1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại công ty tnhh thương mại tổng hợp nam việt

32 539 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,97 MB

Nội dung

Trang 1

LOI M6 DAU

Cùng với sự phát triển của thế giới, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển dẫn đến sự phân công lao động, chun mơn hố ngày càng sâu sắc Tuy nhiên trình độ và tốc độ phát triển kinh tế cũng như khoa học công nghệ phát triển không đồng đều giữa các quốc gia Các quốc gia kém phát triển muốn tạo được sự cân bằng trong phát triển kinh tế thì khoa học công nghệ là một công cụ quan trọng, vì nó đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đây sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm chuyên biến nền kinh tế cả về chất và về lượng, làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá trên trường quốc tế

Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, khoa học kỹ thuật, tư liệu sản xuất, để trang bị cho sản xuất là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế nước ta Giúp phát triển lực lượng sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiễn và là tiền đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhập khâu thiết bị máy móc, tư liệu sản xuất đối với nền kinh tế nên qua đợt thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Nam Việt em đã có gắng đi sâu tìm hiểu quy trình nhập khẩu máy móc

thiết bị, tư liệu sản xuất, ý nhĩa của chúng đối với nền kinh tế và tình hình hoạt

Trang 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1 Giới thiệu chung về Công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Nam Việt

Tên giao dịch quốc tế: NAM VIET GENERAL TRADING COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: NAM VIET GT CO.,LTD

Trụ sở tại: Căn hộ 13.2, tầng 13, Toà nhà I-9, Khu I, Phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102022436 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 27 tháng 09 năm 2005

Tên giám đốc: Bà Vũ Thị Hạnh

Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng Việt Nam)

Tài khoản số: I 10 20096037 018

Tại ngân hàng: Teckcombank — Chi nhánh Đông Đô, Hà Nội Điện thoại: 84-4-2852330, Fax: 84-4-2852331

2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Nam Việt được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 2005 Là một công ty với tuổi đời còn rất trẻ, hơn nữa được thành lập trong thời buổi cơ chế thị trường đang diễn ra gay gắt, đối thủ cạnh tranh lại rất mạnh và dày dặn kinh nghiệm Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, ngay từ những năm đầu gây dựng doanh nghiệp, Công ty đã hết sức chú trọng đầu tư vào con người, xây dựng một đội ngũ nhân viên kinh doanh được đào tạo bài bản và kinh nghiệm, hiểu biết về mặt hàng kinh doanh và nhu cầu thị trường

Trang 3

Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu hàng hoá, mặt hàng chủ yếu và là thế mạnh của Công ty hiện nay là các mặt hàng linh kiện, phụ tùng, máy móc, nguyên vật liệu cơ khí

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, đến nay Công ty đã có một bước đột phá trong quá trình hoạt động kinh doanh và cũng được coi là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty đó là: đã tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hoá và tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng với các khách hàng nước ngồi, đẩy mạnh

hàng hố xuất khẩu ra nước ngoài

Đây được coi là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty là vì: Như chúng ta đã biết, Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước kém phát triển Hàng hoá, đặc biệt hàng hoá về cơ khí (nguyên vật liệu, máy móc ) hiện nay chủ yếu vẫn

phải nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm và bán lại trong nước Với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì việc có được các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài có thể coi là một bước đột phá trong quá trình kinh doanh và cho thấy được sự lớn mạnh và bền vững của Công ty trên thương trường

Quy mô của Công ty hiện tại thuộc vào loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng số nhân viên hiện tại trong Công ty bao gồm 15 lao động, được phân phụ trách công việc tại 8 bộ phận của Công ty: - Ban Giám Đốc - Bo phan Quan lý - Bo phan kinh doanh SĨ - Bo phận kinh doanh S2 - Bo phận kinh doanh S3 -_ Bộ phận kế toán - Bo phan hành chính

- Bo phan xuat nhap khau (Bo phan Logistic)

Trang 4

Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu, chủ yếu là các mặt hàng của ngành Cơ khí chế tạo

Các mặt hàng nhập khẩu Công ty nhập khẩu về bán lại chủ yếu cho các công

ty sản xuất trong nước

Ngoài các mặt hàng nhập khẩu, Công ty cũng đã tìm cho mình các khách hàng nước ngoài để đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu

2.Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp Các loại sản phẩm chủ yếu

Sản phẩm chủ yếu của Công ty hiện nay là các mặt hàng về Cơ khí chế tạo

Các sản phẩm này được công ty phân vào từng nhóm sản phẩm như:

e Cac chi tiết xe máy se Nguyên vật liệu e_ Thiết bị công nghiệp

Sản phẩm liên quan đến nhóm chỉ tiết máy bao gồm:

-_ Mặt hàng nhập khẩu: Bi thép (sử dụng làm vòng bi cho xe máy)

Trang 5

io - 4

Sản phẩm liên quan đến nhóm nguyên vật liệu như: Sắt, thép ống, thép thanh,

thép cuộn, thép tấm, thép cán nguội dạng cuộn, đồng lá, đồng cuộn

Thép ống Đồng cuộn Thép tấm

Sản phẩm liên quan đến nhóm thiết bị công nghiệp như: - May tiện CNC

- Máy hút bụi công nghiệp - May gia cong kim loai - May do do pH

- _ Lưỡi cưa đĩa, cưa vòng

Trang 6

II Loại hình dịch vụ chủ yếu của Công ty

Loại hình dịch vụ chủ yếu của Công ty là cung ứng các mặt hàng cơ khí xuất nhập khẩu cho các Công ty trong nước và Công ty nước ngoài theo hợp đồng, đơn đặt hàng 1 Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình dịch vụ a.Dịch vụ chính Cung cấp các sản phẩm xuất nhập khẩu theo các hợp đồng, đơn đặt hàng của khách hàng và nhà cung cấp b.Quy trình dịch vụ

Sơ đồ 1: Khách hàng bên ngoài

piém bat day

Xtc tién

nguồn

cung cếp

Trang 7

Sơ đô 2: Khách hàng nội tai

Công Đoạn trước là Khách hàng của bạn Công đoạn sau * ` ` ` ° Khách hàng Khách hàng Công đoạn sau cùng là khách hàng của bạn

2.Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình dịch vụ

Nội dung cơ bản của các bước công việc và cũng là mục đích quan trọng trong quy trình dịch vụ của Công ty đó là “Hướng hoạt động công việc trên quan điểm khách hàng” và “ Đặt trọng tâm công việc, hướng tới mục tiêu ”

Các bước công việc trong quy trình dịch vụ của Công ty đề ra đều được thực hiện trình tự qua các bước:

-_ Thiết lập mục tiêu: trước khi bắt đầu một công việc gì đó (kể cả nhỏ nhất như

gọi điện cho khách hàng), việc đầu tiên là phải định ra mục tiêu của công việc đó Chỉ khi có mục tiêu thì đó mới gọi là công việc

-_ Cách thức thiêt lập mục tiêu: cụ thể, có thể đo được, có thể đạt được, hợp lý, có thời hạn

Trang 8

muốn gì n6 công việc để đáp ứng TH E0

- Tìm ra xem những yêu cầu của khách hàng

người ở công đoạn hang

trước và sau cần gì ~Nỗ lục cởi tiến không ngừng để nông cao sự thod man cua khach - Triển khai thuc hién

1) Lắng nghe khách hàng 2) Đặt ra mục tiêu 3) Nâng cao tỷ lệ thoả mãn của khách hàng - Dat ra cde mục fiêu Ị ~Đớnh giớ múc độ để đợt mục tiêu trên Thoả mãn cao hơn „ - ` ` mong đợi Mức độ hoàn thành Thoả mãn như mong đợi Thoả mãn ít hơn mong đợi Mức độ mong đợi Mức độ mong đợi mm SD | | Mức độ hoàn thành

CSI: Chỉ số thoả mãn của khách hàng

3 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty

Quy trình triển khai Xuất khẩu sản phẩm (Sơ đồ 3), quy trình triển khai nhập

Trang 10

Quy trình triển khai xuất khẩu sản phẩm (Sơ đồ 3):

Sơ đồ trên hướng dẫn quy trình thực hiện việc triển khai xuất khẩu hàng hố ra

nước ngồi Trong bản Quy trình đã phân công rõ ràng các bước công việc thực hiện của từng bộ phận trong Công ty từ khâu nhận các yêu cầu thông tin đặt hàng từ khách hàng, gửi thông tin cho nhà cung cấp, tính giá và gửi báo giá cho khách hàng đến khâu vận chuyển hàng và thời gian khách hàng nhận được lô hàng

Quy trình này đã giúp cho nhân viên giữa các bộ phận trong Công ty thấy rõ được công việc của mình và cách thức phối hợp thực hiện công việc với nhau khi

triển khai xuất khẩu hàng hố Ngồi ra, quy trình này cũng giúp cho việc kiểm soát

Trang 12

Quy trình triển khai nhập khẩu hàng hoá (Sơ đồ 4)

Sơ đồ trên hướng dẫn quy trình thực hiện triển khai nhập khẩu hàng hoá Trong bản quy trình phân công các bước để nhập khẩu một lô hàng và cách thức phối hợp công việc giữa bộ phận Kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu (Bộ phận Logistic)

Quy trình cũng hướng dẫn các bước công việc từ khâu chuẩn bị chứng từ hàng hoá đến khâu thông quan xong, nộp thuế cho Nhà nước và giao hàng cho khách hàng

Quy trình này giúp cho nhân viên đảm nhiệm việc triển khai việc nhập khẩu hàng hoá hồn thành cơng việc một cách nhanh chóng, chính xác đảm bảo tiến độ thông quan hàng hoá và giảm được rủi ro kê khai hàng hố khơng chính xác, nộp chậm tiền thuế cho Nhà nước

4 Tổ chức bộ máy của Công ty

a Chức năng nhiệm vụ cơ bản bộ máy nhân viên của Công ty 1 Nhân viên kế toán:

- Nhân viên kế toán 1: phụ trách việc thanh toán, giao dịch và công nợ đối với các khách hàng nước ngoài Tổng hợp các báo cáo về các giao dịch nước ngoài

- Nhân viên kế toán 2: phụ trách việc thanh toán, giao dịch và công nợ đối với các khách hàng trong nước Tổng hợp các báo cáo về các giao dịch trong nước

2 Nhân viên kinh doanh: được phân phụ trách công việc trong từng bộ phận: - Kinh doanh S1: phụ trách về các mặt hàng xuất nhập khẩu về chi tiết máy, quản lý giao nhận hàng, khách hàng, nhà cung cấp và phát triển khách hàng mới

- Kinh doanh S2: phụ trách về các mặt hàng nguyên vật liệu, quản lý giao nhận hàng, khách hàng, nhà cung cấp và phát triển khách hàng mới

- Kinh doanh S3: phụ trách về các mặt hàng thiết bị công nghiệp, quản lý giao nhận hàng, khách hàng, nhà cung cấp và phát triển khách hàng mới

Trang 13

4 Phòng xuất nhập khdu (Logistic): thuc hién céc thi tuc lam thong quan hàng hoá xuất nhập khẩu, liên hệ với các hãng dịch vụ vận tải Tổng hợp các chi phí

xuất nhập khẩu hàng hoá và công nợ của các hãng dịch vụ vận tải

Trang 14

PHAN II: THUC TRANG KINH DOANH CUA CONG TY

I Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing 1 Tình hình tiếu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty

Hiện nay, Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc ngành cơ khí chế tạo (chủ yếu thuộc ngành sản xuất phụ tùng xe máy ôtô) các sản phẩm chính như: các loại thép (dạng ống, dạng tấm, dạng thanh, dạng cuộn .), lưỡi cưa đĩa, máy hút bụi công nghiệp, Bi thép

Ngồi ra, Cơng ty còn xuất khẩu một số hàng hoá sang các nước thuộc khu vực Châu Á như Philippines, Malaysia Các sản phẩm xuất khẩu như: Trục bơm dâu, Bulông xuyên trục càng sau, Bạc

Trong những năm gần đây công tác tiêu thụ hàng hoá của Công ty cũng đạt được các bước tiến mới, chuyển biến tốt đẹp và đạt được kết quả nhất định

> San phẩm Thép

Đây là mặt hàng kinh doanh thế mạnh và chủ lực của Công ty được nhập khẩu trực tiếp từ một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan

Mặt hàng này có các chỉ tiêu chất lượng: độ dày, độ nhắn, các tiêu chuẩn về hàm lượng hoá học (cacbon, Silic, lưu huỳnh, chì ) Đây là một mặt hàng rất đa dạng về chủng loại và kích thước như: thép cacbon, thép cán nguội dạng cuộn, thép khong gi

> Lưỡi cưa đĩa:

Trang 15

Đây cũng là một trong những mặt hàng kinh doanh chính của Công ty Mặt hàng này Công ty nhập khẩu về từ một số nước có uy tín như: Nhật Bản, Đức và hiện Công ty đang cung cấp mặt hàng này cho một số nhà sản xuất chính cho hãng Honda

> Bi thép

Mặt hàng này chủ yếu được Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc và gia công thêm rồi mới giao cho khách hàng

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng Công ty vẫn vấp phảI những trở ngại, tồn tại một số những hạn chế

- Mặt hàng chủ lực của Công ty là các mặt hàng về sắt thép Các mặt hàng này có trị giá hàng lớn mà giá cả trên thị trường lại biến động rất đột ngột Điều này, làm gây khó khăn trong việc chào giá đối với các khách hàng truyền thống và gây rủi ro về thua lỗ cho Cơng ty

- Hàng hố của Công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên biến động về tỷ giá ngoại tệ cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và chính sách giá của Công

ty

Trang 16

- Công ty chưa có một chiến lược cụ thể nhằm giới thiệu, quảng cáo, tạo được hình ảnh, uy tín trên thị trường

2 Sơ lược về thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh của Công ty

a.Thị trường tiêu thụ hàng hố

Cơng ty hiện tại chủ yếu cung cấp các mặt hàng nhập khẩu cho các Công ty sản xuất về phụ tùng xe máy ôtô trong nước Ngoài việc củng cố phát triển thị trường

nội địa, thị trường xuất khẩu truyền thống, Công ty còn đẩy mạnh tìm kiếm thị

trường mới và tiềm năng

- Tiếp tục triển khai mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như các mặt hàng có tính cạnh tranh cao của Công ty (Trục bơm dầu, bạc, Bulông xuyên trục càng sau )

- Tiếp tục triển khai tiếp thị tìm kiếm các khách hàng mới trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo

- Tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp mới có uy tín đặc biệt là có lợi về các chỉ phí vận chuyển thấp như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan

b Dịch vụ của Công ty

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển luôn phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường Có thể nói một nhược điểm và cũng

là trở ngại khá lớn khi phải cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam đó là vấn đề về chất lượng dịch vụ Hiện tại, Công ty rất chú trọng đến chất lượng về dịch vụ trong quá trình hoạt động và kinh doanh của Công

ty

Các năm gần đây Công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao để có thể tư vẫn miễn phí cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với các

thông số kỹ thuật sản xuất và có chất lượng cao

3 Phân tích lao động, tiền lương

Trang 17

Công ty với chức năng là kinh doanh thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu cho các Công ty sản xuất trong và ngoài nước, đòi hỏi Công ty phải có một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc

BANG 2.1: CO CẤU LAO ĐỘNG So sánh , Nam | Nam Chi tiéu lao dong Mức Tỷ lệ 2006 | 2007 tăng (%) Tổng số lao động 12 15 3 25 Tổng số lãnh đạo 2 2 0 0 Tổng số nhân viên 10 13 3 25 Trong đó: - Đại học, trên đại học 10 13 3 30 - Cao đẳng, trung cấp 1 1 0 0 - Lao động phổ thông 1 1 0 0 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Cơ cấu lao động phận theo hợp đồng năm 2007 - Số hợp đồng không xác định thời hạn: 05 người - Số hợp đồng có thời hạn: 10 người

Từ bảng trên thấy, số lượng lao động của Công ty năm 2007 đã gia tăng 3 người so với năm 2006 Đó là do trong năm 2008 Công ty đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài và mở rộng thêm các khách hàng mới

Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, trình độ đại học và trên đại học là 98% Tỷ lệ này phù hợp với yêu cầu và đặc trưng công việc và là điều kiện để Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Với lực lượng lao động còn rất trẻ, độ tuổi trung bình < 30 tuổi chiếm tỷ lệ 95% trong tổng số lao động, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc

> Tình hình sử dụng thời gian lao động:

Lao động trong Công ty làm việc theo giờ hành chính 8h/ngày Một tháng làm hai thứ 7, nghỉ hai thứ 7 và nghỉ Chủ nhật

- Sáng làm việc từ: 8h00 đến 12h00

Trang 18

- Chiéu lam viéc tir: 13h00 dén 17h00 - Lam ngoai gid tir: 17h00 dén 21h00

- Lam dém: sau 21h00 đến 6h sáng ngày hôm sau > Tuyển dụng và đào tạo lao động:

* Tuyển dụng cán bộ công nhân viên:

Tuyển dụng cán bộ công nhận viên căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, yêu cầu công việc, năng lực cán bộ, Giám đốc công ty, trưởng bộ phận xác định đối tượng và số lượng lao động cần tuyển dụng Đối tượng trúng tuyển có thời gian thử việc từ I tháng đến 2 tháng tuỳ vị trí công việc

Kết thúc quá trình thử việc các trưởng bộ phận đánh giá nhận xét, đề suất với Phòng tổ chức hành chính và Giám đốc công ty quyết định hình thức hợp đồng lao động tiếp theo hoặc chấm dứt hợp đồng

* Công tác đào tạo lao động:

Công ty xác định nhu cầu đào tạo lao động dựa vào các căn cứ: - Đối với cán bộ công nhân viên mới tuyển dụng

- Đánh giá trình độ năng lực hiện tại của cán bộ công nhân viên so với yêu cầu của công việc

- Định hướng phát triển công ty - Nguyện vọng phát triển của cá nhân

Đưa kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo với hình thức: - Tự đào tạo

- Gửi đi đào tạo

- Mời chuyên gia đào tạo tại công ty

Tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, từ đó làm căn cứ phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn

b.Tổng quỹ lương, phân phối tiền lương ở Công ty > Cong thức tính:

LQku = LQn, + LQcy + LQArg + LQss Trong d6: - LQ,4: Téng quy luong theo ké hoach

Trang 19

- >XQ„ạ: Quỹ lương theo cấp bậc công việc, hệ số phân phối thu

nhập

- >Q,v: Tổng phụ cấp chức vụ - >Q+¿: Tổng phụ cấp làm thêm giờ - >Q;s Tổng phụ cấp bổ sung Quỹ lương đóng bảo hiểm:

Qạy = Lạy * Hạy + 17% BHXH + 2% BHYT

Trong do: - L,,: Luong cơ bản - Hạz: Hệ số lương cơ bản Bảo hiểm phải đóng chiếm 23% tổng quỹ lương Trong đó: - Cán bộ tự đóng 6% (5% BHXH, 1% BHYT) - Công ty đóng 17% (15% BHXH, 2% BHYT) > Thời điểm và quỹ thưởng:

Thời điểm thưởng 30 tháng 4 | 2 tháng 9 | Têt Dương P Tet am m

Ky danh gia T1~T4 T5~T8 T9~T12 Ca nam Quỹ thưởng 1/3 tháng 1/3 tháng 1/3 tháng 1 tháng Nguồn: Phòng tổ chức hành chính * Quỹ thưởng có thể thay đổi tuỳ theo kết quả kinh doanh của Công ty trong kỳ * Lương tính toán là theo bậc hiện tại của từng nhân viên > Cách tính thưởng: Công thức tính thưởng: Số ngày làm việc thực tế Thưởng = Quỹ thưởng X Hệ số thưởng X

Trang 20

* Số ngày làm việc trong kỳ: là số ngày công ty hoạt động theo lịch làm việc năm

* Số ngày đi làm thực tế : là số ngày nhân viên đi làm Nghỉ phép theo kế hoạch được tính vào số ngày đi làm thực tế

> Phân phối tiên lương thu nhập hàng tháng:

- Lương cơ bản được dùng để đóng Bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên - Lương tháng:

L = Le * Hệ số LCV * Hệ số DC * Hệ số HTCV * Số NC Trong đó: + Hệ số lương CV: hệ số lương công việc

+ Hệ số ĐC: Hệ số điều chỉnh(tính theo hệ số lương cơ bản) + Hệ số HTCV: hệ số hoàn thành công việc

+ SốNC: số ngày công (Do trưởng phòng theo dõi, chấm công) 4 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

> Cong tac quản lý vật tư

Công ty là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuần do đó công tác quản lý vật tư hàng hoá chủ yếu xoay quanh hoạt động xuất tồn kho và bảo quản hàng tồn kho

Hoạt động quản lý được áp dụng đối với tất cả các loại vật tư, hàng hoá linh kiện thiết bị máy móc lưu tại kho của Công ty

> Quy định về thủ tục nhập và xuất vật tư, hàng hoá

- Tất cả vật tư, hàng hoá đều phải có chứng từ nhập, xuất hợp lệ

- Vật tư, hàng hoá nhập kho tính bằng đơn vị nào thì xuất kho phải tính bằng đơn vị đó

- Hoạt động xuất nhập phải được cập nhật đầy đủ vào các hồ sơ tài liệu > Công tác quản lý, bảo quản vật tư hàng hoá

- Mỗi loại vật tư, thiết bị, hàng hoá trong kho để ở một vị trí đều có dấu hiệu nhận biết rõ ràng

- Kho có dụng cụ, thiết bị và có quy định phòng chát chữa cháy, có đủ ảnh

sáng, không ẩm mốc, không dội

Trang 21

- Kho quy định không được để bất kỳ vật tư, hàng hoá lưu kho trực tiếp xuống đất Thủ kho có trách nhiệm phận loại, sắp xếp và bảo quản vật tư, hàng hoá thích hợp để tránh tình trạng làm suy giảm chất lượng trong quá trình lưu kho

5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 nam gan day Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 4.575.521.078|_ 13.326.009.740| 28.512.630.412 Tổng nợ phải trả 2.621.909.962|_ 8.824.555.858| 17.935.268.244 Doanh thu 12.305.226.826|_ 60.488.348.328| 126.967.929.088 Lợi nhuận trước thuê 83.338.694 184.261.196 660.548.008 Lợi nhuận sau thuê 23.334.834 51.593.135 184.953.442

Theo bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên thì doanh thu trong 3 năm đều có su thay đổi lớn theo đà năm sau cao hơn năm nhiều lần, năm 2007 tăng hơn so với năm

2006 gần 5 lần với số tiền là 48.183.121.502đ nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng hơn

2 lần với số tiền là 100.922.502đ Đến năm 2008 thì doanh thu cao hơn so với năm 2007 2 lần là 66.479.580.760 đồng thời lợi nhuận cũng tăng hơn so với năm 2007 là 3.6 lần với số tiền là 476.286.812 đ Tình hình xuất nhập khẩu trong 3 năm 2006 — 2008 (đơn vị VND)

Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 năm 2008

Trang 22

22

Trong cả 3 nam 2006, 2007, 2008 Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch

được giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khâu đạt mức 116.9% tương ứng đạt 7.598.064.955 VND, tăng 16.9% so với mức kế hoạch, tương ứng tăng 1.098.064.955 Năm 2007 cho thấy đã

công ty có cố gắng vươn ra thị trường thế giới đã có doanh thu về xuất khâu tuy

không cao điều đó cho thấy công ty sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai chứng minh là năm 2008 xuất khâu đã tăng lên rất nhiều lần so với năm 2007 cụ thé ting lên với số tiền là 9.102.505 76VNĐ, kim ngạch xuất nhập khâu năm 2007đạt 1 17% tương ứng đạt 39.829.846.360VNĐ cũng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 17% tương ứng tăng 5.829.846.360VNĐ, do vậy lợi nhuận cũng tăng tuy không tăng nhiều lần

so với doanh thu Đặc biệt là năm 2008, tong kim ngach xuat nhap khẩu đạt 128,5%

tương ứng đạt 89.937.391.700VNĐ tăng so với kế hoạch đặt ra 28,5% tương ứng tăng 19.937.391.700 VNĐ, tổng kim ngạch tăng do vậy lợi nhuận cũng tăng mạnh 358.5% so với năm 2007

Cũng qua những số liệu, có thể đễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa nhập khẩu

và xuất khâu Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, vượt trội so với xuất khẩu trong tương quan xuất nhập khâu của Công ty, chiếm 100%: 99%; 89.5% lần lượt các năm 2006, 2007, 2008 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Trong đó chủ yếu là kết quả của hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho thấy thế mạnh cũng như hoạt động chủ lực của Công ty Tuy xuất khâu có phần khiêm tốn hơn nhiều so với nhập khẩu, song kim ngạch xuất khâu đang tăng lên một cách mạnh mẽ, điều này khẳng

định phương hướng của Công ty trong tương lai là tăng cường hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực, mạnh mẽ hơn.Thẻ hiện sự phát triển ngoại giao với khách hàng nước ngoài

H.Những khó khăn của Công ty trong giai đoạn hiện nay 1, Khó khăn trong việc phát triển thị trường trong nước

Với chức năng nhập khẩu thiết bị, vật tư cho các doanh nghiệp sản xuất

phụ tùng ô tô xe máy trong nước, hoạt động của Công ty chủ yếu là nhập khâu uỷ

Trang 23

23

khách hàng của Công ty còn chưa phong phú, chưa hiệu quả Do vậy, việc nắm

bắt thông tin, tìm kiếm phát triển thị trường là một khâu quan trọng đảm bảo sự

phát triển của Công ty trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay Hiện nay Công ty còn chưa mạnh đạn phát triển thị trường, khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là khách đã có quan hệ làm ăn lâu dài, còn khách hàng mới hầu như rất ít do vậy việc tìm kiếm và phát triển, chăm sóc khách hàng mới đang là một lỗ hỗng lớn của công ty Đây là vấn đề đòi hỏi Công ty phải có giải pháp khắc phục ngay trong thời gian tới

2, Khó khăn trong việc tận dụng tối đa các nguồn lực Thứ nhất là quán lý nguồn nhân lực chưa hiệu quả

Công ty TNHH TM Tổng Hợp Nam Việt là một công ty chuyên nhập khâu

thiết bị,vật tư vẫn còn non trẻ Việc thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư vẫn còn nhiều điều mới mẻ đỗi với cán bộ của Công ty chủ yếu vừa mới tốt nghiệp ra trường chủ yếu là trường Đại học Ngoại Thương về việc năm bắt thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất hiệu quả nhưng về việc năm

bắt thông số kỹ thuật chuyên ngành máy móc, thiết bị vật tư còn nhiều hạn chế nên mắt rất nhiều thời gian tìm hiểu kỹ thuật Vấn đề đối với ban lãnh đạo Công ty phải có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ trên, đảm bảo phát huy tối đa nguồn

nhân lực của Công ty Nhân lực chính là thế mạnh của Công ty so với các công ty

khác kinh doanh trong ngành Tuy vậy việc quản lý phát huy tối đa nguồn nhân lực của công ty còn chưa tốt, chưa phát huy khả năng bán hàng của nhân viên Công ty

trình độ của nhân viên chỉ dừng lại ở việc nghiệp vụ xuất nhập khẩu dựa vào những đơn hàng sẵn có của khách hàng truyền thống.Cách tính doanh số hiện nay và sự thận trọng trong việc chọn lọc khả năng thanh toán của khách hàng mới Với

cách quản lý như vậy thì nhân viền sẽ không có gắng phát huy thêm các hợp đồng mới cho Công ty Vây Công ty cần phải đổi mới phương pháp quản lý trong tương lai gần

Thứ hai là việc sứ dụng nguồn vốn kinh doanh chưa toi wu

Trang 24

24

khẩu giá trị lớn mà khách hàng chưa thanh toán được nên phải đi vay ngắn hạn

của cá nhân dựa vào mối quan hệ thân thiết và vay vốn từ ngân hàng Mặt khác,

thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư thường rất dài nên mức lãi suất phải trả ngân hàng, chủ nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tông kinh phí kinh doanh Nếu nguồn vốn lưu động của công ty được bồ sung thì việc vay nợ ngân hàng, cán nhân sẽ giảm đi rất nhiều, điều này sẽ giảm chỉ phí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty Vì vậy Công ty cần phải kêu gọi đầu tư đề tăng nguồn vốn lưu động

3, Khó khăn từ chính sách, quy định của nhà nước

Hiện nay, chính sách quy định của nhà nước chưa thực sự thúc đây va tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển Các bộ ngành có liên quan chưa có sự thống nhất với nhau trong việc chỉ đạo quản lý hoạt động nhập khẩu của Cty

TNHH TM Tổng Nam Việt (NVC) Chính sách ngoại thương của nhà nước

hướng mạnh về xuất khẩu nên chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động nhập khâu,

việc thực hiện ưu đãi lãi suất, thuế nhập khẩu, các thủ tục hải quan đối với thiết bị

nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ còn gây khó khăn cho hoạt động của công ty

Hơn nữa, việc xin phép, làm thủ tục đánh giá kiểm duyệt phương án kinh doanh nhập khẩu đối với công ty còn chồng chéo, gây mất nhiều thời gian cấp phép nhập khâu máy móc thiết bị, vật tư Đôi khi làm mắt cơ hội kinh doanh của công ty đối với đối tác nước ngoài Bởi vì thiết bị toàn bộ là một mặt hàng nhạy cảm, nhanh chóng lỗi thời, giá trị của hợp đồng lớn với mức giá biến động cao

Nếu không tận dụng được thời cơ nhập khẩu sẽ làm giảm tính hiệu quả của thiết

bị nhập về, điều này đòi hỏi dự án nhập khẩu của Công ty phải được nhanh chóng cấp phép

Tóm lại, còn rất nhiều hạn chế và khó khăn đối với công ty trong thời điểm hiện nay Việc phát triển Công ty phải dưa trên việc khắc phục những hạn chế, giải quyết những mặt yếu kém tồn đọng Có như vậy NVC mới thực sự là nơi đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong công cuộc hiện

Trang 25

25

Phan III Phương hướng và giải pháp phát triển công ty

I Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới

Mục tiêu của công ty là cần giải quyết hai vấn đề cơ bản con người và công nghệ Phát huy truyền thống đoàn kết, đào tạo đội ngũ cán bộ có phâm chất tốt, chuyên môn nghiệp vụ cao kết hợp với việc nghiên cứu thị trường đáp ứng

nhu cầu của các bạn hàng là cơ sở phát triển thị trường vủa công ty, thông qua đó

tự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường liên doanh liên kết với

các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để thương mại luôn là cầu nối

giữa sản xuất và tiêu dùng

NVC đặc biệt chú trọng việc tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế thị trường định hướng của nhà nước Cụ thể Công ty sẽ tiến hành hoạt động theo

các mặt sau :

-_ Nhập khẩu tự đoanh và nhập khâu uỷ thác các cơng trình thiết bị tồn bộ, các dây truyền công nghệ, máy móc, thiết bị lẻ, nguyên nhiên liệu phục vụ sản

xuất, xây dựng, đầu tư chiều sâu, mở rộng và hiện đại hoá các cơng trình kinh tế

văn hố, giáo dục, an ninh quốc phòng và các loại hàng hoá khác phục vụ tiêu dùng

- Xuất khẩu trực tiếp các hàng hố do cơng ty liên doanh liên kết với các

tổ chức kinh tế khác tạo ra Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư ,

thiết bị lẻ và các hàng hoá khác theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

- Thực hiện các hoạt động tư vấn thương mại bao gồm: Việc tìm kiếm các đối tác đầu tư, cung cấp thơng tin, tính tốn hiệu quả kinh tế của các công trình và

các luận chứng kinh tế, xác định nguồn vốn đầu tư và giá cả thiết bị nguyên vật lệu, soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu và đầu tư

Trang 26

26

II Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 1, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Đối với NVC công việc trọng điểm là nghiên cứu thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài Việc nghiên cứu thị trường nước ngồi đơi khi cịn quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trình

độ khoa học công nghệ, giá cả lắp đặt, vận hành và bảo hành Hơn nữa việc tìm

hiểu thu thập thông tin thường rất khó khăn Do vậy Công ty cần đầu tư đổi mới công tác nghiên cứu thị trường, cách thức nghiên cứu thị trường, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có trình độ, kiến thức và phương pháp tư duy tốt để phân tích đánh giá, tổng hợp và đưa ra dự báo về thị trường một cách chính xác

Về công tác nghiên cứu thị trường quốc tế:

- Nắm vững pháp luật, tập quán thương mại quốc tế cũng như tình hình

kinh tế chính trị của nước đó, tìm ra ưu điểm của các mặt hàng cần nhập khẩu được sản xuất tại đây

-_ Nghiên cứu mặt hàng có thể nhập khẩu về mặt giá cả, mẫu mã, chất lượng , chính sách xuất nhập khẩu về mặt hàng đó, các lệnh phong toả, trợ giá của

chính phủ đối với mặt hàng này

-_ Hình thành mạng lưới kinh doanh, văn phòng đại diện , thông tin liên lạc của công ty ở các thị trường nhập khâu trọng điểm

-_ Nghiên cứu cước phí vận tải, bảo hiểm sao cho lựa chọn được điều kiện có lợi nhất

Về công tác nghiên cứu thị trường trong nước

-_ Nghiên cứu nhu cầu nhập khẩu mặt hàng của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng của việc nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư đối với nền kinh tế

-_ Nghiên cứu chính sách trợ giúp nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thủ tục giám định, kiểm định của các cơ quan chức năng có liên quan

- San pham dau ra cla may moc,thiét bi, vật tư, phản ứng của thị trường

trước sản phẩm này

-_ Nghiên cứu tình hình giá cả, quy luật cung cầu, chính sách của nhà nước

Trang 27

27

- Tinh hinh chỉ phí kinh doanh đề xây dựng cho mình phương thức và mặt

hàng nhập khẩu tối ưu

Từ việc xác định thị trường và nhu cầu thị trường, công ty phải xác định mặt hàng cần nhập, số lượng, chất lượng và thị trường nhập khẩu Đề lựa chon

một cách tối ưu ta phải chú ý tới chính sách Marketing, chính sách giá cả, sản

phẩm Đối với mặt hàng máy móc thiết bị vật tư cần xác định chắc chắn thị

trường tiêu thụ và thường chỉ nhập theo đơn đặt hàng vì chúng là những hàng hoá có giá trị lớn

2, Đối mới hình thức kinh doanh

Để có thể tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay, NVC cần phải đôi

mới hình thức kinh doanh Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chủ yêú của công ty cũng là thế mạnh và nhiệm vụ của công ty là nhập khâu máy móc thiết bị vật tư,

trong khi đó xuất khâu lại rất nhỏ bé Công ty cần chú trọng hơn đến hoạt động xuất khẩu đề tăng ngoại tệ xuất khẩu và mở rộng quan hệ với các thị trường khác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khâu

Mặt khác, hoạt động nhập khẩu chủ yếu của NVC là nhập khâu uý thác, hình thức nhập khâu này còn rất nhiều hạn chế, vì vậy công ty cần chú trọng tới

hoạt động nhập khẩu tự doanh Đây là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao giúp công ty chủ động trong kinh doanh „nhưng nó cũng khá mạo hiểm Dé

phát triển được loại hình kinh doanh này, công ty cần tiến hành nghiên cứu kỹ

nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước

Đổi mới hình thức kinh doanh còn có nghĩa là NVC phải năng động tìm

kiếm thị trường và bạn hàng, tăng cường các hoạt động tiếp thị nhằm nâng cao uy

tín của công ty Công ty cũng nên có chính sách tăng lương và thưởng một cách thoả đáng để khuyến khích cán bộ của mình tự tìm kiếm khách hàng cho công ty Công ty cần tăng cường quan hệ với thật nhiều khách hàng trong việc nhập khâu

máy móc , thiết bị, vật tư để mở rộng hoạt động kinh đoanh cho mình

Một hướng đi mới khác đối với công ty là tiễn hành liên doanh, liên kết

với các đối tác nước ngoài trực tiếp tham gia đấu thầu cung cấp máy móc thiết bị,

Trang 28

28

bán, đứng ra cung cấp máy móc thiết bị, vật tu theo yêu cầu của chủ đầu tư mà không phải bỏ nhiều vốn để thực hiện nhập khẩu các loại máy móc đó Khi đó, liên doanh sẽ vừa đóng vai trò là người sản xuất vừa có chức năng một công ty thương mại Khi phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, công ty sẽ tham gia đấu thầu Với uy tín và lợi thế kinh doanh của mình, công ty đễ đàng được bạn hàng lựa chọn Sau đó công ty sẽ thông báo nhu cầu này tới các đối tác liên doanh của

mình để họ tiến hành sản xuất, cải tiến cho phù hợp yêu cầu của khách hàng

Công ty sẽ tiến hành thủ tục nhập khâu,cung cấp cho chủ đầu tư và đón vai trò là người kiểm tra bảo hành, hướng dẫn kỹ thuật, vận hành máy móc

3, Tạo nguồn vốn và quán lý nguồn vốn

Thứ nhất: Tìm mọi biện pháp tạo nguồn vốn như: thu hút nguồn vốn đầu tư

nước ngoài, từ các hoạt động kinh doanh, vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh

tế khác

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý một cách hợp lý

Thứ ba: Thường xuyên đánh giá hiệu quả một cách hợp lý và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

Thứ tư: Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn lưu động bằng cách: tăng tốc độ lưu chuyên hàng hoá, lựa chọn mặt hàng và phương thức thanh toán phù

hợp

Thứ năm: Thiết lập mạng lưới bán hàng trong nước một cách hiệu quả

Cuối cùng: Chú ý tới việc giám định, kiểm tra chất lượng, các thông số kỹ

thuật và nhiều thông tin khác về mặt hàng nhập khẩu Giảm tối đa chi phi khong

cần thiết để tiết kiệm vốn

4, Hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ nhập khấu

Ngay từ khi lựa chọn đối tác kinh doanh, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ đối tác về lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín cũng như điểm mạnh, điểm

yếu của họ Đây là một khâu rất quan trọng, hạn chế các rủi ro trong kinh đoanh

Trang 29

29

Khi tiến hành đàm phán, Cán bộ công ty phải nắm vững nghệ thuật đàm phán, vận dụng một cách linh hoạt ba yếu tố của đàm phán là bối cảnh, thời gian và quyền lực của đàm phán sao cho có lợi nhất

Khi tiến hành làm thủ tục Hải quan để tiếp nhận hàng hố, Cơng ty cần chú ý tới điểm sau đây:Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách thủ

tục Hải quan nhưng thực tế cách thức làm việc của các cán bộ Hải quan còn nhiều

bat cập Vì thé dé tránh phiền hà rắc rối, Công ty cần chuẩn bị kỹ lưỡng các loại chứng từ, giấy tờ cần thiết để xuất trình với Hải quan như: hợp đồng ngoại, hợp đồng uỷ thác, InVoice, Packing List, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng, Khi kê khai hàng hoá phải áp mã số thuế của hàng hoá nhập khâu một cách chính xác điều này đỏi hỏi phải có sự tìm hiểu kỹ sản phẩm cần nhập tránh tình trạng hàng hoá bị thông quan chậm phải mắt nhiều chi phí lưu kho, bến bãi và ảnh hướng đến việc cung cấp hàng cho khách hàng .Cần tăng

cường quan hệ đối với cán bộ Hải quan

5, Tăng cường công tác đào tạo cán bộ

Do đặc trưng nghiệp vụ nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của công ty phải có kiến thức sâu rộng trong mọi lĩnh vực Nhưng trên thực tế hầu hết cán bộ trong công ty

chỉ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ ngoại thương Công ty cần có kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng thêm cho nhân viên của công ty Trang bị thêm các kiến thức về marrketing, phố biến các kiến thức liên quan đến pháp luật, tập quán thương mại

Trang 30

30

Kết luận

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về máy

móc thiết bị, vật tư và kỹ thuật là rất lớn Tuy nhiên sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên giải pháp nhập khâu là tất yêu khách quan Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thì yêu cầu đặt ra là không được nhập khẩu một cách

tràn lan, bừa bãi mà phải nhập khâu một cách trọn lọc và hiệu quả Trên thực tế,

để nhập khâu máy móc thiết bị, vật tư và kỹ thuật là điều không hề đơn giản, đòi hỏi sự có gắng của Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia nhập khâu

NVC là một trong những công ty còn non trẻ về nhập khẩu máy móc thiết

bị, vật tư hoạt động một cách hiệu quả.Khi thâm nhật thị trường, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng với ý chí kiên cường vượt khó chịu khó tìm

Trang 31

31

MUC LUC

Lời mở đầu c- c2 2200221121112 1103111 11101 1112111211 11k ch ch ch 1

Phần I: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp - - « ‹ - « ‹ «<< 2 I Qué trình hình thành và phát triển của Công ty . - 2

1 Giới thiệu chung về Công ty - - + - c2 22 212202212113 1131 211511 11511 xx2 2 2.Quá trình hình thành và phát triển . -c<c<22<2 22s + 2 II Chức năng và nhiệm vụ . - << << << << << s*+ssesseeeeeeserse 4 1 Các lĩnh vực kinh doanh 2 Các loại sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Công ty

IH Loại hình dịch vụ chủ yếu của công ty -

1 Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình dịch vụ .-. - a Dịch vụ chính . -c SH SH SE HH TH nh ket 6 b Quy trình dịch vụ . - c2 SH SH nh he 6 2 Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình dịch vụ 7 3 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hố của Cơng ty - -Ư

4 Tổ chức bộ máy của Công ty . - 22-11222121 1112211135112 sey 12

a Chức năng nhiệm vụ cơ bản bộ máy nhân viên của Công ty -.- 12

b Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty -‹ . . . . L3

Phần II: Thực trạng kinh doanh của công Éy - + 5s s++s++c+zszzesezxes 14 1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing 14

1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty .- - 14

Trang 32

32

4.Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định - - -‹ ‹-« 21

5 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây -. - 21

HI.Những khó khăn của Công ty trong giai đoạn hiện nay 23

1, Khó khăn trong việc phát triển thị trường trong nước ‹‹ «+: 23

2, Khó khăn trong việc tận dụng tối đa các nguôn lực - 23

3, Khó khăn từ chính sách, quy định của nhà nước -.-. 24

Phần II Phương hướng và giải pháp phát triển công ty - - 25

I Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới 25

IH Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động - - - - - - - - -‹ - 26

Ngày đăng: 04/10/2014, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w