MỤC LỤCiDANH SÁCH CÁC BẢNGiiDANH SÁCH CÁC HÌNHiiiChương 1: MỞ ĐẦU11.1.Đặt vấn đề:11.2.Mục tiêu của đề tài:21.3.Phương pháp thực hiện:3Chương 2: TỔNG QUAN TÀI TIỆU42.1.Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu:42.1.1.Định nghĩa nước thải42.1.2.Phân loại42.1.2.1.Nước thải sinh hoạt42.1.2.2.Nước thải công nghiệp62.1.2.3.Nước thải là nước mưa72.1.3.Tính chất của nước thải82.1.3.1.Tính chất vật lí của nước thải82.1.3.2.Tính chất hóa học142.1.4.Tác động của nước thải chưa qua xử lí152.2.Các nguyên tắc xử lý nước thải theo cơ học, hóa lý, sinh học:172.2.1.Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp cơ học:182.2.1.1.Thiết bị chắn rác:182.2.1.2.Bể điều hòa:202.2.1.3.Bể lắng cát:212.2.1.4.Bể lắng:212.2.1.5.Lọc:222.2.1.6.Tuyển nổi:222.2.2.Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp hóa lý:232.2.2.1.Trung hòa232.2.2.2.Quá trình trao đổi252.2.2.3.Oxy hóa khử252.2.2.4.Keo tụ – tạo bông282.2.2.5.Kết tủa312.2.3.Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp sinh học:312.2.3.1.Phương pháp sinh học kỵ khí:332.2.3.2.Phương pháp sinh học hiếu khí:36Chương 3: CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG413.1.Nghiên cứu và triển khai công nghệ xử lý nước thải chế biến tiêu sọ:413.1.1.Tổng quan đề tài:413.1.2.Kết quả thí nghiệm.433.1.3.Triển khai công nghệ xử lý nước thải chế biến tiêu sọ.463.2.Nghiên cứu và ứng dụng xử lý bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt trong việc xử lý nước thải bệnh viện.473.2.1.Nghiên cứu473.2.2.Ứng dụng của phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt.483.3.Nghiên cứu và ứng dụng xử lí nước thải sinh hoạt theo phương pháp sinh học hiếu khí.493.3.1.Nghiên cứu493.3.2.Ứng dụng51Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ554.1.Kết luận:554.2.Đề nghị:55TÀI LIỆU THAM KHẢO56
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ****************** TIỂU LUẬN: CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC, HÓA LÝ VÀ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10/2012 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG Bảng 2.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người TRANG 4 Bảng 2.2. Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp Bảng 2.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường Bảng 3.1. Thành phần và tính chất nước thải tiêu sọ Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh (COD = 3000mg/l và xơ dừa là 25g/l) Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tĩnh (COD sau lọc kỵ khí là 400mg/l) Bảng 3.4. Chất lượng nước thải sau xử lý Bảng 3.4. Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của HTXLNT tại Công ty TNHH Furukawa 5 15 40 44 44 45 51 DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1. Song chắn rác thô Hình 2.2. Song chắn rác tinh 19 19 Hình 2.3. Bể điều hòa lưu lượng 19 Hình 2.4. Bình lọc áp lực 21 Hình 2.5. Lọc chân không 21 Hình 2.6. Na 2 CO 3 23 Hình 2.7. Keo tụ - tạo bông 27 Hình 2.8. FeCl 3 28 Hình 2.9. Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O 28 Hình 2.10. Al 2 (SO 4 ) 3 28 Hình 2.11. Quá trình keo tụ - tạo bông của Nhôm 29 2 Hình 2.12. PAM Hình 2.13. Tinh bột sắn Hình 2.14. PAC Hình 2.15. Hệ thống phân hủy yếm khí ngược dòng (UASB) 30 30 30 35 Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ 41 Hình 3.2. Mô hình sân phơi cát 41 Hình 3.3. Mô hình liên tục 42 Hình 3.4. Sơ đồ qui trình công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ 45 Hình 3.5. Hệ thống xử lí nước thải 45 Hình 3.6. Thiết bị lọc sinh học nhỏ giọt quay 47 Hình 3.7. Sơ đồ xử lí nước thải sinh hoạt. 50 Hình 3.8. Hiệu quả xử lý COD của HTXLNT sinh hoạt 51 Hình 3.9. Hiệu quả xử lý BOD của HTXLNT sinh hoạt 52 Hình 3.10. Hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng của HTXLNT sinh hoạt 52 Hình 3.11. Hiệu quả xử lý N-NH 3 của HTXLNT sinh hoạt 53 Hình 3.12. Hiệu quả xử lý P của HTXLNT sinh hoạt 53 3 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Xử lý nước thải là nhu cầu bức thiết ở nước ta. Theo một vài thống kê thì hiện nay trên cả nước thì hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy đều có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT). Vấn đề mấu chốt ở đây là đa số các HTXLNT của các nhà máy đều không xử lý đạt. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này ở nhiều khía cạnh. Chất lượng nước thải sau xử lý không đạt do chủ đầu tư cố tình gây nên!!! Chi phí xử lý nước thải 1 m 3 có giá thành dao động từ 4.000 đồng - 15.000 đồng, nếu một nhà máy lớn như Vedan, khu công nghiệp Sonadezi Long Thành… thải ra mỗi ngày trên 5000m 3 thì chi phí vận hành sẽ số tiền bỏ ra hàng tháng cả mấy tỷ đồng. Các nhà máy có lưu lượng nước thải lớn như Vedan rất nhiều. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lương tâm thì không sao, nếu họ vì lợi nhuận, sợ tốn kém do đầu tư HTXLNT, vận hành hệ thống, mà lén lút xả trộm hậu quả môi trường sống chúng ta lãnh đủ, hậu quả ô nhiễm dài lâu không thể bù đắp nổi. Nhưng có rất nhiều chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng, họ không tiếc tiền để đầu tư hệ thống xử lý nước thải bài bản, nhưng HTXLNT của họ vẫn không đạt. Nguyên nhân đến các yếu tố quan trọng sau: - Đến từ các công ty xây dựng hệ thống: hệ thống xử lý nước thải được tư vấn, thiết kế, lắp đặt không sát thực tế, dẫn đến khi vận hành gặp vô vàn khó khăn, èo uột sửa tới sửa lui mãi. Chúng tôi chỉ đơn cử hai hệ thống xử lý nước thải sau: Công ty dệt nhuộm Phong Phú với HTXLNT công suất 4800 m 3 /ngày, xây dựng xong không nghiệm thu được do độ màu không xử lý được. Mất 3 năm, Phó Tổng giám đốc công ty Trần Ngọc Nga cùng nhân viên lặn lội mưa nắng nghiên cứu mới tạm khắc phục được. Hay như công ty Rostaing, một nhà đầu tư từ Pháp, là công ty hàng đầu về thuộc da trên thế giới, đã bỏ ra rất nhiều tiền cho một công ty môi trường nổi tiếng (ở đây chúng tôi chỉ xin đơn cử chứ không hề có ý định triệt hạ uy 4 tín của ai, nên xin dấu tên các công ty môi trường đó) xây dựng hệ thống xử lý mà không đạt, mất tiền sửa đi, sửa lại mãi mà nước thải vẫn không đủ tiêu chuẩn xả thải, buộc công ty của Pháp phải kiện ra tòa. Ông JACQUES ROSTAING tổng giám đốc công ty Rostaing chia sẽ: "tôi buộc phải suy nghĩ về cách làm ăn của người Việt Nam!” - Đến từ người vận hành hệ thống: Việc xem nhẹ công tác vận hành hệ thống khiến chủ đầu tư mất nhiều tiền bạc và thời gian hơn cả xây mới hệ thống. Cân đo đong đếm mức lương một lao động phổ thông với một kỹ sư khiến chủ đầu tư thiệt hại rất nhiều. Công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải rất phức tạp, nên cần có kỹ sư chuyên ngành môi trường đảm trách. Người vận hành hệ thống xử lý nước thải là người có tiếng nói quyết định chất lượng nước thải, giá cả vận hành sau cùng. Theo dõi bông bùn vi sinh phát triển thế nào, màu bông bùn nói lên vi sinh khỏe hay yếu, hóa chất phèn sắt, phèn nhôm, acid, xút, polime châm dư hay thiếu, kỹ năng xử lý sự cố….quyết định tuổi thọ hệ thống, quyết định mức giá thành vận hành hệ thống. Dưới đây xin giới thiệu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải đang sử dụng tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại cũng như tính chất của các loại nước thải, từ đó đề ra các nguyên tắc xử lý nước thải theo các phương pháp như cơ học, hóa lý và sinh học; đồng thời, tìm đến các nghiên cứu và các ứng dụng thực tế trong lĩnh vực xử lý nước thải. 1.3. Phương pháp thực hiện: Để thực hiện được các mục tiêu trên, nhóm đã tham khảo các tài liệu, các giáo trình , các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề xử lý, các phương pháp xử lý và các quy trình công nghệ xử lý nước thải trên các trang mạng đáng tin cậy. 5 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI TIỆU 2.1. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu: Xử lý nước thải ở Việt Nam là một vấn đề thời sự mà ta đang phải đối mặt. Đa số nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, tác động xấu đế điều kiện vệ sinh và ảnh hưởngđến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình để bảo đảm độ an toàn và tiết kiệm tối đa chi phí và hiệu quả là một diều rất khó đối với doanh nghiệp. 2.1.1. Định nghĩa nước thải Theo tiêu chuẩn số 5980-1995 và ISO 6107/1-1980 .Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã qua sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. 2.1.2. Phân loại Để hiểu và lựa chọn công nghệ xừ lý nước thải cần phải phân biệt các loại nước thải khác nhau. Có nhiều cách hiểu về các loại nước thải, nhưng trong đề tài này nhóm đưa ra 3 loại nước thải dựa trên mục đích sử dụng và cách xả thải như sau: 2.1.2.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước. 6 Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải đen và nước thải xám. Nước thải từ toilet được gọi là nước thải đen. Nước thải đen chứa hàm lượng cao chất rắn và một lượng đáng kể thức ăn cho vi khuẩn (nitơ và phốt pho). Nước thải đen có thể được tách thành hai phần: phân và nước tiểu. Mỗi một người, hàng năm có thể thải ra trung bình 4 kg N và 0,4 kg P trong nước tiểu và 0,55 kg N và 0,18 kg P trong phân. Nước thải xám bao gồm nước giặt quần áo, tắm rửa và nước sử dụng trong nhà bếp. Nước từ trong nhà bếp có thể chứa lượng lớn chất rắn và dầu mỡ . Cả hai loại nước thải đen và thải xám có thể chứa mầm bệnh của người đặc biệt là nước thải đen.Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày trong bảng 1.1 Bảng 2.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người Các chất Tổng chất thải (g/ người.ngày) Chất thải hữu cơ (g/ người.ngày) Chất thải vô cơ (g/ người.ngày) 1. Tồng các chất thải 190 110 80 2. Các chất tan 100 50 50 3.Các chất không tan 90 60 30 4. Chất lắng 60 40 20 5. Chất lơ lửng 30 20 10 7 2.1.2.2. Nước thải công nghiệp Là lọai nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Rất khó phân loại nước thải từ tất cả các ngành công nghiệp. Mỗi một ngành công nghiệp có nước thải đặc trưng của ngành đó. Ví dụ, nước thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ mang màu và một số hóa chất độc hại khó phân hủy. Nước thải của các cơ sở xi mạ chứa hàm lượng kim loại nặng cao và có pH thấp. Nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu là chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bằng vi sinh. Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xửlý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất. Bảng 2.2. Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp Ngành công nghiệp Sản phẩm Lưu lượng nước thải 1. Sản xuất bia 1 lít bia 5.65 (l) 2. Tinh chế đường 1 tấn đường 10 – 20 (m 3 ) 3. Sản xuất bơ sữa 1 tấn sữa 5 – 6 (l) 4. Sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa - 5. Sản xuất nước khoáng và nước chanh - 6. Sản xuất đồ hộp, rau quả 1 tấn 4.5 – 5.5 (l) 7. Giấy - 8. Giấy trắng 1 tấn 9. Giấy không tẩy trắng 1 tấn 100 (m 3 ) 10. Dệt sợi nhân tạo 1 tấn sợi 1000 – 4000 (m 3 ) 8 Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau. Lưu lượng nước thải sản xuất lại dao động rất lớn. Bởi vậy số liệu trên thường không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất. Có hai loại nước thải công nghiệp: + Nước thải công nghiệp qui ước sạch : là lọai nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. + Lọai nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộtrước khi xả vào mạng lưới thóat nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý. 2.1.2.3. Nước thải là nước mưa Đây là lọai nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệthống thóat nước. Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi vềnhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thểtràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thểlên tới 470m3/ha.ngày. Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa. Lưu ý: Trong đô thị: Nước thải sinh hoạt thường trộn chung với nước thải sản xuất và gọi chung là nước thải đô thị. 9 Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm, 36% là nước thải sản xuất. Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho 1 nguồn trở thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị thường dao động trong phạm vi rất lớn. Lưu lượng nước thải của các thành phốnhỏbiến động từ20% QTB- 250%QTB Lưu lượng nước thải của các thành phốlớn biến động từ50% QTB- 200%QTB Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10-12h trưa và thấp nhất vào lúc khoảng 5h sáng. Lưu lượng và tính chất nước thải đô thịcòn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần cũng cần được tính đến khi đánh giá sự biến động lưu lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm. 2.1.3. Tính chất của nước thải 2.1.3.1. Tính chất vật lí của nước thải Tính chất vật lý của nước thải bao gồm nhiệt độ, màu sắc, mùi, vị, chất rắn, độ đục, nhiệt độ, độ dẫn điện, DO (lượng oxy hoà tan) và chỉ tiêu vi sinh vật Nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào mùa trong năm. Sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ lắng, mức độ oxy hòa tan và hoạt động của vi sinh vật. Nhiệt độ của nước thải là một yếu tố hết sức quan trọng đối với một số bộ phận của nhà máy xử lý nước thải như bể lắng và bể lọc. Màu sắc 10 [...]... văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng Điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông,…) Điều kiện vận hành và quản lý hệ thông xử lý nước thải Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau: • • • 2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học Phương pháp xử lý hóa lý Phương pháp xử lý sinh học Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp cơ học: Trong nước thải thường chứa các chất không... hữu cơ trong phần chất rắn của nước thải Kết quả xác định chất rắn bay hơi và chất rắn cố định không phân biệt độ chính xác giữa chất hữu cơ và vô cơ, bởi vì lượng mất khi nung không xác nhận chỉ có hợp chất hữu cơ mà còn một số hợp chất muối vô cơ cũng bị phân hủy Xác định các chất hữu cơ có thể được tiến hành bằng kiểm tra nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) và tổng cacbon hữu cơ. .. các chất hữu cơ và oxy hóa các chất hữu cơ Phương pháp sinh học kỵ khí: 2.2.3.1 Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian, đây là quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kỵ khí Tuy nhiên phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau: Vi sinh vật Chất hữu cơ ——————>... Ca2+ + 2H2O → CaSO4.2H2O ↓ + 2F- + 2Ca2+ → CaF2↓ 2.2.3 Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp sinh học: Phương pháp dựa trên cơ sở : hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ hòa tan cũng như một số chất vô cơ như H 2S, sunfit, amoni,… gây nhiễm bẩn trong nước thải Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng Chúng nhận các chất dinh... hypocloric acid được tạo thành theo phương trình phản ứng sau: Cl2 + H2O → HOCl + HCl Hypocloric acid phản ứng với ion CN- theo phương trình phản ứng sau: CN- + HOCl → CNCl + OH- (1) CNCl + OH- → Cl- + HOCN (2) Phản ứng 1 xảy ra không phụ thuộc vào pH, trong khi đó phản ứng 2 phải được thực hiện ở pH lớn hơn 10 Acid cyanic tạo thành bị phân hủy thành CO2 và N2 theo phương trình phản ứng sau: 28 2CNO-... (băng hà) 2.1.3.2 Tính chất hóa học Chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan trong nước thải chứa các chất hữu cơ và vô cơ Chất hữu cơ có thể là hydrat cacbon, mỡ, dầu, chất béo, chất hoạt động bề mặt, protein, thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ bay hơi, các chất hóa học độc hại, v.v Các chất vô cơ bao gồm kim loại nặng, chất dinh dưỡng (N, P), pH, độ kiềm, clo, sulfua Các chất khí như CO2, N2, O2, H2S... tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại: − Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy − Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan,... với tổng nitơ (bao gồm N-nitrat, N-amoni, N-nitrit và N- hữu cơ) ; 12 – 50 mg/l là N – NH4+; 8 – 35 mg/l là N – hữu cơ Nồng độ nitơ hữu cơ được xác định bằng tổng nitơ kieldahl (TKN) 16 Tổng nồng độ phốt pho trong nước thải thô nằm trong khoảng từ 2 – 20 mg/l, trong đó bao gồm từ 1 – 5 mg/l là phốt pho hữu cơ và từ 1 -15 mg/l là phốt pho vô cơ Phốt pho và nitơ trong nước thải là những chất dinh dưỡng... không những cho phép trung hòa nước thải mà đồng thời tăng hiệu suất làm sạch chính khí thải khỏi các cấu tử độc hại 2.2.2.2 Quá trình trao đổi Cơ sở là phản ứng trao đổi: AB + CD → AD + CB Ứng dụng: Quá trình làm mềm nước bằng phương pháp hóa học Cơ sở của phương pháp hóa học làm mềm nước là đưa các hóa chất có khả năng kết hợp với các ion Ca2+, Mg2+ có trong nước tạo thành các kết tủa CaCO3, MgCO3,... bệnh bại liệt (poliomyeitis) và bệnh viêm gan siêu vi (infectioushepatitis) Quá trình khử trùng hầu hết được thực hiện bằng cách sử dụng: (1) hóa chất, (2) tác nhân vật lý, (3) phương pháp cơ học và (4) phương pháp bức xạ Đối với phương pháp hóa học, các tác nhân hóa học dùng làm chất khử trùng bao gồm: (1) Clo và các hợp chất của clo, (2) Brom, (3) iot, (4) Ozone, (5) phenol và các hợp chất của phenol, . nước thải chứa các chất hữu cơ và vô cơ. Chất hữu cơ có thể là hydrat cacbon, mỡ, dầu, chất béo, chất hoạt động bề mặt, protein, thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ bay hơi, các chất hóa học. kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông,…) − Điều kiện vận hành và quản lý hệ thông xử lý nước thải Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau: • Phương pháp xử lý cơ. các loại sau: • Phương pháp xử lý cơ học • Phương pháp xử lý hóa lý • Phương pháp xử lý sinh học 2.2.1. Nguyên tắc xử lý nước thải theo phương pháp cơ học: Trong nước thải thường chứa các chất