1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)

64 3,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

Qua thực tế giảng dạy trên lớp, dự giờ các đồng nghiệp trong trường hay trường bạn, ở bộ môn sinh học hay các bộ môn khác. Tôi nhận thấy một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong phương pháp dạy phần Di truyền – Biến dị Sinh học 9, giáo viên nói vẫn là phương pháp dạy phổ biến, chiếm ít nhất là hơn 60% thời gian của giờ học. Phương pháp này được dùng để giải thích và cung cấp kiến thức vì vậy nó không sửa lỗi và không đáp ứng được nhu cầu khác của người học. Hơn nữa ở lứa tuổi cuối cấp II tuy tư duy trừu tượng của học sinh đã phát triển thêm một nấc mới nhưng do kiến thức phần Di truyền – Biến dị là kiến thức khó nên học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.

Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 I.ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 1. Cơ sở lí luận Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của mỗi nhà trường nói chung và của mỗi một giáo viên nói riêng, xuyên suốt quá trình dạy học và là công việc phải làm thường xuyên. Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã thực hiện quá trình đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giảm tính lí thuyết, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, mang tính khả thi. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học. Người giáo viên chính là người có vai trò chỉ đạo, còn học sinh là người chủ động, sáng tạo tích cực trong quá trình khám phá kiến thức mới. Với vai trò tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn, người giáo viên phải làm sao cho học sinh phát huy tính tích cực phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Bởi vậy, tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức cho học sinh là việc làm dẫu trong điều kiện dạy và học hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Người giáo viên phải có nhận thức đúng đắn và thực hiện cập nhật trong từng bộ môn, từng bài học, từng lớp học phù hợp với thực trạng trong giáo dục ở địa phương bây giờ. Mặt khác việc học tập bộ môn Sinh học ở trường THCS còn nhiều hạn chế, chưa cuốn hút học sinh đi vào học tập. "Tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức" nhằm tạo ra cách dạy mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có chất lượng, học sinh mới có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Việc hiểu rõ những khái niệm, hiện tượng, định luật và giải bài tập phần Di truyền – Biến dị là rất quan trọng và cần thiết trong thời đại của Di truyền học. 2. Cơ sở thực tiễn Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy học phải đi đôi với hành. Khi dạy học sinh về kiến thức Sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt dưới dạng “thực Trang 1 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 đơn có sẵn”, học sinh chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó. Từ đó học sinh nắm được các nhà khoa học tìm ra kiến thức và các quy luật sinh học như thế nào? Về phía học sinh - Mặc dù học sinh hầu hết đều chăm ngoan nhưng chưa có ý thức học đều các môn, các em thường chỉ chú trọng vào hai môn chính Văn – Toán, học lệch về các môn Sử, Địa, Sinh, Lí… - Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh còn xem nhẹ môn học do đó trong lớp còn thiếu chú ý, thiếu tập trung suy nghĩ thảo luận, ít tham gia xây dựng bài dẫn đến không khí lớp học còn buồn tẻ. - Lĩnh hội kiến thức dạng học vẹt qua loa, đại khái. Về phía giáo viên - Giáo viên còn thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học còn ít. - Chưa tích cực thu thập, cập nhật thêm thông tin, kiến thức sinh học - Sử dung công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế - Xem nhẹ phương pháp dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" Mặc dù đã qua nhiều năm học chúng ta thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" không mới đối với giáo viên nhưng chưa được vận dụng phổ biến và có hiệu quả. II. Giải pháp thực hiện Qua thực tế giảng dạy trên lớp, dự giờ các đồng nghiệp trong trường hay trường bạn, ở bộ môn sinh học hay các bộ môn khác. Tôi nhận thấy một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong phương pháp dạy phần Di truyền – Biến dị Sinh học 9, giáo viên "nói" vẫn là phương pháp dạy phổ biến, chiếm ít nhất là hơn 60% thời gian của giờ học. Phương pháp này được dùng để giải thích và cung cấp kiến thức vì vậy nó không sửa lỗi và không đáp ứng được nhu cầu khác của người học. Hơn nữa ở lứa tuổi cuối cấp II tuy tư duy trừu tượng của học sinh đã phát triển thêm một nấc mới nhưng do kiến thức phần Di truyền – Biến dị là kiến thức khó nên học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức. Trang 2 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động, không được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của mình thì thường không hiểu rõ bản chất của vấn đề và dễ quên. Học sinh chỉ nghe thầy cô thông báo kiến thức dưới dạng có sẵn thì dễ có cảm giác nhàm chán và như vậy không kích thích hoạt động trí tuệ của học sinh, dẫn đến học sinh lười tư duy. - Đối với giáo viên: Trong một bài dạy, nếu không biết tổ chức các hoạt động thì giáo viên phải nói nhiều vì thế không kiểm soát được việc học của học sinh dẫn đến hiệu quả giờ dạy không cao Từ tình hình thực tiễn nêu trên, căn cứ vào cơ sở lí luận dạy học, tôi xác định rằng: muốn nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh thì giáo viên phải biết "tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức cho học sinh" thông qua các kênh hình, kênh chữ, thông tin trong sách giáo khoa hay xây dựng các bài tập vận dụng để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong suốt cả các khâu, các phần trong từng tiết dạy học trên lớp, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. III. Giải pháp thực hiện Với kinh nghiệm nhiều năm dạy Sinh học 9 đã tích luỹ được ít nhiều kinh nghiệm tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị và thu được những kết quả khả quan, tôi xin được trình bày một số hoạt động đã tổ chức để dạy các bài trong phần Di truyền - Biến dị môn sinh học 9 1. Giải pháp I: Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, phân phối chương trình và tài liệu tham khảo. - Trước tiên giáo viên phải nghiên cứu phân phối chương trình xem nội dung chương trình gồm mấy chương, mỗi chương gồm mấy bài, tỉ lệ số tiết lí thuyết và thực hành. Phần Di truyền – Biến dị sinh học 9 gồm 6 chương Chương I: Các thí nghiệm của Menđen. Chương II: Nhiễm sắc thể. ChươngII: ADN và gen. Chương IV: Biến dị. Chương V: Di truyền học người. Trang 3 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Chương VI: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống. Phần này có 40 tiết nhiều hơn SGK trước đây 20 tiết.Vì vậy,bên cạnh sự kế thừa, nội dung của SGK mới còn phát triển và khác biệt với SGK hiện hành. Điều đó được cụ thể hóa ở những điểm sau: - Kế thừa và đi sâu hơn các vấn đề: Lai một cặp và hai cặp tính trạng. Di truyền giới tính.Cấu trúc và chức năng của NST. ADN. Đột biến và thường biến.Tự thụ phấn và giao phối gần. Ưu thế lai. Lai kinh tế. Đột biến nhân tạo. Các phương pháp chọn lọc. Công nghệ sinh học, - Phát triển và mới ở các vấn đề: Nguyên phân và giảm phân. Phát sinh giao tử và thụ tinh. Di truyền liên kết. Mối quan hệ giữa gen và ARN. Prôtêin. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Con người là đối tượng của di truyền học. Di truyền học với con người. 2. Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng học tập. Tài liệu quan trọng nhất là sách giáo khao sinh học 9, tranh ảnh trong phòng bộ môn, ngoài ra giáo viên và học sinh có thể sưu tầm thêm các kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu liên quan ở các nguồn khác như báo chí… nhất là trong thợi đại công nghệ thông tin hiện nay vai trò của internet giúp giáo viên và học sinh có thể tra cứu các kiến thức một cách dễ dàng. 3. Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm của các bài học. Đây là thao tác quan trọng có vai trò quyết định trong hiệu quả dạy học của giáo viên. • Ví dụ đối với chương I: Các thí nghiệm của Menđen.Kiến thức trọng tâm là: Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN A. Mục tiêu - Kiến thức: + Nêu được nhiệm vụ, nội dung vai trò của di truyền học. + Giới thiệu được Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học và hiểu được phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo và ý niệm về gen (nhân tố di truyền) của ông. + Phân tích kết quả thực nghiệm lai một cặp tính trạng (TT) và giải thích theo quan niệm của Men đen,viết được sơ đồ lai từ P đ F 2 . + Phát biểu được nội dung quy luật phân li + Hiểu và giải thích đợc tương quan trội lặn hoàn toàn và không hoàn toàn, thấy được sự khác biệt giữa hai trường hợp này. Trang 4 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 + Vận dụng quy luật phân li để giải thích các hiện tượng di truyền trong sản xuất và đời sống. + Xác định được mục đích và thực chất các phương pháp phân tích di truyền: phân tích các thế hệ lai và lai phân tích. + Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng và giải thích theo Men đen, viết được sơ đồ lai từ P đến F 2 . + Phát biểu được nội dung và nêu được bản chất của quy luật phân li độc lập. + Hiểu và giải thích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập. - Kĩ năng: + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình + Rèn luyện thao tác thực hành về thống kê xác suất, từ đó biết vận dụng kết quả để giải thích các tỉ lệ Men đen. + Rèn luyện năng lực tư duy nhanh nhạy để trả lời bài tập trắc nghiệm và phương pháp giải bài tập. B. Nội dung 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN DI TRUYỀN CỦA MENĐEN 1.1. Đối tượng nghiên cứu Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà lan (Pisum sativum). Đây là một loại cây có hoa lưỡng tính, có những tính trạng biểu hiện rõ rệt, là cây hàng năm, dễ trồng, có nhiều thứ phân biệt rõ ràng, tự thụ phấn cao nên dễ tạo dòng thuần. Trang 5 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Hình I.1. Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen Menđen tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ (rộng 7m, dài 35m) trong tu viện. Ông đã trồng khoảng 37.000 cây, tiến hành chủ yếu lai 7 cặp tính trạng ( hình I.1) trên 22 giống đậu, trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và chừng 300.000 hạt. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Menđen đã học và dạy toán, vật lí cùng nhiều môn học khác. Có lẽ tư duy toán học, vật lí học cùng các phương pháp thí nghiệm chính xác của các khoa học này đã giúp Menđen nhiều trong cách tiến hành nghiên cứu. Ông đã vận dụng tư duy phân tích của vật lí và ứng dụng toán học vào nghiên cứu của mình. Nhờ đó ông đã có phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo. Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai, có các bước cơ bản sau: — Trước khi tiến hành lai, Menđen đã chọn lọc và kiểm tra những thứ đậu đã thu thập được để có những dòng thuần. — Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ (trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã lai giống để nghiên cứu sự di truyền các tính Trang 6 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 trạng, nhưng cùng một lúc nghiên cứu sự di truyền của tất cả các tính trạng của cơ thể bố mẹ nên không rút ra được các quy luật di truyền). — Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau. Việc tìm ra phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần chủng của giống lai cũng là điểm đặc biệt trong phương pháp của Menđen. Phương pháp thí nghiệm độc đáo và đúng đắn của Menđen đến nay vẫn là mẫu mực cho các nghiên cứu di truyền. Các thí nghiệm có đánh giá số lượng của ông khác hẳn với các phương pháp mô tả của các nhà sinh học vẫn thường sử dụng ở thế kỉ 19. 1.3. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH — Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái , cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ cây đậu có thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt. — Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau. Ví dụ hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp. — Gen là nhân tố di truyền xác định hay kiểm tra một hay một số các tính trạng của sinh vật. Ví dụ gen quy định màu sắc hoa hay màu sắc hạt đậu. — Dòng hay giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước về đặc tính hay tính trạng. Trên thực tế, nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. Một số kí hiệu: P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát. Phép lai được kí hiệu bằng dấu "x". G (gamete): giao tử. Quy ước giao tử đực (hoặc cơ thể đực) được kí hiệu là O ,còn giao tử cái (hay cơ thể cái) kí hiệu là O F (filia): thế hệ con. Quy ước F 1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P. F 2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F 1 . 1.4.Tiểu sử Menđen Johann Menđen sinh ngày 22 tháng 7 năm 1822. Menđen sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở Silesie, nay thuộc Brno ( Sec). Sau khi học hết bậc trung học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn Menđen vào học ở trường dòng tại thành phố Brnô và sau 4 năm đã trở thành linh mục (năm 1847).Thuở đó tu viện có lệ các thày dòng phải dạy học các môn khoa học cho các trường của thành phố. Tu viện đã đặt tên Gregor (thay cho Johann) và cử Menđen đi học đại học ở Viên (1851-1853). Khi trở về Brunô ông vừa tham gia dạy học vừa nghiên cứu khoa học. Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Trang 7 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Hà Lan từ năm 1856 đén năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này đã giúp Menđen phát hiện ra các định luật di truyền và đã được công bố chính thức vào năm 1866. Năm 1869, Menđen được chỉ định làm tu viện trưởng nên đã phải bỏ công tác giảng dạy và nghiên cứu vì trách nhiệm mới đã chiếm hết thì giờ của ông. Đến ngày 6 tháng 1 năm 1884 Menđen qua đời do viêm thận nặng. Do hạn chế của khoa học đương thời nên người ta chưa hiểu được giá trị phát minh của Menđen. Mãi đến năm 1900 các định luật Menđen được các nhà khoa học tái phát hiện cũng bằng thực nghiệm, đồng thời năm này được xem là năm Di truyền học chính thức ra đời và Menđen được xem là người sáng lập ra Di truyền học. 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 2.1. Thí nghiệm của Menđen Đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn cao. Men đen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản bằng cách cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn .Khi nhị đã chín ,ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ . F 1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F 2. .Kết quả thí nghiệm của Men đen được phản ánh ở bảng I.1. Bảng I.1. Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen P F 1 F 2 Tỉ lệ kiểu hình F 2 Hoa đỏ x hoa trắng Thân cao x thân lùn Quả lục x quả vàng Hoa đỏ, Thân cao, Quả lục 705 đỏ ; 224 trắng 487 cao; 177 lùn 428 quả lục;152 quả vàng 3,15 : 1 2,75 : 1 2.82 : 1 Các tính trạng của cơ thể ,ví dụ như hoa đỏ.hoa trắng,thân cao ,thân lùn,quả lục,quả vàng,được gọi là kiểu hình (KH). Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và còn giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được ở F 1 và F 2 vẫn giống nhau. Men đen gọi tính trạng biểu hiện ở F 1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục), còn tính trạng chỉ biểu hiện ở F 2 là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng). Trang 8 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Những kết quả thí nghiệm trên của Men đen cho thấy F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn. Để theo dõi tiếp ở F 3 , Men đen cho các cây ở F 2 tự thụ phấn và thu được kết quả được phản ánh ở hình I.2. Hình này cho thấy ở F 2 có 1/3 số cây hoa đỏ là không phân li, nghĩa là chúng thuần chủng, còn 2/3 số cây hoa đỏ phân li ở F 3. . Các cây hoa trăng ở F 2 không phân li ở F 3 , nghĩa là chúng thuần chủng. Như vậy, KH trội ở F 2 bao gồm cả thể thuần chủng và không thuần chủng. 2.2. Men đen giải thích kết quả thí nghiệm F 1 đều tính trạng trội và tính trạng lặn lại xuất hiện ở F 2 giúp Menđen nhận thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời. Ông cho rằng mỗi tính trạng ở cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định mà sau này gọi là gen. Ông dùng kí hiệu chữ để chỉ các nhân tố di truyền (gen), trong đó chữ in hoa là gen trội quy định tính trạng trội, còn chữ thường là gen lặn quy định tính trạng lặn để giải thích kết quả thí nghiệm (hình I.3). Trên hình I.3, ở các cơ thể P, F 1 và F 2 các gen tồn tại thành từng cặp tương ứng được gọi là kiểu gen (KG) qui định KH của cơ thể. Nếu KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp như: AA - thể đồng hợp trội, aa - thể đồng hợp lặn, còn chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa) gọi là thể dị hợp. Thông qua hình I.3, Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Trang 9 Hình I.2. Sơ đồ phân tích sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Hinh I.3. Sơ đồ giải thích lai một cặp tính trạng của Menđen 2.3. Nội dung quy luật phân li Các kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen cho thấy : Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì ở thế hệ thứ hai có sự phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội :1 lặn (tức là 3/4 và 1/4 hay 75% và 25%). Khi giải thích kết quả thí nghiệm của mình, Men đen đã đưa ra khái niệm” giao tử thuần khiết “. Theo quan niệm này, trong cơ thể lai F 1 (Aa) gen trội át gen lặn nên tính lặn không được biểu hiện. Tuy nhiên, gen lặn vẫn tồn tại bên cạnh gen trội; chúng không hòa lẫn vật chất với nhau. Lúc cơ thể lai F 1 (Aa) phát sinh giao tử thì các alen trội (A) và lặn (a) vẫn giữ nguyên bản chất như trong bố mẹ thuần chủng (giao tử thuần khiết). Mỗi loại giao tử của F 1 chỉ chứa một gen của bố hoặc mẹ, nghĩa là chỉ chứa A hoặc a. Sự phân li của cặp Aa đã tạo ra hai loại giao tử với xác suất ngang nhau là 1A:1a. Chính tỉ lệ phân li của hai loại giao tử này cùng với sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh là cơ chế tạo nên tỉ lệ KG : 1AA : 2 Aa : 1aa, từ đó cho ra tỉ lệ KH là 3 trội:1 lặn ở F 2 (hình I.3). Tính lặn được biểu hiện trong thể đồng hợp về gen lặn, gây ra hiện tượng phân li, nghĩa là kiểu hình của các cây F 2 không đồng nhất.Vì vậy về bản chất, quy luật phân li được hiểu là sự phân li của cặp nhân tố di truyền tạo ra hai loại giao tử thuần Trang 10 [...]... nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 khit vi t l 1A:1a hay trong quỏ trỡnh phỏt sinh giao t mi nhõn t di tryun trong cp nhõn t di truyn phõn li v mt giao t v gi nguyờn bn cht nh c th thun chng ca P 2.4 C s t bo hc ca quy lut phõn li Hỡnh I.4 C s t bo hc ca nh lut phõn li Nhng nghiờn cu t bo hc cui th k 19 v c ch nguyờn phõn, gim phõn v th tinh ó xỏc nhn gi thuyt ca Menen Trong. .. THUYT DI TRUYN NST 1.1 S lc tiu s T.H.Morgan (1866 194 5) Trang 19 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 Tomat Hunt Morgan sinh ngy 25 -9- 1866 ti bang Kentuca (m) Nm 20 tui, ụng tt nghip i vũa loi xut sc Nm 24 tui ụng nhn c bng tin s v nm 25 tui c phong giỏo s ễng l mt nh phụi hc, ging dy ti trng i hc Columbia (M).T.H.Morgan ó quyt nh chuyn sang nghiờn cu di truyn... trựng Quỏ trỡnh phỏt sinh giao t thc vt c bit thc vt cú hoa din ra khỏ phc tp .Trong quỏ trỡnh phỏt sinh giao t c(hỡnh II.16),mi t bo m ca tiu bo t gim phõn cho bn tiu bo t n bi s hỡnh thnh bn ht phn .Trong ht phn mt nhõn Trang 33 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 a) S to thnh giao t c b) S hỡnh thnh trng Hỡnh II.16 Quỏ trỡnh phỏt sinh giao t cõy cú hoa... l quỏ trỡnh tỏi t hp di truyn (genetic recombination) (hỡnh II.14) Trang 30 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 + Giai on Diplonema: c c trng bi s tỏch ri cỏc cp NST tng ng, tuy nhiờn chỳng cũn ớnh nhau mt vi im chộo ( chiasma) Hỡnh II.14 S trao i chộo ca cp NST tng ng Trong noón bo (oocyte) mt s loi lng c trong thi k ny cú th kộo di hng thỏng, hng nm vỡ... Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 hay gian kỡ (interphase) hoc thng gi l kỡ trung gian (hỡnh II.8) 2.3.2 Hot ụng ca NST trong kỡ trung gian Trong pha G1, hm lng ADN v s lng NST tng i n nh v mang tớnh c trng cho tng loi NST bin i trng thỏi kt c trong nguyờn phõn sang trng thỏi dón xon, kộo di v mnh, si nhim sc ch cú th nhỡn thy chỳng di kớnh hin vi in t... (hỡnh II .9) S phõn chia chi tit cũn thờm kỡ trc gia trong phõn chia nhõn K u K gia K sau K cui Hỡnh II .9 Cỏc kỡ trong phõn chia nhõn nguyờn phõn -Thc t, trong t bo cht rt khú phõn bit gii hn chuyn tip gia cỏc k Mi kỡ c c trng bi cu trỳc, tp tớnh ca NST, b mỏy phõn bo, mng nhõn cng nh cỏc tớnh cht lớ, húa ca t bo cht Trang 26 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc... II.12 S phõn chia cht t bo 2.4 Hot ng ca NST trong gim phõn) Phõn bo gim nhim hay gim phõn ( Meiosis) nh tờn gi l hỡnh thc phõn bo m cỏc t bo con c to thnh ch mang s lng NST gim i mt na so vi t Trang 29 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 bo m õy l dng phõn bo c trng cho cỏc c th sinh sn hu tớnh , qua ú cỏc t bo sinh dc ( tinh nguyờn bo, noón nguyờn bo) phõn... ó to ra 4 loi giao t vi t l ngang nhau l AB: Ab: aB: ab S kt hp ngu nhiờn trong th tinh gia 4 loi giao t c vi 4 loi giao t cỏi cho ra 16 hp t F2 , trong ú cú 9 kiu gen, 4 kiu hỡnh theo t l tng ng nh sau: Trang 16 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 V kiu gen V kiu hỡnh 1 AABB 2 AABb 9( A-B-) ht vng trn 2 AaBB 4 AaBb 1AAbb 2Aabb 3(A-bb) ht vng nhn 1aaBB 2aaBb... quỏ trỡnh phõn ly NST trong phõn bo sau ú Trang 25 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 2.3.3 Hot ụng ca NST trong nguyờn phõn Phõn bo nguyờn nhim (mitosis) vi tờn gi l s phõn bo to ra hai t bo con cú nguyờn NST nh t bo m õyl dng phõn bo ph bin cỏc sinh vt nhõn chun Nguyờn phõn gm cú phõn chia nhõn v phõn chia t bo cht a) Phõn chia nhõn din ra 4 k in hỡnh:... gii trựng hp ca vi ng tubulin) kt hp vi s kộo di ca cỏc si cc v hp li ca thoi Mt khỏc ngi Trang 28 Mt s phng phỏp nõng cao hiu qu dy hc phn Di truyn Bin d trong mụn sinh hc lp 9 ta phỏt hin ra enzim ATP- aza cỏc si thoi phõn bo v thnh phn axit amin ca cỏc prụtờin ca thoi ny gn ging vi actin ca si c - k cui, cỏc NST n ó di chuyn ti hai cc, dón xon , di ra dng mnh v bin dng tr thnh cht nhim sc nh . Chương V: Di truyền học người. Trang 3 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Chương VI: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống. Phần này. số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 đơn có sẵn”, học sinh chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp học sinh nắm chắc. tiểu sử T.H.Morgan (1866 – 194 5) Trang 19 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền – Biến dị trong môn sinh học lớp 9 Tomat Hunt Morgan sinh ngày 25 -9- 1866 tại bang Kentuca

Ngày đăng: 04/10/2014, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình I.2. Sơ đồ phân tích sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh I.2. Sơ đồ phân tích sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan (Trang 9)
Hinh I.3. Sơ đồ giải thích lai một cặp tính trạng của Menđen - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
inh I.3. Sơ đồ giải thích lai một cặp tính trạng của Menđen (Trang 10)
Hình I.4. Cơ sở tế bào học của định luật phân li. - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh I.4. Cơ sở tế bào học của định luật phân li (Trang 11)
Hình I.6. Sơ đồ giải thích thí nghiệm lai hai cặp tính - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh I.6. Sơ đồ giải thích thí nghiệm lai hai cặp tính (Trang 15)
Hình I.8 . Trội không hoàn toàn - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh I.8 . Trội không hoàn toàn (Trang 18)
Hình II.3 - ảnh chụp NST ở kỳ giữa  nguyên phân dưới kính hiển vi điện  tử. - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.3 - ảnh chụp NST ở kỳ giữa nguyên phân dưới kính hiển vi điện tử (Trang 22)
Hình II.6. Bộ NST ruồi  giấm - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.6. Bộ NST ruồi giấm (Trang 23)
Hình II.7. Chu kì tế bào - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.7. Chu kì tế bào (Trang 24)
Hình II.9. Các kì trong phân chia nhân ở nguyên phân -Thực tế, trong tế bào chất rất khó phân biệt giới hạn chuyển tiếp giữa các kỳ - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.9. Các kì trong phân chia nhân ở nguyên phân -Thực tế, trong tế bào chất rất khó phân biệt giới hạn chuyển tiếp giữa các kỳ (Trang 26)
Hình II.10. Thoi phân bào - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.10. Thoi phân bào (Trang 27)
Hình II.13. Sơ đồ giảm phân. - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.13. Sơ đồ giảm phân (Trang 31)
Hình II.14. Sự trao đổi chéo  của cặp NST tương đồng - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.14. Sự trao đổi chéo của cặp NST tương đồng (Trang 31)
Hình II.15.Quá trình phát sinh giao tử ở động vật. - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.15.Quá trình phát sinh giao tử ở động vật (Trang 34)
Hình II.17 - Sự thụ tinh - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần di truyền – biến dị trong môn sinh học lớp 9 (hay)
nh II.17 - Sự thụ tinh (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w