1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

118 442 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 16,48 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC ——a4‡>—— Trang 098000670075 ~ .,.ÔỎ 1 CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN VAY 7

VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NTVN GIAI ĐOẠN 2005-2007 8 1.1.Khái quát chung về NHTMCP NTVN — Vieteombank § 1.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cỗ phần

ngoại thương Việt Nam - (c2 1119219919211 TH Hy §

1.1.1.1 Lịch sử hình thành - 2: 22¿©5++22++22EE£EEESEEECEExrrrkrrrkrrrrkrrrree 8 1.1.1.2 Các giai doan phat triém c ccccccccsccccessesseesesssesesseessessessessessesseeseeseese 9 1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHTMCP NTVN 10

1.1.3 Khái quát tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHTMCP NTVN giai /202005020 y3 11 1.1.3.1 Tình hình kinh doanh của NHTMCPNTVN + 12

1.1.3.2 Tình hình hoạt động đầu tư 2-2 2+2++EE+2E££E+zE+zEezxzxezreee 14

1.1.3.2.1 Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHTMCP NTVN 14

1.1.3.2.2 Hoạt động tín dụng + + x3 * + SEEiEsrrsrerrerrrrrres 15

1.1.3.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tẾ -2- 2 ¿222 +x£E+2z£+E+zxzzxee 18

1.1.3.2.4 Hoạt động kinh doanh thẻ 55+ 25+ +S+‡s*++e+esexezersereess 19

1.1.3.2.5 Hoạt động ngân hàng đại lý . c5 + s+ksssersseesee 21

Trang 2

1.1.3.2.7 Hoạt động cho thuê tài chính (VCBLeaCo) - ‹ 5+s+ 5+ 22

1.1.3.2.8 Hoạt động đầu tư trung và dài hạn - - +55 s Sex ++xvxsexss 23

1.2 Hoạt động thâm định vay vốn đối với các dự án đầu tư ngành dệt may tại

)Js i20 ải 11 24

1.2.1 Đặc thù dự án ngành dệt tại Việt Nam - - -5++«+++x<+ex+x++ 24

1.2.2 Quy trình thâm định dự án đầu tư tại NHTMCP NTVN 29

1.2.3 Tổ chức thâm định dự án đầu tư tại NHTMCP NTVN .- 30

1.2.4 Nội dung và phương pháp thâm định với các dự án vay vốn ngành dệt tại NHTMCP NTVN - HH HH HH HH He 31

1.2.4 Phân tích minh họa thâm định dự án đầu tư “Mua sắm máy móc thiết bị

cho nhà máy sợi thuộc tổng công ty đệt may Hà Nội - Hanosimex” 43

1.2.5 Nhận xét về công tác thẩm định đối với “dự án mua sắm thiết bị Tổng

lÒI 8à 619 0005.8000 69

1.2.5.1 Những thuận lỢI - - (c2 120112119 111911 21v vn ng rưy 69

1.2.5.2 Những khó khăn ¿+ +1 *SkSvTkSHHTnHH TH Hư 70

1.3 Đánh giá công tác thẩm định cho vay DAĐT tại NHTMCP NTVN 72

1.3.1 Những kết quả đã đạt được - + s5 ke ke Exerkertrkerkrrree 72

1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại - 2 s+Sx+2E‡EE£EEt2EEEEEEEerEkrkrrkrrree 76

CHƯƠNG 2: MỘT SĨ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VÓN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NTVN 79

Trang 3

2.2.1 Những giải pháp chung với công tác thâm định tại ngân hàng 84

2.2.1.1 Nang cao kha nang nam bat và xử lý thông tin 5: 84

2.2.1.2 Nâng cao chat lượng tổ chức điều hành 2- c5z55+: 88

2.2.1.3 Nâng cao chất lượng cán bộ thâm định

2.2.1.4 Cung cấp trang thiết bị làm việc hiện đại, ứng dụng những phần mềm

tin học tiên tiến trong quá trình thẩm định .- 2-2: s2 se£xe£E+2xzxzxxez 92

2.2.1.5 Tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp 93

2.2.2 Những giải pháp về nghiệp vụ thâm định 2- 2 s+2z+csz2 94

2.2.2.1 Giải pháp về quy trình tín dụng 2- 5 2252 s+£x+£zzzxzxzzeee 94

2.2.2.2 Giải pháp về nội dung thâm định dự án - 2-5-5522 e+xzzssez 95 2.2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án 5255: 96

2.2.2.4 Chun mơn hóa thấm định cho ngành dệt may . +: 98

2.2.2.5 Trích lập quỹ hỗ trợ công tác thâm định dự án ngành đệt 99

KÉT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . cccccccce+c 101

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU NGU VIET TAT NHTMCP NTVN NHNT NHTM QHKH DADT ĐTDA LNTT LNST TSCĐ CSH SXKD ———^*+E2t:k»Ằ@<-+>—————

: Ngân hàng thương mại cô phần ngoại thương Việt Nam : Ngân hàng ngoại thương

: Ngân hàng thương mại : Quan hệ khách hàng : Dự án đầu tư

: Dau tu dy an

: Lợi nhuận trước thuế : Lợi nhuận sau thuế : Tài sản có định : Chủ sở hữu

Trang 5

DANH MUC BANG BIEU ——<}- 50454463 >

Bang 1: Tinh hình hoạt động của NHTMCP NTVN giai đoạn 2005-2007 13

Bảng 2 : Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2005- 2007 14

Bảng 3: Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tại thời điểm 31/12/2007

theo Quyết định 493 của NHNN ss S1 S113 1SS 95 35155esrerrs 17 Bảng 4: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP NTVN 2005-2007 18

Bảng 5: Hoạt động kinh doanh thẻ của NHTMCP NTVN 2005-2007 19

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh chứng khoán

Giai đoạn 2005 -2007 - «<< = c9 3 1 1 1n n vi ng nhớ 22

Bảng 7: Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động cho thuê tài chính 23 Bảng 8: Kết quả hoạt động SXKD của Tổng công ty đệt may Hà Nội 44 Bảng 9: Các dự án được cấp tín dụng tại NHTMCP NTVN tính đến tháng 11

Bang I0: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHTMCP NTVN năm 2007 .74 Bang 11: Tình hình hoạt động năm 2006 NHTMCP NTVN - 75 Bang 12: Dự báo một số Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU ——-Etj+——

Trang 7

Việt Nam ngày một gia tăng làm cho nhu cầu vay vốn thành lập Doanh nghiệp cũng ngày càng lớn

Dệt may là một trong những ngành có thế mạnh lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây Nhu cầu về vốn của ngành này cho việc mở rộng hoạt động sản xuất và hoạt động xuất nhập khâu hiện nay cũng rất lớn Vì vậy, đây là một trong những ngành xin vay vốn đầu tư nhiều nhất tại các ngân hàng Việt Nam

Để hoạt động của ngân hàng luôn được phát triển vững chắc, có thê thu

hồi được vốn vay và có lãi thì cơng tác thẩm định luôn phải được đảm bảo

trước khi quyết định cho vay Tuy nhiên hiện nay hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều trở ngại cần phải vượt qua trong thời gian tới như các dịch vụ của ngân hàng phát triển còn chậm, năng lực cán bộ ngân hàng chưa cao, công tác thâm định còn chưa chặt chẽ và nhiều thiếu sot

Qua quá trình thực tập ở phòng đầu tư dự án tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam — Vietcombank, cùng với những kiến thức về thâm định được học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân em quyết định chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác thâm định dự án vay vốn ngành dệt tại Ngân hàng thương mại cô phần ngoại thươngViệt Nam” Với phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế và phân tích tổng hợp bài luận văn được chia thành hai chương:

Chương I: Thực trạng công tác thâm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2005-2007

Trang 8

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN

VAY VON NGANH DET TAI NHTMCP NTVN GIAI DOAN 2005-2007

——=1¢- 549 => _

1.1.Khai quat chung ve NHTMCP NTVN - Vietcombank

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cỗ phan ngoại thương Việt Nam

1.1.1.1 Lich sw hinh thanh

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nay là Ngân hàng thương mại cỗ phần ngoại thương Việt Nam (NHTMCP NTVN) được thành lập ngày 30

tháng 10 năm 1962 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban

hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN Việt Nam)

Ngay từ khi thành lập ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 Doanh nghiệp đặc biệt Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng cùng một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ đầy năng lực và nhiệt huyết, Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Và luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh đoanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng

Trang 9

con trong nước, nước ngồi và cơng ty liên doanh

— Công ty con ở trong nước gồm: Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khốn Vietcombank (VCBS) Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC) và công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)

_ Công ty con ở nước ngồi: Cơng ty Tài chính Việt Nam - Vinafico Hongkong, Văn phòng đại diện Vietcombank tại Singapore và ParIs

_ Công ty liên doanh: Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina và Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành

Hoạt động của NHTMCP NTVN còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ Bên cạnh các hoạt động kinh đoanh, NHTMCP NTVN cịn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề ngân hàng như: Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á Thai Binh Duong Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Trang 10

1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển

Ngân hàng ngoại thương chính thức thành lập ngày 01/04/1963, theo

Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên

cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) Đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao

gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác

Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2007, NHTMCP NTVN đã phát triển lớn mạnh theo mơ hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, I Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và I Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người Ngoài ra, NHTMCP NTVN còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư

NNHTMCP NTVN hiện nay là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam Với truyền thống đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, NHTMCP NTVN đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp cho khách hàng trong nước và quốc tế những sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuận tiện, an tồn, nhanh chóng nhất, chiếm lĩnh thị phần lớn trong các mảng như kinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khâu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ Thúc đây hoạt động ngoại thương và đầu tư trong cả nước

1.1.2 Cơ cấu tô chức bộ máy hoạt động cúa NHTMCP NTVN

NHTMCP NTVN hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới hình thức

một NHTM cổ phần NHTMCP NTVN cùng với các công ty con và các công

Trang 11

-con Trong giai đoạn tiếp theo, NHTMCP NTVN sẽ tiếp tục các bước cổ phần hóa các cơng ty con để trở thành Tập đồn đầu tư tài chính ngân hàng Vietcombank Dưới đây là sơ đồ tô chức bộ máy hoạt động NHTMCP NTVN

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động NHTMCP NTVN Đại hội cỗ đông

Hội đồng quản trị (BOD)

Ban kiểm soát Ủy ban rúi ro

Controllers committee Risk committe HD, UB khac

Other committee Kiểm soát nội bộ

(hỗ trợ ban kiểm soát) Tổng giám đốc và BĐH CEO Senior Managerment

HDTD TW Kiểm tra nội bộ

Credit committe Internal inspectorate

HD, UB khac

ALCO Other committee

Khối ngân Khối kinh | | Khối ngân Khối quản | |Khối tác | | Khối tài Các bộ phận

hàng bán doanh và hàng bán lẻ | | lý rủi ro và nghiệp chính và hỗ trợ khác

buôn quản lý vốn quản lý tài kế toán | |TCCB & DT

sản nợ xâu | Văn phòng | TC tuyên truyền Đảng đoàn

[ Hệ thống các bộ phận phòng ban chức năng tại hội sở |

Trang 12

1.13 Khái quát tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHTMCP NTYN giai đoạn 2005-2007

1.1.3.1 Tinh hinh kinh doanh cia NHTMCPNTVN

Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngồi của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoáng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về

vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, v.v )

Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động và được Standard & Poor”s xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất được tổ chức nước ngoài đánh giá với một NHTM tại Việt Nam

Được thừa nhận là ngân hàng thương mại hàng đầu và được quản lý tốt nhất tại Việt Nam, tuy trong những năm qua hoạt động tài chính và tiền tệ có rất nhiều biến động cả trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế NHTMCP NTVN vẫn đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan Có thé thể hiện qua bảng số liệu sau về tình hình hoạt động của Ngân hàng trong 3

Trang 13

Bang 1: Tình hình hoạt động của NHTMCP NTYVN giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tống tài san 136.456.412 -166 952.020 | 200.914.606 2 Nguồn vốn chủ sở hữu - 8.416.426 11.127 248 | 1 12 981 202 3 Tong thu nhập hoạt động kinh doanh 4.285.369 x "5.281.403 F 8 000 622 ‘4 Tong chi phi hoat động kinh doanh (975.252) 213.550 | cc 310 163) 5, Thu nhập hoạt động, KD thuần 3318420| 4067.846| 3.690 459 6 Chi phi dự phòng rủi ro (1.558.546) : (174.178) |

7 Loi nhuận trước thuế 1 1.759.883 3.893.668 8 Thuế thu nhập Doanh nghiệp (467.330) “a 016 647),

9 Lợi nhuận sau thuế 1.292.553 : 2 877.021 | 1, 853 954

10, Ty suat lợi nhuận/vốn esh (%) 15,36% " 25 86% | ~ x 15 4% TH Tỷ suất lợi nhuận/ ống tài sản (%) 0,95% 172%|

T5 Hệ số an toàn vốn (%) 11,04% ` 11,87% “i 190 T1 Thu nhập bình quân/người/tháng 4,71 ' 4 5, 4

Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN Qua bảng 1 về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP NTVN 3 năm gần đây chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Tính đến thời điểm cuối năm 2007 tổng tài sản của NHTMCPNT đã lên

tới hơn 200 nghìn tỷ VND (tương đương 12,5 tỷ USD) cao hơn rất nhiều so với năm 2006, trong đó vốn chủ sở hữu đạt hơn 12,981 ty VND, tong du ng

dat gan 68 nghin ty VND(4,25 ty USD), hé s6 an toan von là tương đối ổn

Trang 14

suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng năm 2007 đã giảm đáng kể so với năm 2006 điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2007 là chưa thực sự đạt hiệu quả

1.1.3.2 Tình hình hoạt động đầu tư

1.1.3.2.1 Tình hình hụy động và sứ dụng vốn tai NHTMCP NTVN Bang 2 : Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007

Đơn vị : Triện VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tiền gửi 118.169.425 | 135.000.327 168.267.383 trong đó tỷ trọng: —_ Các tố chức kinh tế và TCTD 69,03% 69,50% 70,12%

—_ Tiền gửi tiết kiệm 30,20% 29,85% 20,2%

—_ Tiền gửi khác 0,77% 0,65% 0,68%

2 Tiền vay 3.876.977 9.664.796

trong đó tỷ trọng:

— Vay NHNN 44,3% 60,82%

—_ Vay các TCTD - - -

— Nhan vin cho vay đồng tài trợ - - -

— Vay khac 95,53% 39,18% 38,15%

3 Phát hành giấy tờ có giá 3.113.970 7.405.678 3.639.582 Tống cộng 125.160.372 | 152.070.801 174.293.235

Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và NHTMCP NTVN nói riêng

Trang 15

và chênh lệch lãi suất giữa các Chi nhánh, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thơng số an tồn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới

như (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo

an ) Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, kinh doanh cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh đoanh của ngân hàng

Hiện nay, thị phần huy động vốn của NHTMCP NTVN chiếm khoảng 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành Vốn huy động năm 2007 đạt trên 168.000 tỷ VND, tăng 24.44% so với năm 2006 và 42.37% so với năm 2005 Năm 2007 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ

kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng

chỉ tiền gửi), tăng hơn 66,87% so với năm 2006, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính

1.1.3.2.2 Hoạt động tín dụng

* Chính sách tín dụng: Giai đoạn 2001-2007, dư nợ tín dụng NHTMCP NTVN tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương but phá tín dụng Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/nam, du ng cho vay tang trưởng nhanh và chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu Bằng việc áp dụng một số mơ hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ của NHTMCP NTVN đã liên tục giám Đến 31/12/2007, tỷ lệ này còn 2,66% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2006 Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của ngân hàng hiện được phân bé khá hợp lý:

Trang 16

_ Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển Mang tin dung ban lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư

Giai đoạn 2005-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHTMCP NTVN thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn Cụ thể đã áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tach bach hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng có độ an tồn cao Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có mơi trường kinh tế thuận lợi Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ én định; hạn chế cho vay với các mặt hàng biến động nhiều về thị trường, giá cả

* Diễn biến tăng trưởng tín dụng NHTMCP NTVN

Biểu đồ 1: Tình hình dư no cia NHTMCP NTVN 2001-2007

Don vi: t} VND

ODwu ng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn NHTMCP NTVN

Từ biểu đồ ta có thé thấy, các hoạt động tín dụng cốt lõi của NH các năm

gần đây đều tăng trưởng tốt Tình hình dư nợ từ 2001-2007, tăng từ 16.476 tỉ

đồng lên 90.774 tỉ đồng với do một số nguyên nhân sau:

Trang 17

_ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp NN có xu hướng giảm dần, nhóm khách hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh va cá thể có xu hướng tăng dan trong tong du ng

_ Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn * Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Căn cứ quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ,

trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (Quyết định 493), số liệu về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đến hết ngày 31/12/2007 được trình bày chỉ tiết tại Bảng 4

và bảng 5 dưới đây

Bảng 3: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2007 theo Quyết định 493 của NHNN

Don vị : triệu ND

Giá trị của các | DPRR cụ thể | DPRR chung | Tổng DPRR

Nhóm nợ khoản phải phải phải

khoản nợ” trích lập trích lập trích lập trích lập Nhóm 1 107.751.917 Nhóm 2 6.114.950 216.831 Nhóm 3 343.941 43.659 Nhóm 4 473.63 188.983 860.133 1.871.569 Nhóm 5 806.433 561961 Tống cộng 115.490.873 1.011.436 860.133 1.871.569

Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN

Trang 18

Như vậy, theo tiêu chí phân loại nợ Quyết định 493, nợ xấu của NHTMCP NTVN (bao gồm nợ được phân loại từ nhóm 3 trở lên) là

1.624.004 triệu VND , chiếm 2,22% tổng dư nợ nội bảng tính đến 30/11/2007 Tổng số dự phòng rủi r NHTMCP NTVN phải trích lập tính đến thời

điểm 31/12/2007 là 1.871.569 triệu VND (trong đó 1.011.436 triệu VNDlà dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VNDdự phòng chung) Số dư dự phòng rủi ro NHTMCP NTVN đã trích lập tính đến ngày 31/12/2007 là 1.568.616 triệu VND NHTMCP NTVN đã sử dụng dự phòng để xử lý tổng số rủi ro luỹ kế từ năm 1996 đến ngày 31/12/2007 khoang 4.467 ty VND Trong đó, nợ tín

dụng 4.195 ty VND , L/C qua han từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác

126 tỷ VND Sau khi xử lý nợ tín dụng bằng dự phòng, NHTMCP NTVN đã xây dựng phương án thu hồi nợ và tích cực tận thu cho Ngân hàng

1.1.3.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tễ

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHTMCP NTVN ln duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu qua NHTMCP NTVN

Báng 4: Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP NTVN 2005-2007

Đơn vi: ty USD

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Giá trị | Thị phần | Giá trị | Thịphần Giátrjị | Thị phần"

DSTT XK 6,968 26.3% 9,375 28,9% 12,7 32%

DSTT NK 9,414 29,5% | 11,583 31,3% 10,1 22,8%

Trang 19

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHTMCP NTVN năm 2007 đạt

gan 22,8 ty USD, tang 31,3% so với năm 2006, chiếm thị phần 27,4% so với

kim ngạch xuất nhập khâu của cả nước Các mặt hàng xuất khâu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHTMCP NTVN là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi

các mặt hàng nhập khẩu mà NHTMCP NTVN chiếm thị phần thanh toán lớn

là xăng đầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP NTVN đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định Trong giai đoạn 2005-2007, NHTMCP NTVN duy trì tỷ trọng 28,32% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 18,31%/năm

Trong năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT của NHTMCP NTVN đã có nhiều chuyền biến tích cực Việc chính thức triển khai chương trình chuyển tiền đi theo mô hình xử lý tập trung tại trung ương

bắt đầu từ tháng 10/2004 đã tạo điều kiện xử lý các giao dịch chuyến tiền đi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu khối lượng công việc đối

chiếu và lưu giữ chứng từ giấy Tổng lượng điện đi và đến qua mạng SWIFT năm 2007 cũng đã tăng 7% so với năm 2006, trung bình 75.000 bức điện/tháng

1.1.3.2.4 Hoạt động kinh doanh thẻ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường và mạng lưới ngân hàng dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHTMCP NTVN đã

phát triển với tốc độ rất nhanh, tính tới cuối năm 2007, NHTMCP NTVN đã

thu hút trên 2,5 triệu khách hàng cá nhân và 84.000 khách hàng mới mỗi năm Hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một địch vụ mang tính nền tảng của một ngân hàng hiện đại, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng

Trang 20

Chỉ tiêu Don vi tinh 2005 2006 2007

Số thẻ đang lưu hành

Thẻ tín dụng quốc tế thé 36.275 51.6 72.448

Thé Connect 24 thé 480 940} 1.500.000

Thanh toán thẻ

DSTT thẻ quốc tế triệu USD 226 315 386.3

DSTT thẻ Connect 24 triệu VND | 8.818.354 18.574.653 | 29.249.000

Nguồn: NHTMCP NTVN

Nhìn trên bảng số liệu chúng ta có thế thấy NHTMCP NTVN ngày càng

khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại của mình Tính tới tháng 12/2007, NHTMCP NTVN chiếm

33% tổng thị phần phát hành thẻ gồm cả thẻ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa của

cả nước Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ nội địa Connect 24 liên tục ở mức 200% - 300%/năm trong những năm gần đây và năm 2007 tăng ở mức 63% Tốc độ phát hành thẻ quốc tế cũng tăng trưởng nhanh

_ NHTMCP NTVN sở hữu mạng lưới ATM lớn nhất, chiếm gần 27%

tổng số máy ATM trên toàn quốc (740 máy/2752 máy), ngồi ra hệ thống

thanh tốn thẻ của NHTMCP NTVN gồm 5.000 điểm chấp nhận thẻ Cho tới

31/12/2007, liên minh thẻ của NHTMCP NTVN đã kết nạp 16 NHTM trong và ngoài nước Ngoài ra, NHTMCP NTVN còn thúc đây hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và Doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực khác như viễn thông, điện lực, hàng không, bảo hiểm cho phép mở rộng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng

_ NHTMCP NTVN là thành viên chính thức và đối tác chiến lược tin cậy

Trang 21

Master Card, American Express, JCB, Diners Club NHTMCP NTVN là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ Amex tại Việt Nam

1.1.3.2.5 Hoạt động ngân hàng đại lý

Hiện tại NHTMCP NTVN có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó NHTMCP NTVN luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó

Tại Việt Nam, NHTMCP NTVN có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 4 NHTM NN, 34 NHTM CP, 5 Ngân hàng liên doanh và 34 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1.1.3.2.0 Hoạt động kinh doanh chứng khoản (VCBS)

Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khốn NHNT theo

mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên với mức vốn điều lệ 60 tỷ đồng và do NHNT sở hữu 100% vốn Năm 2007, NHNT đã cấp thêm vốn và tăng vốn điều lệ của Công ty chứng khoán NHNT lên đến trên 200 tỷ VND

Hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ như: tư van, bảo lãnh phát hành, Lưu ký chứng khoán, quản lý danh

mục đầu tư, tư vấn tài chính Doanh nghiệp, tự doanh và mơi giới chứng

khốn

Sau hơn 5 năm hoạt động, lĩnh vực kinh doanh chứng khoán của NHTMCP NTVN đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao về quy mô cũng như hiệu quả Tính đến 31/12/2007 quy mô tổng tài sản của Cơng ty Chứng khốn NHTMCP NTVN dat 2.545 ty VND , vén cht sé hitu dat 309 tý VND Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh chứng khoán của NHTMCP NTVN được nêu ra ở bảng dưới đây:

Trang 22

Giai đoạn 2005 -2007 Đơn vị: triệu VND Chí tiêu 2005 2006 2007 1 Tống tai san 1.119.101 1.388.828 2.545.370 2 Nguồn vốn chủ sớ hữu 114.349 146.004 309.643 3 Doanh thu 90.864 124.595 234.33 4 Chỉ phí -56.422 -79.561 -113.654

5 Lợi nhuận trước thuế 34.442 112.163 120.676

6 Thuế thu nhập Doanh nghiệp 0 -11.216 -11.825 7 Lợi nhuận sau thuế 34.442 100.947 108.851

Nguồn: www.vieteombank.com

Nhìn qua bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh đoanh chứng khoán

NHTMCP NTVN chúng ta có thê thấy trong ba năm gần đây hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng liên tục phát triển và thu được lợi nhuận lớn đặc biệt là trong hai năm 2006 và 2007 Bên cạnh đó tổng tài sản cho hoạt động chứng khoán và doanh thu cũng tăng lên tương ứng thể hiện sự phát triển của hoạt động này tại ngân hàng

1.1.3.2.7 Hoạt động cho th tài chính (VCBLeaCo)

Cơng ty Cho thuê Tài chính NHNT là Công ty con do NHNT sở hữu 100% vốn được thành lập ngày 25/03/1998

Trang 23

liên tục gia tăng trong những năm gần đây và đạt khoảng 12.997 triệu 'VNDnăm 2007

Bảng 7: Một số chí tiêu chủ yếu hoạt động cho thuê tài chính

Đơn vị : triệu VND Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tống tài sắn 558.317 928.435 1.115.955 2 Nguồn vốn chú sở hữu 101.237 136.746 131.918

3 Thu nhập thuần từ lãi 15.933 25.859 36.289

4 Thu nhập thuần ngoài lãi -5.281 -11.982 -18.237

5 Lợi nhuận trước thuế 10.652 13.877 18.051

6 Thuế thu nhập Doanh nghiệp -2.982 -3.886 -5.054

7 Lợi nhuận sau thuế 7.669 9.991 12.997

8 Ng qua han (%) 0,90 2,42 2,07

1.1.3.2.8 Hoạt động đầu tư trung và dài hạn

Nguồn: Báo cáo kiểm tốn NHTMCP NTVN

Có thể nói đây là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHTMCP NTVN Vì thực chất đây chính là hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng chỉ khác là hoạt động tín dụng cho vay theo dự án đầu tư với các Doanh nghiệp

và các tổ chức kinh tế có vốn từ 10 tỷ VNDtrở lên

Trang 24

Trong thời gian qua hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam đã để lại đấu ấn cho một số ngành nghề của nền kinh tế như dầu khí, cầu cảng, xi măng những ngành nghề mũi nhọn của đất nước, qua đó có thể thấy được tầm ảnh hưởng của NHTMCP NTVN đối với nền kinh tế là rất lớn trong xã hội nước ta, một uy tín đã được xây dựng trong hàng chục năm không những là trong nước mà còn trên trường quốc tế

1.2 Hoạt đông thấm đỉnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ngành dệt

may tai NHTMCP NTVN

1.2.1 Đặc thù dự ún ngành dệt tại Việt Nam * Khái quát chung

Dệt may hiện nay là một trong những ngành có thế mạnh lớn trong hoạt động xuất khẩu của nước ta Năm 2007, lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top 10 nước dẫn đầu thế giới về Xuất khâu dét may Nganh Dét may hién nay da phát triển thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của

Việt Nam, mũi xuất khẩu chủ lực giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều

lao động và thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước

Nước ta hiện có khoảng 2.000 Doanh nghiệp dệt may với hơn 2 triệu lao động; 25% trong số đó là các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các Doanh nghiệp may phần lớn là các Doanh nghiệp tư nhân hay Cty cô phần Và thường chú trọng ưu tiên thực hiện các hợp đồng may gia công xuất khẩu Nhiều Doanh nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng từ nước ngồi dưới dạng gia cơng thuần tuý Thuận lợi của các Doanh nghiệp đệt may Việt Nam nằm ở giá nhân công rẻ, tay nghề cao, khả năng sản xuất hàng loạt và tính linh hoạt của Doanh nghiệp đối với nhiều loại đơn hàng

Trang 25

các nước trong khu vực Vì vậy, trong thời gian tới các Doanh nghiệp đang kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đề nhằm phát triển hơn nữa ngành đệt may Việt Nam

* Đặc thù dự án của ngành dệt may tại Việt Nam _ Về quy mô dự án:

Dự án ngành đệt may thường là những dự án có tổng vốn đầu tư lớn do phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị cho các công đoạn và các loại sản phẩm khác nhau Ngoài ra diện tích dành cho dự án các dự án dệt cũng thường lớn và tốn kém chỉ phí Có thế kế ra một ví dụ như Vinatex từ năm 2001 đến nay đã thực hiện đầu tư với số vốn gần 9.000 tỷ đồng tương đương 560 triệu USD để đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu hiện đại hóa sản xuất Trong đó, số vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển của Nhà nước chiếm 28,5%, vốn vay thương mại chiếm 53,8%, vay nước ngoài 5,7% Các dự án đầu tư lớn gồm các cụm cơng nghiệp sợi-đệt-nhuộm Hịa Khánh - Đà Nẵng; cụm cơng nghiệp phó Nối B Hưng n, cụm cơng nghiệp Hịa Khánh, cụm công nghiệp Nhơn Trạch-Đồng Nai, cụm công nghiệp Binh An — Binh Duong Dac biệt, trong thời gian gần đây, Vinatex đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất công nghệ cao như dây chuyền sợi chất lượng cao đề làm chỉ may của đệt Phong Phú, vải Denim của Dệt may Hà Nội, áo Veston cao cấp xuất khâu của May Nhà Bè, May Việt Tiến Trong hơn 5 năm qua, các Doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư hơn 2 tỉ USD cho các dự án ngành dệt, kéo sợi và phụ liệu Formosa của Đài Loan hiện là nhà sản xuất vải, sợi lớn nhất Việt Nam với dự

án vải sợi trên 450 triệu USD ở tỉnh Đồng Nai Từ đó có thể thấy quy mơ của

các dự án ngành đệt là tương đối lớn và nhu cầu đổi mới công nghệ của ngành

dệt Việt Nam hiện nay là cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khâu

và hội nhập với nền kinh tế quốc tế

Trang 26

Trong năm 2007 ngành đệt may Việt Nam đã xuất khẩu 5,83 tỷ USD các sản phẩm đệt may, tương đương mức tăng trưởng 20,5% so với năm trước và chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khâu của cả nước Các nước nhập khâu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (3.04 ty USD), EU (1,24 ty USD) và Nhật (628 triệu USD) Trong khi đó, toàn bộ thị trường trong nước chỉ đạt doanh số khoảng 1,8 tỷ USD Sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất là áo khoác, quần đài, sơmi, hàng dệt kim và quần áo các loại Các lô hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là các hợp đồng gia công lại cho đối tác nước ngoài; nhiều Doanh nghiệp Việt Nam hầu như khơng có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường quốc tế Lợi nhuận của các Doanh nghiệp đệt may thường khá thấp (so với doanh thu) do phần lớn nguyên phụ liệu, mẫu mã thiết kế và hoạt động phân phối đều được quyết định bởi đối tác nước ngoài Phần đóng góp của phía Việt Nam vào việc hoàn thiện một chiếc áo khoác chỉ vào khoảng 11%, đối với sơ mi là 25%, quần dài là 15% và trong các sản phẩm khác luôn đưới mức 25%

Cũng trong năm 2007, ngành dệt may phải chi 5,65 tỷ USD cho nhập khẩu, chủ yếu là vải (chiếm 52%), nguyên phụ liệu (34%), sợi (10%) và bông xơ (4%) Các mặt hàng này đa phần được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN

_ Dự án ngành dệt có tốc độ tăng trưởng thấp và thời gian thu hồi vốn dài

Trang 27

_ Hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư ngành đệt:

Có tới gần 8.400 tỷ đồng đầu tư vào 220 dự án đệt may trong 5 năm qua, song hiệu quả đạt được lại rất thấp Hầu hết sản lượng các nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành dệt may chưa đạt kế hoạch đề ra

Theo Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex): từ đầu năm đến nay đã

có 11 dự án đầu tư mới được triển khai với kinh phí 345 tý đồng, nâng tổng vốn đầu tư trong 5 năm qua (2002-2006) lên mức 8.373 tỷ đồng (220 dự án) Tuy vậy, hiệu quả đầu tư vẫn khá thấp so với yêu cầu Chắng hạn sản lượng

bông mới đạt được 56%, vải dệt kim là 71,4%, sản phẩm may dệt kim 83% và may đệt thoi đạt 77% so với dự kiến Chỉ có sản lượng sợi tồn bộ là tăng 6% so với yêu cầu đặt ra

Nguyên nhân chính khiến một số chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu là do công tác đầu tư cịn khép kín với từng Doanh nghiệp, chưa thể hiện mối liên kết trong nội bộ và tính chuyên mơn hóa theo ngành hàng và sản phẩm giữa các doanh nghiệp dệt may

_ Những hạn chế trong hoạt động đầu tư các dự án ngành đệt

Thứ nhất, nhìn chung, các dự án đầu tư mới trong ngành chủ yếu chỉ là đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư chiều sâu thay thế những thiết bị sản xuất đã quá cũ không thể tận dụng để tiếp tục sản xuất được nữa vì vậy hiệu quả cơng tác đầu tư chưa cao, chỉ phí quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng chỉ phí đầu tư

Thứ hai, việc đầu tư nhìn ở góc độ tồn ngành thường trùng lặp thiếu sự đổi mới, dẫn đến cạnh tranh sản phẩm trên thị trường rất gay gắt, làm suy giảm hiệu quả đầu tư

Trang 28

những máy móc cịn có thể sử dụng được, dẫn đến công suất máy móc chưa

cao và thời gian khai thác cần thiết bị thấp

Thứ tư, việc nghiên cứu dự án, nghiên cứu thị trường còn chưa được quan tâm đúng mức Nhiều DN chưa đánh giá hết tầm quan trọng của việc nghiên cứu tính khả thi của dự án và việc thực hiện theo dự án đã được phê

duyệt dẫn đến đánh giá sai nhu cầu thị trường, lãng phí, dự án hoạt động

không hết công suất

Thứ năm, các DN dệt may chưa khai thác cũng như chưa tìm mọi cách để thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư, nên nhiều dự án đã được nghiên cứu nhưng không thực hiện được, gây ra lãng phí vốn, thời gian, lao động cho việc nghiên cứu, lập dự án

Thứ sáu, các DN chưa nhận thức đầy đủ cơ hội cũng như thách thức khi gia nhập WTO, đo đó chưa nghiên cứu nhu cầu phát triển của Ngành trong tương lai dé dau tư, đi trước đón đầu vào các sản phẩm mang tính hội nhập cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh, trước tiên là thị trường khu vực, sau đó là

ở các nước khác trên thế giới

* Yêu cầu công tác thâm định

Từ những đặc thù nêu trên công tác thâm định với các dự án ngành dệt phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

_ Đảm bảo được tính ổn định và kịp thời các yếu tố đầu vào và thị trường

đầu ra của dự án do đặc tính của ngành là xuất nhập khẩu

_ Công nghệ của dự án phải phù hợp với từng dự án (tùy theo dự án là gia công lại sản phẩm hay sản xuất mới )

Trang 29

mô lớn nhưng thời gian thu hồi vốn lại chậm cần thấm định cần thận hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án khi xảy ra những biến động của thị trường

1.2.2 Quy trình thấm định dự án đầu tư tại NHTMCP NTVN

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc tài liệu

- Cán bộ phòng QHKH - Cán bộ phòng DTDA - Cán bộ phòng DTDA - Trưởng/Phó phịng ĐTDA (<10ty) - Hội đồng tín dụng ngân hàng C10 tỷ) - Cán bộ phòng ĐTDA - - Chủ đâu tư - Lãnh đạo phòng Quản lý ng - Chủ đâu tư - Cán bộ phòng DTDA - Cán bộ phòng Quản lý nợ và Prong QHKH Phong DTDA Tham dinh DA Phé duyét khoan vay Soan thao va ky két TD Rút vốn vay Quản lý, giám sát khoản vay

Thu hồi Vay nợ

- Tiếp nhận hồ sơ

- Xem xét qua Hô sơ KH

- Kiểm tra tính đầy đủ và

hợp lệ của Hồ sơ - Thành lập tô thâm định

- Tiến hành thâm định dự

án và đưa ra kiên nghị vê khoản vay với dự án

- Phê duyệt cấp tín dụng

với dự án

- Soạn thảo hợp đồng cho vay vốn các điều khoản

vay vốn

- Ký kết hợp đồng vay vốn

- Khách hàng rút vốn vay

- Quản lý giám sát tiến

độ và việc thực hiện dự

án theo hợp đông

- Thu hồi khoản vay định kỳ và khi hết hạn

Trang 30

định cho vay dự án cán bộ thẩm định NHTMCP NTVN phải thấm định theo trình tự các bước sau:

Bước I: Đánh giá tính phù hợp về mặt pháp lý của dự án vay vốn với pháp luật hiện hành và với yêu cầu cụ thể của ngân hàng, kiểm tra năng lực pháp lý của chủ đầu tư cũng như của doanh nghiệp xin vay vốn

Bước 2: Cán bộ thấm định NHTMCP NTVN phải kiểm tra sự phù hợp

của dự án đối với chính sách quản lý rủi ro hiện hành của nhà nước và của NHTMCP NTVN

Bước 3: Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các yếu tố tài chính như (năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư, xem xét tính tốn các chỉ tiêu tài chính, khả năng trả nợ từ dự án và định hướng cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới Doanh nghiệp trong thời gian tới ) và những yếu tố phi tài chính - Các thông tin về doanh nghiệp vay vốn - như (Bộ máy quản lý, Lĩnh vực hoạt động, tiến độ kế hoạch triển khai hoạt động, mức độ phù hợp của công nghệ, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường hiện tại, mặt hàng sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp )

Bước 4: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo thang điểm tín dụng của ngân hàng

Bước 5: Thâm định những nhân tố rủi ro cụ thể đối với dự án và những biện pháp lượng hóa rủi ro của chủ đầu tư

Bước 6: Lập báo cáo thấm định rủi ro

Trang 31

Khác với các ngân hàng khác quy trình thầm định dự án khâu tiếp nhận hồ sơ khách hàng do hai phòng QHKH và ĐTDA cùng đảm nhận Và có sự phân chia nhiệm vụ cụ thê với từng mức tín dụng: Những dự án có tổng mức vốn vay đưới 10ty VND do phòng ĐTDA tiếp nhận và phê duyệt còn những dự án có tổng mức vốn vay trên 10 tỷ VND được phòng QHKH tiếp nhận và đánh giá sợ bộ sau đó chuyển xuống phòng ĐTDA để xem xét lại và phê duyệt cấp tín dụng Cịn tại các ngân hàng khác công việc thâm định thường

do một phòng chức năng đảm nhận từ khi tiếp nhận hồ sơ tới khi cấp tín dụng

Việc phê duyệt cấp tín dụng tại NHTMCP NTVN được phân cấp cụ thể theo quyền hạn và chức năng các phòng ban tùy theo giá trị khoản vay và tình hình thực tế trong từng thời kỳ quy định cụ thể như sau:

_ Những dự án có vốn vay dưới 10 ty VND do Trưởng/Phó phịng ĐTDA ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng

_ Những dự án có vốn vay trên 10 tỷ VND sẽ phải thông qua Hội đồng tín dụng ngân hàng ra quyết định

_ Những dự án có tổng khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt

quá 10% vốn tự có của NHTMCP NTVN đều phải trình HĐQT phê duyệt

Với những vay ngắn hạn có giá trị nhỏ và thời gian trả nợ ngắn Khách hàng có thể gặp trực tiếp cán bộ phòng QHKH và trong vòng 3 ngày làm việc khách hàng sẽ nhận được câu trả lời của ngân hàng có đồng ý cho vay vốn hay không Công việc này sẽ chỉ do phòng QHKH phụ trách Quyết định cấp tin dụng sẽ do Trưởng/Phó phịng QHKH ra quyết định dựa trên dé xuất tín dụng của cán bộ làm việc trực tiếp với khách hàng mà không cần thơng qua hội đồng tín dụng xét duyệt

Trang 32

Tham định dự án những dự án đầu tư xin vay vốn là bước đánh giá rủi ro

toàn diện và chỉ tiết đối với khoản đề xuất cấp tín dụng thể hiện bởi báo cáo thâm định dự án được thực hiện bởi phòng đầu tư dự án Là cơ sở để xác định

giới hạn tín dụng và cho vay vốn với từng dự án

Công tác thấm định cho vay vốn đối với các dự án ngành dệt tại NHTMCP NTVN cũng được thực hiện tương tự như thâm định các dự án đầu tư khác tại ngân hàng Tuy nhiên, với những đặc thù riêng ngành của dệt đã nêu ở trên, nội dung báo cáo thâm định dự án thuộc ngành này cũng có những khác biệt Vì đây là một trong những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam Do đó, những yếu tố cấu thành doanh thu và chi phí của doanh nghiệp cũng chủ yếu thông qua hoạt động xuất khẩu vậy nên những rủi ro của ngành phụ thuộc không chỉ thị trường trong nước mà còn phụ thuộc nhiều vào thị trường

thế giới và thị hiểu của khách hàng Nội dung cụ thể của báo cáo thâm định

cho vay đối với dự án gồm:

a Thấm định hồ sơ pháp lý dự án

a1 Đánh giá năng lực của chủ đầu tư

Chủ đầu tư liệt kê các hồ sơ pháp lý của mình: Quyết định thành lập

Doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động công ty, quy chế tài chính cơng ty, danh sách các chức danh chủ chốt

Căn cứ vào các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và quy chế cho vay của NHTMCP NTVN tại thời điểm thâm định dự án NHTMCP NTVN sẽ

xem xét xem chủ đầu tư có đủ các điều kiện pháp lý để vay vốn tại ngân hàng

không ?

Trang 33

Liệt kê các hồ sơ của doanh nghiệp xin vay vốn, căn cứ vào các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và Quy chế cho vay cua NHTMCP NTVN tai

thời điểm thâm định dự án NHTMCP NTVN sẽ xem xét xem hồ sơ pháp lý

của dự án đã đầy đủ và hợp lệ chưa và cần bố xung thêm những hồ sơ gì? Những nội dung đánh giá gồm: dự án đã được các cấp có thâm quyền phê duyệt chưa?, các thủ tục đất đai của dự án đã được triển khai tới giai đoạn

nào? kế hoạch đấu thầu đã tuân thủ quy định hiện hành chưa

b Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dệt may b1 Đánh giá các yếu tố phi tài chính

_ Các thông tin về tổ chức và quản lý: Các thông tin về Doanh nghiệp (Tên, địa chỉ, thời gian thành lập, ngành nghề kinh doanh ), thông tin về bộ

máy lãnh đạo doanh nghiệp, số nhân viên hiện tại, các doanh nghiệp trực thuộc

_ Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: Kinh nghiệm, trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ, sự bài bản trong quản lý sản xuất, sự nhạy bén và năng động trong kinh doanh

_ Đánh giá vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường hiện tại: thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, thị phần của Doanh nghiệp

_ Dac điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh

b2 Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư

Trang 34

_ Việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện như sau:

Thứ nhất: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp

dựa trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quá hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyên tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính ) Cán bộ thấm định NHTMCP NTVN sẽ tính tốn và đưa ra các nhận xét của mình về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp theo 4 nhóm chỉ tiêu, hệ số tài chính như sau:

Nhóm 1: Chỉ tiêu về mức độ tăng trướng và khả năng sinh lời của dự án

STT Tên chỉ tiêu Phương pháp tính

x 2 {(Doanh thu năm 2 - Doanh thu năm 1)/Doanh 1 Tăng trướng doanh thu thu năm 1}*100%

x s4 - 44;.z- | {(Tong tai san nam 2 - Tống tai san nam 1)/Tong

2 Tang truéng tông tài sản tài sắn năm 1}*100%

3 | Tang truéng vốn chủ sớ | {(Vốn CSH năm 2 - Vốn CSH năm 1)/Vốn CSH

hữu năm 1}*100%

4 Tăng trưởng lợi nhuận {(Lợi nhuận HDKH nam 2 - Lợi nhuận HĐKH hoạt động kinh doanh năm 1)/Lợi nhuận HĐKH năm 1}*100% 5 Tăng trưởng lợi nhuận {(Lợi nhuận sau thuế năm 2 - Lợi nhuận sau

sau thuê thuê năm 1)/Lợi nhuận sau thuê năm 1}*100%

2 A K

6 Lợi nhuận sau thue / Doanh thu (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu)*100% Lợi nhuận sau thuế / 2 ky mk 33 c¿n)#1/n9 7 Tổng tài săn (ROA) (Lợi nhuận sau thuê / Tông tài sản)*100%

Lợi nhuận sau thuế / Vốn : Ạ kwh “190

8 CSH (ROE) (Lợi nhuận sau thué / Von CSH)*100% 9 Chi phi quan ly va ban (Chi phi quan lý và bán hàng / Tổng doanh

hàng / Doanh thu thu)*100%

10 | Phải thu/ Doanh thu (Giá trị phải thu / Doanh thu)*100% Hàng tồn kho / giá vốn ` > t4 vấn hà “n)#1/n0, 11 hàng bán (Hàng tôn kho / giá vôn hàng bán)*100%

Trang 35

Nhóm 2 : Các hệ sô về cơ câu vôn và tài sản, hệ sơ địn bấy tài chính STT Tên hệ số Phương pháp tính 1 | Hệ số đòn bấy Tống nợ phải trả/Vốn CSH

2_ | Hệ số nợ Tống nợ phải trá/Tống tài san 3 | Hệ số tài sản cơ định/tơng, Í Tặng tại sản cố định/Tổng tài sản tài sản

x & % 3

4 | Hệsố EBIT/Lãiphảitrả | (NTT+ Lãi vay + Khâu hao TSCĐ hữu hình và vơ hình)/Lãi vay

s | Hộ số cân đôi kỳ hạn tài Í Vợ đài hạn + Vốn CSH)/ Tài sản dài hạn sản, nguôn von

Nhóm 3 : Nhóm các hệ số phản ánh khả năng thanh toán

STT Tên hệ số Phương pháp tính

1 | Hệ số thanh toán hiện hành | Tống tài sản ngắn hạn/Tống nợ ngắn hạn x Tống tài sắn ngắn hạn - hàng tồn kho)/Tốn:

2 | Hệ sơ thanh tốn nhanh ( si 5 ° 8 ) 5

ng ngan han

ak „ ¬ Tống tiền và tài sản có thể chuyến đỗi thành 3| Hệ sơ thanh tốn tức thời wh ưng z

tiên/Tông nợ ngăn hạn

Nhóm 4 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

STT Tên hệ số Phương pháp tính

& ae ` 360*(Các khoản phải thu ngắn hạn từ hoạt 1 Sô ngày phải thu trung bình | |

động kinh doanh trung binh/Doanh thu)

K ` neue v 360*(Các khoản phải trả ngắn hạn từ hoạt 2 | So ngay phải trả trung bình ˆ `

động kinh doanh trung bình/Doanh thu) kas x ` 360*(Hàng tồn kho trung bình/Giá vốn hàng 3 | Sô hàng tôn kho trung bình

ban)

4 Vong quay tong tai san Doanh thu thuan/Téng tai san trung binh

5 | Vòng quay tài sản lưu động | Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn trung bình

Trang 36

* Nên tính các giá trị trung bình cho các khoản phải thu, phải trả, tổng tài sản vì đó là các chỉ tiêu thời điểm còn doanh thu và giá vốn hàng bán là các chỉ tiêu thời kỳ Việc tính theo các giá trị trung bình sẽ phản ánh chính xác hơn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở các chỉ tiêu và hệ số tài chính là rất quan trọng trong việc xác định năng lực tài chính

của Doanh nghiệp , kha nang tra ng tir du an và là cơ sở để đưa ra quyết định

cho vay của ngân hàng

- Phân tích tình hình vốn, tài sản, công nợ và quan hệ với các tô chức tín dụng gồm:

Vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn chủ sở hữu (nếu có)

Giá trị TSCĐ và bắt động sản đầu tư: giá trị, tình trạng hoạt động

Hàng tồn kho: Tý lệ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang

Tổng dư nợ tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Tình hình cơng nợ hiện tại: tổng số nợ phải trả và phải thu hồi _ Đánh giá chung về tình hình tài chính hiện tại của đoanh nghiệp Đánh giá triển vọng và các yếu tô ảnh hưởng tới tình hình SXKD của doanh nghiệp trong thời gian tới: Phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp đệt may trong thời gian tới như những yếu tố môi trường kinh doanh chung và những yếu tố xuất phát từ nội tại Doanh nghiệp .)

c Đánh giá tính kha thi và hiệu quả của dự án xin vay vốn tại NHNT

Trang 37

đầu tư cố định và vốn đầu tư lưu động), nguồn vốn của dự án (Vốn tự có, vốn vay hay các nguồn vốn khác)

c2 Đánh giá tổng mức đầu tư của dự án và việc triển khai kế hoạch vốn của dự án

_ Đánh giá mức độ hợp lý của tổng mức đầu tư: trên cơ sở tham khảo các

dự án tương tự đã thực hiện và sự thay đổi thời giá hiện tại cán bộ thâm định

tính toán tổng mức đầu tư của dự án, suất đầu tư của dự án là cao hay thấp, khả năng tăng tổng mức đầu tư trong quá trình triển khai )

_ Đánh giá khả năng triển khai kế hoạch vốn của dy án với các nguồn vốn: Vốn tự có, vốn vay nước ngoài, vốn vay thương mại trong nước và khả năng góp đủ và kịp thời của từng nguồn vốn

c3 Đánh giá kế hoạch, tiền độ triển khai dự án

Tóm tắt kế hoạch triển khai dự án của doanh nghiệp (những mốc thời

gian quan trọng trong quá trình thực hiện dự án) Và báo cáo về tiến độ triển

khai dự án, những điểm còn vướng mắc và khả năng triển khai đúng như kế hoạch đề ra

c4 Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ mà dự án lựa chọn Nội dung đánh giá phần này gồm:

_ Thiết bị là trong nước hay nhập khẩu và tổng giá trị của chúng (giá trị

hữu hình và giá trị vơ hình cấu thành thiết bị)

_ Công nghệ sản xuất: tính hiện đại và ưu việt và những hạn chế của

công nghệ

Trang 38

biệt với những thiết bị, công nghệ mới đưa vào Việt Nam mà cán bộ thâm

định khơng có nhiều thông tin về loại thiết bị công nghệ này

_ Phương án xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của doanh nghiệp c5 Thâm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án

_ Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án là trong nước hay từ nước ngoài; điều kiện giao thơng, hình thức, chi phí vận chuyên có phù hợp khơng; giá cả ốn định và lâu dài không; thâm định nguồn cung cấp nguyên vật liệu thay thế đối với những loại nguyên vật liệu theo mùa vụ; trữ lượng nguyên vật liệu đủ dùng cho dự án trong bao lâu và có đảm bảo phục vụ tối đa cho công

suất của dự án hay không? Nhất là đối với những dự án đệt may khi mà phần lớn nguyên vật liệu là từ nhập khâu

— Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu: Xem xét hiện trạng tình hình cung cấp điện, nước nhiên liệu ở địa phương Nguồn cung cấp có đễ dàng và ôn định không? các giải pháp về nguồn cung cấp điện, nước và nhiên liệu dé

dam bao phat huy tối đa công suất thiết bị và ồn định sản xuất lâu dài

_ Nguồn cung cấp lao động: Tính tốn nhu cầu lao động cho dự án, trình độ lao động ở địa phương, công tác tuyến dụng và phương án đào tạo lao động có tay nghề cho dự án, mức lương công nhân bình qn

_ Ngồi ra cần xem xét, kiểm tra, phân tích các yếu tô đầu vào khác phục vụ sản xuất như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế linh kiện máy móc sản xuất

c6 Thâm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

_ Cán bộ thâm định NHTMCP NTVN xem xét, đánh giá nhu cầu hiện tại

Trang 39

_ Đánh giá nguồn cung của thị trường trong nước, sản lượng nhập khâu hiện tại và tương lai So sánh cung cầu, dự báo triển vọng tiêu thụ đối với sản phẩm của dự án và nhận diện các đối thủ cạnh tranh chính

_ Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Xác định các lợi thé so sánh của sản phẩm dự án với các sản phẩm tương tự, cùng loại trên thị trường trong nước và xuất khẩu

c7 Thâm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án c7.1 Tính tốn các chi phi đầu vào của dự án

_ Xác định công suất hoạt động của dự án: Công suất thiết kế và công suất hoạt động dự kiến

_ Xác định giá bán sản phẩm và đoanh thu dự kiến của dự án

_ Xác định chi phi đầu vào của dự án bao gồm: chỉ phí biến đổi (chỉ phi nguyên vật liệu chính, phụ; chỉ phí điện nước, tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất ra sản pham; chi phi vận chuyên; chi phí quảng cáo ) và các chỉ phí

có định (Khấu hao TSCĐ, chỉ phí thuê nhà xưởng, đất đai, chi phi quản lý )

ngồi ra cịn các khoản khác như chỉ phí trả lãi vay, thuế TNDN c7.2 Tính các chỉ tiêu tài chính của dự án

_ Giá trị hiện tại thuần (NPV-Net Present Value): NPV=.fCL.+ €2 + + (+) +a (+a

Trong do : C; la dòng tiền thuần của dự án năm thứ t

P là tổng vốn đầu tư quy về thời điểm dự án đi vào khai thác i: Lai suất triết khấu dự án thường lấy là chi phí vốn bình

Trang 40

Về nguyên tắc dự án càng rủi ro thì mức lợi tức kỳ vọng của chủ đầu tư càng cao, lãi suất vay ngân hàng càng cao Thời hạn vay vốn càng dài và tỷ trọng vốn vay càng lớn thì mức lãi suất vay cũng càng cao

* NPV là chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp cho chủ đầu tư có cơ sở lựa chọn và quyết định đầu tư dự án Chủ đầu tư luôn mong muốn tối đa hóa giá trị NPV và chỉ đầu tư vào dự án có NPV > 0 Về phía ngân hàng khi xem xét cho vay dự án ngân hàng cũng chỉ chấp thuận cho vay với các dự án có NPV dương (tức là chủ đầu tư thu được lợi nhuận từ dự án và có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng) Do đó đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của dự án từ đó quyết định việc cho vay đự án hay khơng

_ Tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR — Internal Rate of Return)

TRR là mức lãi suất triết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0

Nguyên tắc khi đánh giá theo chỉ tiêu IRR: Thông thường chủ đầu tư sẽ lựa chọn dự án co IRR lớn hơn chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn: Ví dụ,

nếu IRR của dự án thấp hơn lãi suất tiết kiệm gửi tại ngân hàng thì chủ đầu tư

sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào một dự án có lợi nhuận thấp hơn lại có độ rủi ro cao hơn Và Ngân hàng cũng sẽ chỉ quyết định cho vay dự án khi IRR của dự án lớn hơn lãi suất triết khấu điều đó đảm bảo cho dự án có lãi và có khả năng trả nợ ngân hàng

_ Ngoài ra còn thâm định thời gian hoàn vốn đầu tư T của dự án: Là thời gian cần thiết để tổng lũy kế Khấu hao và lợi nhuận sau thuế hàng năm bằng tổng mức đầu tư có định ban đầu Hay là thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động đề thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w