1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tạo động lực cho lao động quản trị tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước và môi trường đô thị đồng tháp

118 535 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYN ANH DNG TạO ĐộNG LựC CHO LAO ĐộNG QUảN TRị TạI CÔNG TY TNHH MộT THàNH VIÊN CấP NƯớC Và MÔI TRƯờNG ĐÔ THị ĐồNG THáP (DOWASEN) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp NGI HNG DN KHOA HC: PGS. TS. NGUYN NGC HUYN Hà Nội - 2011 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BGĐCN Ban giám đốc chi nhánh BQLĐH Ban Quản lý điều hành BTGĐ Ban Tổng giám đốc CBCNV Cán bộ công nhân viên DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DOWASEN Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp PTGĐ Phó tổng giám đốc TGĐ Tổng giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPP Trưởng phó phòng VSMT Vệ sinh môi trường Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYN ANH DNG TạO ĐộNG LựC CHO LAO ĐộNG QUảN TRị TạI CÔNG TY TNHH MộT THàNH VIÊN CấP NƯớC Và MÔI TRƯờNG ĐÔ THị ĐồNG THáP (DOWASEN) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp NGI HNG DN KHOA HC: PGS. TS. NGUYN NGC HUYN Hà Nội - 2011 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Trước hết, trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các luận án, luận văn của một số tác giả đã nghiên cứu về đề tài tạo động lực lao động, tác giả đã tổng hợp được những đóng góp của họ trong việc nêu ra những quan điểm, lý luận về động lực lao động, tạo động lực lao động, lao động quản lý và vai trò của lao động quản lý trong doanh nghiệp. Các tác giả cũng chỉ ra những ưu, nhược điểm của các biện pháp tạo động lực đang được áp dụng trong các doanh nghiệp mà họ nghiên cứu, chỉ ra các nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động quản lý. Bên cạnh đó, các tác giả này còn đưa ra được những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng động lực cho người lao động nói chung và lao động quản lý nói riêng, cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài ra, Luận văn cũng chỉ ra những hạn chế của các tác giả đã nghiên cứu trước đây và gợi ý về những vấn đề còn cần phải tiếp tục nghiên cứu. Hai là, thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan, Luận văn góp phần hệ thống hóa một cách cô đọng những lý luận cơ bản về động lực lao động, tạo động lực lao động, lao động quản trị, vai trò của lao động quản trị trong doanh nghiệp và sự cần thiết phải tạo động lực cho lao động quản trị; các yếu tố tạo động lực cho lao động quản trị và trình bày một cách tóm tắt một số học thuyết về tạo động lực lao động như: Học thuyết nhu cầu của Abarham Maslow, Học thuyết sự công bằng của Stacy Adams, Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg, Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom Ba là, để phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho lao động quản trị và những biện pháp tạo động lực cho lao động quản trị mà Dowasen đang áp dụng, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Dowasen, về các chức năng - nhiệm vụ, về cơ cấu tổ chức và tình hình lao động của Dowasen giai đoạn 2006-2010. Ngoài ra, tác giả còn phân tích về hiệu quả hoạt động sản xuất i kinh doanh của Dowasen giai đoạn 2006-2010 thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu của ba lĩnh vực hoạt động là: Cấp nước, vệ sinh môi trường và xây lắp vật tư. Mặt khác, để có cơ sở trong việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác tạo động lực cho lao động quản trị và các biện pháp tạo động lực cho lao động quản trị mà Dowasen đang áp dụng ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân lao động quản trị tại Dowasen, tác giả tiến hành nghiên cứu các công cụ, chính sách tạo động lực cho lao động quản trị tại Dowasen như: Quy chế phân phối tiền lương, phúc lợi, quy chế thi đua khen thưởng, thỏa ước lao động tập thể và các quy định có liên quan. Mặt khác, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với 39/41 lao động quản trị tại Dowasen. Sau khi có kết quả điều tra khảo sát, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các biện pháp tạo động lực cho lao động quản trị đang được áp dụng tại Dowasen. Bốn là, trên cơ sở lý luận về tạo động lực lao động cho lao động quản trị và phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho lao động quản trị tại DOWASEN, cũng như việc rút ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đối với các biện pháp tạo động lực cho lao động quản trị mà Dowasen đang áp dụng, Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản trị tại các công ty nhà nước nói chung và Dowasen nói riêng. Trong đó, các kiến nghị tác giả tập trung vào những nội dung sau: - Để công tác tạo động lực lao động đạt hiệu quả cao, DOWASEN phải thực hiện thường xuyên liên tục và phải áp dụng linh hoạt giữa các biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, mức sống và nhu cầu của lao động quản trị. - DOWASEN nên phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới. Việc phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới vừa tạo ra cơ hội phát triển đơn vị, vừa tạo thêm việc làm mới, giúp người lao động hứng khởi hơn trong công việc. Vì vậy, DOWASEN cần đầu tư phát triển thêm một số sản phẩm, dịch vụ mới như: ii + Sản xuất nước tinh khiết để khai thác các thế mạnh vốn có của mình về thương hiệu, nguồn nước, mặt bằng nhà máy, kỹ sư chuyên ngành, mạng lưới chi nhánh khắp các huyện thị thành trong tỉnh và các đối tác ngoài tỉnh, + Đầu tư, khai thác các sản phẩm, dịch vụ từ lĩnh vực vệ sinh môi trường như: Mở rộng địa bàn hoạt động sang các huyện, thị khác trong tỉnh, sản xuất phân vi sinh, dịch vụ mai táng, dịch vụ đô thị - Nhà nước cần mạnh dạn đổi mới quản lý công ty nhà nước về các chính sách, chế độ tiền lương, tiền thưởng và nhân sự lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó, về chế độ phân phối tiền lương và tiền thưởng nên giao cho doanh nghiệp hoàn toàn tự quyết định. Về lãnh đạo doanh nghiệp, Nhà nước cần có qui định khống chế về nhiệm kỳ đảm nhiệm giống như lãnh đạo của các cơ quan dân cử để hạn chế tình trạng lãnh đạo doanh nghiệp giữ chức vụ trong thời gian quá dài, lãnh đạo kém hiệu quả do chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu năng động, sáng tạo; không có điều kiện để trẻ hóa cán bộ lãnh đạo,…Ngoài ra, Nhà nước cũng cần thay đổi cách thức sử dụng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp để khắc phục tình trạng người đứng đầu sử dụng cấp phó kém hơn mình và khi khi cấp phó lên trưởng lại tiếp tục như vậy. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động, khả năng phát triển và có thể dần dần làm cho doanh nghiệp suy yếu. - Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DOWASEN nói riêng và các công ty nhà nước nói chung, Nhà nước cần mạnh dạn tiến hành cổ phần hóa nhằm qua đó phát huy những tính chất vượt trội, tiến bộ đã được thế giới thừa nhận về phương pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp của loại hình công ty cổ phần. Về giải pháp tạo động lực cho lao động quản trị, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: 1. Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển DOWASEN giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo. 2. Đổi mới công tác sắp xếp, bố trí lao động quản trị. 3. Xây dựng và thực hiện các qui chế về tiêu chuẩn, qui hoạch, luân chuyển lao động quản trị. iii 4. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho lao động quản trị. 5. Thực hiện các biện pháp kích thích vật chất. 6. Thực hiện các biện pháp nâng cao mức thỏa mãn nhu cầu tinh thần. 7. Xây dựng văn hóa DOWASEN. Với việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác tạo động lực cho lao động quản trị của DOWASEN cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tác giả hy vọng trong thời gian tới động lực lao động của lao động quản trị tại DOWASEN sẽ từng bước được nâng cao. iv Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYN ANH DNG TạO ĐộNG LựC CHO LAO ĐộNG QUảN TRị TạI CÔNG TY TNHH MộT THàNH VIÊN CấP NƯớC Và MÔI TRƯờNG ĐÔ THị ĐồNG THáP (DOWASEN) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp NGI HNG DN KHOA HC: PGS. TS. NGUYN NGC HUYN Hà Nội - 2011 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải sử dụng nhiều nguồn lực như: nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin. Trong đó, nhân lực đã, đang và sẽ vẫn là nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng đó, các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn tới công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, họ đặc biệt quân tâm đến các đối tượng lao động quản trị. Bởi vì, trong mỗi doanh nghiệp nhân lực là đầu vào quan trọng nhất, quyết định quá trình kết hợp các nguồn lực khác một cách có hiệu quả để tạo ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng, trong đó lao động quản trị quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi vai trò quan trọng trong lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu. Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước mặc dù vẫn còn được hưởng nhiều ưu đãi so với các loại hình doanh nghiệp khác như vốn, sử dụng đất,… Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng hiệu quả làm việc của lao động quản trị trong doanh nghiệp nhà nước chưa cao, tác phong trì trệ so với lao động quản trị trong các loại hình doanh nghiệp khác. Công tác tạo động lực cho lao động quản trị còn chưa được quan tâm đúng mức làm cho động lực làm việc của lao động quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước chưa cao, hiệu quả làm việc thấp, khó có thể đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới. Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do đó, nó vẫn bộc lộ những hạn chế về nhân lực và động lực làm việc giống như các doanh nghiệp nhà nước. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tạo động lực cho lao động quản trị tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Một là, hệ thống hoá những lý luận cơ bản về động lực lao động, tạo động lực lao động nói chung và lao động quản trị nói riêng. Trình bày vai trò của lao động quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; vai trò và sự cần thiết tạo động lực cho lao động quản trị; các yếu tố tạo động lực và biện pháp tạo động lực cho lao động quản trị trong doanh nghiệp. Hai là, trên cơ sở những lý luận cơ bản về tạo động lực lao động, phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc của lao động quản trị tại DOWASEN và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác tạo động lực cho lao động quản trị tại DOWASEN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lao động quản trị và công tác tạo động lực cho lao động quản trị tại DOWASEN. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Tại DOWASEN. + Về thời gian: Số liệu được sử dụng để phân tích thuộc giai đoạn 2006-2010, các giải pháp đề xuất được sử dụng cho giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: dựa trên cơ sở số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ DOWASEN. - Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua việc quan sát, phỏng vấn các cán bộ quản trị đang làm việc tại DOWASEN bằng bảng câu hỏi. - Phương pháp chuyên gia: được thực hiện bằng cách tham khảo ý kiến các chuyên viên quản trị lao động, tiền công, tiền lương của Sở Lao Động Thương binh - Xã hội và các cán bộ lãnh đạo cấp cao của DOWASEN về công tác tạo động lực lao động,… 2 [...]... đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tạo động lực cho lao động quản trị Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động quản trị tại DOWASEN Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác tạo động lực cho lao động quản trị tại DOWASEN 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG QUẢN TRỊ 1.1 Động lực lao động và tạo động lực lao động. .. trò và sự cần thiết tạo động lực cho lao động quản trị 1.2.1 Lao động quản trị và vai trò của lao động quản trị trong doanh nghiệp - Lao động quản trị Lao động quản trị là tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản trị và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản trị nói chung và trong doanh nghiệp là thực hiện chức năng quản trị sản xuất kinh doanh Đặc điểm của lao động quản trị. .. động quản trị; các yếu tố tạo động lực cho lao động quản trị Luận văn đã phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho lao động quản trị 7 tại Dowasen và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các biện pháp tạo động lực đang được áp dụng tại Dowasen Luận án đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản trị tại cac công ty nhà nước nói chung và Dowasen nói riêng 7... 1.1.2 Tạo động lực lao động Tạo động lực cho người lao động là dùng những biện pháp nhất định để kích thích người lao động làm việc một cách nhiệt tình, tích cực và hăng say hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc Nói cách khác: Tạo động lực cho người lao động là tổng hợp các biện pháp quản trị nhằm tạo ra các động lực vật chất (thù lao lao động) và tinh thần cho người lao động [8] Tạo động lực. .. của môi trường do đó đòi hỏi cần phải có động lực làm việc 1.2.2 Sự cần thiết tạo động lực cho lao động quản trị Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực mà trước hết là đội ngũ lao động quản trị Do đó, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ lao động quản trị luôn tâm huyết với công việc, tức là có động lực làm việc Sự cần thiết phải tạo động lực cho lao động quản trị. .. vi hẹp là một doanh nghiệp cụ thể Như vậy vấn đề còn cần phải nghiên cứu đó là công tác tạo động lực cho lao động quản trị trong một doanh nghiệp cụ thể là như thế nào? 6 Các đóng góp của Luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về động lực lao động, tạo động lực lao động, vai trò của lao động quản trị trong doanh nghiệp và sự cần thiết phải tạo động lực cho lao động quản trị; các... năng lực và thăng tiến trong công việc, tạo môi trường làm việc tốt và bình đẳng… Làm được những điều đó có nghĩa là động lực tinh thần của người lao động được thoã mãn và họ sẽ cống hiến hết mình để hoàn thành tốt công việc được giao - Sự liên hệ giữa động lực vật chất và động lực tinh thần Động lực vật chất và động lực tinh thần luôn tồn tại trong mỗi con người Giữa động lực vật chất và động lực tinh...3 5 Tổng quan những vấn đề đã nghiên cứu về động lực và tạo động lực lao động cho đến nay 5.1 Các kết quả đã nghiên cứu về động lực và tạo động lực lao động tại các doanh nghiệp nước ta Ở nước ta, trong thời gian qua đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về động lực và tạo động lực lao động trong các doanh nghiệp Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên trong luận văn này tác giả chỉ xin đề cập đến... về động lực lao động, tác giả Vũ Thị Uyên đã hệ thống hóa các lý luận căn bản về lao động quản lý, hệ thống và đề xuất quan điểm về động lực lao động, lựa chọn mô hình tổng thể để chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực cho lao động và lao động quản lý trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, Luận án còn phân tích về nhu cầu, sự thoả mãn, cách phát triển nhu cầu mới nhằm tăng động lực trong lao động cho lao động. .. sự thích ứng và năng động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh * Động lực lao động của lao động quản trị trong các DNNN chưa cao Có nhiều ý kiến cho rằng động lực của lao động quản trị trong các DNNN nhìn chung không bằng so với động lực của lao động quản trị trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước Hiện tượng “chảy máu chất xám”, những người quản lý giỏi . về tạo động lực cho lao động quản trị Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động quản trị tại DOWASEN Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác tạo động lực cho lao động quản. lao động, tạo động lực lao động, vai trò của lao động quản trị trong doanh nghiệp và sự cần thiết phải tạo động lực cho lao động quản trị; các yếu tố tạo động lực cho lao động quản trị Luận. tế quốc dân NGUYN ANH DNG TạO ĐộNG LựC CHO LAO ĐộNG QUảN TRị TạI CÔNG TY TNHH MộT THàNH VIÊN CấP NƯớC Và MÔI TRƯờNG ĐÔ THị ĐồNG THáP (DOWASEN) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp NGI

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w