhịp nhàng trong việc tổ chức thực hiện
Ba là, nguyên tác đảm bảo quản lý tập trung thống nhất nguồn quỹ BHXH ở cấp Trung ương đồng thời bảo đảm tính độc lập tương đối của cấp
Trang 26Đây thực chất là một hình thái của nguyên tắc tập trung dân chủ trong phân cấp quản lý thu, chỉ BHXH Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của cấp Trung ương trong việc quản lý, điều hành, đầu tư tăng trưởng, đảm bảo an toàn quỹ và đảm bảo nguồn chỉ BHXH cho các đối tượng trên toàn quốc Việc tạo cho cấp tỉnh, huyện có sự độc lập tương đối là rất cần thiết nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương trong việc khai thác, phát triển đối tượng, nguồn thu và thực hiện kịp thời chế độ chính sách BHXH, gắn trực tiếp với quyền lợi của người lao động Mức độ độc lập của cấp tỉnh, huyện còn được thể hiện ở chỗ được giao cho những quyền hạn nhất định trong việc xây dựng các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động thu, chi BHXH của cấp mình, chỉ chịu sự ràng buộc vào cấp trên ở những vấn đề có tính ngun tắc, quy định, định hướng lớn để không ảnh hưởng mục tiêu chung Cần tránh sự can thiệp quá sâu của cấp trên vào các hoạt động, điều hành của cấp dưới
Bốn là, nguyên tắc rõ ràng, minh bạch trong phân cấp quản lý thu, chỉ BHXH
Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân định cụ thể việc khai thác mở rộng đối
tượng quản lý nguồn thu BHXH và thực hiện nhiệm vụ chỉ BHXH của từng cấp; làm rõ nguồn thu BHXH và chi BHXH nào thuộc thẩm quyền quản lý toàn diện của cấp Trung ương, nguồn thu và nhiệm vu chi nao giao cho cấp ở
địa phương quản lý và tổ chức thực hiện Từ đó làm rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của từng cấp, tạo điều kiện để các cấp chủ động thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn, hạn chế tình trạng trông chờ, ÿ lại cấp trên
Việc phân cấp không rõ ràng sẽ dẫn đến trùng lắp, chồng chéo trong thực
hiện nhiệm vụ thu chỉ BHXH, gây thất thoát, lãng phí
Năm là, nguyên tắc công bằng
Phân cấp quản lý BHXH phải tuân thủ nguyên tắc công bằng, hạn chế
Trang 27các vùng của lãnh thổ bởi lẽ có những địa phương, vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì khả năng khai thác nguồn thu sẽ lớn Ngược lại ở những
vùng, địa phương còn nhiều khó khăn thì việc khai thác nguồn thu sẽ rất kém
Hoặc ở những địa phương có số đối tượng hưởng BHXH lón, kinh phí chỉ trả nhiều thì mức lệ phí chi trả sẽ lớn, ngược lại những địa phương có đối tượng ít thì mức lệ phí chi trả thấp Do vậy không thể có cách xử sự đơn giản, áp dụng như
nhau cho tất cả các địa phương để tránh sự mất công bằng trong hưởng thụ 1.2.3 Nội dung phân cấp quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội ở địa phương
1.2.3.1 Phân cấp về thẩm quyên quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội
* Phân cấp về thẩm quyền quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 22/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH
Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu theo Luật BHXH đã xác định
phân cấp về thẩm quyền quản lý thu BHXH cho BHXH tỉnh, huyện
Theo quy định này, BHXH tỉnh có thẩm quyền trong việc xây dựng quản
lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn;
xây dựng kế hoạch thu báo cáo BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm và thực hiện phân bổ dự toán thu BHXH cho BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam giao dự toán; hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện cơng
tác thu, cấp sổ, thẻ theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH cấp huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và quyết toán với BHXH
Việt Nam; quản lý tiền thu theo chế độ tài chính hiện hành; hàng quý, có trách
nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu được giữ lại; thực hiện việc tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá
nhân, tập thể, đơn vị về BHXH
Đối với cấp huyện, BHXH huyện có thẩm quyền trong lập kế hoạch thu nộp BHXH trên địa bàn báo cáo BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm; tổ
Trang 28các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện; quản lý tiền thu theo chế độ
tài chính hiện hành; thực hiện việc tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp
chậm; hàng quý, có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu được giữ lại; hướng dẫn các cá
nhân, đơn vị, tổ chức thực hiện ghi tờ khai cấp số BHXH và thực hiện ghi chép theo dõi q trình đóng BHXH của các cá nhân, đơn vị; thực hiện công tác
tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá nhân, tập thể, đơn vị về BHXH * Phân cấp về thẩm quyền quản lý chỉ bảo hiểm xã hội
Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH
Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH, thẩm quyền của BHXH tỉnh, huyện trong quản lý chỉ BHXH được quy định rất cụ thể
BHXH tỉnh có trách nhiệm lập dự toán chỉ BHXH hàng năm báo cáo BHXH Việt Nam và thực hiện hướng dẫn, phân bổ dự toán chỉ BHXH cho
BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt; cấp phát kinh phí
và lập danh sách chi trả cho các đối tượng để BHXH cấp huyện tổ chức chi
trả, đồng thời định kỳ xét duyệt quyết toán chi cho BHXH cấp huyện; trực tiếp chỉ trả, quyết toán chi chế độ 6m đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu; thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, báo cáo thống kê, lưu trữ chứng từ đúng quy định, đảm bảo chỉ trả đầy đủ, kịp thời cho người lao động; tạm dừng chỉ trả chế độ khi đối tượng xuất cảnh trái phép, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc đang chấp hành phạt tù nhưng không được hưởng án treo; thu hồi số tiền đối tượng hưởng sai khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
BHXH cấp huyện có trách nhiệm lập dự toán chỉ BHXH cho các đối
tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện báo cáo BHXH tỉnh; tổ chức xét duyệt
chỉ trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị trực tiếp quản lý thu theo phân cấp; thực hiện chỉ trả trực tiếp hoặc ký kết hợp
Trang 29tượng thụ hưởng và thực hiện quyết toán chỉ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn; tạm dừng chỉ trả chế độ khi đối tượng xuất cảnh trái phép, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc đang chấp hành phạt tù nhưng không được hưởng án treo; thu hồi số tiền đối tượng hưởng sai khi có kết luận của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc việc ghi chép sổ sách kế toán
và báo cáo tài chính với BHXH tỉnh theo quy định
Ban đại diện chi trả xã, phường được uỷ quyên quản lý chi BHXH có trách nhiệm nhận tiền mặt do BHXH huyện cấp ứng từ Ngân hàng Nông
nghiệp & PTNT cấp huyện, vận chuyển về các điểm chỉ trả để cấp phát cho
các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn xã, phường: chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo danh sách chi trả do BHXH tỉnh lập; thực hiện việc báo cáo tăng, giảm và thu hồi những khoản đã chi sai chế độ cho các đối tượng thụ hưởng;
thực hiện báo cáo quyết tốn kinh phí với BHXH huyện
1.2.3.2 Phân cấp về kiểm tra, kiểm soát thu, chỉ bảo hiểm xã hội
Quyết định số 3592/QĐÐ-BHXH, ngày 27/12/2006 và Quyết định số
3591/QD-BHXH, ngày 27/12/2006 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về
việc ban hành Quy định công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của
BHXH Việt Nam đã xác định Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm giúp Tổng
giám đốc BHXH Việt Nam trong việc quản lý thực hiện chế độ chính sách, quản lỹ quỹ BHXH theo quy định của pháp luật BHXH tỉnh có nhiệm vụ
kiểm tra và phối hợp với các tổ chức thanh tra, kiểm tra khác để kiểm tra các
hoạt động về BHXH trong phạm vi quyền hạn được giao
Theo quy định này, việc phân cấp công tác kiểm tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo được quy định như sau:
BHXH tỉnh có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện thu, chỉ BHXH của BHXH cấp huyện; kiểm tra các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia và thụ
hưởng các chế độ BHXH trong phạm vi tỉnh Giám đốc BHXH tỉnh là người
Trang 30Giám đốc BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người bị tố cáo
thuộc thẩm quyền quản lý của BHXH tỉnh; có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp và giải quyết những khiếu nại mà Giám đốc BHXH huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
Trưởng phòng kiểm tra của BHXH tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các
ban, phòng nghiệp vụ để xây dựng chương trình cơng tác kiểm tra hàng năm;
trình người có thẩm quyên ra quyết định kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra; đôn đốc, theo dõi việc kiểm tra nội bộ, việc tự kiểm tra tại các đơn vị sử dụng
lao động, việc thực hiện xử lý sau kiểm tra, kiến nghị việc phúc tra khi thấy
cần thiết
BHXH cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lần đầu đến BHXH tỉnh
Như vậy, theo quy định, BHXH cấp huyện chưa được giao thẩm quyền
kiểm tra việc thực hiện thu, chỉ BHXH của các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham
gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, đại diện chỉ trả xã, phường; chưa được giao thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo
1.2.3.3 Phân cấp về quản lý bộ máy tổ chức và cán bộ bảo hiểm xã hội Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã quy định, đứng đầu cơ quan BHXH tỉnh là Giám đốc BHXH tỉnh Giám đốc quản lý điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc Ban Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp quản lý điều hành các trưởng phòng chức năng Các trưởng phịng chức năng có các phó trưởng phòng giúp việc Họ là những người quản lý trực tiếp các
Trang 31vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và giúp Giám đốc BHXH tỉnh trên những
lĩnh vực đó
Ở cấp huyện, Giám đốc BHXH huyện quản lý cơ quan cũng theo chế độ thủ trưởng Giám đốc BHXH huyện cùng các Phó giám đốc (những người giúp việc cho Giám đốc) quản lý công chức viên chức thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của BHXH huyện Dưới quyền quản lý của Giám đốc BHXH huyện chỉ có
các cơng chức, viên chức, khơng có cấp quản lý trực thuộc
Về phân cấp quản lý cán bộ, Quyết định số 1556/QĐ-BHXH-TCCB ngày 29/10/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định như sau:
Đối với công chức, viên chức trong biên chế khung và lao động hợp đồng
theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thống nhất
quản lý Trưởng ban, Phó trưởng ban của BHXH Việt Nam; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Báo BHXH, Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Tạp chí BHXH;
Trưởng phịng, Phó trưởng phòng trực thuộc các ban của BHXH Việt Nam; Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc BHXH huyện; Trưởng phòng, Phó trưởng phịng chức năng thuộc BHXH tỉnh; công chức
ngạch chuyên viên chính và cán bộ, công chức thuộc cơ quan BHXH Việt
Nam; kế toán trưởng các đơn vị dự toán cấp II (BHXH tỉnh), cấp III (BHXH cấp huyện) Giám đốc BHXH tỉnh được phân cấp quản lý chức danh còn lại
Trên cơ sở biên chế khung được giao, BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu biên chế cho BHXH cấp tỉnh dựa vào số phòng chức năng trực thuộc, số đơn vị trực thuộc, số đơn vị hành chính cấp huyện, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH, vị trí địa lý, .Trên cơ sở tổng biên chế được giao, BHXH cấp tỉnh có nhiệm vụ phân bổ cho BHXH cấp huyện quản lý sử dụng
Về tuyển dụng vào biên chế khung, BHXH Việt Nam thực hiện thông
Trang 32Nam quản lý, Giám đốc BHXH tỉnh được ra quyết định tiếp nhận sau khi có ý kiến phê duyệt của BHXH Việt Nam Việc tiếp nhận các chức danh còn lại, Giám đốc BHXH tỉnh chủ động quyết định kể cả việc ký hợp đồng với người lao động để đảm nhiệm các chức danh bảo vệ, lái xe, tạp vụ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, thuyên chuyển đối với
các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh; kế toán trưởng các đơn vị
dự toán cấp II do Tổng giám đốc trực tiếp quyết định Đối với các chức danh
cơng chức viên chức cịn lại nhưng thuộc diện BHXH Việt Nam quản lý,
Giám đốc BHXH tỉnh quyết định khi có văn bản phê duyệt của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Các chức danh còn lại do Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp quyết định
Về nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch công chức, BHXH Việt Nam thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch công chức, nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ công chức toàn ngành; thực hiện nâng bậc lương định kỳ đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh Đối với các chức danh còn
lại Tổng giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện trên cơ sở đề nghị của BHXH cấp huyện, các phòng chức năng
Về thực hiện các chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức ngành BHXH, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trực tiếp thông báo và ra quyết định nghỉ việc và hưởng chế độ BHXH cho cán bộ công chức toàn ngành; trực tiếp ra quyết định thực hiện chế độ BHXH đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh Việc thực hiện chế độ BHXH đối với các chức danh còn
lại uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh trên cơ sở hồ sơ lý lịch BHXH tỉnh
đang quản lý
Trang 33chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp đối với các chức danh từ cấp ban, lãnh đạo BHXH cấp tỉnh trở lên Việc quyết định cử cán bộ đi bồi dưõng lý luận chính trị, quản lý nhà nước chương trình chuyên viên,
chuyên viên chính, học đại học, cao đẳng được Tổng giám đốc uỷ quyền cho
Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện
Về đánh giá công chức hàng năm, Tổng giám đốc trực tiếp đánh giá, nhận xét đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh Việc
nhận xét, đánh giá các chức danh còn lại do Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện
Như vậy theo quy định hiện hành, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định cơ cấu tổ chức của BHXH cấp tỉnh, huyện; quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; quyết định biên chế của BHXH tỉnh
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện một số nội dung quản lý và phân bổ biên chế cho BHXH cấp huyện
Trang 34Chương 2
THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH THANH HÓA
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TÍNH THANH HỐ VÀ
QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ
HỘI THANH HOÁ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng
đến phân cấp quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thanh Hóa nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1560 km về phía Bắc Thanh Hố có diện tích tự nhiên 11.120,34 km” (bằng 3,4% diện tích cả nước), với 01 thành phố cấp II; 02 thị xã và 24 huyện với 634 xã, phường, thị trấn Địa hình Thanh Hoá
đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, với 1/2 diện tích là đồi núi được chia
thành 3 vùng theo địa giới hành chính Vùng trung du, miền núi gồm II
huyện, với diện tích 7.984,4 km’, chiếm 71,8% diện tích tồn tỉnh Vùng đồng
bằng được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, Sông Chu, sông Yên, sông Hoạt
bao gồm 10 huyện, thị xã, thành phố, có diện tích 1.901,58 km,“ chiếm 17,1%
diện tích tồn tỉnh Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã chạy dọc theo bờ biển,
với diện tích 1.234,36 km, chiếm 11,1% diện tích tồn tỉnh
Điều kiện tự nhiên của Thanh Hố có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Kinh tế phát triển sẽ là điều kiện tốt để thu hút ngày càng đông số
lao động tham gia và hưởng chính sách BHXH
Trang 352.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Thanh Hóa là tỉnh đông dân đứng thứ hai trong 64 tỉnh, thành phố của
cả nước Tính đến 31/12/2006, dân số toàn tỉnh là 3.681.970 người, chiếm
4,4% dân số của cả nước Dân số trong độ tuổi lao động là 2.279.777 người, chiếm trên 61,9% dân số Trong đó, lao động làm nông nghiệp chiếm 75,2% Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người
Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 dat 10,2 % ( tốc độ tăng GDP thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3%) GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt
519,5 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000 Các thành phần kinh tế tiếp tục phát
triển, tạo động lực mới cho nên kinh tế của tỉnh Các doanh nghiệp Nhà nước
đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu Số lượng các doanh nghiệp tăng
nhanh Năm 2007 đã có 760 doanh nghiệp thành lập mới Hiện nay, tồn tỉnh
có 4615 doanh nghiệp Kinh tế hợp tác được đổi mới và phát triển đa dạng Cả
tỉnh hiện có 1.020 hợp tác xã; 26.265 tổ hợp tác Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển Mơ hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả Toàn tỉnh hiện có 3.655 trang trại
Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh
như: Cảng Nghi Son, nhà máy lọc hoá dâu Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, cơng trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đặt, khu công nghiệp Tây Bắc Ga thành phố Thanh Hóa.v.v
Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện Tỷ lệ tăng dân số năm 2006 là 7,8%ø Tuổi thọ trung bình của người
dân được nâng lên từ 69,4 tuổi (năm 1989) lên 71,5 tuổi (năm 2006) Tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chí mới là 30,81% năm 2006 Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm
Trang 36Như vậy, có thể thấy rằng tỉnh Thanh Hố có điều kiện kinh tế, xã hội
rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân và thu hút nhiều lao động tham gia và hưởng BHXH
Tuy nhiên, điều kiện địa bàn rộng, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh
sống, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp cũng là khó khăn khơng nhỏ đối với quản lý thu, chỉ BHXH Đặc biệt, việc đảm bảo chỉ trả cho các đối tượng hưởng BHXH một cách thuận tiện, an toàn, đúng kỳ, đủ số là một vấn đề khá nan giải đối với cơ quan quản lý BHXH Thanh Hoá
2.1.2 Quá trình hình thành hệ thống tổ chức quản lý Bảo hiểm xã
hội Thanh Hoá
Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH trong cả nước, BHXH Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-BHXH ngày 15/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Sở
Lao động Thương binh & xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh và Sở Tài chính
Ngày 24/01/2002, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam về BHXH Việt Nam,
BHXH Thanh Hoá tiếp tục tiếp nhận bàn giao tài chính, tài sản và công chức, viên chức của BHYT tỉnh
Theo Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 của
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Thanh Hoá là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản
lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa BHXH
cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, đặt tại huyện nằm trong hệ thống
tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ
Trang 37của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân huyện
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa có 375 cán bộ công chức,
viên chức làm việc tại văn phòng BHXH tỉnh và các đơn vị trực thuộc
BHXH tỉnh có 9 phịng chức năng gồm: phòng Tổ chức Hành chính; phịng Kế hoạch Tài chính; phịng Thu; phịng Bảo hiểm tự nguyện; phòng
Giám định chi; phòng Chế độ chính sách; phịng Quản lý Hồ sơ; phịng Cơng nghệ thơng tin và phịng Kiểm tra Ngồi ra cịn có 27 đơn vị trực thuộc
BHXH tỉnh đó là Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Thanh Hóa
Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
Thu Chế Kế Giám Kiểm Công Bảo Quản Tổ
BHXH độ hoạch định tra nghệ hiểm lý chức
chính tài chỉ thông Tự hồ Hành
sách chính tin nguyện SƠ chính
Trang 382.2 THUC TRANG QUAN LY VA PHAN CAP QUAN LY THU, CHI BAO HIỂM XÃ HỘI Ở TÍNH THANH HĨA
2.2.1 Thực trạng quản lý thu, chỉ bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa 2.2.1.1 Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội
Trước 01/9/1995, quản lý thu BHXH ở tỉnh Thanh Hoá do Sở Tài chính Vật giá và Cục Thuế Thanh Hoá thực hiện theo Nghị định 43/CP ngày
22/6/1993 của Chính phủ
Từ 01/9/1995 đến nay, BHXH Thanh Hoá là cơ quan duy nhất thực hiện
quản lý thu BHXH theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và hiện nay thực hiện quản lý thu
BHXH theo Luật BHXH
Trong thời kỳ đầu, quản lý thu BHXH ở Thanh Hoá cịn nhiều khó khăn,
chưa ổn định Việc thu chưa đầy đủ, đúng kỳ hạn Nguyên nhân của tình trạng trên là do tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý BHXH mới được thành lập Việc quản lý điều hành của bộ máy chưa ổn định, cơ sở vật chất còn thiếu, trụ sở làm việc chưa có Đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lý thu BHXH Mặt khác, chủ sử
dụng lao động và người lao động còn mang nặng tư tưởng bao cấp, chưa nhận
thức đầy đủ về quyên lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH Hơn nữa, trong thời kỳ
đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, người lao
động khơng có việc làm, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ (ví dụ các nông, lâm trường ), người lao động nhận khốn cơng việc
theo mùa vụ
Tuy nhiên, trong hơn mười năm qua, quản lý thu BHXH ở Thanh Hố đã có nhiều tiến bộ và dần dần đi vào ổn định Đặc biệt từ năm 2003 đến nay,
quản lý thu BHXH ở Thanh Hố đã có nhiều chuyển biến rõ nét Công tác tổ chức quản lý thu BHXH có nhiều đổi mới, cải tiến, chương trình phần mềm tin
Trang 39Công tác kiểm tra việc thực hiện thu nộp BHXH ở các đơn vị được thực hiện
có kết quả; chất lượng các cuộc kiểm tra về quản lý thu BHXH được thực hiện tốt
hơn Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH để nâng cao nhận thức
cho chủ sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH cũng được đẩy
mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu
Với những đổi mới quản lý thu BHXH đó đã mang lại những kết quả tích cực Đối tượng quản lý thu BHXH đã liên tục tăng lên về số lượng Quỹ lương
trích nộp BHXH cũng liên tục tăng Nếu như năm 1995, BHXH Thanh Hoá mới
chỉ quản lý được 711 đơn vị sử dụng lao động tham gia đăng ký đóng BHXH với
86.723 người, đến 31/12/2007, con số đó đã tăng lên 4.934 đơn vị với 147.170
người tham gia BHXH (xem thêm phụ lục 1, phụ lục 2)
Số tiền thu BHXH của các đơn vị tham gia BHXH trong tồn tỉnh cũng
khơng ngừng tăng lên (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Kết quả thu BHXH của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2003 đến năm 2007 DVT: Triéu dong
TT| Loạihìnhđơnvj | Năm 2003 |Năm2004 | Năm 2005 |Năm 2006 | Năm 2007 1 |Hành chính sự nghiệp 120.898/6| 124.889,6| 147.1338| 203.931,6| 249.553,6 2 |Doanh nghiép nha nước 60.293] 54.812) 597058| 580844| 58.353,6 3 |Doanh nghiệp liên doanh 3389| 40358| 44656| - 5.3372 5.928 4 |DN ngoài quốc doanh 108468 166456| 305846| 604306 830352
5 |Xã, phường 12.943) 128982| 14216/2| 20.1624| 25.045
6 |Ngoai cong lap 3.662,8| 4.327,4 6.1908 9.279| 12.747
7 |Hop tac xã 147,3 6194| 1.27.4] 2.0846 2.938
8 |Hộ SXKD cá thể 0 35,9 256,8 767,2| 1.156,6
Téng sé 212.180,5| 218.263,9/ 263.774] 359.9524| 438.757
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá [2]
Cơ quan BHXH tỉnh, huyện thực hiện quản lý số tiền thu nộp BHXH của
Trang 40quản lý thu BHXH ở Thanh Hố đã khơng để xảy ra tình trạng mất tiền thu BHXH, sử dụng tiền thu BHXH sai mục đích hoặc tồn đọng tiền thu BHXH ở các địa phương Hàng năm, BHXH Thanh Hoá đều hoàn thành và vượt mức
chỉ tiêu được giao về thu BHXH Năm 2003 và 2004 toàn ngành thu BHXH so
với kế hoạch được giao vượt 1%, năm 2005 và 2006 thu vượt 7 %, năm 2007 thu vượt 4%
Cùng với tổ chức việc thu nộp BHXH, công tác kiểm tra, kiểm soát thu
BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động cũng đạt được những kết quả nhất định Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, những sai phạm chủ yếu của các đơn vị sử dụng lao động như kê khai không đầy đủ số lao động bắt buộc
tham gia BHXH, né tránh việc tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng dưới
ba tháng, kê khai mức lương thấp để giảm mức đóng BHXH, nộp chậm BHXH, dây dưa nợ đọng BHXH; cấp và quản lý số BHXH chưa chặt chẽ,
không đủ các căn cứ pháp lý về tuổi đời và thời gian công tác đã từng bước
chấn chỉnh Những năm qua, BHXH tỉnh đã thu hồi hàng tỷ đồng số tiền
BHXH mà các đơn vị còn nợ đọng Chỉ tính riêng từ năm 2005 đến nay, đã thu hồi 184 triệu đồng tiền sai phạm; yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh 405 số BHXH
thiếu căn cứ pháp lý về tuổi đời và thời gian công tác
Bên cạnh những thành công đã đạt được, quản lý thu BHXH ở Thanh
Hố cịn có ba hạn chế chính
Thứ nhất, việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH đối với chủ sử
dụng lao động và người lao động chưa hiệu quả, còn dàn trải, chưa đi vào
chiều sâu, thiếu trọng tâm trọng điểm
Thứ hai, việc kiểm tra của cơ quan quản lý thu BHXH đối với các đơn vị
sử dụng lao động cịn rất ít và chưa thường xuyên Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thu BHXH và các cơ quan chức năng trong kiểm tra, thanh tra các đơn
vị sử dụng lao động cũng rất khiêm tốn Từ năm 2003 đến năm 2007, trong số
196 cuộc kiểm tra, chỉ có 89 cuộc kiểm tra tại đơn vị sử dụng lao động; 08